Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
01/05/2008
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/08/2011

Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ?

[ Ảnh: Một Thiên sứ ngăn Abraham giết con mình, Isaac, để dâng tế Thiên Chúa]

Đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ?

Khi nghiên cứu một tôn giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần...

Trả lời câu hỏi trên đây, người tín hữu Cao Đài có thể sẽ nhanh chóng đáp rằng đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, vì đức tin chủ đạo của tôn giáo Cao Đài là đức tin nơi Thương Đế duy nhất toàn năng, toàn tri, hóa sinh vũ trụ vạn vật và là Đấng Giáo chủ tối cao của Đại Đạo TKPĐ. Đó là câu trả lời xác định hai chữ "độc thần" tương ứng với Đấng Chúa tể vũ trụ ở ngôi độc nhất, thống ngự cõi vô hình bao gồm tất cả các đẳng Thiêng liêng từ cao đến thấp Phât-Tiên-Thánh-Thần . . ., lẫn cõi hữu hình vạn lọai chúng sanh.

Các nhà nghiên cứu các tôn giáo, khi khảo sát lịch sử tôn giáo thế giới thường sử dụng từ ngữ "độc thần" (monotheism) để phân biệt với từ ngữ phản nghĩa là "đa thần" (polytheism), ám chỉ tín ngưỡng một vị thần tối cao duy nhất và phủ nhận tín ngưỡng đa thần phức tạp từ thời tiền sử (tín ngưỡng các thần của sức mạnh thiên nhiên) đến thời trung cổ (tín ngưỡng các thần linh mang bản chất thế tục thời Cổ Hy Lạp và La Mã cổ đại). Hơn nữa, các tôn giáo có nguồn gốc Abraham Tên ban đầu của ông là Abram (Hebrew: אַבְרָם, Standard Avram Tiberian ʾAḇrām) nghĩa là "cha cao quí" hoặc "người cha được tôn kính". Về sau ông được Chúa đổi tên thành Abraham, nghĩa là "cha của nhiều dân tộc" (Sáng thế ký 17. 5[1]). Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo thường được gọi chung là "Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham", do vai trò của Abraham trong niềm tin và sách thánh của ba tôn giáo này. Trong kinh Torahvà kinh Qur’an, Abraham được miêu tả là vị tổ phụ được Thiên Chúa chúc phước (Sáng thế ký 17. 4-5). Tín hữu Do Thái giáo gọi ông là Avraham Avinu, nghĩa là "Abraham, Cha chúng ta". Thiên Chúa dành cho Abraham một lời hứa đặc biệt, ấy là bởi ông mà các dân tộc trong thế gian được hưởng phước (Sáng thế ký 12. 2,3[2]); theo đức tin Cơ Đốc, lời hứa này được ứng nghiệm trong Chúa Cơ Đốc. Đối với người Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, Abraham là tổ phụ của dân Israelqua Issac, con trai ông (Xuất Ai cập ký 6. 3,4 [1]; 32. 12[2]). Riêng đối với người Hồi giáo, Abraham là một tiên tri của Hồi giáo và là tổ phụ của Muhammadqua Ishmael, một người con trai khác của Abraham.[http://vi.wikipedia.org/wiki/Abraham_%28Kinh_Th%C3%A1nh%29]. (Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo) có tín ngưỡng độc thần dựa trên Cựu Ước "Trước mặt ta, ngươi chớ có thần nào khác" Kinh Thánh Hebrew (hay Cựu Ước hay Kinh Do Thái) có câu: "Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác" (Xuất Ai Cập ký 20.3), khiến cho tín đồ các giáo phái hay tôn giáo có nguồn gốc Cơ Đốc giáo, trong đó các phái Kháng cách (hay Protestant hay Tin lành . . .) không chấp nhận các tôn giáo khác tôn thờ những vị Thần Thánh hay thờ Thượng Đế dưới những danh hiệu khác hơn tôn giáo họ. [Xem thêm bài Đa thần-Độc thần – Phiếm thần- Nội san CĐGL số 91] . Hệ quả là, giáo lý và tín đồ các tôn giáo độc thần trên đây thường chỉ trích các tôn giáo vừa thờ một Đấng Thiêng liêng tối cao vừa thờ tôn thờ nhiều vị thần thánh khác.

Trở lại câu hỏi đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần hay đa thần, cần lưu ý giáo lý Cao Đài giải thích đức tin Thượng Đế Tối Cao Duy Nhất không theo cách hiểu kinh điển của các tôn giáo độc thần trên đây.

_ Thượng Đế Cao Đài vừa là một chủ thể hữu ngã, vừa là Bản thể vô ngã Đại linh quang. Quảng Đức Chơn Tiên: "Ngoài trời Thượng Đế bao la,; Trong lòng vạn tượng cũng là Chí Tôn" (Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, mùng 7 tháng 6 Tân Dậu (8.7.1981) Thượng Đế hữu ngã, theo Cao Đài, không tạo dựng vũ trụ vạn vật bằng phép mầu hay bằng kỹ thuật tạo tác, mà chỉ vận hành quá trình tiến hóa tự nhiên của vạn vật, vì vạn vật vốn đã thọ nhận bản thể của Thượng Đế phóng phát tiềm tàng trong mỗi cá thể. Đức Chí Tôn dạy:
"Từ lâu mấy nền tôn giáo hoát khai mục đích đem các con vào đường hướng thiện trở về hội hiệp cùng Thầy nhưng mãi mấy thời kỳ mà các con chưa được bao nhiêu giác ngộ . Thầy lấy làm đau khổ bởi điểm linh quang của Thầy chiết cho các con, các con đau khổ lòng Thầy đâu yên đặng, nên Thầy nguyện xuống trần để tùy theo ý muốn các con mà hướng dẫn, miễn sao được phục thiện trở về khối Đại linh quang, nên Thầy đã lẫn lộn cùng con, dùng lời phàm thế dễ hiểu cho các con được ôn nhuần để tránh những cạm bẫy bao giăng ngăn đón các con là những điều ham muốn trước hết."(Giáo Hội Cao Đài Thống Nhứt, Ngọ thời, 23 tháng 06 Đinh Mùi (30.07.1967)


_ Giáo lý Cao Đài xác tín vạn vật tiến hóa theo một chu trình, gồm 2 giai đọan : giai đọan hậu thiên thuộc về thế tục; giai đọan trở lại tiên thiên thuộc về tâm linh." Một sứ mạng Thầy dành hai ngõ; Một ra đi một trở lại Thầy" (Đức Chí Tôn) Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo: ". Trước khi đến làm người tại thế gian, chư hiền đệ muội cũng xuất phát từ chỗ khởi thỉ, mà chỗ khởi thỉ ấy không phải là nhục thể của con người, mà là từ một khối Đại Linh Quang trong đức háo sanh của Thượng Đế. Các Tiểu Linh Quang từ khối Đại Linh Quang phân thân xuống trần, tùy theo nhiệm vụ và sứ mạng đã định của mỗi một đơn vị đến cõi dinh hoàn nầy để làm công cuộc tiến hóa trong đức háo sanh ấy." (Tây Thành Thánh Thất, Tý thời 13 rạng 14 tháng 3 Canh Tuất (18-4-70)

_ Do đó, một khi đã xác tín và tôn thờ Thượng Đế Tối Cao duy nhất và chấp nhận con đường tiến hóa từ phàm thành thánh và tiếp tục tiến hóa đến mức chí chân, chí thiện, chí mỹ xuyên suốt từ hữu hình đến vô vi để quay về hội nhập trong bản thể Thượng Đế, thì đạo Cao Đài cho phép tôn thờ các Đấng đã tiến hóa siêu phàm, để chứng thị cho những nấc thang tiến hóa mà loài người có thể trải qua khi biết hướng về cứu cánh Thượng Đế.

_Thế nên đạo Cao Đài thờ các đấng Thần Thánh Tiên Phật để làm tiêu biểu cho những chủ thể tiến hóa thoát tục và hoàn thiện, phụng sự thiên cơ của Thượng Đế; không phải là lối tín ngưỡng thờ đa thần thế tục hóa như các tôn giáo đa thần thời Trung cổ chưa có đức tin nơi Thượng Đế toàn năng toàn thiện duy nhất. Về đa thần giáo, các nhà tôn giáo học viết: "Người ta tạo dựng các hình ảnh về thế giới những thần linh giống con người và cư trú ở trong hế giới của con người, có những cảm xúc và khát vọng của con người. . .Thần linh trong đa thần giáo hiện diện trên trái đất với tư cách là những kẻ cùng tham gia vào sinh họat hằng ngày của con người." ( Tôn giáo học nhập môn, TS. Đỗ Minh Hợp chủ biên, NXB. Tôn giáo Hà Nội 2006; Các hình thức tôn giáo sơ khai. Đa thần giáo. tr. 73-74)
Kinh điển Cao Đài không đề cập đến khái niệm độc thần và đa thần, mà cho ta giáo thuyết Thượng Đế hữu ngã và Thượng Đế vô ngã. Và mọi hệ luận của giáo thuyết Cao Đài đều phát xuất từ hai nguyên lý căn bản là "Thiên địa vạn vật nhất thể" và "Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn". Từ đó chỉ ra nguyên tắc hành đạo "Thiên nhân hiệp nhất" đồng thời cũng là cứu cánh "qui nguyên".

Vậy khảo sát lịch sử tôn giáo từ tín ngưỡng sơ khai đến thời đại này, đứng trước nền tôn giáo mới như Cao Đài - trung tâm quyền pháp của Đại Đạo TKPĐ, đặt vấn đề độc thần hay đa thần là một việc làm lỗi thời, không phù hợp với căn bản Giáo lý Đại Đạo.

Câu trả lời Cao Đài là tôn giáo "độc thần" để khẳng định đức tin Thượng Đế Tối Cao Duy Nhất, chứ không hề phủ nhận các đẳng Thiêng liêng khác dưới quyền năng chủ sử của Ngài:

"Linh tiêu nhất tháp thị Cao Đài,
Đại hội quần tiên thử Ngọc giai,
Vạn tượng hào quang tùng thử xuất,
Cổ danh bưu cảnh "Lạc Thiên Thai"

(Nơi điện Linh tiêu, trên Thiên đình, có một ngôi tháp gọi là Cao Đài; quần tiên thường nhóm đại hội ở trước bệ ngọc ấy; hào quang muôn trượng do đó mà chiếu ra. Tên xưa của cảnh quý báu này là : Lạc Thiên Thai.- Vậy Đức Ngọc Đế kỳ này lấy tên chỗ Ngài ngự làm tá danh của Ngài) Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ sơ giải-Huệ Lương-Thanh Hương Tùng Thơ 1963, tr.31.

Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Cao Đài Giáo Chủ có dạy:

"Trời là một đấng Cha chung,
Kính thờ trọn đạo tận trung với Người.
Linh hồn thọ lãnh của Trời,
Xác hình ta lại nhờ thời mẹ cha.
Mẹ cha sanh sản ta ra,
Nên chi ta phải trọng mà hiếu thân.
Ngoài ra : Tiên Phật Thánh Thần,
Là người sáng suốt đọat phần thanh cao.
Biết phương vào chỗ Động đào,
Thoát vòng sanh tử ta nào dám khinh ;
Nhưng mà Ngài đọat chí linh,
Kính thành là đủ, tạo hình làm chi ?
Những điều mê hoặc dị kỳ,
Các con nên phải xa đi đừng làm !" Đại Thừa Chơn Giáo, Trước Tiết Tàng Thơ, năm Bính Tý,1936; Chương 36: Phải thờ Trời và hiếu cha mẹ, tr.170

Tóm lại, không nên căn cứ ý nghĩa « độc thần » của các tôn giáo có nguồn gốc Abraham (Do Thái Giáo,Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo) đối chiếu với Đức tin Thượng Đế Đại Linh Quang của đạo Cao Đài, để phản bác sự tôn thờ Thượng Đế Tối cao Duy nhất đồng thời tôn thờ các Đấng Thiêng Liêng chánh đẳng chánh giác khác.
Thiện Chí



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây