Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
02/01/2011
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/04/2013

Chánh pháp nhãn tạng - Niết bàn diệu tâm

(Ảnh bên: Đạo Trưởng Tổng Lý Tường Định đọc diễn từ khai mạc lễ kỷ niệm Minh Lý Đạo Khai 31-12-2010)

Nhân ngày kỷ niệm Minh Lý Đạo Khai lần thứ 88, hân hạnh được quí ĐT. lãnh đạo Minh Lý Thánh Hội cho phép tham luận, tôi xin mạo muội “trả bài” sau khi học tập thánh giáo của Đức Bác Nhã Thiền Sư dạy về mối tương đồng đạo pháp giữa Cao Đài và Minh Lý trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này.
                                                              * * *
Tại Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 26 tháng 5 Ất Mão (05.07.1975), Đức Bác Nhã Thiền Sư có dạy trong một đàn pháp như sau:

“Hôm nay Bần Đạo muốn lý giải một pháp môn tối thượng nhứt thừa về "Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, hữu tướng vô tướng, giáo ngoại biệt truyền" và đem bí quyết ấy phối đồng với yếu lý "Nhãn thị chủ Tâm, lưỡng quang chủ tể, Quang thị Thần, Thần thị Thiên, Thiên giả ngã dã"của Đức Cao Đài. Đó là một pháp môn tối thượng xưa nay ít người biết được cái yếu lý sâu kín nhiệm mầu. Nếu không đạt tới chỗ bí nhiệm này, khó mong thành quả.

Bần Đạo cũng thấy từ lâu hai bên Phổ Thông Giáo Lý và MInh Lý Thánh Hội đã giao tình thân thiết, mà chí hướng cũng gần nhau, về tổ chức bên này thờ Vô Cực là Niết Bàn Diệu Tâm, bên kia thờ Thái Cực (Thánh Nhãn) là Chánh Pháp Nhãn Tạng thật là một mối quan hệ phải quan tâm giữa hai màu đen trắng hội họp đồng là chỗ bí nhiệm Huyền Tẩn Chi Môn Thiên Địa Căn. Tuy bên ngoài mặt hình thức không đáng kể, mà về chơn lý đạo pháp rất vi ẩn. Nếu hai bên thực lòng thì Bần Đạo sẽ thuyết minh về phẩm "Huyền Môn Tự Thể" này hầu cùng nhau làm chìa khóa mở cửa vô sinh vào đường giải thoát.”

Như lời Ơn Trên tiết lộ, đây là pháp môn “tối thượng nhứt thừa”, thì hàng sơ cơ như đạo đệ không dám lạm bàn về bí pháp thật hành, mà thật ra đã được thọ bí pháp đâu mà dám vô phép. Nhưng là người học đạo, đã có duyên đọc được lời Tiên, tiếng Phật, nếu không cố gắng tìm hiểu, dù là trong phạm vi lý thuyết, thành ra vô tình phụ ơn khải thị của Thiêng Liêng chăng? Hơn nữa, Ơn Trên lại đặt vấn đề “mối quan hệ phải quan tâm” giữa Minh Lý và CQPTGL.

Tôi chỉ trình với quí vị sự tìm hiểu rất thô thiển của mình qua 3 Mục chính là:

_ Niết Bàn Diệu Tâm
_Chánh Pháp Nhãn Tạng
_ Trung tâm Hoàng Cực

Niết Bàn Diệu Tâm

Theo Minh Lý Chơn Giả (MLCG), chữ Minh giải “ theo nghĩa huyền bí là sáng biết, mà chẳng phải sự sáng biết của lý trí, của bản ngã, của ý thức. Đây là sự sáng biết của “Huyền quan nhứt khiếu” do tu tập nội công mà đặng”.

Vậy tu tập như thế nào? Cũng theo MLCG, quẻ Kiền có viết: “ Kiền đạo biến hóa, các chánh tánh mạng, bảo hợp thái hòa, nải lợi trinh”, nghĩa là: Đạo Kiền biến hóa chớ không cố định; mỗi người phải tu sửa TÁNH MẠNG của mình cho ngay chánh, SONG TU cả hai để hợp lại làm MỘT. Cái MỘT này gọi là khí THÁI HÒA. Cái khí này do TÁNH MẠNG, tức ÂM DƯƠNG hiệp lại mà thành. Có hiệp như thế là đặng chánh bền (lợi trinh)” [ . . .]

“ Đạo giáo gọi cái MỘT này là “KHIẾU HUYỀN QUAN”
Đơn kinh nói:
“Thử khiếu phi phàm khiếu,
Kiền Khôn cộng hiệp thành;
Danh vi Thần Khí huyệt,
Nội hữu Khảm Ly tinh.”
Nghĩa là:
“Khiếu ấy vốn phi phàm,
Kiền Khôn hiệp lại làm;
Kêu là huyệt Thần Khí,
Trong có tinh ly khảm.”
[ . . .]
“Ngó vào khiếu đó, tức là Thần Khí hiệp nhứt, mới giữ được tâm thanh tịnh, kế phát xuất tánh hư linh bất muội, gọi là minh giác. Có cái minh giác đó mới có thể thấu suốt các lẽ huyền vi được.”
“ Tuy mỗi giáo dùng danh từ khác nhau mà giải bày, nhưng xét về chánh lý, cái tâm do âm dương hiệp thành phải đi tới BÌNH ĐẲNG mới là sáng mắt thấy được Phật tánh. Mà Phật tánh là “Tự tánh tịnh Niết Bàn”
“Thần Hội nói: “Bác nhã kiến Niết Bàn”, thì cái tâm bình đẳng nói đây, có phải là Trí Bác Nhã chăng” ? (MLCG, q.1)

Chánh pháp Nhãn Tạng

Như thánh ngôn trên đây của Đức Bác Nhã thì Cao Đài thờ “Thiên nhãn” là Chánh pháp nhãn tạng.
Hội ý bài kệ “Nhãn thị chủ tâm” của Đức Chí Tôn, thì Chánh pháp này cũng đặt tại Tâm thông qua mắt. Và nguyên tắc hành pháp là “cơ tại mục”Cơ tại mục:Tự điển thuật ngữ Đạo giáo: “Tâm duyên dẫn do mắt, như nỏ phát động do cơ. Cơ không động thì nỏ đứng yên, mắt không động thì tâm an trụ, chẳng cảm thấy ham muốn thì tâm không loạn. Hỏa Hậu Ca ghi: “Muốn thấu huyền huyền phải cẩn thận, công phu cẩn thận cơ tại mục.”, tức dụng Tâm làm chủ để để phối hợp công năng Âm Dương của hai mắt vào Thiên môn xuyên qua Thiên mục tại mi gian. Trong một đàn pháp tại Bát Nhã Tịnh Đường năm 1973, Đức bác Nhã dạy: “ . . .phải thêm một việc là khai chánh pháp nhãn tạng, là phải phối hợp nhựt nguyệt vào thiên môn”

Khi Đức Đông Phương Lão Tổ truyền Thập nhị cẩm đoạn cho tịnh viên CQPTGL vào năm 1972, Ngài dạy: “ . . .Chư đệ làm như vậy (Pháp thiên), đó là triệu Dương Thần qui lai đảnh nội, thì chư đệ cần chú tưởng ở Mi Gian gọi là Thiên Mục, mà Phật thường gọi là "Chánh Pháp Nhãn Tạng" hay "Thế Chí Như Lai". Triệu Dương Thần vào đảnh môn cho Thiên Mục hé mở. (Đức ĐPLT, 1972, TT.Bình Hòa)

Thiên mục tại Mi gian, còn Thiên môn, Đức Lão Tổ giải thích “Vả lại Nê Hoàn là chỗ gọi Thiên Tâm hay Thiên Môn. Thiên Môn không phải ngoài châu thân người hay ở trên vòm cao thẩm, mà Thiên Môn là đó. Mở được đó sẽ vào đến Cung Trời, đó cũng là chỗ thiên can lập vị.” (ĐPLT, 1972, TT.Bình Hòa)

Vậy Tâm làm chủ tể “lưỡng quang” của đôi mắt, tức Âm Dương hay Nhựt Nguyệt, nhờ Chánh pháp mà hiệp Một tại Thiên môn, thì Thần hiện. Phải chăng đó là “ Lưỡng quang chủ tể. Quang thị Thần.” Vậy người tín hữu Cao Đài quán chiếu Thiên Nhãn tức Thái Cực bên ngoài để đem Thái Cực vào Thiên Môn hay Thiên Tâm, Châu Dịch gọi là Thiên địa chi Tâm, nơi đó Thần Khí hiệp Một, còn gọi là “ Huyền quan nhất khiếu” là cái Khiếu phi phàm” đạt được do Tánh Mạng song tu như đã nói ở phần “Niết Bàn Diệu Tâm”. Đây là chỗ nhất lý giữa Chánh pháp Nhãn tạng với Niết Bàn Diệu Tâm vậy.

Thánh truyền Trung Hưng (HT.Truyền Giáo Cao Đài) có thánh ngôn Đức Chí Tôn dạy về Chánh Pháp Nhãn Tạng như sau:
“Lần Ba nầy, Thầy trao cho Chiêu Chánh Pháp Nhãn Tạng nầy chẳng những như xưa mà phổ cập mười phương dù kẻ tu nội tĩnh cầu tâm hay  ngoại giới cầu pháp cũng được siêu độ.
Nên con nào tu pháp môn nào mà có thờ Thiên Nhãn thì được kết quả. Vì sao? Vì pháp môn chỉ tụ khí dưỡng tinh mà không có thần thì làm sao mà hoàn nguyên đăng thượng. Cũng như gà ăn no thì đẻ trứng, song không có trống khó nở con, cây cỏ cũng thế. Cô âm bất sanh, cô dương bất thành.
Mà Chánh Pháp Nhãn Tạng là sao?
_Tạng là kho chứa.
_Nhãn là con mắt, là xu cơ Xu cơ: xu: then chốt; cơ nguyên nhân làm cho sự vật phát động hay biến hóa của Tâm.
Nếu luyện Thần Nhãn mà luyện song quan thì làm sao âm dương trở về cội gốc là Thái Cực nên phải mở mắt giữa mới thấy được Huyền quan.
Nói “Nhãn thị chủ Tâm” tức là tâm chủ hai con mắt. Lưỡng quan chủ tể. Quang thị
Thần. Thần thị Thiên. Thiên giả ngã giả, đó là một yếu quyết khai thông, khi các
con được truyền chỉ hiệp một với Đại Đạo. ( Trích bài đăng trong Tập san Sống Đạo, số Xuân Kỷ Sữu, 2009)

Hoàng Cực

Nhưng nếu truy nguyên con đường “Phản bổn hoàn nguyên”, Đạo gia phải luận đến công năng của Tam Cực: Vô Cực – Thái Cực – Hoàng Cực. Minh Lý giải Tam Cực do Khí Chơn Nguyên của LÝ THỂ hay ĐẠO hay PHÁP (Phật giáo) hay THIÊN hay LÝ (Nho giáo) sinh ra qua ba thời kỳ. Thời kỳ thứ ba là lúc Khí Vô Cưc (Am) hiệp với Khí Thái Cực (Dương) thành một cái thể thứ ba là Hoàng Cực. Các đơn kinh cũng gọi Hoàng Cực là “Huyền quan nhất khiếu”. Minh Lý Chơn Giải nói Hoàng Cực chẳng những là tâm của Trời đất, mà cũng là tâm của con người.

Đạo Học Chỉ Nam viết: “Hoàng Cực là tối cao. Đó là nến móng chung, cửa thông công Tam Cực. Đó là trung tâm của một quốc gia để bảo đảm cuộc sống còn và đẩy bước nhân sanh lên đàng chánh giác, hoàn thành thế đạo nhân tâm, hưởng cơ thạnh trị. Tâm ấy là tâm của một đất nước, một thế giới, một hoàn cầu. Tâm đó là ngoại tâm.
Muốn đạt cơ tận thức, thành Chánh giác, đại thánh, đại hiền, phải thấy được cái Hoàng Cực ở tâm ta. Hoàng Cực nơi người là trung tâm đồng thể cùng Trời đất, đồng nhất với tâm của chư Tổ, chư Phật. Người nương đó mà chứng quả vô lậu, thoát kiếp luân hồi, đoạm diệt vô minh, thành ngôi đại giác” (ĐHCN, Hoàng Cực Đại Trung)

Minh Lý Chơn Giải viết:
“ Người vật đặng sanh hóa là nhờ Hoàng Cực. Sau khi sanh hóa thì Hoàng Cực lại ngự trong mọi người, mọi vật. Đó là hột giống (chủng tử) làm Tiên làm Phật, mà cũng là hột giống làm người, làm vật.”
“Nếu con người không biết lấy hột giống đó mà phản bổn (tức hậu thiên phản tiên thiên - MLCG), thì thiên đường lộ bế, địa ngục môn khai, nghĩa là không đi lên thì phải đi xuống. Xin nhắc lại một lần nữa, hột giống này là Hoàng Cực.” (MLCG-q1)

Đức Diêu Trì Kim Mẫu có bài thánh giáo đề cập đến hột giống ấy:

Cõi Hậu thiên, thân sanh vào đó,
Điểm Tiên thiên sẵn có nơi thân;
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời, là Đạo là Nhân của người
.”
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979)

Tạm Kết

Vậy dù Minh Lý hay Cao Đài, dù Niết bàn Diệu Tâm hay Chánh pháp Nhãn tạng đều phải do Chủ nhân ông Hoàng Cực chủ sử trên con đường phản bổn hoàn nguyên. Biết như thế, chúng ta hãy ghi nhớ lời khuyên bảo của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư:

Mỗi người trong cõi trần gian,
Đều là Phật tánh trong hàng Như Lai.
Vì chưng lớp áo trần ai,
Phủ mờ bản thể khó quay trở về.
Hỡi người đã tỉnh giấc mê,
Phóng khai nhãn tạng trông về pháp môn.
Minh tâm kiến tánh gọi hồn,
Nhả buông nghiệp lực dập dồn từ xưa.

(Bác Nhã Tịnh Đường, Tuất thời, 16-11 Quí Sửu (10-12-1973)

Bài phát biểu tại Minh Lý Thánh Hội
Ngày 31-12-2010
Lễ Kỷ niệm Minh Lý Đạo Khai lần thứ 88

THIỆN CHÍ

_____________________

Tài liệu tham khảo

1.Thánh giáo Đức Đông Phương Lão Tổ, TT.Bình Hòa, 1972
2.Thánh giáo Đức Bác Nhã Thiền Sư tại Minh Lý Thánh Hội, 26 tháng 5 Ất Mão (05.07.1975)
3.Thánh giáo Đức Chí Tôn, tại Trung Hưng Bửu Tòa, trích Tập san Sống Đạo, Xuân Kỷ Sửu, 2009.
4.Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979)
5.Thánh giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Bác Nhã Tịnh Đường, 16-11 Quí Sửu (10-12-1973)
6.Minh Lý Chơn Giải, quyển 1, Minh Lý Thánh Hội.( Tam Tông Miếu)
7. Đạo Học Chỉ Nam, MLTH, mục Hoàng Cực Đại Trung
Thiện Chí



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Phật Tiên buổi chót đến hồng trần,
Kêu gọi người đời rõ lý chân,
Chớ để linh tâm vùi tục lụy,
Nên ngừa cám dỗ của tà thần.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây