Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Hôm nay chúng ta qui tụ về đây tham dự lễ kỷ niệm ngày tái thiết Vĩnh Nguyên Tự cùng ...


  • Các nhà khoa học, nhân chủng học cũng như các tôn giáo đều công nhận CON NGƯỜI là một sinh ...


  • ĐẤNG TỪ BI QUAN THẾ ÂM / Giáo sĩ Kim Dung

    Nơi cõi thế gian này từ xưa cho đến nay danh xưng “QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” đã ăn sâu ...


  • Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

    Tranh "Nhân nghĩa"Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng ...


  • "Nếu còn phân biệt giữa khoa học và tôn giáo, giữa đạo và đời, là thế nhơn hòa chưa tròn, ...


  • Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý

    Văn minh nhân loại còn thiếu một cái gì, giá trị con người còn thiếu yếu tố nào đó để ...


  • CHƠN VỌNG ĐỒNG NGUYÊN / Đức Quan Âm Bồ Tát

    THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...


  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

    Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...


  • Đức Ngọc sanh vào ngày 1.9 Canh Dần (1890) tại Cần Giuộc. Từ nhỏ đến khi trưởng thành Ngài sống ...


  • Nguyễn Trãi / Sưu tầm

    Nguyễn Trãi 阮薦 (1380–1442) hiệu là Ức Trai, là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế ...


  • Hôm nay ngày Lễ Giáng sinh còn được gọi là ngày sinh nhật của Đức Giêsu Kitô. Hàng năm Giáo ...


  • BA DẤU ẤN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Dấu ấn thứ nhất: Thượng Đế lâm phàm bằng linh điển Dấu ấn thứ ...


11/12/2020
Thiên Chi

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/04/2021

ĐỨC GIÁO TÔNG DẠY BTV 1967

 

 

Thiên Lý Đàn Tuất thời, 26 - 7 Đinh Mùi (31-8-1967) GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH.

 

Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. (…) Đây trước tiên, Bần Đạo dạy Ban Thường Vụ: Chư hiền đệ là ở cấp lãnh đạo trong Cơ Quan, phải cố gắng thêm nhiều trong thời buổi nầy. Bần Đạo rất e ngại cho chư hiền đệ, khác nào lo cho một đoàn em đang đi trên bãi sa mạc, chẳng những thiếu phương tiện, còn bị ngoại cảnh biến muôn hình vạn trạng, làm cho cơ thể nhọc nhằn, tâm thần xao động, rồi phải lâm vấp vào một sự rủ ren ảo ảnh. Nhưng nếu chư đệ muội bình tĩnh để tìm nơi trí óc những lời các Đấng dạy trong hai năm qua, rồi sẽ sáng suốt và thấy rõ ràng một bức địa đồ, một kho lương thực, một bầu nước mát để cụ túc cho chư đệ muội trên viễn đồ thiên lý.

 Bần Đạo nhắc lại phần hành sự: Rất buồn, nhưng buồn lại thương. Thương vì chư đệ muội đã lăn thân trong trần cấu, đến giờ nầy tâm lực tiêu hao, trở lại lãnh sứ mạng quá quan trọng nặng nề, làm sao khỏi lỗi lầm sơ thất. Nhưng buồn, buồn là đã trí thức mà không ý thức, nên lắm lúc tự mình khảo đảo lấy mình và khảo đảo luôn cùng bè bạn. Về các phần hành sự đã tiến lên một cách vẻ vang trên phương diện nhơn tâm mà lại kém phần nội chuyển.

Vụ trưởng cũng chưa tiến hành được một việc nào gọi là đúng với chương trình quy lệ của Cơ Quan, để tội nghiệp cho các Trưởng ban hết tâm phục vụ mà chưa thấy những gì gọi là thỏa mãn với trách nhiệm và công lao của mình.

Chư hiền đệ nên nhớ rằng: Đạo đã thành đúng ba mươi sáu năm, chỉ còn một điều là hoằng Đạo để truyền gieo chánh pháp hầu tế độ sanh linh trong hồi nguy khổn, và chỉ còn chư hiền đệ đem tấc lòng thành để phục vụ chánh nghĩa vi nhơn, trên có Thiêng Liêng phò trợ, dưới có niềm tin của nhơn sanh hưởng ứng, thì chư hiền đệ còn tiếc gì cái cá nhân tư hữu của mình để cho tự ái chủ động, làm cho trở ngại bước đường tiến bộ của Cơ Quan.

Kìa chư đệ có thấy chăng? Thời gian trôi, trôi mãi như dòng nước không ngừng lại, máy trời đất vẫn tuần tự xây vần, cơ đạo dầu muốn dầu không cũng hóa hoằng cho kịp kỳ tái tạo. Chư hiền đệ là những thủy thủ của Bần Đạo, đang lái chiếc thuyền từ vượt trùng dương để thực thi những công trình vĩ đại trên tiền đồ Đại Đạo Tam Kỳ, dầu chuyên nghiệp hay chưa chuyên nghiệp, nhưng với sự tuyển chọn của Thiêng Liêng, không phải là riêng chư hiền đệ mới là kẻ có duyên phúc trong sứ mạng cao cả nầy, mà chính duyên phúc ấy tự Thiêng Liêng đem đến để ban cho chư hiền đệ hiền muội, thì tất cả cùng sống trong một bầu không khí điều hòa, quây quần với nhiệm vụ, có phải là an lạc kỳ trung chăng?

Nếu chư hiền đệ hiền muội biết huynh hữu đệ cung, biết tôn sùng quy luật, Bần Đạo tưởng lại Cơ Quan sẽ là một tường đồng vách sắt để ngăn đón loài ma vương chúa quỷ, là một tiếng còi linh diệu để kêu gọi nguyên nhân trở lại ngôi xưa cảnh cũ. Sở dĩ Bần Đạo dạy những lời hôm nay, là rất đỗi thương xót, nên tâm tình để chư đệ muội thức tỉnh mà đọc lại bao nhiêu lời giáo huấn của Thiêng Liêng để làm một hướng đạo trung tâm cho phần hành sự, và tách rời những điều khảo đảo ngoại cảnh xâm lăng. Chư hiền đệ có buồn chăng? Buồn thì chẳng nên buồn mà phải nên sợ. Nếu trước mặt chư hiền đệ là con đường tốt đẹp, là cảnh cực lạc hiện ra, thì Bần Đạo không nói làm gì những lời hôm nay. Thôi hãy an tọa.

Đây về việc Cơ Quan. Trước kia, Đức Chí Tôn dạy lập Ban Phổ Thông Giáo Lý để mở màn cho một Cơ Quan chấn hưng đạo pháp, tá trợ các Hội Thánh, Thánh thất kịp thời trùng hưng, để bành trướng mối đạo ra khắp mọi nơi giữa thời kỳ đại đồng công dụng. Có lẽ chư hiền đệ hiểu chữ công dụng như thế nào rồi phải chăng? Và chư đệ muội còn nhớ hai câu trong bài nguyện ở vé thứ tư, câu 13 và 14 rồi chớ? Có hiền đệ hiền muội nào nhớ, nhắc lại cho Bần Đạo nghe? Đọc lại câu ấy... “Dầu trong mọi cảnh khó khăn, Nguyện lòng đem hết sở năng thực hành.” Đây là đến lúc phải đi sâu vào lời nguyện ấy đó chư hiền đệ. Bần Đạo cũng nhắc lại câu nguyện ở vé thứ sáu, 22 là: “Đem đạo mầu công dụng mọi nơi.” Đây là đến giai đoạn và thời kỳ của Cơ Quan phải thực hành lời nguyện ấy.

Chư hiền đệ ôi! Đại Đạo của nhân loại, của Chí Tôn, mà những sứ mạng là sứ mạng chung cho nhân loại, cho Chí Tôn. Tất nhiên Bần Đạo không phải riêng của Cơ Quan, và chư đệ muội cũng không phải riêng cho Bần Đạo. Thế nên, Bần Đạo và chư đệ muội phải thông cảm để trên dìu dưới thuận, nương theo quyền năng vô tận mà tự độ và độ tha. Bần Đạo nói trở lại Cơ Quan: Đức Chí Tôn chọn lòng người, không chọn vật chất, mà nếu lòng người hỏng đi, thì Cơ Quan sẽ dời đổi theo đúng thời kỳ hoằng dương đạo pháp, vì khi nhân loại đi đến đại đồng, tất nhiên đại đồng không trụ tướng, mà trụ tướng ấy là Cơ Quan.

THIÊN CHI

 

Thiên Chi



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây