Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • ĐỒNG NGUYÊN VẠN GIÁO / Đức Vạn Hạnh Thiền Sư

    VẠN HẠNH THIỀN SƯ, Bần Tăng chào mừng chư hiền đệ hiền muội lưỡng ban đàn nội. THI Chuỗi dài ý hệ ...


  • Thánh giáo Đức Thế Tôn nhân lễ Phật Đản / Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Huờn Cung Đàn Tý thời mùng 8 tháng 4 Tân Sửu (21.05.1961) (Lễ Phật Đản ) THI HỒI tâm tu niệm hưởng ơn ...


  • Islam / Abu Ameenah Bilal Philips

    Islam is the true religion of "Allah" and as such, its name represents the central principle of Allah's "God's" religion; ...


  • THU VỀ NHỚ LỜI TỪ MẪU / Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Chín trùng Mẹ đến với con thơ, Chứng ở lòng con biết kỉnh thờ, Ân huệ sẵn dành bao Hạ quí, Phước hồng ...


  • PHỔ CÁO CHÚNG SANH / Đạt Tường

    Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...


  • Quyền Pháp - tình thương và sự sống / Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan

    Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu ...


  • CHƠN TU / Chí Thật

    Trong một lần lâm đàn Thầy để lời gởi gắm đến chư môn đệ như sau: ...


  • Nhân loại đang ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo.


  • Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm thấy bức hình của một loài sinh vật huyền thoại trên ...


  • "Người những tưởng Cao Đài tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương, Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường, Tam nguơn chuyển ...


  • Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

    Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...


  • Leo núi vì hòa bình thế giới / Quốc Thắng - Tuổi Trẻ Online

    Một đoàn các nhà leo núi gồm nhiều tín ngưỡng khác nhau đã tổ chức leo núi vì hòa bình. Đỉnh ...


11/05/2004
Thiện Chí

Chính Long Đức Trung

Từ Hà Nội xuôi về phía Nam 90 km là tỉnh Ninh Bình, nơi hội tụ nhiều di tích văn hóa lịch sử giữa một vùng danh lam thắng cảnh chan hòa khí thiêng sông núi.

Rạng bình minh, khách có thể ngồi thuyền chiêm ngắm từng vách núi cheo leo còn đượm ánh sương mà thiên nhiên đã khéo léo chất chồng lớp lớp đá tảng phẳng phiu như các tháp Đế Thiên cổ kính. Núi và nước ở đây đã tạo thành một "Hạ Long trên cạn" mà thuyền có thể lướt qua Tam cốc (ba cái hang thông được nhau) rồi đến thăm đền Thái Vy vào Bích Động.

Đền thái Vy nằm giữa các hòn núi nhỏ, toàn cục như xếp thành non bộ của tạo công. Trước đền là một gác chuông hai tầng thanh thoát mà cương kiện nâng cao chiếc Đại Hồng Chung đang hàm ẩn âm vang của mấy ngàn năm văn hiến. Qua khỏi gác chuông là một kiến trúc cổ Việt Nam cột tròn mái ngói giản đơn mà nghiêm cẩn. Đây là nơi thờ phụng các Tiên Đế nhà Trần. (hình trên: gác chuông đền Thái Vi)

Đứng trước chánh điện, khách sẽ bị thu hút bởi tấm biển lớn với bốn đại tự CHÍNH LONG ĐỨC TRUNG uy nghiêm sáng chói phía trên bàn hương án. (hình 1 : Chánh điện đền Thái Vi với 4 chữ "Chánh long đức trung")

Lần lượt thắp hương trước tượng thờ các vị Hoàng Đế xong, bước ra ngoài khách còn vương vấn một ấn tượng gì hòa lẫn trong niềm lâng lâng ngưỡng mộ chính khí triều Trần,có bao anh hùng hào kiệt chiến công hiển hách và truyền thống tu thiền đạt đạo của các tiên vương. " CHÍNH LONG ĐỨC TRUNG " bốn chữ ấy làm khách suy gẫm mãi…

Nhớ lại Quẻ Kiền trong Kinh Dịch, Văn ngôn hào cửu nhị viết :
"Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân hà vị dã ?
Tử viết : Long đức nhi chánh trung giả dã… "

"LONG ĐỨC CHINH TRUNG" thay vì "CHÍNH LONG ĐỨC TRUNG". Nhưng nhứt thiết đó phải là nguồn gốc.

Trước hết trong quẻ Kiền mỗi hào được ví như một con rồng, sáu hào là lục long. Nhưng trong sáu hào chỉ có hào nhị và hào ngũ là đắc TRUNG mà hào ngũ lại thêm đắc CHINH. Vậy ta hãy truy cứu đức TRUNG đức CHÍNH của các hào cửu nhị và cửu ngũ để soi tỏ ý nghĩa của CHÍNH LONG ĐỨC TRUNG trên đền Thái Vy.


" HIỆN LONG" CỬU NHỊ (xem hình)

Tượng của nó là rồng hiện : " hiện long tại điền " (rồng hiện trên ruộng)
Đây là con rồng vũng vẫy biến hóa, làm mây làm mưa thấm nhuần khắp cõi khác hơn con rồng ẩn của hào sơ cửu : "Tiềm long vật dụng".

"Long tại điền đức tài gồm đủ,
Chí cương trùng tháo thủ kinh luân
Gặp thời ngộ chữ tế truân,
An oai mưa móc, chúng dân cộng nhờ. "
(Dịch Kinh Huyền Nghĩa, Tam Tông Miếu,Quẻ Kiền,Bài tượng truyện)

Vậy "hiện long" ở đây là bậc thánh nhân xuất hiện để an bang tế thế, bởi đó là bậc đắc TRUNG , đức rộng che chở thiên hạ.

Nên muốn có ĐỨC, trước phải được TRUNG.

TRUNG nghĩa rộng như VÔ CỰC, chứa chan đầy đủ lẽ sống của muôn vật còn CHÍNH có nghĩa như THÁI CỰC xuất hiện ở chỗ TRUNG.

TRUNG còn có nghĩa là đúng lúc, hợp thời.

TRUNG là không thái quá bất cập.

Hành động đúng đạo lý của chữ TRUNG tức là theo được TRUNG ĐẠO.

Nên có câu :
"Chính trung rộng lớn qui mô
Chứa chan ân đức thấm vô lòng người."
(DKHN, sđd, Quẻ Kiền, Văn ngôn, Bài Cửu Nhị)

------------

"CHÍNH LONG CỬU NGŨ" (xem hình)

Tượng của nó là rồng bay lên trời : " Phi long tại thiên". Đây là rồng đã vượt chín từng mây, uy đức đã đạt đến mức chí đại chí cương sau bao thời trui rèn tu dưỡng.

Đến cửu ngũ phi long biến hóa,
Ngôi chính trung trung đức tỏa xa gần;
Hào từ : "lợi kiến đại nhân",
Pháp quyền mưa móc tế dân cứu đời".
(DKHN,sđd,Bài tượng truyện)

Vậy rồng ở ngôi này là ngôi cửu ngũ (hào 5) tính chất dương cương ở vào dương vị là đắc CHÍNH lại đắc TRUNG. Theo Dịch ngôi vị cửu ngũ là ngôi chí tôn. Nên rồng ở đây đích thị là CHÍNH LONG mà cái chí cái đức đã đạt đến mức "Phi long tại thiên" thì hẳn đắc TRUNG rồi vậy.

Nhưng nói đắc TRUNG ở đây không hết ý bằng "ĐỨC TRUNG " bởi ân oai của CHÍNH LONG đã thu hút được bậc đại nhân hiền tài mà làm nên nghiệp lớn. Nên hào từ có câu "Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân".

Vậy bậc CHÍNH LONG ĐỨC TRUNG đây phải là bậc thiên tử ở ngôi hoàng đế, ân đức lẫy lừng trùm khắp thiên hạ, thu phục thần dân đem hết tài đức xây dựng nước nhà, giữ yên bờ cõi. Bốn chữ vàng ấy rất xứng đáng để xưng tụng các đấng minh quân thánh đế nhà Trần vậy.

Lần giở lại những trang sử huy hoàng thời ấy, nếu các vua Trần Thái Tôn, Thánh Tôn, Nhân Tôn không đạt đến mức "phi long tại thiên" thì làm sao có những "hiện long tại điền" như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng….

Mà nếu những bậc anh hùng dũng tướng ấy không "lợi kiến đại nhân" được với các đấng minh quân thì làm sao có sự nghiệp phi thường chói sáng ?

Nhứt là HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG một "hiện long tại điền" cũng là một đại nhân mà chính "phi long tại thiên" triều Trần ở ngôi cửu ngũ đã "lợi kiến" được khiến cho khi ngoại xâm nguy cấp Ngài đã thốt lên rằng " Nếu bằng bệ hạ muốn đầu hàng quân giặc thì trước hãy chém đầu thần đi đã…" và đến lúc an cư lại dâng kế đức trị nuôi dân dưỡng tướng :

" Dùng binh cần phải dụng TÂM, sao cho như thể cha con chung một nhà, như thế mới có thể đứng ra chiến đấu với người. Trong lúc bình thời ta phải khoan hồng, dè dặt sức dân, đặt vững các nền tảng sâu chặt của ta, như thế mới là thượng sách phòng giữ nước nhà". ( Trần Hưng Đạo )

Cái tiết tháo ấy, cái TRUNG cái ĐỨC ấy hẳn nhiên tự ở cái thế "lợi kiến đại nhân" hai chiều cửu nhị đắc TRUNG với phi long cửu ngũ CHÍNH TRUNG lưỡng đắc để cho người xưa vung tay ngẫng đầu đề lên bốn chữ : CHÍNH LONG ĐỨC TRUNG ở đền THÁI VY vậy !
Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây