

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ VIỆC CHUYỂN BIẾN TỪ TRUNG THÀNH THÁNH THẤT ĐẾN TRUNG TÔNG THÁNH TỊNH. Huệ Ý Cách đây 70 ...
-
GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...
-
Này chư hiền đệ muội ! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. Chỗ công phu ...
-
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...
-
ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, ...
-
NGÀI TRẦN THANH NHÀN (Thái Lão Sư TRẦN ĐẠO QUANG) (1870 - 1946) Ngài Trần Đạo Quang tên tục là Trần Thanh ...
-
清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...
-
THI Tam dương khai thới yến phi hồi, Đại Đạo phùng xuân nhứt tửu bôi, Thế thượng vô nan xuân bất tận, Ngô tâm ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 - Lê Anh Minh dịch
-
Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...
-
Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, 14 tháng 8 Đinh Tỵ (26-9-1977) Gác áng tường VÂN gót lãng du, Ngút trầm ...
Thiện Chí
NHẬAT KÝ CUỐI TUẦN 12 - 01 - 2022

THẦY Các Con
Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ ý cầu một việc lợi riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa các lỗi phàm tục cuả các con. Nhiều đứa lại còn mờ-hồ, đã thờ Thầy mà còn chưa chắc ý rằng thờ đặng chi, và mở Ðạo có ích gì?
Than ôi! Ðã bước chân vào đường Ðạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm, học hỏi cho rõ ngọn nguồn, thì làm phận sự Môn-đệ như thế có ích chi cho nền Thánh đâu? Ðạo Trời khai ba lượt, người tục lỗi muôn phần, sanh đứng vào vòng thế cuộc, chưa biết mình đã lãnh một vai tuồng, đặng chờ lúc kết quả hồn quy Thiên ngoại, lánh khỏi xác phàm trở về nơi khởi-hành mà phục các điều đã thi hành giữa sân khấu là chốn trần ai khốn đốn này; phận chưa xong phận, thân chẳng nên thân, thân phận lo tính chưa rồi, còn mong mơi chi dụng mình vào đường đạo-đức để cho có ích chung nữa đặng. Lương tâm của các con là một khiếu thiêng-liêng của Thầy ban để sửa trị riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc nhơn đức; làm một việc phải tức là do nơi ý Trời, phạm một nét vạy tà là cải nơi Thiên-Luật ; phải quấy Thần Thánh chỉnh chép biên, thưởng phạt duy đợi ngày chung cuộc! Khá biết lấy!
Ðại-Ðàn Chợ Lớn ngày 27-12-26
______________
ĐỆ TỬ Chiếu Minh Tam Thanh ( ẢNH DƯỚI)
Quý Tiền bối đệ tử cấp nhứt của Đức Ngô Minh Chiêu.
Từ trái sang phải gồm Quý ông:
Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thiện Thượng, Nguyễn Văn Lý, Lê Văn Huấn, Nguyễn Văn Dương, Phạm Văn Thới.
Hàng ngồi gồm quý bà:
Trần Thị Của (bà Mười), Nguyễn Thị Nghiêm (bà Thượng), Nguyễn Thị Huyền (bà Lý), Giao Thị Thanh (bà Dương), Hồ Thị Ngàn (bà Thới).
_____________
Tại sao Đức Thượng Đế không biến thế gian thành nơi hoàn toàn hạnh phúc?
Thánh ngôn:
“. . .Trong chư hiền có ai từng tự vấn rằng: Tại sao Thượng Đế không xây dựng thế giới này là cõi hoàn toàn hạnh phúc? Con người không phải chịu trong đau khổ hay chưa? Cười. cười.
Nếu thế giới này là cõi toàn phúc, không có sự đau khổ thì phải chăng Thượng Đế phải luôn luôn can thiệp vào trật tự tự nhiên của thế giới này, nhằm can ngăn mọi khổ đau đến với con người hay sao?. Rồi khi ấy xã hội nhân loại sẽ không cần đến khoa học để giúp cho chúng sanh được hoàn thiện, tiến bộ thêm lên. Con người cũng không cần phải lao động để làm ra lương thực nữa. Bởi vì, Thượng Đế sẽ can thiệp để con người không đau khổ vì đói khát và hơn hết nữa Thượng Đế cũng phải làm cho con người thành một vật thể vô tri để con người không tri giác ra thế giới bên ngoài mà phát sanh lòng tham sân si là nguồn cơn của mỗi khổ đau trong xã hội nhân loại này.
Thượng Đế làm cho nơi này thành cõi toàn phúc, nơi này sẽ biến mất cái gọi là tình thương. Bởi vì, khi có khổ đau con người mới rung cảm, phát khởi tình thương trước những trắc trở của bản thân và nghịch cảnh của tha nhân. Khi có đau khổ, con người mới biết mình là hữu hạn, mới cầu cạnh đến quyền năng của Đấng tối cao trọn lành. Và khi những thách đố được đặt ra trong cuộc sống, khi ấy con người mới thực hiện lối sống có mục tiêu, hướng tới những điều chí thiện, chí mỹ và loại bỏ đi những gì xấu xa, tầm thường thấp kém. Cuối cùng, trước những nghịch cảnh, con người phải phấn đấu để giành một chiến thắng vĩ đại là chiến thắng bản thân mình, hoàn thiện hóa mình bằng những điều đạo đức chân thật. Lúc đó con người mới cảm nhận được giá trị của hạnh phúc trong đời sống ra sao. Nếu không có khổ đau thì làm sao cảm nhận hạnh phúc là như thế nào và hoàn toàn hạnh phúc thì con người cần chi đến sự cứu độ của Thượng Đế và các Đấng trọn lành nữa. Cười, cười. “