Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
14/12/2021
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/12/2021

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN 13 - 12 - 2021



 

 

 

 

Description: C:UsersHPPicturesHANH TIN XANH.jpg

 

 

 HỘI THOẠI

 

TỰ TRI GIẢ MINH

 

Thời Mạt Pháp : Trước diễn biến bất nhân vô đạo, sức phá tán tâm hồn hết sức mạnh bạo, lòng người chính trực làm sao vô cảm? Đời thì đối trị bằng nhẫn nhục, Đạo: quay vào thanh tịnh làm phương cách cùng cố nội lực tự hữu.

Nếu chưa đủ sức chiu đựng bền vững, phải cần đến những liều “vac -xin “ để tạo kháng thể nội tâm. Đạo pháp chân tu chính là liều “vac-xin” ấy. Nếu chỉ đơn thuần nói nhẫn nhục hay thanh tịnh có phải là giải pháp tiêu cực chăng?

Vậy "pháp môn" chính là CHƠN ĐẠO kết tụ nội lực với tha lực. Tha lực ở đâu? Điều kiện nào để có tha lực đó ? Lai giải đáp bằng THANH TỊNH. Thanh tịnh là KHÔNG? _ Không , không phải là VÔ, là trống không, mà " không" để CÓ.

_Có gì? _ Khi đạt đến KHÔNG triêt để mới có cái CÓ đó. Chỉ người nào có rồi mới biết nó là gì ! Suy ngẫm !

Hãy đọc lại thánh ngôn :

" Có cái có trong tình Tạo hóa;

Không là không đạo cả lưu hành;

BIẾT đường sanh diệt diệt sanh;

Hoàn nguyên phản bổn nhọc nhành chi con. “

Lại hỏi Bổn Nguyên ở đâu? Xin hành giả tự trả lời . . .

_DN fb: “Ơn Trên dạy, những gì làm mình tưởng mình là người chơn tu, là đạt Đạo chỉ là cái bóng của Đạo thôi. Thiển nghĩ chỉ có thực hành đạo pháp mới đưa mình đến chỗ khai phóng tình thương, đạt đến trạng thái vô phân biệt. Đó là Thái cực chưa phân định âm dương, là tánh Không, là bất nhị pháp môn, là chỗ Cổ thánh dạy: " Chấp không chấp có thiên tà/ Lìa không bỏ có cũng là bàng môn". . . .

_ TL fb : "Chấp không chấp có thiên tà. Lìa không bỏ có cũng là bàng môn". Lời dạy nầy chắc nêu ra để nhắc nhở rằng: Đúng - sai, phải, - trái đều trật lất, đều nghiêng ngã. Đó chỉ là cái đối đãi trong thế giới nhị nguyên nầy. Cái TRUNG tự hữu đã bị mất ngôi, phải chịu điên đão.

Cái bàn, cái ghế còn nhờ các chân cân đối mà đứng vững cho hữu ích. Hạt cát, viên sạn gồ ghề còn biết đứng trên vị thế TRUNG (center of gravity) thế mà trải qua muôn ngàn năm vẫn nằm yên đó để đóng góp cho tiến hóa của vũ trụ, bồi đắp cho thiên nhiên, chờ cơ hội để tiến hóa.

Con người được Thượng Đế tạo ra từ nguyên lý Âm Dương cân đối, Thân Tâm, Hồn Xác, Hữu Vô quân bình bền vững. Nhưng tự làm cho tàn phế, nghiêng ngã. "Muôn kiếp chịu lạc đường" thì làm sao đây?”

_TH.CH.fb:

Làm sao thì hỏi lai chinh minh,

Lão xưa dạy: “tự tri giả minh”,

Tri rằng ta vốn con trời đất,

Đất trời bền vững bởi quân bình.

¬_ TL fb :

Trong ta đã sẳn tánh tuyệt minh,

Trời đất thân nầy tự nó sinh,

Quyền pháp càn khôn đều có đủ,

Noi theo Thiên Lý tự nhiên Minh. •

 

 

 

 

Gặp cơ duyên, tu một lúc cũng bằng tu trọn đời

 

Description: https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/profile_mask2.png

Phuong Truc trucvp@gmail.com

Jul 18, 2021, 6:24 AM


Description: https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Description: https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Description: https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Kính thưa quí Huynh, Tỷ, Đệ, Muội,

Chưa bao giờ như trong đại dịch này, chúng ta có cơ duyên cảm nhận rõ mối liên quan giữa mỗi người với toàn thể vũ trụ, và giúp người cũng là giúp đỡ chính mình là như thế nào.

Giữa lúc nhân loại phải cùng chịu khổ nạn, thì người tu có thể giúp gì?

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy rằng những lúc tai biến, động loạn xáo trộn trên hoàn cầu chính là cơ duyên cho đạo hữu phát tâm lập công bồi đức để tu tiến:

Muốn chống thiên tai sát kiếp, chỉ cần phát tâm công phu thiền định, tọa công ngồi tại đạo tràng mà phóng tinh thần gieo rải thiện duyên kết hợp với huyền linh ân điển xua đẩy sát khí. Tư tưởng càng mãnh liệt, hung sát tự khắc thối lui. Thiền định càng thâm, càng giải phóng cứu người càng dễ. (…)

Trong lúc tai biến, động loạn xáo trộn trên hoàn cầu là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm gieo tư tưởng sự sống tình thương đến những nơi có tai biến, kết quả rất lớn mà tiến đạo rất mau, tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên cũng không bằng tu một ngày có cơ hội.”[1]

Với tầm mức quan trọng như vậy, Đức Giáo Tông Đại Đạo gọi người tịnh sĩ là những thiên thần đang dệt tấm lưới thiêng liêng cứu độ chúng sanh: “Chư đệ muội có biết mình là những thiên thần đang dệt tấm lưới thiêng đó chăng? Đây là cơ hội mà Đức Lão Tổ đã dành cho chư đệ muội để làm đầu mối tự độ, độ tha.” [2]

Xin hẹn quí vị cùng chúng đệ muội hiệp tâm dệt tấm lưới thiêng trong mỗi thời tịnh, cầu nguyện cho bá tánh chúng sanh thấy tai biến kiếp họa mà biết hồi đầu, quay lại đường lành, truất bỏ dục vọng tâm tà1 để cùng được cứu độ.

Đạo muội Phương Trúc


[1] Đức Đông Phương Lão Tổ, Quả Cộng Nghiệp Chín Muồi, Tam Tông Miếu, 22-6 Ất Hợi.

[2] Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 01-12 Bính Dần (31-12-1986).

 

 

NGHIÊN CỨU ĐẠI  DỊCH

 

HIỂU RÕ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19
VÀ CÁCH ĐỐI TRỊ 

(Truyền Bình)


Description: covid 19Hiểu rõ về đại dịch không phải là tìm hiểu về nguyên nhân trực tiếp xuất hiện con virus SARS-CoV-2 mà hiểu về nguyên nhân sâu xa nhất của cơn đại dịch. Tại sao một cơn đại dịch xuất hiện ảnh hưởng lớn lao tới toàn thể nhân loại ? Điều đó không phải ngẫu nhiên do một nguyên nhân bất chợt nào đó ví dụ do động vật lây sang người hay rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Đó là điều tất yếu phải xảy ra do cộng nghiệp của loài người. Đó là nghiệp chung của cả nhân loại. Nghiệp chung hay cộng nghiệp共業 (collective karma) là một sức mạnh vô hình nhưng có tác động rộng lớn đến một tập hợp đông đảo chúng sinh mà ở đây là loài người. 

Do đâu mà có cái nghiệp đó ?  

Loài người là một loại chúng sinh chủ thể của thế gian, thông minh nhất trong tất cả sinh vật của quả Địa Cầu. Loài người có ngôn ngữ phát triển, biết suy nghĩ, biết làm việc, biết lao động sản xuất, biết tích lũy của cải và tri thức để ngày càng gia tăng sức mạnh của mình, có khả năng thay đổi cảnh giới của Địa cầu.

Sức mạnh của con người chủ yếu nằm ở bộ não biết suy nghĩ, biết tính toán. Sức mạnh cơ bắp của con người trên bộ không bằng con cọp, sư tử, con voi, con trâu, con bò; dưới nước không bằng cá voi, cá mập…nhưng nhờ có bộ não phát triển nên con người có sức mạnh vượt trội so với tất cả các loài khác, làm chủ cả các lục địa và đại dương.

Con người luôn tìm cách xây dựng một cuộc sống vật chất đầy đủ và sướng khoái cho mình. Do đó con người khai thác thiên nhiên, làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tới sự sinh tồn của các loài sinh vật khác. Con người săn bắn, đánh bắt thủy hải sản khiến cho một số loài bị diệt chủng. Số lượng của các loài sinh vật khác ngày càng ít dần, không còn đủ cho con người săn bắn, đánh bắt. Thế là con người xoay qua chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, cả động vật hoang dã như cọp, gấu, cá sấu, đà điểu…để phục vụ cho nhu cầu giết thịt, ăn uống của mình. Nói tóm lại là con người phá rừng, khai thác, đào bới quặng mỏ, than đá, kim loại, đất hiếm, xây dựng các đập thủy điện… khiến cho môi trường sinh thái bị rối loạn. Con người giết mổ, ăn thịt rất nhiều heo, bò, gà vịt, thủy hải sản. Con người gây ra đau khổ ngất trời đối với rất nhiều loài sinh vật khác để mưu cầu hạnh phúc, thỏa mãn cho mình. Ai không từng ăn cá, ăn thịt, ăn tôm tép, cua sò ốc hến, gà vịt, chim trời, cá nước ? Đó là vay nợ sinh mạng của các loài khác để phục vụ cho nhu cầu của mình. Đã vay thì có lúc phải trả.

Đạo Phật nói : Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm là tánh giác, trí tuệ bát nhã thông minh tuyệt đỉnh hơn hẳn bộ óc của loài người. Chính tâm tạo ra vũ trụ vạn vật và con người, tạo ra mọi loại cảnh giới. Chính tâm tạo ra không gian, thời gian và số lượng. Nên tâm dư sức tạo ra con virus corona để thực hiện sự công bằng của luật nhân quả. Loài người có vay thì phải có trả, đã tạo nhiều nghiệp xấu nghiệp ác thì lẽ đương nhiên là có lúc phải trả nợ nghiệp vay của mình.

Con người dựa vào tài trí của mình chế tạo ra vaccine để chống lại con virus. Thì tâm cũng tạo ra nhiều biến thể virus ngày càng lợi hại để thực thi luật nhân quả không thể suy suyển.

Trong bài viết của  bác sĩ Lê Thị Anh Khoa, chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn đăng trên VN Express ngày 04-09-2021, có viết « Nhiều chuyên gia nhận định, đối với Covid, hiệu lực của thuốc chỉ là 30%, 70% còn lại là chăm sóc bệnh nền, dinh dưỡng, thể dục và đặc biệt là sức khỏe tâm lý. Không phải chỉ Covid-19, hầu hết các bệnh khác cũng cần sự điều trị toàn diện ». 

Đó là nhận định của chuyên gia, y bác sĩ. Nhận định của Tâm học Phật giáo còn nhìn thấy sâu hơn nữa. 30 % hiệu lực của thuốc là phần chi phối của các quy luật lý. 70% còn lại là phần siêu hình có liên quan tới tâm lý (của cá nhân) và của nghiệp lực. Y học thông thường chỉ biết tới vật lý và sinh lý cơ thể mà không biết tới tâm linh là phần sâu thẳm của vũ trụ vạn vật và nhân sinh.

Nên y học không thể giải thích rõ ràng tại sao cùng một con virus delta hay biến chủng khác mà 80% người bị nhiễm chỉ bị nhẹ không cần phải nhập viện. 20% nặng hơn phải nhập viện.

Tại sao : “hiệu lực của thuốc chỉ là 30%, 70% còn lại là chăm sóc bệnh nền, dinh dưỡng, thể dục và đặc biệt là sức khỏe tâm lý. Không phải chỉ Covid-19, hầu hết các bệnh khác cũng cần sự điều trị toàn diện » ?

Thật ra thì 70% còn lại là do biệt nghiệp 别業 (differentiated karma) của mỗi người mỗi khác. Nhiều người có lẽ không tin vào nghiệp bởi vì nó vô hình không thể thấy rõ. Nhưng cộng nghiệp và biệt nghiệp là những giáo huấn đã có từ lâu đời của bậc đại trí là Đức Phật, không phải do ai đó tùy tiện vẽ vời ra.

Những thí dụ về nhân quả luân hồi đã được thuyết trong kinh Pháp Cú《法句经》(*)

https://thuvienhoasen.org/a1272/kinh-phap-cu-viet-anh-muc-luc 

Bài kệ 1 Song phẩm hay song đối 雙對 (double pair) là cặp phạm trù mâu thuẫn, ở đây chỉ nhân và quả đi đôi với nhau

Trong tất cả các pháp, ý (mạt-na thức bao gồm ý thức và tiền ngũ thức) là dẫn đầu, ý làm chủ, ý tạo ra mọi sự vật.

Nếu lấy ý  bị ô nhiễm ra hành xử bằng suy nghĩ, lời nói hoặc hành động là tạo nghiệp

Thì ắt khổ sẽ theo liền như bánh xe đi theo vết chân của muông thú (không sai chạy)

Tất cả mọi tác ý, suy nghĩ, lời nói hoặc hành động (thân, khẩu, ý) đều tạo nghiệp. Nghiệp xấu, quả xấu sẽ đi theo liền với nhân xấu, đó là lẽ đương nhiên và tức thời không thể sai chạy theo cơ chế lực và phản lực. Ta ném một quả banh vào tường, nó tức thì dội ra. Ta ném càng mạnh thì nó càng bật ra mạnh. Trong thế giới tương đối có sự ràng buộc của không gian, thời gian, ta tạo nhân mà không thấy quả tức thời. Ví dụ quả banh cách bức tường 1000 km, ta ném quả banh bay với tốc độ 200km/giờ thì nó mất 5 giờ để đến bức tường và 5 giờ nữa để trở về với mình, như vậy sau khi ném quả banh, 10 giờ sau mới thấy hậu quả. Chính vì vậy chúng ta gieo nhân có thể không thấy hậu quả ngay, do đó không tin nhân quả là có thật, nghiệp là có thật. Nhiều người cứ thoải mái giết heo bò, gà vịt, tôm cá, ăn thịt mà không thấy hậu quả gì, do nghiệp chưa đến ngay. Chưa đến chứ không phải là không đến. Và bây giờ thì nghiệp đến dưới hình dạng của con virus corona, ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ thế giới.  

Trong kinh Pháp Cú có nêu ra nhiều thí dụ để hiển bày luật nhân quả. Chẳng hạn trong phẩm 37 nói về sanh tử, có câu chuyện như sau :  

Xưa kia, lúc Phật ở tại Tinh xá Kỳ Hoàn, nước Xá-vệ, thuyết pháp cho người, trời, vua, quan nghe, thì cạnh đường cái có một ông Phạm Chí giàu có, tiền của không biết bao nhiêu mà nói. Ông có một cậu con trai hai mươi tuổi, vừa cưới vợ .
Tháng Ba, gặp tiết Xuân, vợ chồng nắm tay nhau đi dạo hoa viên. Đến một gốc cây Nại to lớn hoa nở tươi tốt. Cô vợ muốn hái ít đóa nhưng không có ai cậy mượn. Biết ý vợ và muốn làm đẹp lòng nàng, chàng tự thân leo lên và hái được một hoa. Thấy một hoa khác đẹp hơn ở một cành nhỏ, chàng cố chuyền sang, chẳng may nhánh gãy, chàng té xuống đất bị thương nặng. Người trong nhà bé lớn hay tin lật đật chạy ra chỗ tai nạn xảy ra, kêu trời kêu đất, xúm nhau cứu chữa, nhưng vô phương, chàng trai tắt thở. Bà con nội ngoại ai cũng động lòng rơi lệ mà chẳng biết làm thế nào ? Cha mẹ, vợ người xấu số không tiếc lời trách trời oán đất.

Tẩn liệm quan quách, đưa đám xong, trở về nhà tất cả đều than khóc không nguôi.
Xa biết tai nạn của nhà phú ông và thương cho sự si mê ngu muội của người trong cuộc, Thế Tôn bèn đến an ủi. Thấy Phật tới, chủ nhà và mọi người trong gia đình bi thảm làm lễ rồi bày tỏ nỗi đắng cay của mình, Phật nói với ông nhà giàu :
– Hãy nín đi để nghe pháp. Muôn vật vô thường, không thể giữ mãi; có sanh ắt có chết, tội phước đuổi nhau. Nay cậu con trai này phải gặp một lần ba cảnh áo não rơi lệ; đoạn tuyệt với ông hôm nay để rồi đi làm con kẻ khác.
Nói tới đây Phật đọc bài kệ :

Mạng như hoa trái chín
Thường sợ lúc chúng rơi
Đã sanh đều phải khổ
Ai là người chẳng chết ?
Tùng nguồn thích thương muốn
Nhân dâm nhập bào thai
Mang hình mạng như điện
Ngày đêm chảy không ngừng
Thân này là vật chết
Tinh thần không hình sắc
Nương chết để phục sanh
Tội phước không mất đâu
Chẳng phải chết là hết
Ham sống si mê dài
Tự làm chịu sướng khổ


Thân chết thần chẳng rã.    

Trưởng giả nghe kệ xong lòng được cởi mở, không còn buồn phiền nữa, bèn quỳ xuống bạch Phật :
– Đời trước thằng bé này tạo tội gì để nay đang lúc xuân thời cuộc đời hạnh phúc, lại phải chết yểu như thế ? Cúi xin Phật chỉ dạy cho con biết. Phật đáp :
– Xa xưa, có một cậu con trai mang cung tên vào một khu làng lùng kiếm chim bắn chơi. Thấy trên cây có một con se sẻ, cậu giương cung muốn bắn. Ngay lúc ấy có ba người đang đi dạo, họ thấy thế mới khích:
– Cậu mà bắn trúng thì là tiểu anh hùng vậy. Cậu bé nghe khoái chí, giương cung buông tên, chim sẻ rớt xuống chết tốt. Ba người khách đồng reo mừng khen ngợi rồi đường ai nấy di.
Từ ấy biết bao kiếp đã trôi qua, nay cơ duyên đã đến cho cậu bé xưa thọ tội. Trong ba người kia, một người nhờ tạo nhiều phước nên nay được ở cõi trời, người thứ hai thì sanh xuống biển làm Long vương, người thứ ba chính là thân của Trưởng giả hiện nay vậy. Còn cậu trai vừa thọ nạn té cây, trước đời này đã được sanh về cõi trời làm con của người sinh ở cõi trời, mạng hết xuống thế làm con của ông Trưởng giả này, nay té cây chết sẽ sanh xuống biển làm con của ông Long vương, nhưng ngay trong ngày sanh sẽ bị chim kim súy đớp ăn. Vì lẽ này mà Ta nói ngày hôm nay là ngày hội đủ ba việc đáng đau lòng rơi lệ vì quả đến. Phần ông vì tiền kiếp tán trợ reo mừng trước một việc ác, nên nay phải chịu phần than khóc. Tới đây Phật nói thêm một bài kệ :

Thần thức tạo tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới)
Lành, chẳng lành, năm xứ (Ngũ thú : Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhơn, thiên)
Âm thầm lòng mơ tính
Mơ đâu sẽ về đó

Muốn vật chất hay tinh thần
Tất do mơ tưởng xưa
Hễ gieo giống thứ nào
Tự nhiên báo thế ấy.

Hiểu rõ như vậy thì chúng ta sẽ thấy rằng tìm nguyên nhân của đại dịch không phải là tìm hiểu xem con virus SARS-CoV-2 xuất hiện bằng cách nào để tìm cách ngăn chặn nó. Bởi vì nguyên nhân sâu xa của nó là nghiệp, chặn cách này thì nó sẽ xuất hiện cách khác, nhân đã tạo thì quả ắt đi theo không thể nào tránh khỏi. Tôi phải nói thật rằng đa số các nhà khoa học đều không hiểu điều đó, họ chỉ muốn tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp khiến con virus corona xuất hiện và tìm cách ngăn chặn cái ngọn mà thôi trong khi cái gốc là nghiệp vẫn còn nguyên. TQ ngăn chặn dịch covid-19 tốt hả ? Thì năm 2020 có nạn lũ lụt kinh hoàng ở đồng bằng sông Dương Tử, và năm 2021 xảy ra trận đại hồng thủy khủng khiếp ở tỉnh Hà Nam hàng ngàn năm mới xảy ra một lần, lượng mưa trong ba ngày bằng một năm bình thường, và nơi bị thiệt hại nặng nề nhất là thành phố Trịnh Châu. Nghiệp không đến bằng hình thức này thì sẽ đến bằng hình thức khác, không tránh khỏi được đâu.

Có điều gì chứng tỏ sự sai lầm của các nhà khoa học ? Họ không hiểu nguyên nhân sâu xa của đại dịch. Cái gì giải thích sự biến thể nhanh và khủng khiếp của con virus. Từ con virus ban đầu xuất hiện đại dịch tại Vũ Hán, nó đã nhanh chóng biến thể thành virus alpha (xuất hiện tại Anh), beta (xuất hiện tại Nam Phi), gamma (xuất hiện tại Brazil), delta (xuất hiện tại Ấn Độ), lambda (xuất hiện tại Peru) và bây giờ là MU (xuất hiện ở Colombia).

Các biến thể chỉ là ngọn của đại dịch còn gốc của nó chính là nghiệp. Con người không biết nguồn gốc thật sự của đại dịch là gì mà chỉ tìm hiểu xem cái ngọn của nó tức là con virus xuất hiện cách nào thì sẽ không bao giờ giải quyết được đại dịch, chỉ có thể làm một số việc thuộc phạm trù hữu vi tức là trong phạm vi 30% liên quan với các định luật vật lý, còn 70% thuộc phạm vi siêu hình liên quan tới nghiệp thì đa số mọi người không hiểu biết, không tin và không hành động gì để hóa giải.

Đối trị đại dịch Covid-19 bằng cách giữ tâm an và không tạo nghiệp mới              

Sau khi đã tham khảo các khảo sát lâm sàng của các chuyên gia dịch tễ về dịch bệnh covid-19 để thấy rằng thuốc men và các cách điều trị hữu vi, hữu hình chỉ có tác dụng 30% . Còn 70% liên quan tới tâm lý, tâm linh, thuộc phạm trù siêu hình liên quan tới nghiệp. Chúng ta sẽ nghĩ đến cách đối trị dại dịch như sau :

Chúng ta vẫn nên tuân thủ các biện pháp do các chuyên gia y tế và chính quyền đưa ra như giãn cách xã hội, thực hiện 5K, chích vaccine, nếu bệnh nặng thì đến các cơ sở y tế để điều trị. Đó là 30% thuộc phạm vi liên quan tới các định luật vật lý.

Nhưng chúng ta cũng cần tiến hành những biện pháp giải nghiệp thuộc phạm vi 70% liên quan tới tâm lý, tâm linh, phạm trù siêu hình nằm ngoài tầm với của y học thông thường. Chúng ta phải hiểu những nguyên lý cực kỳ sâu xa, cực kỳ cơ bản của vũ trụ vạn vật mà ngay cả những nhà khoa học hàng đầu của thế giới cũng chưa hiểu hết. Những nguyên lý này do một bậc giác ngộ là Đức Phật đã nêu ra trong kinh điển từ xa xưa. Đó là những nguyên lý gì ?    

 1/ Nhất thiết pháp vô tự tính. Tất cả các pháp từ những vật nhỏ nhất như các hạt cơ bản của vật chất (material particles) cho tới sơn hà đại địa, sinh vật, con người, cho tới những thiên thể cực lớn trong vũ trụ đều không có sẵn đặc trưng đặc điểm, nghĩa là nó không có thực thể như chúng ta thấy và tiếp xúc. Vậy do đâu mà các pháp đều có đặc trưng đặc điểm, đều có cái hình tướng như chúng ta thấy ?

2/ Nhất thiết duy tâm tạo. Tất cả đặc trưng đặc điểm của các pháp, các sự vật đều do tâm tạo, tâm tưởng tượng ra. Như bài kệ số 1 của kinh Pháp Cú đã nói : tâm tạo nghiệp, cụ thể hơn, nghiệp do thân (ngũ uẩn), khẩu (lời nói ý nghĩ), ý (mạt-na thức chấp ngã) tạo ra. Thân muốn được hưởng các lạc thú như ăn uống ngon miệng, bồi bổ cho thân thể béo tốt, theo đuổi các thứ dục lạc, nên tạo ra nghiệp sát sinh, giết heo, bò, gà vịt, tôm cá…để ăn cho thỏa thích, tàn phá môi trường. Tìm cách hại người, chiếm đoạt của người khác, vật khác để phục vụ cho ham muốn của mình. Hại người (do đó cũng là tạo nghiệp, hại mình) bằng cả ý muốn, lời nói và hành động.

3/ Định luật nhân quả. Có nhân thì có quả. Nhân quả đi đôi với nhau. Thậm chí nhân cũng tức là quả. Đã tạo nghiệp thì phải lãnh hậu quả. Con người đã gây ra bao nhiêu nghiệp xấu, nghiệp ác, vô lượng vô biên sinh linh đã bị con người tàn hại, há chẳng có hậu quả gì sao ? Con virus corona chính là sứ giả của Trời, xuất hiện để thực thi luật nhân quả một cách công bằng. Con virus nó biết phân biệt ai không nợ, ai có nợ nhiều hay ít, để mà tùy theo trường hợp mà xử lý. Ai không nợ thì không nhiễm bệnh. Ai ít nợ thì bị bệnh nhẹ có thể ở nhà tự điều trị không cần nhập viện. Ai nợ hơi nhiều thì phải nhập viện nhưng qua khỏi. Ai nợ quá nhiều thì phải tử vong.

Con người chúng ta nên bớt ham muốn, bớt sát sinh hại vật, nếu có thể thì nên ăn chay cho thanh tịnh, bớt tranh giành làm hại lẫn nhau. Đầu óc nên giữ chánh niệm. Chánh niệm là vô niệm, chấm dứt suy nghĩ về thị phi, hơn thua, ta người, như thế tâm sẽ an. Vô niệm thì không tạo nghiệp mới. Nghiệp cũ có đến thì ta chấp nhận, không nhất thiết phải lo âu, buồn rầu, đau khổ. Không tạo nghiệp mới thì khi đã trả hết nghiệp cũ thì con virus corona sẽ tự biến mất hoặc sẽ trở thành một loại virus cúm thông thường, thảm họa sẽ dần dần tiêu trừ. 

Truyền Bình (THU VIỆN Hoa Sen)


(*) Tiếng Phạn Dharmapada- tiếng Anh Dhamma Verses. Kinh Pháp cú do Phật giảng dạy ở nhiều thời điểm và nơi chốn khác nhau. Kinh này do tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) soạn (400 – 300 B.C.
尊者法救撰), sư Duy Kỳ Nan 维祇难 (Vighna) dịch sang chữ Hán lần đầu hồi thế kỷ thứ 3 (năm 224 Công nguyên) có 758 bài kệ gồm 39 phẩm. Sau đó không lâu Chi Khiêm  (gốc người Nguyệt Thị 月氏 ông nội của ông di cư sang TQ khoảng đời Hán Linh Đế- 156-189 CN ) biên soạn lại và xuất bản lần hai còn 500 bài kệ. Đây là bài kệ thứ nhất 1 đối chiếu Pali và Hán

1. Yamakavagga 一、 Song phẩm
1. Manopubbaṅgamā dhammā, manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce paduṭṭhena, bhāsati vā karoti vā.
Tato naṁ dukkhamanveti, cakkaṁva vahato padaṁ.
1
諸法意先導,意主.意造作 Chư pháp ý tiên đạo, ý chủ, ý tạo tác 
若以染污意,或語.或行業  Nhược dĩ nhiễm ô ý, hoặc ngữ, hoặc hành nghiệp 
是則苦隨彼,如輪隨獸足  Thị tắc khổ tùy bỉ, như luân tùy thú túc 

 

 

CHIẾT TỰ Chữ HÁN

 

Description: C:UsersHPDownloads20211214_153122.jpg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 


Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần,
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây