Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Niết bàn / Hồ Thị Mộng Tuyền

    Niết Bàn là gì? Kinh Niết Bàn dạy: Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi ...


  • Thiện thư 善書 hay khuyến thiện thư 勸善書 (books of edification; morality tracts) là một đặc chủng trong thư tịch ...


  • Bức thư pháp Truyện Kiều / Phạm Huy Thông - Tuổi Trẻ Online

    Đến chiều tối 22-12, "ông đồ thời @" Trịnh Tuấn đã thực hiện được hơn 2.200 câu thơ Truyện Kiều ...


  • Ngày Rằm tháng 2 Âm lịch là ngày Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Lão Quân. Dưới đây là bài ...


  • Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn ...


  • Tỳ Thổ / Thiện Chí

    Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...


  • Tín ngưỡng Việt Nam còn gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian, là tín ngưỡng của ...


  • Liên Hợp Quốc / Sưu tầm

    Liên Hiệp Quốc, viết tắt là LHQ (còn gọi là Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao ...


  • Này chư đệ muội ! mỗi độ xuân sang, lòng người rộn rã vui buồn của thế sự, dầu muốn ...


  • Tiểu Sử Hải Thượng Lãn Ông / Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

    Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho ...


  • Ngày công khai đạo Cao Đài tại Miền Trung / Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (Nguồn: Tạp chí Cao Đài số 01/2009)

    “Từ đây nòi giống chẳng chia ba, Thầy hiệp các con lại một nhà; Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc, Chủ quyền ...


  • Suy ngẫm mùa tu Hạ Chí


05/01/2022
Thiện Chí

NHAT KY CUOI TUAN 05 - 01 2022

 

 

 

THÁNH NGÔN

 

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 10 Bính Thìn (4-12-1976)

 

GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ hiền muội.

 

Trước khi kiểm điểm phúc trình hành đạo chư phận sự trong mấy tháng qua. Bần Đạo  để lời ngợi khen  tinh thần tiến đạo  vượt bao khó khăn  thử thách ràng buộc quanh mình để hướng về mục đích tối cao mà chư đệ muội đã chọn.

 

            Chư hiền đệ muội đồng an tọa.

Chư hiền đệ hiền muội  ! Bần Đạo vừa mới nói đến hướng về  mục đích tối cao, chư đệ muội nghe  qua có thấy lòng thích thú  khi trỗi bước dậm dài thiên  lý, có âm vang hòa nhịp đồng hành, hay thấy lòng  phân vân ngăn ngại ? Mục đích cao thượng ấy xa hay  gần, thực thể hay trừu tượng  mông lung, cái thế an bài  vĩnh cửu hay thế tựa tạm thời trước sự vật quá đổi  thay. Có nghe được tiếng nói của lòng mới thấy mình  có thực hay  không có. Nếu  đã thật có,  mình biết mình,  thì sứ mạng Thiên ân trong Tam Kỳ Phổ Độ này mới có thật ở chính mình.

 

Này chư đệ muội ! Đạo pháp đều có ở  mỗi con người. Có con người là có đạo pháp, bởi vô minh che  lấp mới không nhận thấy đó thôi. Nay  mượn đạo lý bên ngoài chỉ đạo lý bên trong,  mượn cái pháp hữu hình để chuyển luân  cái pháp vô tướng cũng là điều gượng mà làm vậy.

 

Mấy lúc qua rồi chư đệ muội hiệp nhau tu học tâm pháp, học để chi ? Sao không tự học mà  lại hiệp nhau hai  bên để cùng học  ? Có phải học  để tìm thấy chơn  tâm không ? Học tức là dụng tâm để học để  tu, mà dùng tâm để cầu tâm thì không thấy tâm, bằng dụng ý cầu tâm lại còn nhiều sai biệt. Tìm trong kinh điển đạo thơ, ẩn mình nơi cô  tịch để tìm chơn tâm, có  thấy được chơn tâm không hay  là chỉ thấy chơn tâm trong  lý trí, trong tưởng tượng  mà thôi. Chư đệ muội,  trong chỗ động mới thấy tịnh, chỗ vô tâm mới trực nhận được chơn tâm. Chơn tâm bất biến mà dịch sử vô  cùng. Do chỗ  bất biến mà  chủ sử cả  muôn loài. Tình  thức ứng biến linh động, ánh sáng có phản chiếu mới thấy sở dụng của thái dương cho nên nói "học sư bất như học hữu" là vậy. Nơi đây Bần  Đạo chưa giải đến Thiên ý, nếu chư đệ muội thấy tâm thanh tịnh  mà gấp đi thì hành động bằng vọng  tưởng, đi cũng bằng vọng tưởng rồi tới nơi cũng bằng vọng tưởng thì hoài công biết mấy !

 

THI

 

Hành đạo biết rằng đạo ở trong,

Biến nên vạn pháp cũng do lòng,

Tam thiên thế giới trong tay nắm.

Chính thị tâm này đạt lý không.

 

 

 

 

HỒI SINH VÀ TIẾP DIỄN

Tu sĩ Phương Trúc (CQPTGL)

Tháng mười hai, Thành phố đã trở lại bình thường mới.

Đã không còn những dây giăng và rào chắn. Không còn cảm giác trống trải đến thảng thốt khi ngắm nhìn đường phố Sài Gòn vắng lặng qua màn sương mờ ảo của tấm kính che giọt bắn liên tục bị lóe sáng lên bởi ánh đèn xe cấp cứu.

Những mất mát, đau buồn, hoảng loạn của đại dịch sẽ được gọi tên là ký ức. Nhưng ký ức về một giai đoạn đầy ắp những biến cố đau thương và mất mát ấy nhắc nhở chúng ta biết trân trọng hơn những điều đơn giản nhất mình đang có như bầu trời xanh trên đầu, làn gió mát đang thổi qua, những lời đạo đức đã được truyền trao, môi trường sống đạo mà mình đang có, hay như từng hơi thở này đây. Khi cuộc sống đổi thay, ta mới thấy những điều bình thường nhất quý giá đến dường nào. Nhưng khi cuộc sống đã bình thường trở lại, thì con người ta vốn mau quên, sẽ lại mơ tưởng về những điều xa xôi khác.

Trải qua những thời khắc khó khăn đặc biệt như thế này, mỗi chúng ta đều học được nhiều điều mà không có thời khắc nào khác của lịch sử có thể dạy được. Một con virus nhỏ bé có thể gây ra tác động vô cùng lớn ở phạm vi toàn cầu, vì vạn vật trong vũ trụ này đều quan hệ kết ràng với nhau và phải nương dựa vào nhau mà sống. Chúng ta hiểu rằng mỗi người sẽ chỉ bình an khi tất cả mọi người đều được bình an. Và trong bối cảnh đó, nghĩa tình chân chất của đồng nghiệp, đồng bào, đồng loại đùm bọc dìu nhau qua cõi nhân gian cứ làm ta ứa nước mắt, tưới tẩm vào tâm hồn ta một dòng suối mát lành và truyền thêm cho ta năng lượng sống tích cực nhất để tiếp bước.

Nguồn sống vô biên của vũ trụ vẫn đang tuôn chảy trong tất cả sinh linh. Bầu trời vẫn cao rộng, chim vẫn hót, hoa vẫn thơm ngát và lá vẫn xanh đấy thôi! Chiêm ngưỡng thiên nhiên cũng như đang được đắm mình trong dòng chảy tinh khiết nhất của sự sống. Những mầm xanh đang vươn mình lớn lên ấy nói lên một điều là, dù cuộc sống có khốc liệt kinh hoàng đến như thế nào đi nữa thì sự sống vẫn sẽ hồi sinh và tiếp diễn, dưới một hình thức khác, mạnh mẽ và bền bỉ như mạch nước ngầm len lỏi trong lòng đất. Phố phải tiếp tục sống đời của phố. Người phải tiếp tục sống đời của người. Những hơn thua, được mất, những thăng trầm của người và phố rồi cũng sẽ hòa thành dòng chảy đổ về mênh mông.

Đa số chúng ta (con người) nghĩ rằng mình có quyền tối cao trong cuộc cạnh tranh sinh tồn, nhưng xin đừng quên rằng tất cả các sinh vật khác trên trái đất này cũng đều khát khao được tồn tại. Cũng như mọi sinh linh khác trong vũ trụ, virus cũng tiến hóa liên tục thành các biến thể mới và chúng ta không ngạc nhiên khi thấy biến thể Omicron.

Theo các nhà khoa học Nam Phi, nơi đầu tiên khám phá ra biến thể này, thì Omicron không độc hại như biến thể Delta và sự xuất hiện của nó có thể xem như một xu hướng tốt. Mặc dù có hệ số lây lan gấp 7 lần biến thể Delta nhưng nguy cơ tử vong do Omicron được suy đoán là thấp hơn. Đa số (90%) ca nhiễm nCoV ở Nam Phi hiện nay là do biến thể Omicron nhưng đa số trường hợp là nhẹ. Giới chức Y tế ở Nam Phi cho biết số ca tử vong trong tháng qua giảm đáng kể so với lúc biến thể Delta còn hoành hành. Ở Châu Phi, nơi HIV/AIDS vẫn hiện diện trong khoảng 20% dân số, nhưng chưa thấy Omicron gây ra tác hại lớn nào cả trong tháng qua thì cho thấy nó hiền lành hơn biến thể Delta trước đó.

Nếu những quan sát trên là đúng thì sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể xem là một xu hướng tốt. Theo qui luật sinh học về sự sinh tồn của virus (Darwinian Medicine) thì biến thể nào lây nhiễm càng cao thì độ độc hại càng giảm. Lý do là vì virus muốn ở lại sống chung với con người thì phải trở nên “thân thiện” hơn với con người. Cả hai loài, người và virus, đều phải lập trình gen để sống chung hòa bình với nhau.

Sự xuất hiện của biến thể Omicron nhắc nhở ta rằng đại dịch COVID-19 vẫn chưa đi đến hồi kết, vaccine sẽ trở thành thường niên như vaccine cúm mùa, dù rằng vaccine không hẳn là tấm áo giáp toàn năng chống đỡ mọi thể loại nCoV. Nhưng có một điều khá chắc chắn rằng, con người sẽ phải thay đổi lối sống để thích nghi với virus này trong tương lai. Lối sống mới có thể diễn tả tóm tắt trong một mệnh đề: giãn cách xã hội. 

Trong giãn cách xã hội, con người ta có một bước lùi để nhìn lại thế giới, và quan trọng nhất là nhìn lại mình, nhìn lại ý nghĩa của lẽ tồn sinh, về cái cách mà ta đã đi qua cõi đời này. Giảm giao tiếp bên ngoài xã hội, có khi lại giúp chúng ta bớt hao thần tổn khí và có thêm thời gian quay về nuôi dưỡng thân tâm mình lành mạnh hơn. If you cannot go outside, Go Inside!

Sài Gòn, 12/2021

 

 

CỘNG HƯỞNG - từ Vật lý đến Đạo học

 

Nhân dịp một Tu sĩ thuộc Tập Đoàn Giáo Sĩ / Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo vừa Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về “Cộng hưởng từ trong y học”, thử đối chiếu Nguyên tắc cộng hưởng trong khoa Vật lý với nguyên lý “Cảm ứng” trong Đạo học.

Cộng hưởng là gì

Cộng hưởng là hiện tượng xảy ra trong dao động cưỡng bức hay một vật dao động được kích thích bởi một ngoại lực tuần hoàn có cùng tần số với dao động riêng của nó làm cho biên độ dao động cưỡng bức tăng một cách đột ngột.

Cộng hưởng có thể xảy ra trong rất nhiều loại dao động như dao động điện từ, dao động cơ học. Khi có sự cộng hưởng thì biên độ dao động đạt giá trị cực đại.( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Ví dụ:Giữa thế kỉ XIX, khi một đoàn quân đi đều bước qua một chiếc cầu treo làm chiếc cầu rung lên dữ dội và đứt xuống, gây tai nạn chết người. Đó là vì tần số bước đi của đoàn quân tình cờ trùng với tần số dao động riêng của chiếc cầu và gây ra cộng hưởng.

• Vào tháng 7 năm 1940, cầu Tacoma Narrow bị tác động bởi cơn gió có tần số đúng bằng tần số tự nhiên của chiếc cầu đã làm chiếc cầu lắc lư mạnh trong nhiều giờ đồng hồ và cuối cùng là chiếc cầu đã bị sập.

Cộng hưởng từ (MRI) là gì?

MRI là viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging). Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh các mô, các nội tạng cũng như các cấu trúc khác bên trong cơ thể trên máy vi tính.

Không giống như chụp X quang (X-Rays) và chụp cắt lớp vi tính (CT), MRI không sử dụng bức xạ ion hóa gây tổn hại của tia X.

Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) còn được gọi đơn giản là chụp MRI.

http://benhvienungbuounghean.vn/.../cong-huong-tu-mri-la-gi/

* * *

Đối chiếu nguyên tắc “ Cộng hưởng” trong khoa Vật lý với nguyên lý “Cảm ứng” trong Đạo học

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:

- “Bần Tăng dù tạm biệt chư hiền hữu hôm nay nhưng vẫn luôn luôn đi lại viếng thăm hộ trì tất cả chư hiền hữu hiền muội, chỉ là không thốt ra lời trên linh cơ điển bút. Thật sự, chư hiền hữu nếu có cảm tất có ứng. Một tiếng nguyện cầu, một lằn tư tưởng là sẽ trùng hợp với nhau.”

* * *

“Thượng Đế từ trên cõi mịt mù,

Người đời thiện nguyện dốc lo tu,

Tạo cơ cảm ứng Thiên nhơn hiệp,

Để có thông công, có tạc thù!”

(Vạn Hạnh Thiền Sư), Minh Lý Thánh Hội, 22 tháng 7 Tân Hợi (11-9-71)

“Trời với người cũng đồng một lý, một khí mà ra, thì không cảm ứng nhau sao được. Vậy người nếu biết trau giồi linh tánh cho thiệt sáng suốt anh minh thì tự nhiên giao tiếp với Trời, thiệt là chẳng khó.”

 

* * *

Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy:

“Khai đạo trong kỳ ba này, Đức Chí Tôn không mượn tay phàm để quảng truyền chánh giáo, mới dụng cơ bút làm phương tiện thông công cùng con cái của Đức Chí Tôn ngõ hầu cứu vớt linh hồn đang chịu cuộc biến thiên trong kỳ hạ nguơn mạt kiếp…”

+ + +

Thiên nhân hiệp nhất” là hai chiều cảm ứng hỗ tương. Ví như ta cất tiếng hô to giữa không gian núi non trùng điệp, hô càng to, âm thanh vọng lại càng vang dội liên hồi. Nên thánh giáo Cao Đài viết:

“Chư hiền gia tăng nguyện lực cho đến tối đa thì sẽ có sự cảm ứng với Thiêng liêng" (Quảng Đức Chơn Tiên, CQPTGL, 12 th.10.Nhâm Tuất (26.12.1982)

Thánh kinh cũng viết:

_"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. (Luca 11:9)

_ "Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ". [Mathieu, 18:19-20] (Thuận nhân tâm ắc thuận Trời)]

Ứng dụng trong Dich Lý

Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu

14. HỎA THIÊN ĐẠI HỮU

Đại Hữu là giàu to, có lớn. Khi đã đồng tâm, hiệp ý với người rồi, tự nhiên của cải sẽ theo về. Vì thế, được lòng người sẽ giàu to, có lớn. Do đó quẻ Đại Hữu tiếp sau quẻ Đồng Nhân. Đại Hữu quan niệm rằng cầm đầu dân nước mà được lòng lê thứ, được lòng các bậc hiền minh, anh kiệt trong nước sẽ trở nên giàu có vô ngần. Đó cũng là chủ trương của Đại Học. Quẻ Đại Hữu còn dạy cách đem lại phú cường cho đất nước.

Đại Hữu trên có Ly là tâm, dưới có Kiền là Trời. Cái giầu có lớn lao nhất mà con người có thể có được nơi trần gian này là làm sao trong tâm khảm có Trời. (nhantu.net )

Thoán Từ cho rằng vị quốc quân muốn trở nên hùng cường, phú hữu thực sự, cần phải được dân thương, dân tin và trọng, nghĩa là cần phải có uy tín đối vơi dân, từ như Hào Âm ở ngôi tôn cho chúng Dương, tức là chúng dân chầu về (Nhu cư tôn vị đại trung. Nhi thượng hạ ứng chi. Viết Đại Hữu). Ngự Án đề cao quan niệm cần phải đắc hiền tài, mới đi đến Đại Hữu. Như vậy cần phải có một vị nhân 3a quân hư tâm há hiền, như vậy là lợi dụng được cái thông minh, kiến thức của thiên hạ, đó là đường đi tới Đại Hữu.

Chính quyền phải cương quyết và sáng suốt, phải viết thuận lòng dân, lòng Trời, phải biết cải biến theo Trời, luôn luôn theo được đà tiến hóa của thời gian và Lịch sử, để lèo lái con thuyền quốc gia cho hẳn hoi, cho vạn hảo, như vậy mới đi đến phú cường, mới được hanh thông mọi mặt (Kỳ đức cương kiện nhi văn minh. Ứng hồ thiên nhi thời hành).

Muốn cho nước phú cường, quân dân phải thực hiện được chữ Đại Hòa, Đại thuận; vua quan thì như tim óc, dân gian thời như tay chân, tuyệt đối tin cậy lẫn nhau, mới có thể thực hiện Đại Hữu, thực hiện phong doanh, cường thịnh. (nhantu.net)

* * *

Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN

Thoán Từ.

. . . . .

Đồng Nhân: Đồng Nhân vu dã. Hanh. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi quân tử trinh.

Dịch.

Đồng Nhân hòa với mọi người,

Thênh thang lòng dạ, như ngoài đồng không.

Hay thay khoan quảng, hòa đồng,

Một lòng, thì dẫu lội sông, quản gì.

Đồng tâm, sẽ vượt gian nguy,

Theo đường quân tử, quy về chính trung.

Thoán Từ cho rằng: muốn hòa mình với người, cần phải mở lòng mình cho rộng rãi (Đồng Nhân vu dã).

Hòa đồng, hợp nhất với người sẽ đem lại hanh thông, thái thịnh, và lướt thắng được mọi trở lực, làm nên được những đại công, đại nghiệp (Hanh. Lợi thiệp đại xuyên). Quân tử sẽ lấy sự minh chính, chính nghĩa để làm mối giây liên lạc, thắt chặt tình thân ái giữa mọi người (Lợi quân tử trinh) (nhantu.net)

SUY NGẪM

Từ môt số hiểu biết về hiện tượng “cộng hưởng” trong lĩnh vực vật lý, quy chiếu vào “ luật cảm ứng” trong đao học, chúng ta có thẻ nhận định rằng:

Trong công cuộc sinh hóa và tiến hóa của vũ trụ vạn vật, có một nguyên lý hay một quy luật tác động vào từng cặp đối tượng làm gia tăng hiêu quả tương tác giữa hai đối tượng tới mức tối đa trong những điều kiện nhất định mà chúng đang có được hay nhận được.

Qua các khảo sát trên, ta lưu ý các từ ngữ chuyên môn như “ dao động” , “tần số”, “ngoại lực tuần hoàn có cùng tần số với dao động riêng”, “dao động cưỡng bức”

_ dao động : chỉ vận động liên tục của một vật như quả lắc

_ tần số : số lần dao động trong một thời gian nhất định

_ hiện tượng “cộng hưởng” xãy ra khi hai tác nhân bên ngoài (khách) và bên trong (chủ)) tương tác với nhau với cùng một tần số.làm cho hiịệu quả dao động của chủ thể bị cưỡng bức tăng lên gấp bội.

Theo Đạo pháp, qua các trích dẫn thánh giáo nêu trên, nnguyên lý “ Thiên nhân hiệp nhất” trong thiền định , hành đạo, cầu nguyện, hồi hướng. . . đều là sự ứng dụng “Cộng hưởng” đối với các hành giả.

TH.CH.

  Description: C:UsersHPPicturesCong huong  anh pt.jpg

 

 

TÂM TƯ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID -19

Tu sĩ Phi yến

 

Gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, áp lực lên hệ thống y tế của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Nhưng đợt dịch thứ 4 trong năm 2021 vừa qua thật sự đã để lại dấu ấn rất sâu sắc cho tất cả chúng đạo muội, những người làm trong ngành y tế.

 

LÀN SÓNG DỊCH THỨ 4 TẠI TPHCM VÀ CHUYỆN Ở NƠI ĐIỀU TRỊ COVID-19

Trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, đạo muội là một bác sĩ làm việc tại khoa Cấp Cứu – là một khoa thuộc loại căng thẳng và áp lực của bệnh việnbệnh nhân vào khoa thường là bệnh nhân nặng và nguy kịch, đòi hỏi phải xử trí nhanh.

Và khi đợt dịch thứ 4 tại thành phố Hồ Chí Minh đến, đạo muội dù vốn đã quen với những áp lực và căng thẳng nhưng cũng không khỏi chới với khi phải đối mặt với số lượng bệnh nhân quá đông, bệnh diễn tiến nặng rất nhanh và đột ngột, thậm chí có thời điểm nhiều bệnh nhân trở nặng cùng một lúc trong khi nguồn lực nhân viên y tế thì vẫn vậy. Hoàn cảnh càng khắc nghiệt hơn khi các đồng nghiệp lần lượt bị nhiễm bệnh phải đi cách ly. Chúng đạo muội trong bộ đồ phòng hộ vốn rất nóng bức và khó chịu nhưng đã phải tăng thời gian làm việc của một ca trực để bù vào vị trí nhân sự bị thiếu hụt. Lúc này đây, các bác sĩ phụ luôn công việc của điều dưỡng, điều dưỡng làm công việc của các hộ lý, không ai có khái niệm người nào chỉ làm vị trí độc nhất mà chỉ cần đang rảnh tay là có thể phụ công việc của đồng nghiệp khác. Công việc trong ca trực thì dồn dập từ việc chuyên môn đến hoàn thành hồ sơ bệnh án, giấy tờ hành chánh, việc nào cũng cần phải xử trí nhanh và quan trọng hơn là phải luôn bám theo từng diễn biến của bệnh nhân để xử trí kịp thời. Thậm chí ngay khi đang nghỉ ngơi ngoài ca trực nhưng lúc nào cũng luôn ưu tư và lo lắng bệnh nhân của mình không biết có chuyển nặng hay không và có còn ở đó khi mình quay lại không…

 

LẰN RANH GIỮA SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Khi chia sẻ về những cảm xúc trong đợt dịch vừa qua thì không thể không nhắc đến việc đối diện với bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử. Câu chuyện về “lằn ranh sinh tử” sẽ gắn liền với cuộc chạy đua với thời gian. Mọi người thường ví “thời gian là vàng bạc” nhưng từ trước tới nay ở các cơ sở y tế, vàng bạc không còn là thứ quý giá để so sánh nữa, mà thời gian chính là não, là tim, là hơi thở, là sinh mạng của con người, vì cứ mỗi phút chậm trễ can thiệp thì vô số tế bào não, tim,…sẽ chết đi và tất nhiên là lúc đó tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ còn rất ít. Là một bác sĩ, đạo muội vốn vẫn luôn đối mặt với “lằn ranh sinh tử” trong công việc hằng ngày tại khoa cấp cứu, thì trong cơn đại dịch, đạo muội lại có những cảm nhận điều này sâu sắc hơn bao giờ hết. Trong thời khắc diễn ra sinh tử của bệnh nhân, đó là một khoảnh khắc vô cùng đặc biệt và quan trọng, vì tất cả mọi người đều ý thức được đang phải chạy đua với thời gian để giữ lại hơi thở và sinh mạng cho bệnh nhân nên không có thời điểm nào mà toàn bộ êkip đều tập trung cực kỳ cao độ, dốc toàn bộ hết tâm trí, sức lực, vận dụng hết sở học được truyền thụ để cùng nhau phục vụ mục tiêu duy nhất là làm sao để cứu được bệnh nhân. Không ai lên tiếng, mỗi người cứ thế trong vị trí của mình mà nỗ lực đến cùng kiệt. Sẽ khó có khoảnh khắc nào mà sự chung sức, đồng tâm, hiệp lực đẩy lên cao độ như vậy. Sau khoảnh khắc diễn ra sinh tử, sẽ có vô số cảm xúc đan xen với nhau: đó là sự mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần sau cuộc đua với thời gian, đó còn có thể là sự đau đớn, thất vọng nặng nề, lực bất tòng tâm khi bệnh nhân không qua khỏi, hay niềm hân hoan, vui sướng khi chiến thắng tử thần, hoặc là những nỗi niềm trăn trở về hoàn cảnh của bệnh nhân vừa mất. Đạo muội đã từng chứng kiến một trường hợp cậu bé 12 tuổi nhập viện cùng gia đình, tuy nhiên sau đó, cha và mẹ cậu lần lượt mất trong cùng một bệnh viện nơi cậu cũng đang điều trị, ở cái tuổi cũng đã ý thức được sự ra đi của cả cha lẫn mẹ, nỗi đau chồng chất lên nỗi đau, ngày làm giấy xuất viện cho cậu nhưng tất cả chúng đạo muội đều đau đớn, tự hỏi rằng không biết rồi đây, cậu bé sẽ vượt qua đau thương quá lớn này thế nào? Chặng đường dài sắp tới sẽ ra sao? Đó là một trong vô số trường hợp xót xa mà chúng đạo muội đã chứng kiến. Có trực tiếp chứng kiến từng hoàn cảnh như thế chúng đạo muội mới thấy được cơn đại dịch lần này rất bi thương khốc liệt đến dường nào.

 

NIỀM VUI VÀ BÀI HỌC TRONG CƠN ĐẠI DỊCH

Nếu trong quá trình điều trị vừa qua mà chỉ có những ca nặng và tử vong thì chắc chắn rằng chúng đạo muội không thể đủ vững vàng mà vượt qua được. Liều dopping tinh thần cho những cố gắng và nỗ lực của chúng đạo muội đó chính là sự hồi phục và ra viện của các bệnh nhân. Thậm chí chúng đạo muội có những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền, tưởng chừng khó qua khỏi nhưng vẫn bình an, khoẻ mạnh xuất viện trở về sum họp với gia đình.

 

Qua đợt dịch lần này, đạo muội đã có cơ hội để thấu cảm về nhiều thứ cũng như có cơ hội để tu học và rèn luyện bản thân thông qua chính công việc hằng ngày của mình.

Khi chăm sóc cho bệnh nhân Covid 19, đó là những bệnh nhân đang khó chịu về mặt thể chất do bệnh đem lại như sốt, ho, khó thở, mất khứu giác,…kèm theo những khó chịu về mặt tinh thần như: lo lắng về tình trạng bệnh, hoảng sợ bệnh sẽ diễn tiến xấu, cô đơn khi không có người thân bên cạnh, suy sụp khi chứng kiến bệnh nhân khác ra đi, hụt hẫng bởi có người bệnh xuất viện về trước mà mình về sau, mất ngủ kéo dài, ăn uống kém..bên cạnh đó còn có những khó chịu riêng của từng hoàn cảnh: người thì lo lắng cho những thành viên khác còn lại trong gia đình, người thì lo nghĩ về công việc đang dang dở,…

Tất cả bệnh nhân Covid-19 đều không có người nhà bên cạnh, lúc này đây nhân viên y tế vừa là người điều trị bệnh, vừa chăm sóc toàn diện (cắt tóc, tắm, thay đồ, cho ăn,…), vừa là chỗ dựa thân cận và duy nhất. Thấu hiểu điều đó nên bệnh nhân càng lo lắng và khó chịu thì chúng đạo muội càng phải lắng nghe và kiên nhẫn. Quá đó, chúng đạo muội đã dần dần được rèn luyện khả năng lắng nghe để thấu cảm, từ tốn và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh.

 

Bài học quý giá thứ 2 mà đạo muội được học trong mùa dịch này đó chính là bài học về tình đồng đội từ các đồng nghiệp. Chúng đạo muội đã cùng nhau trải qua những đêm trực mệt mỏi, những lúc lo lắng hồi hộp chờ kết quả test Covid của ekip khi không may có một thành viên bị nhiễm bệnh, cùng động viên nhau khi thấy tinh thần ai đó đang suy sụp, cùng nhau đối diện với những khoảnh khắc căng thẳng đến nghẹt thở,…Lâu lắm rồi mới thấy tất cả làm việc như một đồng đội thật sự. Trước đây mỗi người đều có vị trí việc làm riêng, thế mạnh chuyên môn riêng, thậm chí là ở những vùng miền khác nhau nhưng trong đợt dịch này, gác lại hoàn cảnh riêng của mình, vượt qua rất nhiều sự khác biệt để có thể làm việc chung, đồng lòng vì mục tiêu duy nhất là làm sao có thể đưa đất nước Việt Nam vượt qua khỏi cơn đại dịch

 

Cuối cùng, đó là bài học về tình thương và sự hi sinh của con người dành cho nhau. Để có thể vận hành trơn tru một hệ thống điều trị y tế với số lượng nhân viên y tế và bệnh nhân rất đông, đòi hỏi phải có một lực lượng hậu cần và bộ phận hỗ trợ cũng phải đông tương ứng. Do nhu cầu của các đơn vị y tế, nhân viên y tế và bệnh nhân lúc này rất nhiều nhưng lại thiếu thốn ở nhiều phương diện nên các lực lượng tình nguyện viên và mạnh thường quân trong một thời gian dài đã ngày đêm hi sinh tiền bạc, thời gian, công sức và thậm chí là sức khoẻ để hỗ trợ cho công tác chống dịch. Thật cảm động khi có những tình nguyện viên quả cảm, chấp nhận nguy cơ lây nhiễm, tình nguyện vào khu cách ly để trực tiếp cùng nhân viên y tế lo việc vệ sinh, ăn uống, vận chuyển bệnh nhân. Và còn rất nhiều câu chuyện ấm áp khác nữa, tất cả điều đó đã minh chứng rằng khi có tình thương, mỗi người sẽ có những cách riêng để thể hiện tình thương và hi sinh cho nhau.

 

Hiện nay tình hình dịch bệnh đã tạm thời lắng dịu, các bệnh viện đã trở về với công năng cũ là khám chữa bệnh, mọi người cũng đang dần thích nghi với cuộc sống sau dịch nhưng những gì đã trải qua cùng với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau thì chắc chắn mọi người sẽ không thể nào quên được. Qua cơn đại dịch lần này, mỗi người sẽ có những trải nghiệm và bài học khác nhau, riêng đạo muội nhận ra rằng từ chính trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, mỗi người sẽ có cơ hội để hoàn thiện và phát huy hết những tinh hoa của cá nhân để có thể quy tụ và đóng góp cho tập thể. Khi có sự đồng tâm và hiệp lực vì mục tiêu nào đó thì chắc chắn rằng sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp.

 

Sau tất cả những gì đã qua

Xin được cầu nguyện các bệnh nhân đã mất trong dịch covid vừa qua

Xin chia sẻ với những gia đình có người thân đã qua đời, những hoàn gặp khó khăn do dịch bệnh, những bệnh nhân vẫn còn biến chứng và sang chấn sau nhiễm covid

Xin chúc mừng các bệnh nhân đã hồi phục, các gia đình còn đầy đủ các thành viên, những người con còn đầy đủ cả cha mẹ

Xin được cảm ơn các thiện nguyện viên và mạnh thường quân vì chư vị đã trao đi những gì tốt đẹp nhất trong sự âm thầm và quảng đại

Xin được ôm thương tất cả các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp đang bị nhiễm bệnh và những đồng nghiệp hiện vẫn còn đang ngày đêm chăm sóc cho bệnh nhân covid.

 

Cầu xin Ơn Trên ban ơn lành cho tất cả chúng con.

Top of Form

 

Bottom of Form

 

Top of Form

 

THÁCH ĐỐ CỦA TU SĨ TRẺ NGÀY NAY

                                                  Lm. Giuse Nguyễn Xuân Quang

                                                                                             

( . . .) Vì thế, người tu sĩ trẻ ngày nay cần phải đọc ra được những dấu chỉ của thời đại. Họ cần đọc được ý Chúa muốn nói với mình điều gì qua những biến cố, những sự kiện của bản thân, của những người xung quanh, cũng như những sự kiện của xã hội. Nếu con người không thể sống thiếu cơm bánh, thì có thể nói người tu sĩ trẻ cũng không thể sống thiếu Lời Chúa: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4). Nhờ Lời Chúa, người tu sĩ sẽ biết được sự yếu đuối của bản thân, để biết cậy dựa, tin tưởng vào một mình Chúa mà thôi.

 

Cuối cùng, người tu sĩ trẻ cần thực hiện ba điểm chính yếu của đời tu, đó là: tìm kiếm Thiên Chúa, sống tinh thần hiệp thông huynh đệ và phục vụ người khác. Những người sống trong ơn gọi tu trì hãy cố gắng làm chứng cho mọi người thấy rằng, ai cũng được mời gọi nên thánh. Đồng thời, họ phải là gương sáng cho người Kitô hữu lẫn người ngoài Kitô giáo về lòng yêu thương tha nhân, nhất là những anh chị em gặp nhiều đau khổ trong xã hội. Trong một thế giới không còn ý thức mạnh mẽ về sự hiện diện của Thiên Chúa nữa, thì người tu sĩ phải trở thành chứng nhân đầy sức thuyết phục về một Thiên Chúa Tình Yêu và về đời sống vĩnh cửu mai sau.

Trong đời sống cộng đoàn, người tu sĩ phải làm chứng về các giá trị của tình huynh đệ và sức biến đổi của Tin Mừng. Tất cả những ai bước vào đời tu đều được mời gọi trở thành người đi đầu trong việc tìm kiếm Chúa, một sự tìm kiếm luôn làm dao động lòng người và được bày tỏ hết sức rõ ràng bằng nhiều hình thức tu đức và đời sống tâm linh. Sống cộng đoàn, làm chứng trong thinh lặng và bình an là hình thức thôi thúc mọi người xây dựng một sự hòa hợp lớn hơn trong xã hội. Sống nghèo khó và từ bỏ trong thinh lặng, sống thanh khiết và chân thành, sống quên mình trong tuân phục, tất cả những điều ấy trở nên lời chứng hùng hồn cho bối cảnh ngày nay.

Lm. Giuse Nguyễn Xuân Quang, SDB

Trưởng Ban Điều Hành Liên Tu Sĩ Giáo Hạt Bảo Lộc

*  *  *

Description: Tổng đại diện giáo phận Bùi Chu khẳng định đại tu nhà thờ là cần thiết - Ảnh 1.

                                       Nhà thờ cổ Bùi Chu (xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, Nam Định.

 

Bình luận:

THÁCH ĐỐ sẽ ứng dụng cho Ta, cho bất cứ ai tự mang vào mình cái SỨ MẠNG thực hiện mục tiêu CAO CẢ mà ta đang theo đuổi.

Tôi vào đao, tôi tu học, tôi hành đạo , tôi là một tín hữu bình thường. Nhưng nếu tôi đứng dưới Đạo kỳ và đọc Bài nguyện " "Nguyện đem cả tài danh quyền chức, nguyện xem thường vật chất hồng mao , , ," tức là ta tự nhận lãnh SM, và Bài nguyện mặc nhiên nêu lên những "Thách đố" dành cho SM ấy. Giải đáp cuối cùng và nghiêt ngã nhất phải là HIẾN DÂNG TRON VẸN

 

 

 

 

 


 

 


Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây