Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

    "Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...


  • NGAI CỦA ĐỨC HỘ PHÁP / Châu Đạo California

    Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...


  • Quán niệm về Tâm / Đại Khai (MLTH)

    Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta ...


  • Lễ hội Tàm Tang / Hoàng Duy - Phạm An Lương

    Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên liên tiếp trong các ngày 11 đến 13-4 luôn đầy ắp người, đầy ắp ...


  • Troisième Ere Universelle du Salut Divin Justice – Amour Universel – Miséricorde L’INITIATION A LA MEDITATION CAODAÏSTE Vénérable CHI-TIN Traduit du vietnamien Par l’Eglise Cao Dai de ...


  • Kỳ vĩ động Tiên Sơn (Quảng Bình) / Tuoi Tre Online - Lam Giang

    Thứ Năm, 07/02/2008, 08:02 TTO - Khách du lịch đến Quảng Bình nếu chỉ biết đến "đệ nhất động" Phong Nha thì ...


  • Thân gởi tất cả anh chị em toàn Cơ Quan, Cơ Quan vừa trải qua một thử thách hết sức nặng ...


  • Thanh An Tự / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Thanh An Tự là tên ngôi chùa của đàn Minh Thiện. Tọa lạc trên đường Hùng Vương, thị xã Thủ ...


  • THI TIÊN LÝ BẠCH / TỬ LA LAN

    Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa ...


  • “ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch ...


  • Nói tóm lại trong buổi Long Hoa khai diễn trong những ngày cùng cuối của đời hiện tại là buổi ...


  • BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...


26/11/2005
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Đức tin người Cao Đài


Sử Đạo cho thấy Đức Tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững chắc nơi những người môn đệ đầu tiên là cả một biến chuyển trọng đại trong một thời gian ngắn ngủi để Khai minh Đại Đạo.

Giai đoạn lịch sử ấy, trước hết xác minh sự hiện hữu của vũ trụ tâm linh. Nói đúng hơn, xác minh vũ trụ là một Càn Khôn thống nhất, một tổng thể của sự sống hữu hình lẫn vô hình.

Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.

Cứu cánh tiến hóa phải đạt đến tâm linh viên mãn. Và trong vũ trụ chỉ có một tâm linh viên mãn tuyệt đối là THƯỢNG ĐẾ.
Thượng Đế đã đem đến đức tin đó để con người tự tin khả năng tiến hóa đến tột bậc vì đang mang Bản thể của Ngài.

Nhưng con người phải tin rằng, con đường tiến hóa chỉ có thể là con đường đạo đức. Không theo con đường đạo đức sẽ thoái hóa.

Thật ra đức tin trên đã được các bậc giáo chủ, thánh nhân rao giảng từ nghìn xưa. Nhưng lần này, chính đấng Thượng Đế trực tiếp khải ngộ con người và đem cả vũ trụ tâm linh tác động vào tâm thức nhân sinh như một đặc ân cuối cùng để tận độ.

Con đường tiến hóa vẫn diễn tiến theo luật tự nhiên, nhưng cơ cứu độ kỳ ba là cơ hội thoát hóa mau chóng nhất nếu biết hướng thượng.

Đó là niềm tin đặc biệt vào Tam Kỳ Phổ Độ.

Tuy nhiên, Thượng Đế mở cơ phổ độ tam kỳ không phải chỉ là một cuộc gieo rắc đức tin về sự hiện hữu của Thượng Đế, mà chủ yếu là để loài người biết được ý nghĩa của sự hiện hữu của mình. Thượng Đế là tuyệt đích của cuộc tiến hóa, nhưng Ngài không phủ định giá trị con người. Biết làm người rồi sẽ biết làm Tiên Phật.

Trong đức tin Cao Đài, con người không phụng sự cho Thượng Đế mà phải phụng sự cho nhau, lấy tình thương cải tạo cho nhau để xây dựng Thiên Đàng tại thế gian:

"Thượng Đế không kêu gọi con người phụng sự cho Thượng Đế, mà con người hãy cải tạo để xây dựng Thiên Đàng cho con người và thế giới ở trên đời ." ( Chư Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; CQPTGL, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-03-1974)

Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:

"Thượng Đế không ngự trên vật thể vô tri, mà trái lại Thượng Đế ngự trong Tâm, tháp ngà của tâm hồn nhân loại. Hình thể Đạo chỉ mượn đó để thể hiện Thánh Thể Chí Tôn tại thế. ." (Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; CQPTGL, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)

Vậy, khi đã có đức tin, đã có hành trang thiết yếu nhất, thì người giác ngộ phải tự khẳng định chính mình là một hành giả mang lấy sứ mạng vi nhân. Thượng Đế không làm thay sứ mạng cho con người.

Cho nên sau khi đem đến đức tin, Đ ức Th ư ợng Đ ế đã dạy môn đệ cử hành đại lễ Khai minh Đại Đạo.

Đại Đạo khai minh là mở đại cuộc chuyển hóa nhân tâm và xây dựng đời thánh đức cho thế giới nhân loại, mà người hành động, người thực hiện chính là hàng giác ngộ đã có đức tin. Từ đây, người tín đồ, người môn đồ trở thành người sứ mạng, bên cạnh đức tin, mang thêm lý tưởng, lý tưởng Đại Đạo.

1. Đức tin hướng về Thượng Đế

"Có Thượng Đế hay không có Thuợng Đế" là một vấn nạn mà những câu trả lời CÓ và KHÔNG đã làm phát sinh biết bao tư tưởng, triết thuyết và ngay cả giáo thuyết khác nhau, mâu thuẫn nhau. Từ đó trở nên một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chia rẻ triền miên giữa nhân loại.

Khai Đại Đạo TAM KỲ PHỔ ĐỘ là đánh lên tiếng đại hồng chung dứt khoát tư tưởng rằng sự hiện hữu của Ngài là đương nhiên và được khẳng định bằng :

1.1. Sự thân hành giáng thế, dạy dỗ nhân sanh. Ngài đến thế gian để vận hành Đại Đạo, hiệp cả vạn sanh, và quy nhất mọi tư tưởng.

"Chính mình Thầy đến chốn Nam Bang,
Mượn đất đem giao mối Đạo vàng.
Tưới nước vun phân Nho Thích Lão,
Nâng cành sửa lá Pháp hòa Tăng. " (Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 14.01. B. Ngũ, 1966)

Dĩ nhiên, Ngài đến bằng thiên điển vô vi, vì nếu Ngài hiện thân hữu hình thì không phải là Thượng Đế nữa.

"Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh Đại Đạo vận hành,
Quyền Thầy hiệp cả vạn linh,
Đông Tây kim cổ lập thành tương lai ." (Đức Chí Tôn, CQPTGL,Rằm.02.Q.Hợi)

1.2. Những quyền năng ấy ai cũng hiểu rằng chỉ có sức Trời mới làm nỗi, nhưng hiện nay chưa bày tỏ ra hết được. Và sự khẳng định gần gũi nhất về Thượng Đế đối với người tín đồ Cao Đài là Ngài đã nhận làm một vị Thầy trực tiếp cho con cái của Ngài.

1.3. Thế nên, một THẦY mà cứu rổi cả nhân loại thì chỉ với tác năng của Đại Đạo mới làm nỗi chứ không thể dùng sự vận động riêng của một tôn giáo nào. Nên đích thân Ngài làm Giáo chủ của Đại Đạo:

"Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa." Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q. 1, 24-04-1926

1.4. Những yếu tố khẳng định trên đây dầu sao cũng chỉ là chứng lý, chỉ có thực chứng bằng tâm mới khẳng định quyết nhiên.

Nên lần này Ngài không muốn nhân sanh chỉ xác tín Thượng Đế là Chúa tể Càn khôn mà phải xác tín Thượng Đế tại Tâm:

"Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Chẳng cần hạ giới dựng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ tâm là quí,
Tâm ấy tòa sen để Lão ngồi !" Xuất xứ :

Và:
"Tâm con là chỗ chí linh,
Là nơi hiệp nhứt nhân sinh cùng Thầy." Đức Chí Tôn, CQPTGL, 15.10.G.Dần, 1974


Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tin rằng Đức Thượng Đế là Đấng Tối Cao duy nhứt, là Tâm Linh Tuyệt Đối của vũ trụ, là Cha chung của vạn loại. Và Ngài chính là Đức Cao Đài.

2.Đức tin hướng về Càn Khôn vũ trụ và Đại Đạo

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tin rằng Càn Khôn vũ trụ bao hàm sự hiện hữu của cả vũ trụ tâm linh lẫn vũ trụ hữu hình. Đồng hiện hữu và có tương quan với vũ trụ hữu hình đang tiến hóa, vũ trụ tâm linh mở ra lý tưởng tiến hóa cho chúng sanh.

2.1. Vũ trụ được bao hàm trong Bản thể

Vũ trụ được bao hàm trong Bản thể. Đây là nguyên lý tuyệt đối, tối thượng của vũ trụ. Không xác tín Bản thể, không thể giải đáp mọi căn đề của vũ trụ vạn vật.

Bản thể này Đạo Lão gọi là Đạo, là Tiên Thiên, là Hư Vô, Vô Vi; Phật gọi là Chơn Như; Nho gọi là Thiên; Dịch gọi là Vô Cực.

Cao Đài gọi Bản thể đó là Hư Vô Chi Khí. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo viết:

"Đạo là gì? Đạo là Hư Vô Chi Khí, Đạo rất mầu nhiệm sâu kín cao siêu. Trước khi có Trời Đất đã có Đạo. Vậy Đạo đã tạo nên Càn Khôn Võ Trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm Khí Hư Vô mà sanh hóa mãi mãi." (ĐTCG,Trước Tiết Tàng Thơ,tr.66)

Vậy, vũ trụ không phải là không gian trống rỗng mà tràn ngập một siêu thể vô hình tự hữu, hằng hữu có trước Trời Đất nên gọi là Khí Hư Vô Tiên Thiên. Tuy không hình (Vô) mà lại có (Khí). Nhưng nếu Khí ấy chỉ như nước biển cả để cho muôn loài thủy vật bơi lội sinh sống trong đó thì chưa đủ gọi là Bản thể.

Bản thể vừa là nguồn gốc của thể chất, vừa là siêu năng lượng, vừa là cơ nguyên hóa sanh, vừa là động năng tiến hóa. Vì vậy, Bản thể còn được gọi là Đạo.

2.2. Vũ trụ vận động biến dịch không ngừng để sinh hóa và tiến hóa

Đức Khổng Tử đứng bên giòng sông từng thốt lên: "Chảy trôi như thế suốt đêm ngày!". Cũng với dòng sông, triết gia Hy Lạp Héraclite (trước công nguyên) lại nói: "Không ai vào được cùng một dòng sông hai lần...mọi sự phân tán rồi lại hội hiệp." Đó là hiện tượng thiên nhiên biến đổi không ngừng mà kiếp sống và cuộc đời của con người cũng không lúc nào cố định.

Thực chất của vận động biến dịch không ngừng trong vũ trụ tuy có sinh có diệt, có ẩn có hiện, nhưng đó là cái động của Đạo để tạo hóa vạn hữu và thúc đẩy vạn hữu tiến hóa.

"Lý vô thể, Đạo lại vô hình
Hình thể là do Đạo phát sinh;
Nắm mối tương quan tìm Đạo lý,
Mới hay có nẻo đến hư linh" ( Đức Trần Hưng Đạo,MLTH,02.02 Giáp dần - 1974)

Sự vận động sinh hóa trong vũ trụ tuy quan trọng, nhưng công năng vận hành tiến hóa của Bản thể vũ trụ mới là cứu cánh. Nếu trong vũ trụ chỉ có sanh hóa mà không có tiến hóa thì sự hiện hữu của vũ trụ vạn vật không có ý nghĩa, và tiến hóa không ngừng vì vũ trụ vận hành theo quy luật tuần hoàn, chu nhi phục thỉ.

Thế nên đạo học đã lý giải rằng vũ trụ vạn vật nhất thể, sinh hóa từ nhứt nguyên, tiến hóa đến quy nguyên; tóm tắt trong câu "Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhứt bổn".

Quy nguyên là đỉnh cao tuyệt đối của con đường tiến hóa vì Nguyên đó là Bản thể vĩnh cửu toàn thiện, toàn tri, toàn năng, biến hóa vô cùng, vi diệu khôn lường.

2.3. Đức tin nơi Đại Đạo

"Đại Đạo vốn con đường thông suốt,
Đại Đạo là ngọn đuốc Thiêng Liêng,
Sáng soi khắp cả các miền,
Thượng, trung, hạ giới, lý huyền ẩn vi." (Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Chí Thiện Đàn (Minh Đức Nho Giáo), Tuất thời, 26-08 Nhâm Tý (03-10-1972)

Đại Đạo là Thiên lý vận hành bất tức cuộc sinh hóa-tiến hóa của vũ trụ vạn vật. Cao Đài tin rằng tất cả các chánh giáo được sáng lập từ Nhứt kỳ đến Tam kỳ phổ độ đều có nguồn gốc Đại Đạo. Vì các hàng Giáo tổ của các tôn giáo đều là sứ giả của Thượng Đế Chí Tôn đến thế gian lập giáo tùy theo phong hóa của các dân tộc nhưng tựu trung cùng hướng về một cứu cánh duy nhất là trở về với Đạo, với Thượng Đế.

Các triết gia Tây phương từng xếp thời kỳ lịch sử nhân loại từ thế kỷ thứ 6 trước CN đến Chúa Ki-Tô là Thời trục . Thời trục là cái trục của những tư tưởng sáng chói nhất của nhân loại do các bậc Giáo tổ lập nên, từ Đức Thích Ca đến Đức Lão Tử, Khổng Tử và Đức Ki-Tô. Cái trục tư tưởng vĩ đại đó là nguồn gốc của nhiều nền triết thuyết đạo đức Đông Tây.

Ngày nay, khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, không có các Giáo tổ lập nên một thời trục khác mà chính Thiên thượng và Thiên hạ sẽ hợp nhứt thành một bầu Càn Khôn của Đại Đạo mới đủ sức cứu độ toàn nhân loại.

Những gì có giá trị phổ quát, trường cửu, đại đồng và tiến hóa mới có chỗ đứng trong Càn Khôn Đại Đạo.

Thế nên, đừng ai lầm tưởng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một tôn giáo, cũng không phải là một tôn giáo lớn; Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một ĐẠI CUỘC THIÊN CƠ, trong đó mọi tôn giáo sẽ hoàn toàn từ bỏ chấp trước hình thức, giáo điều để khai phóng tâm linh con người về với Chân lý duy nhứt là Thượng Đế.

"Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương; " (Trúc Lâm Thánh Đức Thiền Điện, Tuất thời, 07-03 Giáp Dần (30-03-1974)

Tam kỳ phổ độ đã khẳng định ý nghĩa tích cực của Đạo. Đạo là cuộc dịch biến tuần hoàn, là con đường tiến hóa, là chu trình quy nguyên, là tiến trình hiệp nhứt giữa cá thể với toàn thể, giữa con người với vũ trụ.

Khai minh Đại Đạo, Đức Giáo chủ Cao Đài muốn nhân sanh hiểu Đạo và hành Đạo theo ý nghĩa ấy.

Vậy, Đại Đạo chính là lẽ sống, lẽ tiến hóa của con người. Nếu tu chánh đạo, hành chánh đạo, tức là noi theo Đại Đạo, thì nhứt thiết con người sẽ tiến hóa trở về hiệp nhứt với Đại Linh Quang nơi cõi Thượng Thiên. Ngược lại như một vị Giáo chủ đã nói, nếu gọi là tu hành mà: "Bán rẻ giác quan cho vọng thức, đi mua vui trên sự khổ sở của tha nhân, đi vay mượn một mỹ từ tín ngưỡng để khuây khỏa nỗi sầu riêng" Đức Ki-Tô: TT. Bàu Sen 07.11.T.Hợi, 24.12. 1971; tức là chưa hiểu Đạo, lạc lầm theo dục vọng, thì tu muôn kiếp cũng chưa thoát khỏi luân hồi!

3. Đức tin hướng về con người


Ý thức hệ Cao Đài đặt một đức tin mạnh mẽ hướng về con người, về nhân loại, vì:

"Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhơn loại." (Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; CQPTGL, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974).

Câu "Tam tài đồng đẳng" đã có từ ngàn xưa, nhưng trên thực tế của nhân loại hiện nay, mấy ai đã tự minh chứng được cương vị ngang bằng trời đất của mình. Phương chi do vô minh và tham dục, con người đã rơi vào hai tệ trạng :

·Một là tự cho kiếp người là cùng khổ, đời người không có ý nghĩa.
·Hai là cho rằng cuộc sống là một cuộc hưởng thụ.

Cả hai thái độ đều vô tình hay cố ý đánh mất giá trị "vi nhân". Thế nên, để đạt được mục đích của Đại Đạo trong thời hạ nguơn điêu tàn này, Tam Kỳ Phổ Độ có sứ mạng khẳng định lại con nguời chính danh, con người đúng nghĩa, con người cho thiệt con người.

Sự khẳng định đó được thực hiện trên các phương diện:

·Tầm kích vũ trụ của con người:

"Trời bao quát, xanh xanh lồng lộng,
Đất dầy bền, sâu rộng mênh mông.
Ta cùng Trời Đất cộng thông,
Trong ngoài một mối, sắc không chung nguồn. " (Đạo Học Chỉ Nam)

·Sứ mạng vi nhân của con người, đặc biệt là sứ mạng Tam kỳ phổ độ.
Đức Chí Tôn đã xác định:
" Hỡi các con, Đại Đạo là bến khởi nguyên của các con, cũng như Xuân là đức Nguyên của vạn vật. (…) Từ bến khởi nguyên, con ra đi, vương một sứ mạng hai đoạn đường: một, đem Đại Đạo lập đời; hai, trở về với Đại Đạo." (Thánh giáo Đức Chí Tôn)
 
Thiện Chí





ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây