Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Hôm nay ngày Lễ Giáng sinh còn được gọi là ngày sinh nhật của Đức Giêsu Kitô. Hàng năm Giáo ...


  • I. XUẤT XỨ CÂU KINH II.TÌM HIỂU Ý NGHĨA 1. Chữ Hiệp 2. Chữ Thành 3. Chữ Tín III. KẾT LUẬN


  • Ý Thu / Cố Đại Tỉ Diệu Chơn Minh

    . . .Hòa tan Tâm mình trong lòng Vô Cực Từ Tôn Kim Mẫu. Ôi ! Bao vinh quang tuyệt ...


  • " Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...


  • Ý nghĩa mùa xuân / Giáo sĩ Hoàng Mai

    Xuân là mùa hội tụ tinh hoa, hương sắc đất trời ; xuân mang nét thanh tân, hương vị ngạt ...


  • Phật Tiên Thần Thánh rộn ràng, Đồng vâng ngọc sắc cứu an cõi trần. Hiện diện trên cõi trần này, con người ...


  • Đơn Thiền / Huệ Ý

    "Ðắc nhứt tâm rồi thế mới yên, Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền; Tham thiền tâm sẽ hoà muôn vật, Hoà ấy ...


  • Les Voies méditatives / Nguyễn Ngọc Châu

    MEDITATION ET MEDITER Selon le Larousse, " méditer " veut dire " soumettre à une profonde réflexion, à un examen, réfléchir ...


  • ĐẤNG TỪ BI QUAN THẾ ÂM / Giáo sĩ Kim Dung

    Nơi cõi thế gian này từ xưa cho đến nay danh xưng “QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” đã ăn sâu ...


  • Giới Định Huệ / Đức Thích Ca Như Lai

    Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...


  • Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...


  • Luật lệ Đạo / Lý Đại Tiên Trưởng

    Luật lệ Đức Lý Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, Lão mừng chư độ hoằng khai Đại Đạo, đều phải đồng một ...


21/01/2006
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Đức Nguyên Đạo Kiền và Xuân Đạo

Trong bốn mùa, có lẽ Xuân là mùa đem lại lòng người nhiều cảm khái phấn chấn nhứt. Xuân thiên nhiên có gió đông ấm áp, hoa cỏ xinh tươi, chim kêu én liệng. Khí Xuân chổi dậy cuối giấc đông miên khiến cho sức sống dâng lên trong mỗi sinh vật; những tia nắng sáng bắt đầu xóa tan màn xương xám lạnh. Tất cả bỗng nhiên lập thành trời mới đất mới…

Bao nhiêu đó làm sao không rung cảm được lòng người. Mà chính trong nội thân con người dòng huyết quản cũng ấm hơn, mạnh hơn, khối oqc dường như sáng láng hơn, tình cảm cởi mở vui tươi hơn…Rồi Xuân qua, Hạ đến, Thu lại, Đông về; luật sinh trưởng thâu tàng là lẽ biến dịch của đất trời, con người cũng theo năm tháng chất chồng mà đổi thay. Lòng người cũng do cảnh vô thường mà thay đổi.

Nhưng Xuân đi rồi Xuân đến, thiên nhiên đã bao lần lập lại mùa Xuân, không bao giờ dừng mãi ở tiết Đông thiên. Vậy trong cuộc đổi thay hẳn có cái gì không thay đổi để làm cho vạn vật sanh hóa và tiến hóa trên từng chu trình.

Thực thể không thay đổi đó, nếu hình dung ở ngôi Chủ tể gọi là

-Hình dung một nguyên lý phổ quát gọi là Đạo.
-Hình dung một sự dịch biến bằng lý bất biến gọi là Kiền đạo.
-Hình dung một mùa Xuân vĩnh cửu gọi là Xuân đạo.

Nhân tiết đầu Xuân, mà cũng là đầu năm, muốn nói về Đạo hằng thường trong bốn mùa tám tiết, để làm hành trang trên đường tu học, thiển nghĩ phải nói đến Đức Nguyên Đạo Kiền và Xuân Đạo

1.Nguồn gốc và ý nghĩa của Đức Kiền :

-Xưa, Thánh Phục Hy trực nhận được cơ nguyên sanh hóa của vũ trụ chỉ có một Am và một Dương, bèn vạch một vạch liền làm Nét Dương, một vạch đứt làm nét Am.

Một nét Dương không đủ thể hiện Dương của tam tài (Thiên Địa Nhân) nên Phục Hy vạch liền 3 nét gọi rằng Kiền.
Rồi vạch ba nét Am gọi rằng Khôn.

Kiền Khôn (ba nét) giao nhau thành Bát Quái (Kiền- Đoài- Ly- Chấn- Tốn- Khảm- Cấn- Khôn).

Bát Quái lần lượt chồng lên nhau thành 64 quẻ đủ biểu diễn luật dịch biến tuần hoàn của vũ trụ trời đất, trong đó Kiền Khôn là hai nguồn năng lực lập thành một Nguyên lý chủ đạo thống soái của Dịch, Nguyên lý ấy chính là ĐẠO.

- Vậy Kiền, nguồn gốc là Dương mà bản thể lại thuần Dương, có đức tính mạnh mẽ vô cùng, biến hóa vô cùng, ban bố sức sống kỳ diệu và trường cửu cho vạn vật chúng sinh.

Nên sách "Châu Dịch Huyền Giải" có viết : "Kiền là cương kiện. Nói rõ hơn, Kiền là cương kiện bất khuất chi nghĩa. Thể của nó có 6 hào đều là số cơ (lẻ). Tượng của nó là thuần Dương. (Kiền là Trời)

" Mạnh không chi bằng Trời ! Trời là Đạo. Một khí lưu hành, tuần hoàn giáp mối; trải bao nhiêu thời gian, không gian, không ngằn mé. Vạn vật không có một vật nào mà không đặng nó che chở mà cũng không vật nào làm hại được nó".

Nên trong Văn ngôn quẻ Kiền, Đức Khổng Tử phải tán dương Kiền bằng một câu rất xứng đáng :

" Đại tai Kiền hồ, đạo Kiền vậy ôi ! Đã cương kiện, mà lại trung chính, mà đức cương kiện trung chính đó, lại thuần túy mà tinh, đủ được như thế, thiệt duy đạo Kiền vậy " (Phan Bội Châu, Chu Dịch, Khai Trí, Q.I,tr.99)

2.Kiền đạo :

Kiền, nói về cấu thể gọi là Quẻ Kiền, nhưng khi nói về công năng trong trời đất vạn vật thì gọi là đạo Kiền.

- Cái công năng vận hành phát triển của Kiền trong vạn vật được Văn Vương khám phá thể hiện bằng bốn đức: "Kiền, Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh" (Thoán)

"Bốn đức Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh của Kiền đạo là cái dụng của Kiền. Kiền là thể, thi thiết ra ở dụng. Dụng làm cho vẹn vẻ cái thể của Kiền. Cho nên nói Kiền là Nhất, dụng là tứ, thể dụng là Một. Một là Đạo.
" Ở Khí Dương (bản thể), cương kiện là lương tri, bản lai diện mục. Ở nơi người, là khí tiên thiên, tàng giấu ở trong hậu thiên. Ơ trong hậu thiên không làm khuất được " (Dịch Kinh Huyền Nghĩa). Nên có thơ rằng :

Đạo Kiền mạnh mẽ lớn làm sao !
Vạn vật Kiền Khôn đủ mấy hào;
Ngậm nuốt đất trời trong một khí,
Chở che sinh trưởng tóm gồm bao.
(DKHN)

* * *

Trong bốn mùa :

-Mùa Xuân dương khí sơ sanh. Dương khí sơ sanh mà vạn vật phát sanh, là đức Nguyên của Đạo Kiền
-Mùa Hạ, dương khí thông sướng, trưởng thành vạn vật. dương khí thông sướng, mà vạn vật được phát vượng là đức Hanh của đạo Kiền.
-Mùa Thu, dương khí hiện bày, vạn vật thành tựu, đó là đức "Lợi" của Kiền đạo được kết quả thỏa thích.
-Mùa Đông, dương khí thâu liễm, thì vạn vật qui căn, tức là đức Trinh. (Lữ Thuần Dương - DKHN)

Về cây cỏ, ví như giống lúa. Khi gieo hột, nứt mầm là Nguyên. Lúa lớn lên, tươi tắn nở nang, có đòng đòng là hanh. Khi bông đơm, hạt cứng là lợi. Lúa gặt về phơi xong để vào bồ là trinh.

Vậy việc nhỏ như một thân, một nhà, việc lớn như một nước, một thế giới, cũng đều có Nguyên Hanh Lợi Trinh.

3.Đức Nguyên Đạo Kiền trong trời đất :

Lớn thay bốn đức Đạo Kiền,
Trọn lành hơn hết, đức "Nguyên" nhiệm mầu.
Tạo nhân, khai thể ban đầu,
Muôn loài chung dục, trong bầu Kiền Khôn.
Thống gồm thâu đạo nhứt môn,

Đó là đoạn thơ diễn giải lời Đức Khổng Tử ca ngợi Đức Nguyên trong Thoán truyện :

"Đại tai KiềnNguyên, vạn vật tư thỉ nãi thống thiên" : lớn thay Đức Nguyên của Kiền, muôn vật nhờ đó mà khởi thỉ, nên tóm cả việc trời.


4.Đức Nguyên Đạo Kiền nơi con người :

Đức Khổng Tử diễn giải sâu rộng thêm Kinh DỊCH là cốt để dạy cho người quân tử trau giồi theo đức đến mức thành người chí thiện. Nên đối với hai quẻ Kiền Khôn, người viết thêm Văn ngôn để đem Dịch ứng dụng thực tiển vào Nhơn đạo và Thánh đạo.

Văn Ngôn viết : " Nguyên giả thiện chi trưởng dã; hanh giả gia chi hội dã, lợi giả nghĩa chi hòa dã, trinh giả sự chi cán dã. Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân".

Văn Ngôn nói : "Nguyên là đầu mối các điều thiện, hanh là hiệp tụ các điều tốt, lợi là dung hòa các điều nghĩa, trinh là căn cán của mọi sự vật. Quân tử theo nhân đủ làm lớn thêm đức nhân cho mọi người.

Giải rộng ra theo đạo Người thì :

-Nguyên là đầu, Đức Nguyên là Đức Nhân. Nhân là cội rễ của lòng người, sở dĩ đạo trời sinh sinh bất cùng. Người theo đó mà hành động đúng với đạo Trời, mỗi ngày siêng năng nuôi dưỡng cái lòng háo đức, lạc thiện, cái chí thanh cao, giải thoát, để đạt đến lẽ mầu nhiệm của Tạo Hóa "Thiện chi trưởng dã".

-Hanh là thông, về đạo Người là Đức lễ. Lễ là lý. Việc người làm mà hợp với đạo lý, đúng với lẽ phải là hợp lễ.

-Đức Lợi, về đạo Người là Đức Nghĩa, tức làm cho ai nấy cũng được vui vẻ, sung sướng.

-Đức Trinh, về đạo Người là Trí. Trí là chất linh giác tinh minh, so xét đươc thi phị ràng rẽ, lấy trí tuệ làm căn cán.

-Ta thấy : Kiền đạo trong trời đất thì Nguyên đứng đầu nhưng khi phát triển lên thành Hanh, Lợi, Trinh thì không phải đức Nguyên đã chấm dứt, trái lại Đức Nguyên vẫn bao trùm, nên Dịch mới nói vừa là nguồn gốc vạn vật vừa thống suất đạo Trời.

-Cũng thế, trong bốn mùa, Xuân đứng đầu nhưng sức sống Xuân không hề chấm dứt khi thời tiết đã sang Hạ Thu Đông.

Vậy mỗi độ Xuân về, ta lại nhớ cái đạo lý của Xuân ứng với Đức Nguyên đạo Kiền, thì mừng Xuân thưởng Xuân mới có ý nghĩa thâm trầm và đặt niềm hy vọng, chí hướng cho suốt bốn mùa hoạt động, hành đạo độ đời…

Xuân và Đức Nhân :

Xuân tiêu biểu cho Đức Nguyên, Đức Nguyên là lý của Đức Nhân. Đức Nhân là gốc của Tình thương, là đức tính mà người tu phải luôn nuôi dưỡng phát huy mới xứng đáng sứ mạng làm người và sứ mạng độ đời.

Nên có bài thơ vịnh Văn Ngôn về Đức Nguyên quẻ Kiền (Nguyên giả thiện chi trưởng dã – Quân tử thể nhân, túc dĩ trưởng nhân) như sau :

"Nguyên" sinh sinh, Xuân lo hóa hóa,
Đạo dị luân qui cả vào Nhân;
Sáng đức sáng, thân rộng thân,
Dừng nơi chí thiện, thiên chân đủ đầy.

" Đấng quân tử ngày ngày không trể,
Lấy nhân làm bản thể ái nhơn,
Trời thường ôn cố tri tân,
Suy ra trưởng dưỡng, từ gần đến xa." (DKHN)

Mùa Xuân năm Canh Tuất (1970), Thầy dạy một đoạn Thánh giáo không khác chi ý nghĩa Văn Ngôn ấy :

"Phương pháp làm cho các con đủ năng lực và tính chất bảo vệ quyền hạn của địa vị con người đều đặt trọn vào ý nghĩa mùa Xuân, vì nó là biểu tượng cho sự ấm áp, cho tình thương nơi Thầy và sự sống vĩnh cửu hằng hữu với vũ trụ không gian" (TGST,1970-1971,CQ,tr.6)

5.Mùa Xuân, Đức Nguyên đạo Kiền của một năm hay Xuân đạo:

Đàn xuân năm Quí Hợi, Đức Đông Phương Lão Tổ đã dạy về Ý Xuân huyền nhiệm ấy :

"Bần Đạo đến trần gian với chư hiền đệ muội trong tiết Xuân để cùng hưởng một Ý Xuân phát sanh trong cơ tái tạo.

" Chu kỳ ngắn ngủi trong một năm, nhưng đối với thế nhân là niềm hy vọng, kể cả chư hiền đệ muội. Hy vọng canh tân sức sống, sáng tạo và vươn lên.

" Thật vậy, Xuân là trạm dừng chân của bao khách lữ hành từ chốn khởi nguyên đang trổi bước trên đường Đại Đạo...

" Đã biết rằng Xuân là ấm áp đẹp đẽ, hy vọng, canh tân, nhưng nếu chỉ có Xuân thì Xuân cũng không thấy quí.

" Sở dĩ thấy quí vì có Hạ, có Thu, có Đông. Vì Hạ là diệu năng của Xuân. Xuân sanh thì Hạ trưởng.

" Thu là tiềm lực của Xuân. Có sanh có trưởng phải có thâu kết.

" Đông là đức tiềm phục của Xuân để tiếp tục phát sanh.

" Như vậy có mùa nào là không có Xuân.

" Xuân là đức Nguyên, là gốc. Gốc hấp thụ nhựa sống của đất trời mà bủa sung cành lá để kết quả đơm hoa, cũng như không có con người nào mà không có Thượng Đế tính.

"Thế thì người giác ngộ, bậc Thiên ân hướng đạo đang trổi bước trên đường Đại Đạo, muốn thưởng Xuân, phải biết Ý Xuân.

" Xuân là đạo, là tâm. Xuân cũng là luật tắc vận hành từ chỗ xuất sanh đến phản bổn".
(Đông Phương Lão Tổ, Cơ Quan,01.01.Quí Hợi)

Bởi thế, chúng ta đã vừa vui Tết, đón Xuân và đang sống giữa tiết mạnh Xuân là cơ hội để vận dụng ý xuân xây dựng mùa xuân vĩnh cửu như Đức Nguyên tiến chuyển không ngừng trong bốn đức.

Đức Chí Tôn cũng từng dạy rằng : "Xuân là Đạo vận hành biến dịch trong thế dinh hư tiêu tức. Còn đạo vô vi thì huyền nhiệm trường lưu, con muốn thưởng xuân phải có tâm đạo thì Xuân tâm mới pháy hiện " (CQPTGL, Giao thừa Bính Thìn).

Và Đức Bảo Pháp Huỳnh Chơn cũng nhắc nhở ý đạo ấy "Chư hiền không có mùa Xuân riêng biệt, mà Xuân Hạ Thu Đông đối với chư hiền đều là sở hữu sở dụng để song tu tánh mạng, hành đạo độ đời "

6. Điểm đặc biệt là tính tròn một năm bốn mùa thì Xuân ứng với Đức Nguyên, còn bản thân của Xuân thì thuộc quẻ Thái. Đó là lúc khí Dương tăng tiến từ nhứt Dương sanh ở Đông Chí lên đến Tam Dương gọi là Tam Dương khai thái". Đó là lúc mà Dịch (Soán truyện) cho là "cát hanh" thiên địa giao" và "vạn vật thông". Soán viết : Thái tiểu vãng đại lai cát hanh, tức thiên địa giao, nhi vạn vật thông dã, thượng hạ giao nhi kỳ chí dã.

Nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ có bài thi vào Xuân Canh Thân (1980)

"Vượng khí THÁI hòa có đức nguyên,
Câu kinh BẠCH tự ấy chơn truyền;
Ai hay KIM ngọc năng mài dũa,
Rực rỡ TINH hoa ánh diệu huyền".

Ngài giảng thêm :

"Tiết Mùa Xuân còn hòa dịu bao la man mác, vạn vật còn đang chuyển mình trong khí tam dương. Dù cát bụi hồng trần vẫn còn mịt mịt quyện lấy gió Xuân, nhưng mầm sống của vạn vật vạn linh vẫn vươn lên theo mầm sống thiêng liêng vô tận".

Vậy Đức Nguyên đem cho Xuân sức phát sanh mạnh mẽ.

Âm Dương giao hòa đem đến vạn vật sự an bình tươi nhuận.

Hai yếu tố tạo thành một Nguyên lý của Đạo là THÁI HÒA, Dịch gọi là Kiền đạo . Cho nên Soán truyện quẻ Kiền mở đầu Đức Khổng Tử hết sức tán tụng Đức Nguyên :

" Đại tai Kiền nguyên, vạn vật tư thỉ nãi thống thiên".

Đến đoạn kết thúc thì ca ngợi sự biến hóa của Đạo Kiền làm cho vạn sanh mỗi mỗi đều gìn giữ được tánh mạnh của mình trong tình trạng thái hòa đến kỳ cùng con đường tiến hóa ( tức là Lợi Trinh) cũng vẫn là đạt đến Thái hòa.

" Càn đạo biến hóa, các chánh tánh mạng bảo hợp thái hòa"

KẾT LUẬN :

Chúng ta đã theo Dịch lý để chiêm nghiệm Đức Nguyên của Đạo Kiền trong trời đất, của Xuân đạo trong mùa Xuân.

-Đã dùng NHÂN để ứng dụng Đức Nguyên của Nhân đạo, của Xuân tâm.
-Sau cùng, để kết luận, chúng ta hãy học lại lời Đức Mẹ dạy để ứng dụng Đức Nguyên đạo Kiền trong sứ mạng Đại thừa. CQ, TGST 1970-1971, tr.170

"Các con ôi ! Khi các con đã hiểu - Mùa Xuân là một mùa trong bốn mùa ứng với lý đạo, là nó ở vào Đạo Kiền. Đức của nó là Đức Nguyên...

" Mùa Xuân chỉ cho sự phát sinh sức sống cho vạn loại, không giới hạn, không đóng khung vào một hoàn cảnh một thời gian nào, vì đạo theo đức Nguyên là thể hiện được lòng Trời, thương yêu dưỡng dục chan hòa mọi kẻ mọi nơi, không riêng tư, không cá biệt, làm cho thiên hạ nên, mọi người được yên ổn mà không thấy mình là kẻ tạo nhân hay ân nhân của thiên hạ.

"Các con là sứ mạng mà Mẹ đã phó giao từ những Xuân rồi. Hãy thể theo mùa Xuân vĩnh cửu của Đức Nguyên ấy mà hành đạo độ đời. Các con xem mình là mùa Xuân, là đạo chan hòa khắp cả thế nhân mà không còn thấy có mình nữa. Làm nên trong đạo lý là thiên hạ nhờ đạo lý được đi đúng thời tiết nhịp nhàng Tạo Hóa chớ không phải là con nữa....

Đó là Đức Nguyên của Đạo Kiền,đó là thật sự một mùa Xuân bất tận :

" Đạo là như vậy đó con ôi !
Vui với lòng con với lẽ Trời;
Từng nhịp hơi đưa từng nhịp sống
Dung hòa vũ trụ chẳng riêng nơi".
 
Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây