Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Từ thiên cổ người xưa đã từng ưu tư về kiếp sống ngắn ngủi mà các hung thần lão suy ...
-
Đạo giáo /
Đạo giáo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_gia Đạo Giáo Tam Thánh (ảnh)
-
Tổng hợp và tóm lược thánh giáo của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt: tại: _ Nam Thành Thánh Thất, 31-3-1969 ...
-
Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch ...
-
Không chỉ mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Lễ hội Trung Thu Cao Đài còn ...
-
Ý nghĩa đầy đủ của TCH chính là ước muốn giao lưu, kết hợp giữa con người trên thế giới, ...
-
Islam /
Islam is the true religion of "Allah" and as such, its name represents the central principle of Allah's "God's" religion; ...
-
Hôm nay, theo vận số của một năm là thời điểm Hạ nguơn. Thời điểm này được chọn làm ngày ...
-
Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời, 14 tháng 8 Quí Sửu (10.9.1973)
-
Nói cho cùng, Bản thể đại đồng chính là Nhân bản. Nhân bản có giá trị trường cửu và phổ ...
-
THƯỢNG trí NGỌC tâm hãy ráng giồi, TRUNG kiên, LỊCH lãm đạo như đời, NHỰT tăng NGUYỆT tụ tuần nhi tiến, Giáng điển ...
-
Yên lặng /
"Cũng như đã thấy và đã hiểu, Thượng Đế có nói ra một lời nào đâu (Thiên hà ngôn tai!) ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/11/2018
THÁNH GIÁO ĐỨC QUẢNG ĐỨC CHƠN TIÊN
Quảng Đức Chơn Tiên:
Mừng chư hiền hữu Thiên ân,
Nữ nam đồng đạo xa gần thân sơ,
(1)Mừng đặng sanh trong cơ tái tạo,
Đặng làm người học đạo kỳ ba;
Vào đời mấy kẻ được ra,
Lợi danh tài sắc đắm sa quên về.
(2)Không thoát khỏi cái mê hồn trận,
Dầu trí ngu cũng vẫn hãm mình;
Ai không sáu dục bảy tình,
Mống tâm liền bị vô minh phủ mờ.
Chừng đó chìm trong cơ huyễn hóa,
Đặt mình trên bản ngã riêng chung;
Đua nhau tranh thắng tranh hùng,
Dầu đời hay đạo như cùng hướng mơ.
(3)Vui sướng chi cuộc cờ thắng bại,
Lợi bên này mà hại bên kia;
Khổ vì hậu thuẫn rẽ chia,
Ghét ganh ích kỷ, đoạn lìa tình thương.
Lỡ si mê vào đường tà quái,
Mất tự nhiên là trái ý Thầy;
Đạo không nam bắc đông tây,
Một bầu không khí tràn đầy bao la.
Tôn chỉ đạo dung hòa hiện thực,
Thể bao la đồng nhứt quán thông;
Bao la đem đến đại đồng,
Đồng nguyên nhứt lý cộng thông lưu hành.
Không sự thể giới ranh hạn hẹp,
Thì Đạo Trời vui đẹp biết bao,
Cao Đài là cái đài cao,
Vượt lên tất cả đón rào ngăn che.
(4)Thấy tỏ rõ mà nghe thấu suốt,
Có gì đâu hạn cuộc được ta;
Ngoài trời THƯỢNG ĐẾ bao la,
Trong lòng vạn tượng cũng là CHÍ TÔN.
(5) Dầu sáng tạo, bảo tồn, hủy diệt,
Một là ba ai biết lẽ Trời;
Cho hay biến hóa đổi dời,
Là cơ tái tạo lập đời thượng nguơn.
Bảo tồn những cái chơn thiện mỹ,
Hủy diệt điều ác ngụy xấu xa;
Lọc vàng loại chất cặn ra,
Vàng càng nung lửa càng gia tuổi vàng.
(6) Nhìn cơ đạo ngổn ngang rời rã,
Nỗi Thiên ân mỗi ngã mỗi lòng;
Đạo Trời huyền nhiệm mênh mông,
Mắt tai hạn hẹp ngắm trông sao cùng.
(7) Kết hợp lại cái chung chưa đủ,
Ý cá nhân tự phụ đâu thành;
Muốn cho thánh thể mạnh lành,
Tương quan liên hệ đồng thanh nhứt tề.
(8)Tránh những thứ ta chê là xấu,
Thì ta đừng theo dấu giẫm chơn;
Ta ưng hạnh đức thánh thần,
Thì ta thực hiện cho dân nể vì.
Ta quí đạo vô vi thanh tịnh,
Thì lợi danh bất chánh chớ làm;
Tin thờ chánh đạo kỳ tam,
Pháp quyền sứ mạng dung hàm cổ kim.
(9) Quyền pháp vốn trung tim vũ trụ,
Vạn sanh đều có đủ pháp quyền;
Tình thương sự sống vô biên,
Cùng chung THƯỢNG ĐẾ không riêng được nào
(10) Biết sống đạo gìn câu Trung Đạo,
Ở hay về hoài bão như xưa;
Ai ơi ! sứ mạng Đại Thừa,
Trọn đời gồng gánh chưa vừa chưa ưng.
(11)Nhìn nhau bỗng rưng rưng giọt lệ,
Nỗi mừng thương huynh đệ Thiên ân;
Mừng vì đường lối chánh nhân,
Thương vì sứ mạng lắm phần gay go.
(12)Thôi thì thôi chuyến đò buổi chót,
Lòng dặn lòng đắng ngọt chớ nao;
Người xưa để lại người sau,
Gieo mầm sống đạo biết bao vuông tròn.
(13)Chư Thiên ân sắc son gìn giữ,
Giữ Đạo Trời tuần tự hóa hoằng;
Trung Hưng, Minh Lý, Cơ Quan,
Tuy ba mà một chu toàn đồng thân.
(14)Nói sao hết tinh thần trách nhiệm,
Tỏ sao cùng quan điểm tâm tư;
Hôm nay xin tạm giã từ,
Cơ Quan tái ngộ bây giờ sẽ phân.
TẠM CHÚ GIẢI
Đoạn 1:
_Cơ tái tạo: Cơ =công cuộc; tái tạo= xây dựng lại (đời mới, đời thánh đức)
_Vào đời mấy kẻ được ra: sống trong đời, ít ai thoát khỏi những ràng buộc ăn, mặc, ở, gia đình , xã hội . . .
Đoạn 2:
_ mống tâm : nảy sinh ý muốn này khác trong lòng
_huyễn hóa : huyễn= 幻 ảo (không thật); hóa = biến thành
Đoạn 3:
_ mất tự nhiên : không giữ nếp sống đạo (đạo tự nhiên). Trạng thái tự nhiên là vô tư, không tư tâm, tự dục hay bị chi phối bởi ngoại cảnh.
_Đạo không nam bắc tây đông : Đạo không bị giới hạn nơi chốn cố định (vì Đạo theo nghĩa rộng thì bao trùm cả không gian vũ trụ)
_Đồng nguyên nhất lý: đồng nguyên=cùng một gốc; nhất lý= vạn vật đều được sinh ra từ một gốc, một nguyên lý chung. Gốc là nguyên thủy, là Thái cực tức Thượng Đế. Nhất lý= Lý tuyệt đối duy nhất là Đạo, là quy luật bất biến của vũ trụ diễn tiến qua những chu kỳ bất tận
_ đón rào ngăn che: làm cho ngăn cách, không tương quan, tương tác giữa các đối tượng (người này với người khác, nước này với nước khác, tôn giáo này với tôn giáo khác do đố kỵ, phân biệt thân thù . . .)
Đoạn 4:
_ thấy tỏ rõ mà nghe thấu suốt: có tri thức, hiểu biết cặn kẻ mọi sự, mọi vật nhờ tâm thanh tịnh.
_hạn cuộc = giới hạn, khu trú, làm cho ta bị cô lập, không có mối liên lạc hay hiểu biết người khác hay nơi khác . . .
_ ngoài trời Thượng Đế bao la: Thượng Đế hiện hữu khắp mọi nơi (omnipresent)
_ trong lòng vạn tượng cũng là Chí Tôn : Thượng Đế cũng hiện hữu trong lòng con người và vạn vật.
Đoạn 5:
_ Dầu sáng tạo, bảo tồn, hủy diệt: diễn tiến của các chu kỳ tiến hóa của vũ trụ do sự vận hành của Thượng Đế Ba ngôi, Ấn giáo gọi là Tam Thần Tối Cao (Trimurti) [ câu này ám chỉ cuộc biến hóa khôn lường trong trời đất.]
Trimurti hay Tam thần Ấn giáo là ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo bao gồm Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt.[1][2] Cả ba tạo thành bộ tam thần Trimurti[3], thường được gọi là "Brahma-Vishnu-Maheshwara." Họ là những dạng khác nhau của một chủ thể được gọi là Đấng Tối cao hay Svayam Thế Tôn / Thần Krishna / Parabrahman.
(Bách khoa tự điển Wikipedia)
Ba Ngôi chủ động : Sáng tạo để bảo tồn rồi huỷ diệt; hủy diệt để sáng tạo rồi bảo tồn; bảo tồn để huỷ diệt rồi sáng tạo. Cứ thế tiếp diễn theo những chu kỳ bất tận. . .
Đoạn 6:
“Nhìn cơ đạo ngổn ngang rời rã,
Nỗi Thiên ân mỗi ngã mỗi lòng;
Đạo Trời huyền nhiệm mênh mông,
Mắt tai hạn hẹp ngắm trông sao cùng.”
Sở dĩ cơ đạo rời rã vì các bậc hướng đạo không nhận thức được sự huyền nhiệm của thiên cơ nên cố chấp những sự kiện biểu hiện dị biệt nhất thời mà tranh chấp hay đố kỵ, chia rẽ nhau.
Đoạn 7:
_ “Kết hợp lại cái chung chưa đủ,
Ý cá nhân tự phụ đâu thành;”
Trong một tập thể, người tự phụ bảo thủ ý kiến cá nhân, phủ nhận ý kiến trung chánh thì làm trở ngại cho sự thành công của tập thể
Đoạn 8:
“Tránh những thứ ta chê là xấu,
Thì ta đừng theo dấu giẫm chơn;
Ta ưng hạnh đức thánh thần,
Thì ta thực hiện cho dân nể vì.”
Muốn tránh vấp phải những lỗi lầm như người khác, thì hành giả phải noi theo hạnh đức của thánh nhân.
Đoạn 9:
“Quyền pháp vốn trung tim vũ trụ,”
Quyền pháp là “trung tim vũ trụ” vì “Quyền pháp là Thầy là Đạo” như lời giải thích của Đức Lý Giáo Tông :
“Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo cứu thế trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy.”
“Vạn sanh đều có đủ pháp quyền“ vì : Quyền pháp đã là Đạo, mà Đạo là tiềm năng bẩm thụ (Trời cho) có sẵn trong mọi sanh linh, là tính Trời, nên mỗi cá thể đều có khả năng phát huy điểm Đạo ấy tức là quyền pháp để thúc đẩy mọi đối tượng đạt đến cứu cánh (tiến hóa).
Đoạn 10:
“Biết sống đạo gìn câu Trung Đạo,”: Trung Đạo tức đạo Trung; nghĩa đơn giản Trung là điểm giữa, cố định, không thiên lệch bên nào cả.
“. . .Tâm Không là lý Trung Đạo, không chênh, không lệch, không vui, không buồn, không xao động chất chứa điều chi tất cả vì tâm người với tâm của Đại Vũ Trụ cũng đồng nhất lý.” ĐỨC THÍCH CA NHƯ LAI Thánh Huấn Hiệp Tuyển Q.2, TT. Châu Minh xb, 1961, tr. 139
Trung Đạo là giữ bực trung không thái quá không bất cập, chí thành chí kỉnh, tu hành độ chúng tồn tâm, tức là Thánh Đức Chơn Truyền Trung Đạo. Vậy các con hiểu à.
ĐỨC CHÍ TÔN
Thánh Đức Chơn Kinh Q.3
Thầy chỉ sơ con đường "Trung Đạo", Đạo trung hòa thánh giáo phát minh; Trung là nguồn cội nhân sanh, Không chênh, không đảo, chung quanh qui về. Trung là cốt không xê không xít, Trung là không lúc ít hồi nhiều; Trung bình bằng thẳng một chiều, Vật chi không khỏi ngoài điều cái "Trung"! Không thái quá, không dùng bất cập, Giữ bực thường bồi đắp thiện căn; Lương tri lại với lương năng, Mở mang trí hóa đạo hằng luyện tu.
ĐỨC CHÍ TÔN
ĐTCG – Tam Thừa Cửu Chuyển
Đoạn 10:
“Sứ mạng đại thừa”
Quá khứ hiện tại, vị lai, dòng sông muôn ngõ rồi cũng qui về nơi biển cả. Sứ mạng Thiên ân của con người Đại Đạo là biển cả, là bản thể vô biên. Ai chưa ở vào chủ vị đó là chưa đạt đến sứ mạng cứu độ kỳ ba trong quyền pháp Đạo.
ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG CQPTGL, Hợi, Rằm.4.C.Thân, tr.2
“ . . .Vì vậy, các hàng giáo chủ xưa kia muốn đánh thức giấc ngủ triền miên say đắm của dân tộc, của nhân loại phải tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhân loại. Khi nhận thức được chân lý tuyệt đối mới lập thành tôn giáo trong một quốc gia để khai phóng con đường hồi sinh giác ngộ. Từ một tôn giáo đến một quốc gia, đến xã hội nhơn loại, cái chủ đích ấy không giáo chủ nào không thực hiện. Thế thì người tu hành học Đạo mong được giải thoát là phải mang vào sứ mạng Đại Thừa.”
ĐỨC NHƯ Ý ĐẠO THOÀN CHƠN NHƠN VNT, Tuất, 10.6.B.Thìn (6.7.76) tr.3
Thế nên sứ mạng Đại Thừa là thực tiển cứu cánh vạn khổ chúng sanh hòa mình trong xã hội nhân loại. Thể dụng ứng biến hình danh công cụ tâm vật bình hành. Tất cả đều hoàn hảo trong một cuộc sống ung dung, tự do, tự toại
ĐỨC QUAN ÂM BỒ TÁT CQPTGL, Tuất, R.7.Đ.Tỵ (29.8.77) tr.1
®®®®