Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
03/04/2015
Thiện Chí

SỐNG ĐỜI BÌNH DỊ-SỐNG ĐẠO TỰ NHIÊN

Học Đạo Đức Kinh
SỐNG ĐỜI BÌNH DỊ, SỐNG ĐẠO TỰ NHIÊN

Ảnh : Mô tả truyền thuyết Quan giử ải Hàm Cốc là Doãn Hỉ xin Lão Tử (TK 6 TCN) để lại giáo thuyết của Ngài, Ngài bèn viết Quyển Đạo Đức Kinh truyền đến ngày nay.

Lời mở: Arnold Toynbee là một sử gia hàng đầu Tây phương trong thế kỷ XX. Ông viết bộ A Study of History trong 38 năm (1934 – 1972) gồm 12 cuốn.
Trong cuốn cuối cùng có tính cách đúc kết và nhận định về các nền văn minh, ông viết:
“ . . .Tìm ra giải pháp cho các vấn đề ô nhiễm, cạn kiệt các tài nguyên và căng thẳng xã hội, hiện nay đang là những vấn đề không thể giải quyết được của hệ thống công nghiệp. Có thể tương lai sẽ đưa ra câu trả lời không phải của phương Tây cho vấn đề mà ban đầu là do phương Tây đặt ra cho thế giới”. (trang 372)
Einstein đã từng nói: “Điều kỳ diệu nhất của thế giới là con người có thể hiểu biết thế giới”. Chúng ta có thể nói thêm: Điều kỳ diệu nhất của thế giới là con người có thể hiểu biết và thương yêu thế giới. [1]
* * *

Học Lão Tử Đạo Đức Kinh, ngoài giáo thuyết vô vi, chúng ta vẫn tìm thấy những bài học rất thực tiễn áp dụng cho đời sống an lạc giữa xã hội. Trong đó, có thể khái quát thành hai phương diện:
_ Sống đời bình dị
_ Sống đạo tự nhiên
I. Sống đời bình dị
Chương 57 ĐĐK viết: 1. Thiên hạ cho ta là trọng đại, mặc dầu ta phong thái tầm thường. Cao đại chính là ỏ chỗ vẻ ngoài tầm thường. Còn nhiều kẻ làm ra vẻ quan trọng nhưng chính lại hết sức tầm thường, nhỏ mọn.
2. Ta có ba báu vật, ta hết sức nắm giữ chắt chiu. Một là khoan từ. Hai là tiết kiệm. Ba là không dám đứng trước thiên hạ (coi mình hơn người). Khoan từ nên mới hùng dũng. Tiết kiệm nên mới rộng rãi. Không dám đứng trước người, nên mới được hiển dương.
3. Nay người ta bỏ khoan từ, chạy theo dũng lực; bỏ tiết kiệm chạy theo phung phí; bỏ chỗ sau mà tranh chỗ trước; thế là chết vậy.
4. Lấy khoan từ mà tranh đấu sẽ thắng, mà cố thủ sẽ vững. Trời muốn cứu ai, lấy khoan từ mà bảo vệ cho. (Ngyễn Văn Thọ dịch)
Học giả Nhân tử Nguễn Văn Thọ bình giảng rằng: “Lão tử khuyên ta nên từ ái 慈 愛, tiết kiệm 節 儉, khiêm cung 謙 恭. Từ ái tức là thương yêu mọi người. Tiết kiệm tức là quí trọng tài vật của trời. Khiêm cung tức là quí trọng tha nhân.
Các vua chúa xưa cũng thường giữ ba nhân đức này:
– Về từ 慈, phương châm của thánh vương xưa là: «Hành nhất bất nghĩa, sát nhân bất cô nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã.» 行 一 不 義,殺 一 人 不 辜 而 得 天 下 皆 不 為 也 (Làm một việc bất nghĩa, giết một kẻ vô tội để được thiên hạ, cũng không hề làm.)
– Về sự cần kiệm 勤 儉, ta thấy gương tích của Minh thế tổ 明 世 祖 như sau:
Một hôm vua thấy một quan hoạn mang đôi giày mới mà chạy ngoài sân, vua nổi giận truyền chỉ đòi vào mà quở rằng: «Đôi giày tuy là vật mọn, xong cũng của quốc gia, mà của quốc gia là tiền thuế của dân dâng cấp cho quan quân chi dụng. Vả lại công làm đôi giày cũng lâu lắc, chẳng phải một ngày hay một buổi mà rồi? Lẽ nào ngươi dám hủy của như vậy? Trẫm nghe nói vua Nguyên Thái tổ thấy quan hoạn đi giày mới mà quăng giày cũ, thì xử trượng mà quở rằng:” Da chưa rách sao lại quăng đi, ấy là phí của quá lẽ !” Trẫm rất khen lời ấy. Vì con người trong lúc còn khốn nạn nghèo nàn, nhờ cần kiệm mà khá, đến khi mới giàu sang lại sinh sự xài phí quá lẽ cho đến nỗi phải suy vi. Từ rày sắp sau, bá quan gần đi chầu mà gặp trời mưa, thì được phép mặc áo đầu cũng đội nón, mang tơi tùy ý.»
– Về sự khiêm cung 謙 恭 giúp con người nên việc, chúng ta hẳn nhớ tích Lưu Bị ba lần đến thảo lư cầu Khổng Minh, nhờ vậy mới gầy dựng được cơ đồ nhà Hán, chiếm Ba Thục cùng với Ngô, Ngụy, lập thành Tam Quốc.
Nếu bỏ Từ 慈, Kiệm 儉, Khiêm 謙 và theo con đường cậy mạnh tranh khôn, xa hoa phù phiếm, hống hách kiêu căng, chắc sẽ đi đến tử vong.
Cuối cùng, Lão tử lại lấy chữ Từ 慈 mà kết thúc chương. Mới hay lòng nhân từ khoan hậu là một đức tính hết sức cao quí vậy.”
Suy ra, đây là lối sống hết sức khôn ngoan mà đầy đủ nhân đức, lại có sức thuyết phục để người ta thân thiện với mình, ủng hộ chủ trương của mình. Lòng từ ái sẽ khắc chế sự độc đoán, thậm chí áp bức hay bạo lực. Đức khiêm, không cạnh tranh hơn thua với thiên hạ mới thêm bạn bớt thù. Đối với Lão tử như thế không phải an phận thủ thường, sống tiêu cực mà là lối sống tự chủ (làm chủ bản thân), không để phàm ngã , bản năng chủ động, mới thâu phục được nhân tâm. Do vậy, không hiếu thắng mà tất thắng vậy.

Đối với lối sống thực dụng ngày càng bùng nổ trong các xã hội thời nay, người đời sẽ cho rằng lối sống của Lão tử trở nên ngây thơ hay khờ khạo. Ngài vẫn biết thế, nhưng vẫn có lập trường vững vàng, bất chấp thị phi chê trách, Chương 20 Ngài viết:
_ Cái mà người sợ, ta há không sợ, nhưng không đến nỗi hoảng hốt mất tinh thần.
_ Người đời hớn hở, như hưởng cỗ bàn, như lên đài xuân.
_ Riêng ta lặng lẽ, chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ, chưa biết mỉm cười. Dáng điệu phờ phạc, lênh đênh vô định. (Bản dịch Nguyễn Văn Thọ)

Học giả Nguyễn Văn Thọ cũng cao hứng phổ thơ Ch.20 như sau:
1. Rũ tục học, sẽ quên lo lắng,
Dạ với ơi khác đặng bao lăm.
2. Dữ lành khác độ mấy tầm,
Cái điều người sợ, bình tâm được nào.
Nhưng chẳng nỗi ra vào hốt hoảng,
Lo thì lo nhưng chẳng bàng hoàng.
3. Người vui như hưởng cỗ bàn,
Vui như trẩy hội đăng đàn tiết xuân.
4. Riêng ta nín lặng tần ngần,
Như tuồng trẻ nít chưa phân biệt gì.
Ta ngơ ngẩn biết đi đâu tá,
5. Người giàu sang, ta há bị quên!
Lòng ta ngu độn thấp hèn,
Người đời sáng suốt, sao riêng ta đần.
Người xét nét, biện phân mọi lẽ,
Chỉ riêng ta quạnh quẽ, trong suông.
Mênh mang trên mặt trùng dương,
Mặc cho gió cuốn, sóng vương không ngừng.
Ai cũng có chỗ dùng lợi ích,
Chỉ riêng ta thô kệch ương gàn.
Nay ta sống khác nhân gian,
Vì ưa sữa «mẹ muôn ngàn thụ sinh».

Chúng ta tự hỏi vì sao Ngài vẫn bình tâm trước bao nhiêu dục lạc của cuộc đời, bao nhiêu tranh đua ưu thắng của thế nhân? Ngài đã trả lời: “Nay ta sống khác nhân gian, vì ưa “sữa Mẹ muôn ngàn thụ sinh”. Vậy là chỗ dựa của Ngài không phải là hình thức hay vật chất phù hoa, phải trải thân thụ hưởng; ngược lại, Ngài dựa vào cái kho tàng thiên nhiên trời đất ban cho. Chỗ này thánh giáo Cao Đài có câu” Biết thì hưởng vô ngần Tao hóa; Không thì đành nhân quả trả vay.”
Nên Chương 70. ĐĐK được bình giảng như sau:
“Đời sống đạo hạnh cao siêu nhất chính là một đời sống giản dị, khiêm cung, thuận theo các định luật tự nhiên của trời đất, và nhân sinh lý tưởng. Thiên hạ vì cho rằng Đạo, Trời ở ngoài ta, hay ở trên ta, nên không tìm ra được đầu mối cũng như cùng đích của cuộc sống; không tìm ra được duyên do đã sinh ra kiếp phù sinh, cũng như không tìm ra được cùng đích và đường lối để quay về với căn nguyên vĩnh cửu ấy.”
(Nguyễn Văn Thọ)

II. Sống đạo tự nhiên
Như thế,”sống đời bình dị” cũng chỉ là bước đầu của “lẽ sống đạo tư nhiên”, trước sau ĐĐK vẫn đưa ra nguyên tắc “ Người ở trong Đạo và Đạo ở trong người”.
Chương 25 viết: “ Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, vương diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi vương cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên. (Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn. Người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn, mà Người là một. Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời; Trời bắt chước Đạo; Đạo bắt chước tự nhiên.)
“Đạo là Nguyên lý, nên tam tài (Trời, Đất, Người) đều do đạo xuất sinh. Đạo Nho cho rằng người là một ngôi trong Tam tài. Lão tử lại cho rằng Người là một ngôi trong «tứ Đại» (Đạo, Thiên, Địa, Nhân). Tuy nhiên, hai đằng vẫn nói lên sự cao trọng của con người.
Vả lại, đường lối con người chung qui là phải khuôn theo trời đất, phải khuôn theo Đạo. Mà Đạo thời «tự nhiên». Cho nên đạt tới mức sống «Tự nhiên» là mức sống cao siêu nhất. (Bình giảng của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ)
Chủ thuyết “sống đạo tự nhiên” của ĐĐK không quan niệm con người là nhỏ bé, yếu đuối sống giữa thiên nhiên bao la, đa dạng, biến đổi không ngừng. Ngược lại con người là một trong bốn chủ thể lớn trong trời đất. Nên người có khả năng chủ động sống hòa hợp với những qui luật vũ trụ, thánh nhân gọi là Đạo. Bác học Einstein nói “Điều kỳ diệu nhất của thế giới là con người có thể hiểu biết thế giới”.” Chúng ta có thể nói thêm: Điều kỳ diệu nhất của thế giới là con người có thể hiểu biết và thương yêu thế giới. [2]

Chương 59 ĐĐK viết: “1. Trị người thờ trời, không gì bằng tiết độ.
2. Tiết độ là việc phải lo trước tiên; lo việc ấy trước tiên sẽ tích đức, tích đức cao dày sẽ lướt thắng được mọi sự, sẽ siêu việt. Siêu việt sẽ được nước (Trời).
3. Được căn cơ trời đất, nên có thể trường cửu. Thế cho nên gọi là ăn rễ sâu, mọc rễ chắc, đó là đạo trường sinh cửu thị.
Vậy “tiết độ” là một trong những qui luật vũ trụ thiên nhiên. Nói cách khác, tiết độ là “Trung hòa”theo đạo Nho, là nguyên lý “quân bình” để vạn vật tồn tại.

III.Sống đạo tự nhiên là lối sống rất tích cực

Xưa nay, khi nghe nói đến Đạo, đạo lý, đạo học rồi Đại Đạo, người ta thường nghĩ đó là nhưng vấn đề cao siêu trừu tượng, phải học hỏi nghiên cứu thâm sâu, dành cho các tu sĩ, đạo gia hay các nhà truyền giáo.Nếu hiểu như thế thì hóa ra những gì liên quan đến Đạo nói chung chỉ là kiến thức sách vở không can hệ đến đời sống con người.?

Thật ra ý nghĩa đích thực của Đạo chính là sự sống, là lẽ sống tự nhiên.

Kìa gốc hoa mai, sự sống của nó có từ hạt mai, từ đất, nước, nắng, gió. Nó không đòi hỏi gì hơn, cứ lớn lên theo thời gian. Nó cũng không muốn trổ hoa hồng hay hoa cúc. Cái lẽ sống tự nhiên của nó sẽ đạt thành ở mùa Xuân khi hoa mai nở đầy cành. Sự vinh diệu ấy của nó vẫn còn mãi mỗi lần Xuân đến, và vì vậy được quí trọng suốt những Hạ Thu Đông.

Đó là lẽ sống tự nhiên của sinh vật không tình thức. Con người là sinh vật tiến hóa cao, có trí thức, có kiến thức, lại có tình thức. Sự sống của con người không thể thụ động theo thiên nhiên, mà con người rất năng động, rất sáng tạo. Người biết chủ động trong lẽ sống tự nhiên thì ngày càng tiến hóa. Ngược lại, nếu dùng tri thức hành động sái tự nhiên, hay để cho tình thức lôi cuốn vào dục vọng si mê thì chịu đau khổ, thậm chí tàn tạ thân tâm. Bởi muốn chỉ rõ lẽ sống tự nhiên đó cho con người, chủ thể tiến hóa nhất mà cũng "biến hóa" phức tạp nhất, nên mới có thiên kinh vạn điển, vạn giáo ra đời.
Đao Đức Kinh Ch.81 viết:
1. Tín ngôn bất mỹ. Mỹ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện. Biện giả bất thiện. Tri giả bất bác, bác giả bất tri.
2. Thánh nhân bất tích. Ký dĩ vi nhân, kỷ dũ hữu. Ký dĩ dữ nhân, kỷ dũ đa. Thiên chi đạo, lợi nhi bất hại. Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh.
Dịch xuôi:
1. Lời chân thành không hoa mỹ. Lời hoa mỹ không chân thành. Người tốt không tranh biện, người tranh biện không tốt. Người biết không học rộng, người học rộng không biết.
2. Thánh nhân không tích trữ. Càng vì người, mình càng có. Càng cho người mình càng thêm nhiều. Đạo trời lợi mà không hại. Đạo thánh nhân làm mà không tranh. (Bản dịch Nguyễn Văn Thọ)

Như thế, tính tích cực của lối sống tự nhiên là sống vị tha,vô công vô kỷ, như thánh giáo Đức Mẹ có dạy:" Đạo pháp vô vi hằng tại, vô khứ nhi khứ vô lai nhi lai; hóa sanh dưỡng dục mà vạn vật sống, các con sống. Cái sống đó gọi là sống tự nhiên. Con biết sống cái sống tự nhiên thì tâm trải khắp mười phương mà quay về bổn giác, nhảy vượt ra ngoài tự nhiên một cách vinh diệu. Bằng con bỏ cái sống tự nhiên để sống biến hóa theo tình thức thì phải xa cái gốc ra tận ngọn mà kết thành củng tử luân hồi” [3]

Đó là nói chung. Còn riêng cho hàng hướng đạo, Me dạy rằng:

"Về Thiên ân sứ mạng, những người chấp trì quyền pháp không chỉ làm việc cúng kính tu trì, mà phải có một cái nhìn tổng quát để tự giác ngộ và cùng liên hệ với cuộc đời. Cái lỗi lầm to tát nhất của người tu hành Thiên ân hướng đạo là chấp trước, chấp hình, chấp danh, chấp kinh, chấp pháp, chấp nhơn, chấp ngã, nên gây nhiều trở ngại trên bước đường quay về bổn giác. Hình, danh, kinh, pháp là vô tri, vô vi nhưng trong đó nó có chứa đựng nhiều thiêng liêng thâm diệu. Nếu không chấp trước, mở quát cõi lòng vô tha, vô kỷ, sống với sứ mạng đương nhiên trong nguồn sinh động cộng đồng cứu cánh thì vật vô tri kia là trí tri cách vật của hàng chí thành chí đạo thanh thoát siêu nhiên." [4]

Vậy, nói cách khác, thực hành lẽ sống tự nhiên từ thấp đến cao vẫn là quá trình huy động cả Thể-Tướng-Dụng của Đạo.
Cuối cùng, chúng ta cần ghi nhớ lời nhắn nhủ đầy tình thương của Đức Từ Mẫu:
"Con hãy sống cái sống tự nhiên là con được vào vòng tay vô vi, vô cực của Mẹ."
Và:
“Dầu thế lộ gập ghình trở ngại,
Đã làm người lòng phải dặn lòng,
Cõi đời vạn hữu sắc không,
Chẳng chi tồn tại mà mong giữ gìn.
Có cái có trong tình Tạo Hóa,
Không là không đạo cả lưu hành,
Biết đường sanh diệt diệt sanh,
Hoàn nguyên phản bổn nhọc nhành chi con.” [5]

_____________________________


1..( http://thuvienhoasen.org/a19123/song-hai-hoa-cung-thien-nhien)
2. Sống hài hòa với thiên nhiên, Nguyễn Thế Đăng, Thư viện Hoa Sen
3. -Thánh giáo Đức Vô Cực Từ Tôn, CQPTGL,01-12-Bính Thìn (19-1-1977)

4. Sđd.
5. Sđd.









Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây