

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)
-
Tại hội thảo quốc tế "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại qua trường hợp ...
-
Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...
-
GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...
-
Đức Chí Tôn và các hàng Phật Tiên Thánh Thần đồng giáng thế bằng linh điển, diễn giải những bí ...
-
"Chữ tâm là chốn Cao Đài, Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" Quách Hiệp Long Đó là lời dạy của đức ...
-
Trà Đạo /
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...
-
Khủng hoảng quan trọng nhất của hiện đại là khái niệm về Tiến Bộ. Hồi thế kỷ 19, với sự ...
-
TIỂU SỬ ĐẠO TRƯỞNG CHƠN TÂM – NGUYỄN TRIỆU KHA (1908 – 1995)
-
Trước đây, ngay từ những năm đầu của đạo Cao Đài, một số sách báo khi viết về những "tiên ...
-
清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 01/01/2010
Tâm sự của mùa Xuân

Vậy mới biết trong trời đất không có gì dừng lại và không có gì không lập lại. Không ai có thể bắt buộc nơi này hay nơi khác chịu mãi cái nóng mùa Hạ hay cái lạnh mùa Đông , cũng không ai có thể giữ mãi mùa Xuân cho riêng mình. Đó là luật của cơ tạo hóa và tiến hóa.
Mỗi thời gian một không gian, lẽ tương sinh tương đối của không-thời tạo ra muôn màu muôn vẻ cho vạn vật. Nhưng tất cả đều do một nguyên lý điều hòa. Nếu có tác nhân "phi lý" đưa đến, lập tức phát sinh hiện tượng bất hòa bất trắc. Dẫu sao, nguyên lý vẫn bất biến, trước sau vẫn an bài sự sống tự nhiên của muôn loài. Nhờ đó vũ trụ luôn luôn đổi mới, luôn luôn hiện sinh. Vậy, thời tiết bốn mùa hàn ôn thấp nhiệt tuy có khác mà đều là biểu hiện của lý duy nhất là lẽ sinh tồn trong trời đất. Lý đó là Đạo hay đạo lý.
Suy ra, vũ trụ là thành quả của mối tương quan giữa cái bất biến và thiên biến, giữa cái tiềm ẩn và hình tướng, giữa tâm và vật, tức giữa bản thể và hiện tượng. Nhưng bản thể khó biết; hiện tượng muôn trùng, làm sao nhận định được ý nghĩa sự hiện hữu của vạn vật?_ Vậy phải tìm hiểu cái dụng của đối tượng. Nó đem đến sự ổn định hay rối lọan; sự an lạc hay đau khổ; sự tiến bộ hay lạc hậu; sự sống hay sự chết . . .Thế nên chân lý phải bao gồm cả THỂ TƯỚNG DỤNG. Nói cách khác, chân lý là ĐẠO ĐỨC mà Đức Lão Tử diễn giải trong Đạo Đức Kinh, là BỒ TÁT ĐẠO của Phật, là MINH MINH ĐỨC của Nho. Trong Tam kỳ phổ độ Cao Đài gọi là SỨ MẠNG ĐẠI THỪA.
Do đó có thể nói cái làm cho thiên nhiên có bốn mùa là Đạo, cái dụng sinh-trưởng-thâu-tàng của tứ quý là Đức. Trong đó Đức của mùa Xuân sáng tỏ nhất, rực rỡ nhất, nên bao giờ cũng được đón chờ, ca tụng khắp nơi.
Thế gian ai cũng mừng Xuân nhưng không phải ai cũng được như Xuân, nên Thiêng liêng thường lấy ý nghĩa mùa Xuân để diễn bày đạo đức . . .
"Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,
Đạo là xuân, xuân lạc thiên nhiên,
Vui xuân vui với tâm điền,
Tiết thời hòa dịu người yên vật lành."