Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
31/12/2023
Thien Chi

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2023

TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN"

TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN"
 
Về từ ngữ “ Chơn Thần”
_ Định nghĩa :
_ Chơn thần theo thánh giáo trong TNHT q1: 3 Janvier 1926
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương

 
Thủ cơ - Chấp bút
Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho thần, tâm, tịnh mới xuất Chơn-Thần ra khỏi phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy:
Khi chấp thủ thì tay tuân theo Chơn-Thần nói lại mà viết ra, mường- tượng như con đặt để, con hiểu đặng vậy.
CHƠN-THẦN là gì?
Là nhị xác thân (périspit) là xác thân thiêng-liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu.
Cái Chơn-Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu, bất diệt. Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, như đắc đạo, có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du thiên ngoại. cái Chơn-Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt thầy.
Như chấp cơ mà mê, thì Chơn-Thần ra trọn vẹn khỏi xác. Thầy mới dạy nó viết chữ chi đó, nó đồ theo; Thầy nói tên chữ, xác nó cầm cơ viết ra ngoài, nói tên chữ trật, nó nghe đặng không chịu: Thầy buộc viết lại và rầy kẻ đọc trật ấy.
Còn chấp bút, khi Thầy đến thì làm cho Thần con bất định một lát, cho Thần xuất ra nghe Thầy dạy, còn tay con tuân theo mà viết, ấy là một phần của con, một phần của Thầy hiệp nhứt, mới thấu đáo Càn-Khôn, tinh thông vạn vật đặng.
@@@
 
 
25 Fevrier 1926
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương

…………………………….
Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng quang Chủ Tể.
Quang thị Thần,
Thần thị Thiên,
Thiên giả, Ngã giả.
Thần là khiếm khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Ðạo bị bế. Lập "Tam-kỳ Phổ-độ" nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh-khí đặng đủ "Tam Bửu" là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh.
Các con nhớ nói vì cớ nào thờ con mắt THẦY cho chư Ðạo Hữu nghe.
Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên Phật từ ngày bị bế Ðạo, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-Ðình mỗi phen đánh tảng "Thần" không cho hiệp cùng "Tinh-khí".
Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn-Thần cho các con đặng đắc Ðạo. Các con hiểu "Thần cư tại Nhãn";.Bố trí cho chư Ðạo-Hữu con hiểu rõ. Nguồn-cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo hằng nhớ đến danh Thầy.
3 Janvier 1926
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương

 
Thủ cơ - Chấp bút
Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho thần, tâm, tịnh mới xuất Chơn-Thần ra khỏi phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy:
Khi chấp thủ thì tay tuân theo Chơn-Thần nói lại mà viết ra, mường- tượng như con đặt để, con hiểu đặng vậy.
@@@
 
 
25 Fevrier 1926
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương

…………………………….
Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng quang Chủ Tể.
Quang thị Thần,
Thần thị Thiên,
Thiên giả, Ngã giả.
Thần là khiếm khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Ðạo bị bế. Lập "Tam-kỳ Phổ-độ" nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh-khí đặng đủ "Tam Bửu" là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh.
Các con nhớ nói vì cớ nào thờ con mắt THẦY cho chư Ðạo Hữu nghe.
Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên Phật từ ngày bị bế Ðạo, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-Ðình mỗi phen đánh tảng "Thần" không cho hiệp cùng "Tinh-khí".
Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn-Thần cho các con đặng đắc Ðạo. Các con hiểu "Thần cư tại Nhãn";.Bố trí cho chư Ðạo-Hữu con hiểu rõ. Nguồn-cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo hằng nhớ đến danh Thầy.
@ @ @
 
Đức Ngọc Hoàng Thƣợng Đế, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1, đàn
ngày 13-6 Bính Dần (22 Juillet 1926): “…một chơn thần Thầy mà sanh
hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại
trong càn khôn thế giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.” { TNHT q1.13-6-BD}
@@@
 
 
 
LUẬT TAM THỂ
 
 
Đêm 7 tháng 8 Canh-Dần. (DL 18/9/1950).
Phò-Loan: Luật-sự: Nhung, Khen.
Hầu-Đàn: Thừa-Sử: Hải; Truyền-Trạng: Phước,
Luật-sự: Khỏe, Ảnh, Hưỡng; Khoe.
Cô Thư-Ký: Ngôn.
 
CAO THƯỢNG-PHẨM
 
Bần-Đạo chào
các em nam nữ.
Hôm nay Bần-Đạo giải tiếp về Đệ-Nhị xác
thân.
Đệ-Nhị xác thân mà chúng ta thường gọi cái vía, tức
là bãn-năng của chúng ta đó. Bãn-năng ấy là Chơn-Thần,
mà chủ của nó tức nhiên là Phật-Mẫu.
Chơn-Thần là một thể vô hình bất tiêu, bất diệt, luôn
luôn tiến-hóa hay ngưng trệ, do mỗi lần tái kiếp được dày
công hay đắc tội. Nói cho rõ hơn nữa, thì nó là lục-dục
thất-tình đó.Vậy khi lục-dục thất-tình được điều-độ, là
nhờ  Đệ-Tam  xác  thân  điều  khiển  nổi,  bằng  không,  thì 
nó  vì  Đệ-Nhứt  xác  thân,  tức  là  hình  vật  sai  biểu  theo 
bãn-chất của nó. . .
 
GHI CHÚ QUAN TRONG  : Đối chiếu với các thánh giáo trong TNHT q1 trên đây dạy về “ Chơn Thần” thì  “ Chơn thần “ theo “Luật Tam Thể “ (là bản năng thuộc về lục dục thất tinh ) không phải là “CHƠN THẦN” của Thấy (: “…một chơn thần Thầy mà sanh  hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong càn khôn thế giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.” ( TNHT q1.13-6-BD)
@ @ @
GiẢI thích câu “Đó là một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật.”[1]
Hai sinh ba là gì ? : Luật Trung Hòa. Trong cơ nguyên sinh hóa, đã nêu
lên nguyên lý Thái Cực, luật Âm Dƣơng cơ ngẫu mà
không đề cập đến luật Trung hòa thì thiếu giai đoạn ba của
tiến trình “Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật.”
Bởi thế, kinh Đại Thừa Chơn Giáo nhấn mạnh:
“Luật Trời là vô vi, nhưng cũng phải có hai cái
năng lực mạnh bạo phi thường là nhứt âm, nhứt dương
mới tạo nên càn khôn võ trụ. (…) Ấy là hai cái năng
lực tương phản tương đối mà hóa hóa sanh sanh. (…)
Vậy thì cái sự sanh đó cũng do nơi hòa mà có. Thế nên
Đạo của Trời Đất cũng bất ngoại hai chữ Trung
Hòa.” 151
GHI CHÚ : “Sinh Ba  “ : “Ba” theo ĐTCG là nguồn năng lực thứ ba phát sinh khi 2 nguồn năng lực Âm _ Dương tương tác đạt đến trạng thái “Trung hoà” ( theo nghĩa động ) trở thành động năng sinh hoá.
@ @ @
TÌM HIỂU “BẢN THỂ”
Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như  Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến. (ĐHCN)
Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ :
             Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế,
Lão Giáo gọi là Đạo hay Đức,
             Thích Giáo gọi bằng Pháp hay Phật,
Dịch thì nói Vô Cực hay Thái Cực.
    Theo nhận xét chung, Đạo Học Chỉ Nam được trình bày đơn giản : Thiên hay Thiên Lý, cũng Đạo hay Pháp đều theo Dịch là Vô Cực. ( ĐHCN)
Thánh ngôn: “Các con là một trong chúng sanh mà chúng sanh là bản thể của Đạo, mà Bản thể của Đạo là Bản thể của Thầy, Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi” (Đức Chí Tôn)[1]
Đức Mẹ: “ Cõi Hậu thiên thân sanh vào đó,
Điểm Tiên thiên sẵn có nơi thân;
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời là Đạo là Nhân của người.  (Bản thể nơi Con người)
 
Tại sao chúng sanh là Bản thể của Đao ? Vì : Thánh giáo có đoạn:
“ Con là một Thiêng liêng tại thế,
Cùng với Thầy, đồng thể Linh quang;
“Khóa chìa con đã sẵng sàng,
Khi vào cõi tục, khi sang Thiên đình” (Đức Chí Tôn) [2]
 
Bổn huynh nói trầm luân là xa bản thể, xa Đạo, nên cõi tạm hóa thành khổ hải trầm luân. Trong khi nhơn loại bị mê mờ đắm đuối thì còn lại những bậc đại giác ngộ xét biết sự đọa lạc luân hồi của con người mới tìm phương pháp để cứu vãn bằng cách thiết lập tôn giáo, đặt quyền pháp qui giới để làm những hình thức hoặc chủ thuyết hầu nhắc nhở kêu gọi con người trở lại với bản thể nguyên nhân. ( BẢN THỂ NGUYÊN NHÂN LÀ ĐẠO . Tại sao gọi là nguyên nhân ? Vì đó là nguồn gốc vạn vât được sinh ra )
@ @ @
 



[1] Đức Đại Đức Cao Tiên; 03-8 Bính Tý (1936); Đại Thừa Chơn Giáo (bản in 1950), thiên 30 “Tiên thiên cơ ngẫu”, tr.276.
Thien Chi



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây