

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Trước khi những bộ sách về lịch sử của dân tộc được biên soạn thì trong dân gian đã lưu ...
-
THI Đạo tâm tại hề Phật tại tâm, Vọng cầu bôn ngoại thị hôn trầm, Nhơn nhơn tự hữu Như Lai tánh, Tánh đắc ...
-
Điều thứ hai mươi của Tân Luật có qui định Chức sắc giữ Thánh thất mỗi ngày phải làm tiểu ...
-
Tân Ước /
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...
-
ĐỨC QUAN ÂM luôn song hành cùng nhân thế, từ Nhất kỳ, qua Nhị kỳ, đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đức ...
-
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt ...
-
Mùa tu Hạ chí năm Mậu Tý, chúng ta được giảng về hai chữ "quyết tâm". NGÀY 27.5.MẬU TÝ. Thế nào là ...
-
Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, ...
-
Đề tài đặt vấn đề mối quan hệ giữa Nhân sinh quan Cao Đài và bối cảnh xã hội nhân ...
-
Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...
-
1. Hiểu được tầm quan trọng của công phu thì cấp nào cũng siêng cúng, siêng tịnh nhờ đó ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Thiên Nhãn

Thánh tượng Thiên Nhãn của đạo Cao Đài hiện ra lần đầu cho người đệ tử đầu tiên thấy được là Ngài Ngô Minh Chiêu tại Dương Đông , Phú Quốc vào năm 1921. Ngài Ngô trực nhận đây là mặc khải của Đức Thượng Đế để chọn tượng thờ cho Đạo. Ngài họa lại Thiên Nhãn là hình con mắt trái rất uy nghiêm để tôn thờ và ít lâu sau truyền lại cho đồng đạo.
Ngày nay thánh tượng Thiên Nhãn là tượng thờ tối cao trong toàn đạo Cao Đài, tại các thánh thất cũng như tại tư gia tín hữu.
Ý nghĩa :
Đức Cao Đài dạy rằngThiên Nhãn là "lý mầu nhiệm" của Đạo, buổi ban sơ môn đệ của Ngài khó hiểu hết ý nghĩa. Tuy nhiên, dần dần theo sự xiển dương sâu rộng của nền giáo lý công truyền và tâm truyền, người tín hữu Cao Đài có thể suy nghiệm các nghĩa lý căn bản, phổ quát của Thiên Nhãn như sau :
1.Nghĩa tôn giáo :
Thờ một con mắt là thờ độc thần ( monothéiste ) , ám chỉ đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần khác với các tín ngưỡng đa thần thời trung cổ, đánh dấu mức độ tiến hóa ngày càng cao hơn trong lịch sử tôn giáo thế giới. Vượt lên trên các tín ngưỡng sơ khai thờ vật tổ và các tín ngưỡng thờ đa thần, có các tôn giáo lớn thờ độc thần trước đây là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.[1] Dictionaire des Religions, E.ROYTON PIKE, Presses Universitaires De France,1954, p.218.
Trong ý nghĩa ấy, thời kỳ này đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn biểu trưng cho Thượng Đế, vị Thần Tối Cao duy nhất của càn khôn vũ trụ. Vì Thượng Đế là đấng vô hình, đấng Cha chung của mọi giống dân, không thể dùng vật tượng hay nhơn tượng để thờ, nhưng biểu tượng Thiên Nhãn khả dĩ tượng trưng cho một giá trị phổ quát đại đồng nhứt và thể hiện được sức mạnh tinh thần của mọi chủ thể.
2. Nghĩa giáo lý công truyền :
Thiên Nhãn là biểu tượng của " Tâm ", vì " Nhãn thị chủ tâm " [2] Thánh ngôn hiệp tuyển,TT. Tây ninh,1973,Q.1,tr.12 Mà hướng nội, hướng tâm hay qui tâm, theo giáo lý Tam giáo là đường lối tu tiến của con người vì "Tâm" là gốc, là chủ tể [3 Tuân tử ( 310-230 ) cho rằng tâm là chủ tể của vạn sự vạn vật " Tâm giả hình chi quân giã,nhi thần minh chi chủ giã, xuất lệnh nhi vô sở thụ lệnh. . ." Giải tế,XXI ( Tâm là vua cái hình thể, là chủ cái thần minh, ra lệnh mà không chịu lệnh ở đâu cả) [ xem Nho giáo ,Trần Trong Kim,q.Th.tr.240 ]
Thánh giáo Đức Lý Giáo Tông :
" Tâm chúa tể trong ngoài bĩnh trị,
Tánh với tình sự lý tể khanh;
Thất tình lục dục bao quanh,
Quân binh sĩ tốt giữ gìn bản thân."
(Huờn Cung Đàn,01.04.Nh.Dần, 62)], nguyên nhân của tất cả các nguyên nhân; "Tâm " là Đạo, là Chơn ngã ; giáo lý Phật giáo có câu :
" Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức "
Kinh Đại Thừa Chơn Giáo [4] ĐTCG,Chiếu Minh, Chữ Tâm, có viết :" Trong trời đất có cái lý nhứt định thanh quang là Thái Cực, làm "trung tâm điểm" cho vũ trụ càn khôn muôn nloài vạn vật. Cái "lý độc nhứt " ấy toàn tri toàn năng biến hóa vô cùng vô tận, dưỡng dục cả sanh linh, bảo tồn cả vạn loại. . . Còn với nhân loại, cái " tấm lòng " lại là trung tâm của con người . . . Cái trung tâm đạo ấy rất mầu nhiệm thông linh làm cho con người được an vui trên con đường tiến hóa. Vậy người phải lấy cái tâm làm chủ tể. "
Theo đạo học, Thiên Nhãn chính là Thái Cực vậy
3. Nghĩa giáo lý tâm truyền :
Thiên Nhãn là biểu tượng của "thần", vì "Thần cư tại Nhãn " [5]TNHT,Tây ninh,sđd,tr.12. Thần là sức mạnh siêu nhiên của chủ thể.
Đối với Thượng Đế, Thần hay "Chơn thần" là quyền năng tối thượng của Ngài tác động lên toàn thể vũ trụ vạn vật. Trong kinh Đại Thừa Chơn Giáo Ngài dạy :
" Tại sao Thiên Nhãn là Thầy ? . . . Nhãn là cửa trái tim của con người. Trái tim ấy là Tạo hóa, tức là Thần, mà Thần là cái Lý Hư vô. Lý Hư vô ấy là Trời vậy. " [6] ĐTCG, Chiếu Minh, Mục Thiên Nhãn,
· Đối với con người, Thần thể hiện sức mạnh tinh thần khi con người đạt đến khả năng tập trung cao nhất của Tâm.
· Về Đạo pháp, Thần là một trong ba món báu ( Tam bửu ) của Tiểu thiên địa nhân thân : Tinh- Khí- Thần. Sự tu luyện theo Tiên đạo là hàm dưỡng đầy đủ và hiệp nhứt được Tam bửu mới đắc đạo. Từ khi mới khai Đạo, Đức Cao Đài Giáo Chủ đã phán rằng " Lập Tam kỳ phổ độ nầy, duy Thầy cho ""Thần" hiệp "Tinh –Khí " đặng hiệp đủ "Tam bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập thánh" [7] TNHT,Tây Ninh,sđd,tr12.
Vậy Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thờ Thiên Nhãn là thờ Thượng Đề hữu ngã và là thờ Chơn Thần của vũ trụ tức Thượng Đế vô ngã, là Bản nguyên của vũ trụ vạn vật, mà cũng là cứu cánh của chúng sanh.