Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
10/12/2013
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/12/2013

NGHĨ VỀ ĐẤNG CỨU CHUỘC


Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của Đức Giê-Xu-Ki-Tô thì được tin Cựu Tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi qua đời. Hai sự kiện trùng hợp khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm về ảnh hưởng của những nhân vật lịch sử.
Ngay tức thì sau khi Ông Nelson Mandela vĩnh biệt dân tộc Ông, nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã tỏ bày niềm mến tiếc và tôn vinh Ông, “một người dũng cảm trọn đời kiên trì đấu tranh cho Công bình, Tự do và lòng Bác ái”. Cả thế giới không phân biệt sắc tộc, quốc gia hay tôn giáo, đều đồng cảm, chia sẻ tình cảm và sự mến phục Ông như một “vĩ nhân”.
Nói như thế không phải quá lời vì Ông đã lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh lâu dài chống lại chủ nghĩa “apathai” vô nhân đạo. Và trước Ông cũng có những “vĩ nhân” chống lại tội ác đối với loài người trong lịch sử. Các dân tộc vẫn còn tri ân những vật đó như những cứu tinh . Tuy nhiên, có một “cứu tinh” cách đây hơn 2.000 năm, thế giới không gọi là vĩ nhân, mà trân trọng tôn xưng là “Đấng Cứu Chuộc”.
Với Kitô Giáo: “Cứu độ là mầu nhiệm về cuộc giải phóng khỏi một cảnh nô lệ, đã được thực hiện do quyền năng của Thiên Chúa, và trong công trình giải phóng này, Con Thiên Chúa nhập thể đã đem chính mạng sống mình mà đền bù” (1)
Cứu chuộc (từ Nôm): Thuật ngữ Kitô Giáo dùng để dịch chữ redemption trong La ngữ, chỉ “công cuộc cứu thế do Đức Chúa Giêsu Kitô thực hiện. Theo nghĩa đen, cứu chuộc là giải thoát hay chuộc lại. Bị nô lệ tội lỗi, nhân loại chẳng khác nào bị cầm tù. [ . . .] Trước tình cảnh đó, cuộc khổ nạn của Đức Kitô chẳng những đủ mà còn thừa sức đền bù cho tội con người và cho hình phạt phải chịu vì tội ấy. Có thể nói, cuộc khổ nạn của Đức Kitô là tiền chuộc hay một cái giá phải trả để giải thoát con người khỏi hai ràng buộc ấy. Đức Kitô đền tội không phải bằng cách trả tiền nhưng bằng cách cống hiến cái đáng giá nhất là chính bản thân Đức Kitô. Vì thế cuộc khổ nạn của Đức Kitô được gọi là sự cứu chuộc nhân loại” (2)
Nhiều tài liệu nghiên cứu trong giới Ki-Tô giáo phân tích 3 chữ “Cứu độ, “”cứu rỗi” và “cứu chuộc” (3), cho thấy, một cách khái quát, 3 chữ này đồng nghĩa. Nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, thì từ “cứu chuộc” thích hợp với sứ mạng của Đức Giê-Su Ki Tô. Bởi Ngài đã đem chính mạng sống (hay cái chết thảm khốc nhứt) để “đền bù”, “trả giá”, hầu “chuộc” con người ra khỏi kiếp nô lệ cho tội lỗi.
Qua Kinh Thánh, và qua Giáo lý cùng những minh thị Đức Tin của giới Ki Tô hữu, chúng ta đều tôn kính đức hy sinh của Ngài, nhưng khi gọi Ngài là “Đấng Cứu Chuộc” , ta phải suy ngẫm ý nghĩa của sứ mạng “chuộc tội” ấy.
_ Có thể nào chỉ đơn thuần bằng sự cống hiến thân xác của một con người mà đủ chuộc hết tội lỗi của loài người chăng?
_ Có Ki Tô hữu viết: vì thân xác của Người là thân xác mầu nhiệm, không như của kẻ bình thường.
Cũng có thể giải đáp băn khoăn đó theo Bản thể luận của Thánh giáo Cao Đài rằng:
“Con là một Thiêng liêng tại thế,
Cùng với Thầy đồng thể Linh quang;
Khóa chìa con đã sẵn sàng,
Khi vào cõi tục, khi sang Thiên đình.” (4)

“Ôi Trong bức màn vô minh có biết bao điểm linh quang chói sáng để phá tan cảnh tượng mờ ám hãi hùng. Điểm linh quang ấy không chi lạ, là chúng sanh, là chư hiền, là Thiên tánh của bản thể vũ trụ “ (5)

Vậy Giê-Su Ki Tô là Con Một của Thiên Chúa thì Người thuộc về Bản thể của Chúa Cha và đồng Bản thể với cả chúng sanh, thì sự hy sinh của Người có một giá trị cứu chuộc tối thượng. Hơn nữa, chúng ta lại nhớ rằng, trước khi bị trăn mình trên thập tự giá, Người đã trải qua quá trình rao giảng “tin mừng” cho thế gian và thu phục 12 Thánh Tông đồ,chửa lành bệnh nan y cho nhiều người khốn khổ. Nhất là Người mặc nhiên xưng mình là Con Thiên Chúa. Phải chăng Người đã chấp nhận cái chết đau thương trước khi bị kẻ nghịch lên án? Chấp nhận nhục hình để đổi lấy ơn tha tội của Chúa Cha cho đàn con chiên đã biết hối cải tội lỗi. Vậy Giê-Su Ki Tô đã bắt đầu chuộc tội cho loài người ngay từ khi sanh ra trong máng cỏ, nơi nghèo khó giữa bao kẻ ác lăm le giết hại.
_Đức Ki-Tô đã chứng tỏ rằng, chỉ có Con Thiên Chúa mới có đủ quyền năng cứu chuộc.Vậy cái giá “chuộc tội” đã được trả bằng “tin mừng” Chúa Con đã xuống thế gian đem tình thương cứu rỗi nhân loài, cộng với linh năng “điểm đạo” cho tất cả những ai tin kính Chúa Trời.
_ Có sách viết: “Qua nỗi đau đớn và cái chết của Ngài, Đấng Ky Tô đã chuộc trả các tội lỗi của tất cả nhân loại với điều kiện là phải có sự hối cải của cá nhân.” (6)
__ Vì sao phải có điều kiện hối cải? Phải chăng sự hối cải là sự bắt đầu thay thế mầm mống Ác bằng hạt giống Thiện. Và từ lúc hạt giống Thiện nẩy nở, rồi trưởng thành, công năng “cứu chuộc” mới có hiệu quả và hoàn thành bằng sự “sống lại” đời đời của linh hồn. Giê-Su Ki Tô chết rồi “Phục sinh”, phải chăng đó là một ẩn dụ của sự sống lại đời đời ấy?
Chúa Ki Tô về Trời, các Thánh Tông Đồ ở lại tiếp tục sứ mạng “gieo giống”, và lần này là “Cứu độ” hay “Cứu rỗi” (Salvation [en]) chứ không phải “Cứu chuộc” (Redemption [en]). Vì sứ mạng cứu chuộc đã thuộc về Giê-Su Ki Tô. Các Giáo Hội Cơ Đốc vẫn đang tiếp tục sứ mạng gieo giống đó. Đồng thời các tôn giáo khác vẫn đang “cứu độ” theo chân truyền của các Đấng Giáo chủ mà hạt giống gọi là “Đạo tại tâm”, là Lương tâm, là Phật tính hay Nhân bản.
Những vĩ nhân trên thế giới dù theo tôn giáo hay không tôn giáo, đã trở nên cứu tinh của một dân tộc hay của loài người do đã phát huy được Nhân bản thọ bẩm từ Thượng Đế, điển hình như Cựu Tổng Thống Nelson Mandela.
Đối với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Cứu độ, Cứu rỗi, hay Cứu chuộc đều là SỨ MẠNG ĐẠI THỪA trong Mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát”

TH.CH.
Mùa Giáng Sinh 2013

_______________________________

(1)-Dictionnaire de la Foi catholique (P. Oury), tr. 202: http://www.htth.org/so35/351_cong_cuoc_cuu_do.htm_ftnref2).
(2)-Từ điển Công giáo phổ thông, khuyết danh, dịch từ Pocket Catholic Dictionary của John A Hardon, SJ., Image Books, New York, 1985.
(3)-Cứu Chuộc ? Cứu Rỗi? Cứu Độ? - Giáo phận Đà Lạt www.simonhoadalat.com/.../65CuuChuoc-CuuRoi-Cu.


(4)-Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Thiên Lý Đàn, Tuất thời, 14-01 Bính Ngọ (04-02-1966); Thánh Giáo Sưu Tập 1966-1967, tr.36.

(5)-“Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Huờn Cung Đàn, 01-8 Ất Mão (17-7-1963)
(6)- Sự Cứu Chuộc http://www.lds.org/general-conference/print/2011/10/redemption?lang=eng&clang=vie-
LeGrand R. Curtis Jr. Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây