Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • 1. VŨ TRỤ 宇 宙 – THIÊN ĐỊA 天 地 001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư ...


  • Phục sinh / Thiện Chí

    "Phục Sinh" theo Tây phương có ý nghĩa tôn giáo dựa theo đức tin về sự sống lại của Christ, ...


  • . . .Không kể các thánh sở trong phạm vi nội ô ở các Tòa Thánh, ở mỗi Hội Thánh ...


  • NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

    “Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được; dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu ...


  • Tiểu sử Ngài Ngô Minh Chiêu / Trích Sử Đạo "Từ Khởi nguyên đến Khai minh"

    Nhân ngày kỷ niệm Đức Ngô Minh Chiêu đăng thiên 13 tháng 3 âm lịch, NCGL trân trọng giới thiệu ...


  • Mười Điều Tâm Yếu / Tường Như sưu tầm

    Mười điều tâm yếu hướng về ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca (08 - 10 - Canh Dần) 1/- ...


  • Chùa Việt Nam / Sưu tầm

    Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn ...


  • Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...


  • Chúng ta sống trong cõi nhị nguyên đầy khổ đau nhân quả nhưng cùng lúc chúng ta cũng sống trong ...


  • Ngày 13-03-Giáp Thân, kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô, chúng ta đọc lại lược sử của Ngài.


  • ANTHOLOGIE DES SAINTES PAROLES CAODAÏSTES TOME II / Traduit du Vietnamien Par QUACH-HIEP Long

    Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...


  • Khai tịch đạo va Khai minh Đại Đạo / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

    KHAI TỊCH ĐẠO VÀ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO THI Trở gót đường mây để ít lời, Mừng mừng tủi tủi cố nhân ôi ...


13/11/2005
Thanh Mai

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Câu chuyện đức tin


Năm 1945…

Ở vùng Chợ Gạo (Mỹ Tho) lúc bấy giờ có một phụ nữ tên là bà Năm Diệu. Bà theo đạo Thiên Chúa và có chồng người Miên lai Pháp tên là Maurice Scheneider. Ông Năm đi làm xa ở Paksé (Cam Bốt) và đã chết bất đắc kỳ tử ở đó. Bà Năm không cam lòng trước cảnh ông Năm ra đi đột ngột không một lời trăn trối nên đã nhờ người làm một bàn cầu cơ trái tim để cầu hồn ông về. Hai thanh nữ ngồi để tay tiếp điển lúc bấy giờ là Thanh Hương, con gái bà Năm và Huệ Thanh, con gái ông bà Tr.Tr Ch. bạn thân gia đình bà Năm.

Bà Năm vừa đốt ba cây nhang khấn vái xong thì ông Năm về liền, cho biết rằng ông đang tịnh luyện ở non thần và khuyên bà cũng phải lo tu. Rồi ông giải thích cho bà hiểu tu nghĩa là tu tâm sửa tánh, trau dồi đức hạnh, làm lành lánh dữ, giúp đỡ người nghèo khổ chứ không phải vô chùa xuống tóc, mặc áo cà sa mới gọi rằng tu.

Bà nghe theo lời ông, cho viết lên bảng mười điều khuyên nên làm và mười điều răn không nên làm để mọi người trong nhà noi theo. Đêm hôm đó bà thấy một con đom đóm bay vào nhà, rà rà theo từng chữ trên tấm bảng bà vừa cho viết hai mươi điều khuyên răn do ông Năm dạy. Bà nói với mọi người trong nhà: "Đó, ổng về dò coi tao viết có đúng không đó." Rồi bà nói với con đom đóm: "Nếu quả thật là ông thì hãy bay đến đậu trên tay tôi." Lạ thay! Con đom đóm liền bay đến đậu trên tay bà.

Thấy việc cầu hồn quá dễ dàng nên bà thường xuyên cầu ông về để nói chuyện cho đỡ buồn. Mỗi lần cầu hồn ông Năm về, bà thường mời ông bà Tr.Tr.Ch. đến dự. Ông Ch. xưa nay không hề tin có thần thánh hay ma quỷ gì cả nhưng vẫn tới dự để làm vui lòng bà Năm. Ông Năm về nói chuyện với ông Ch. y hệt như lúc còn sanh tiền và thường hay giễu cợt như lúc còn sống. Chẳng hạn, có lần ông Ch. vừa mới tới đầu ngõ, mọi người trong nhà chưa ai thấy nhưng trên bàn cơ đã viết lời ông Năm nói: "Chào xì thẩu!" Khi thấy ông Ch. bước vào, mọi người mới hiểu ra và phì cười.

Tuy nhiên, một ngày kia, ông Năm bảo với bà Năm rằng: "Ta đang tu, Năm cầu ta về hoài ta tu không được." Ông dặn bà từ đó về sau chỉ cầu ông về vào những ngày ăn chay và phải sắm nhang đèn, bông trái, rượu trà đủ lễ. Những người dự cầu cơ cũng phải ăn chay, mặc áo dài nghiêm chỉnh. Nhờ đó, dần dần có các Đấng Thiêng Liêng về dạy đạo. Mỗi tối trước khi cầu cơ, Thanh Hương và Huệ Thanh phải nghiêm cẩn đọc kinh hẳn hoi.

Một hôm, Thanh Hương và Huệ Thanh đọc kinh so le thế nào mà cả hai đều không nhịn được cười. Khi hai người vào ngồi để tay lên bàn cơ, có một Đấng Thiêng Liêng về ban cho bốn câu (quên bốn chữ ở câu chót):

Ngồi xem hai kẻ niệm kinh,

Thanh thời đi trước Huệ còn đàng sau.

Cười cười giỡn giỡn trước bàn,

. . . . . . rồi cũng niệm kinh.

Thanh Hương và Huệ Thanh sợ hết cả hồn, lo ngại đắc tội với bề trên. Lúc bấy giờ ông Ch. và một anh công nhân xay lúa thấy vậy muốn rõ thực hư ra sao nên đề nghị cho hai người để tay lên bàn cơ. Ông Ch. đã nhiều lần dự cầu cơ nhưng trong lòng vẫn còn nghi hoặc chứ chưa thật sự tin tưởng. Tuy nhiên, khi hai người để tay, cơ chỉ nhúc nhích chứ không chạy được. Cuối cùng, Thanh Hương và Huệ Thanh ra để tay, cơ chạy vù vù. Đức Chi Ton về rầy: "Các con cần Ta hay Ta cần các con? Người xưa muốn tu phải lội suối trèo non tìm Thầy học Đạo. Ngày nay chính Thầy đích thân giáng phàm để dạy Đạo mà các con còn thử Ta." Rồi Đức Chi Ton dạy: "Có Trời có đất, có âm có dương, có thiên đàng địa ngục, có tội có phước." Anh công nhân nghe vậy nên thú thật là chính anh đã rị con cơ lại không cho chạy. Ông Ch. cũng bắt đầu vừa lo ngại, vừa tin tưởng.

Một lần nọ, ông Ch. được mời hầu đàn tại nhà ông Đốc Phủ Trần Nguyên Lượng, một vị chức sắc tên tuổi của đạo Cao Đài lúc bấy giờ. Ông Đốc Phủ có người con gái tu đắc vị Kim Nhàn Ngọc Nữ. Khi đến dự đàn cơ tại nhà ông Đốc Phủ Lượng, ông Ch. rất ngạc nhiên khi thấy Đức Kim Nhàn Ngọc Nữ mỗi khi giáng đàn đều lạy cha nhưng sau đó ông Đốc Phủ lại đến lạy con mình. Về nhà, ông bèn nêu thắc mắc này với bà Ch.

Một tháng sau, ông Ch. đi hầu đàn được Đức Kim Nhàn Ngọc Nữ về giải thích việc "Tử bái phụ, phụ bái tử". Ngài bảo đúng là Ngài lạy cha, nhưng không phải cha lạy con mà là lạy Thượng Đế đã ban ơn cho con về dạy Đạo, đó là "Tử bái phụ, phụ bái Thiên". Ông Ch. giật mình vì điều ông thắc mắc, ông chỉ nói riêng với một mình bà Ch. nghe mà thôi, vậy mà nay Đức Kim Nhàn Ngọc Nữ lại giải đáp cho ông. Thế là đức tin của ông lại thêm một lần nữa được củng cố.

Một lần khác, ông Ch. lại được Ơn Trên ban cho một vé thi thất ngôn tứ cú như sau:

Chánh tâm kỉnh Phật với thờ Trời,

Vật chất khuyên trò khá bỏ khơi.

Đạo hạnh ngày đêm tua sửa lấy,

Ráng thêm chút nữa đáng công đời.

Ông Cha. tìm hiểu ý nghĩa bài thơ, đặc biệt câu "Vật chất khuyên trò khá bỏ khơi" không hiểu là có ý gì.

Hai tháng sau, một trận hỏa hoạn xảy ra trong vùng đã thiêu rụi hoàn toàn cơ nghiệp của ông Ch., bao gồm một căn nhà lớn năm gian, năm căn phố đang cho thuê và hai vựa lúa lớn. Tất cả đều hóa thành tro bụi trong phút chốc. Ông Ch. sực nhớ lại bài thơ mà Ơn Trên đã cho ông biết trước tai họa sẽ xảy ra qua câu "Vật chất khuyên trò khá bỏ khơi".

Nhờ bài thơ tiên tri đó mà ông Ch. khỏi buồn phiền, đau khổ vì tiếc của. Ông bình tâm chấp nhận hoàn cảnh và cần cù gây dựng lại sự nghiệp. Tất cả những sự việc xảy ra đó đã tạo cho ông một đức tin vững chắc vào Thiêng Liêng và ông đã quyết định nhập môn tu theo đạo Cao Đài kể từ ngày ấy (năm 1947). Ông được ban Thánh danh và lần lượt được Ơn Trên ban trao nhiều trách vụ quan trọng trong Đạo và ngày nay đã đắc vị Đắc Tâm Chơn Thánh.
 
Thanh Mai

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây