Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Mùa Xuân lại đến. Nếu người thế gian, theo cổ lệ, đón Xuân với những : " Thịt mỡ, dưa hành, ...


  • Tín ngưỡng Việt Nam còn gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian, là tín ngưỡng của ...


  • TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

    Dìu dắt cùng nhau buổi thế tàn, Đừng quên sứ mạng đến phàm gian, Tình thương vô cực trên dành sẵn, Dưới ...


  • ANTHOLOGIE DES SAINTES PAROLES CAODAÏSTES TOME II / Traduit du Vietnamien Par QUACH-HIEP Long

    Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...


  • Tâm thanh tịnh / Sưu tầm

    Muốn đạt kết quả trên con đường Thiên Đạo Đại Thừa phải giữ lòng thanh tịnh... Tâm thanh tịnh là ...


  • Đoàn Thị Điểm hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ, biệt hiệu Bang Tang, quê làng Hiếu Phạm (còn gọi Giai Phạm ...


  • Cao Đài / Thiện Quang

    Vào năm 1927, trong một đàn cơ tại Cần Thơ, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho một bài thơ ...


  • Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

    Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...


  • Lòng Từ Phụ / Hồng Phúc

    Đấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng quyền uy tối thượng mà con người nghĩ rằng sẵn sàng ban phước ...


  • Bồ Tát Hạnh thể hiện bằng tâm hạnh và công đức, từ lời nói, việc làm, tụng niệm . . ...


  • Trước hết, tôi xin giải nghĩa tám chữ " Diêu Trì Kim Mẫu, Vô Cực Từ Tôn" cho môn sanh ...


  • Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra ...


02/03/2008
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/03/2008

Từ Chánh niệm đến vô niệm

Vô niệm là điều kiện bắt buộc tối hậu của bất cứ pháp môn thiền định nào. Tuy nhiên, đối với người mới bước vào sơ cơ, không thể ngồi xuống là dừng ngay dòng tư tưởng, không thể cứ nhắm mắt là không còn "thấy". Cho nên các bậc đắc đạo đều dạy pháp môn để giúp hành giả dần dần chế ngự bản tâm, hầu đi từ dứt niệm đến vô niệm.

Trước hết, chúng ta xem lại phép chánh niệm trong Bát Chánh Đạo của Phật giáo. Bát Chánh Đạọ gồm: 1. Chánh kiến; 2. Chánh tư duy; 3. Chánh ngữ; 4. Chánh nghiệp; 5. Chánh mệnh; 6.Chánh tinh tấn; 7. Chánh niệm; 8.Chánh định.

Tự điển Phật học của Đạo Uyển định nghĩa: " Chánh niệm (正 念; p: sammā-sati; s: samyag-smṛti): tỉnh giác trên ba phương diện Thân, khẩu, ý ".

"Chánh niệm là khả năng nhận thức tỉnh sát và hoàn hảo, đó là khả năng biết được chân tướng của sự vật, bằng tri giác trong sáng. . ." [1]

"Phật giáo Ðại thừa hiểu Bát chính đạo có phần khác với Tiểu thừa. Nếu Tiểu thừa xem Bát chính đạo là con đường dẫn đến Niết-bàn thì Ðại thừa đặc biệt coi trọng sự giải thoát khỏi Vô minh để giác ngộ tính Không (s: śūnyatā), là thể tính của mọi sự. Trong tinh thần đó, Luận sưThanh Biện(s: bhāvaviveka) giải thích như sau: . . .7. Chính niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có (Hữu), không (vô), 8. Chính định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm."[2]

Như thế có thể nói chánh niệm ở Tiểu thừa là pháp môn phản tỉnh nội tâm để nhận thức đúng ngọai cảnh, ngọai vật. Pháp môn Tịnh độ cũng có thể xem là pháp môn thực hành chánh niệm. "Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì. [. . .] Mục đích của phép niệm danh hiệu A-di-đà là tìm cách chế ngự tâm." (Phật học tụ điển Đạo Uyển)

Cần  lưu ý, trên đường hành đạo, ngoài giờ nhập thiền, vô niệm có nghĩa là phá chấp:

Tâm vô niệm cư trần bất nhiễm,

Đạo tự nhiên đốn tiệm do mình,

Vô vi đạt đến công trình,

Hữu vô cũng một lý tình hòa quang. [3]

*  *  *

Phá hình danh để lòng vô niệm.

Vô niệm rồi trách nhiệm mới xong,

Thiên điều thưởng phạt chí công,

Hòa mình với cảnh trong lòng được an.[4]

*  *  *

 Muốn tạo cảnh thiên đàng cực lạc,

Phải dặn lòng giải thoát cho xong;

  Trong con vốn một tình không

   Lo chi chẳng được đại đồng đệ huynh.[5]

Nhưng bước vào lãnh vực tu Thiền thì chánh niệm là tiền đề, là lối dẫn đến vô niệm. Vô niệm là cứu cánh của Chánh định. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư có lần giáng bút tại Minh Lý Thánh Hội giải thích về pháp môn niệm Phật như sau:

"Hôm nay Bần Tăng đề nghị nêu lên một câu mà trong giới Phật tử thỉnh thoảng đề cập đến, đó là câu :

"Lục tự Di Đà vô biệt niệm,

Bất lao đàn chỉ đáo tây phương"

Nguyên về câu ấy là dặn dò nhắc nhỡ giới tu thân hành Đạo phải nhớ rằng : "Đạo bất ly tâm", nghĩa là "Nhật nhật thường hành, thời thời thường niệm". Niệm nơi đây không chỉ có nghĩa là bám víu tâm tư mình chặt chẽ vào tâm vô vi (Đạo), nghĩa là không một giây phút nào tâm tư rời Đạo Lý. Sự bám chặt đều đều như tiếng tim nhịp liên tục đều đều nơi lồng ngực, như tiếng tích tắc đều đều ở bộ máy đồng hồ. Như vậy có nghĩa là niệm mà không niệm, và tuy không niệm nhưng không lúc nào không niệm. Ví như câu "Thị chi bất kiến, thính chi bất văn", nhưng không phải là không thấy và cũng không phải là không nghe.

Khi nội tâm đã tập được đều đều liên tục như vậy rồi lâu ngày chầy tháng sẽ trở thành thói quen, ấy là tự động. Có tự động mới gọi là vô niệm đó vậy."[6]

Đức Đông Phương Chưởng Quản có dạy về vô niệm và chánh niệm trong một khóa tu như sau: 

"Đến khóa tu đặc biệt của chư hiền . . . Bởi tâm thường vọng động, niệm niệm khởi sanh, phí hơi, tổn thần nên phải vương nhiều tật bịnh. Thế nên, giữ lòng vô niệm. Vô niệm đây là không niệm những gì ưu tư, phiền não, buồn giận, ghét ưa, theo giác quan ngũ tặc mà phải bế lại thâu vào giữ bên trong. Độc hành chánh niệm, niệm niệm bất diệt, thì chơn tức mới nhẹ nhàng cho đến khi không còn biết có hơi thở, biết có vào ra. Đó là phép "Bảo Trung" trừ tật bịnh"[7]

Nơi đây cần nhận thức tường minh bốn chữ "độc hành chánh niệm" để phân biệt với "tạp niệm" dù đó là những niệm lành. Bởi vì một khi tâm giong ruổi từ niệm lành nầy sang niệm lành khác thì còn gì là vô niệm ! Nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo có lần đã dạy rằng:. . . phải cố gắng bình tĩnh  tâm trí, đừng để cho một niệm  nảy sanh, dầu là niệm lành. Nếu đã bình tĩnh đại định được, tức là vô niệm. Vô niệm mới trực giác  được Thiêng  Liêng trong  những thời công phu . .." [8]. Vậy "độc hành chánh niệm" phải hiểu là đã bước vào chánh định.

Nơi thiền đường, Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy dứt khoát::"Này chư hiền đệ muội ! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả."Đó là điều kiện bắt buộc mà cũng là mục đích yêu cầu đối với thiền gia.. Nhưng cần có thời gian huân tập pháp môn điều hòa liên tục mới đạt được kết quả của thiền định, nên Ngài dạy tiếp:"Chỗ công phu này đòi hỏi hành  giả phải ngày ngày tu tập để đến khi  cần hòa hợp cùng vận khí cơ  thiên, mới có đủ  tinh thần mà phóng  điển lực trong cuộc  điều hành vận chuyển, từ nhơn thân đến vũ trụ. . ."[9]

Thật ra sự học hiểu giáo thuyết, dù với bao nhiêu kinh điển. thánh ngôn mà chưa thực hành chuyên nhất thuần thục cũng chưa thực chứng. Giáo thuyết, giáo pháp chỉ là hành trang chứ chưa phải là điểm đến. Nên Đức Đông Phương Lão Tổ dạy rằng:

" Hoàn cảnh hiền nay của chư hiền có phần khác,  nghĩa là chư hiền phải học nhiều thấm  nhuần đạo lý  pháp môn trước khi hạ thủ, đồng thời cũng được để tâm quan sát các  pháp ở thế gian hầu biết được  các pháp ấy giai  không để rồi tạo lấy niềm tin.

Học đã kỹ, quán đã thông, thì đến đoạn hành. Trong lúc hành có  được kết quả mau chóng hay không là nhờ căn bản đạo lý có vững chắc hay không, nghĩa là làm sao khi hành câu vô niệm hay bất cứ tâm pháp nào khác mà không thấy trở ngại,  bởi cột tâm  vào  sở học mà hành trúng đường,  ấy mới gọi là "tuyệt  học vô ưu",  chứng đắc đạo quả vậy."

"Đạo hằng thường kiên trì tu chứng,

Lòng tịnh thanh xây dựng trong ngoài,

Thanh là trong sáng không hai,

Tịnh là lặng lẽ hòa hài thung dung.

Trong sáng ấy vốn lòng vô niệm,

Lặng lẽ không cấu nhiễm bợn trần,

Như sen hương sắc lâng lâng,

Vượt ngoài cấu nhiễm ngã nhân dữ lành.

Chẳng chấp trước, trong thanh quang hiện,

Chẳng nhiễm ô, tịnh kiến cảnh thần,

Quang hoa rực rỡ thiên chân,

Như bầu nước mát, như vầng trăng thanh.

Vốn Thiên chân Trời dành sẵn đó,

Là đức Trời sáng tỏ muôn phương"[10] ◙


[1](http://www.thebigview.com/buddhism/eightfoldpath.html):  Right Mindfulness (Chánh niệm)

Right mindfulness is the controlled and perfected faculty of cognition. It is the mental ability to see things as they are, with clear consciousness. Usually, the cognitive process begins with an impression induced by perception, or by a thought, but then it does not stay with the mere impression. Instead, we almost always conceptualise sense impressions and thoughts immediately. We interpret them and set them in relation to other thoughts and experiences, which naturally go beyond the facticityof the original impression. The mind then posits concepts, joins concepts into constructs, and weaves those constructs into complex interpretative schemes. All this happens only half consciously, and as a result we often see things obscured. Right mindfulness is anchored in clear perception and it penetrates impressions without getting carried away. Right mindfulness enables us to be aware of the process of conceptualisation in a way that we actively observe and control the way our thoughts go. Buddha accounted for this as the four foundations of mindfulness: 1. contemplation of the body, 2. contemplation of feeling (repulsive, attractive, or neutral), 3. contemplation of the state of mind, and 4. contemplation of the phenomena.

[2]Tư điển Phật học Đạo Uyển-Bát chính đạo và Sđd:

Right Concentration (Chánh định)

The eighth principle of the path, right concentration, refers to the development of a mental force that occurs in natural consciousness, although at a relatively low level of intensity, namely concentration. Concentration in this context is described as one-pointedness of mind, meaning a state where all mental faculties are unified and directed onto one particular object. Right concentration for the purpose of the eightfold path means wholesome concentration, i.e. concentration on wholesome thoughts and actions. The Buddhist method of choice to develop right concentration is through the practice of meditation. The meditating mind focuses on a selected object. It first directs itself onto it, then sustains concentration, and finally intensifies concentration step by step. Through this practice it becomes natural to apply elevated levels concentration also in everyday situations.

[3]Đức Thái Thượng Đạo Tổ,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời,  Rằm 02 Kỷ Mùi (12-3-1979)

[4]Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, Rằm tháng 7 Ất Mão (21-8-1975)

[5]Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời  14 tháng 8 Đinh Tỵ (26.9.1977)

[6]Minh Lý Thnh Hội, Tuất thời, 11 thng 5 nhuần Tn Hợi (03.07.1971)

[7]Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mng 01 tháng 12 Đinh Tỵ

[8]Thiên Lý Đàn, Tuất thời 26 tháng 7 Đinh Mùi ( 31/8/1967 )

[9]Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tý thời  11 thng 11 Kỷ Mi (28-12-1979)

[10]Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời,  Rằm 02 Kỷ Mùi (12-3-1979)


Thiện Chí



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây