Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
28/11/2021
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 29/11/2021

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN 29 -11-202221








 

 

Description: C:UsersHPPicturesNHAT KÝ CUOI TUẦN 29-11.jpg

 

THÁNH NGÔN

Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ Hạ Nguơn. Đây là thời kỳ có một không hai trong quá trình tiến hóa tâm linh nhân loại.

Vì được diễm phúc hồng ân lớn lao duy nhất Thượng Đế giáng trần lập đạo cứu độ và tận độ nhân loại cũng đang thời kỳ tiến đến mạt kiếp, ác nghiệp chồng chất bao đời cũng đang đến hồi tác động với muôn vàn tai họa khủng khiếp.

Sự chênh lệch cách xa, một bên trí năng phát minh khoa học, và một bên đạo đức lương tri tạo nên tai họa khủng hoảng mờ mịt không lối thoát.[1]

 

GÓC SỬ ĐẠO Tìm hiểu ý nghĩa cụm từ “ Thiên khai huỳnh đạo”

(trích bài viết của Đh. Đat Tường )

- Trong lịch sử cơ bút Cao Đài, ngày nay có thể tìm thấy Thánh giáo đầu tiên có dùng đến cụm từ “Thiên khai Huỳnh đạo” là năm 1936 trong kinh Đại Thừa Chơn Giáo. Sau đó, các Thánh giáo của cả hai bên Vô Vi và Phổ Độ lần lượt giải thích.

1. “Thiên khai Huỳnh đạo” = Trời mở “đạo vàng”, cứu độ con người trên cả hai phương diện Tâm linh và Nhân sinh.

Trời bắt đầu việc mở đạo vàng với việc hình thành Minh Lý đạo vào năm Giáp Tý - 1924, để rồi sang năm Bính Dần - 1926 dâng một số kinh căn bản sang đạo Cao Đài.

                      Năm Giáp Bính[2] Thiên khai Huỳnh Đạo,

                                    Hiệp Ngũ Chi Tam Giáo một nhà;

                                                Tam kỳ mở hội Long Hoa,  

                        Kết tinh kim cổ dung hòa đông tây… …

Năm Giáp Tý,[3] Minh Lý Đạo Khai để mở màn Thiên Khai Huỳnh Đạo được khai quát hình thành. Chương trình sẽ tuần tự nhi tiến”.[4]

2. Trong kinh ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO

Đàn 24 Septembre 1936, ngày 09 tháng 8 Bính Tý

Cao Đài Giáo Chủ,

Lời xưa có tiên tri rằng: "Mạt hậu Thiên khai Huỳnh đạo".

Tiên tri ấy tức là chỉ vào ngày nay. Đạo mở bùng ra cho chúng sanh tu hành, có gồm cả tam thừa cửu phẩm cũng do nơi quy luật Tam Giáo mà Thầy chế đổi làm một con đường tắc để đưa các con về cựu vị”.

3. Trong kinh ĐẠO PHÁP BÍ GIẢI

… …Đạo là huyền vi bí ẩn vô ngần, người có tu luyện được minh tâm kiến tánh hiểu rõ cơ quan. Nay nhằm buổi Thiên Khai Huỳnh Đạo, trên có Thần Tiên ban điển báu hộ trì, chắc tu mau thành chánh quả.[5]

3. Tòa Thánh CHÂU MINH

ĐỀN PHẬT MẪU

Tuất thời, ngày 19 tháng 4 Quý Tỵ (31-05-1953)

CỬU khiếu lưu thông đắc diệu huyền,

THIÊN khai Huỳnh Đạo rưới ân Thiên;

HUYỀN linh bủa khắp nơi trần tục,

NỮ giới sưu tầm một thú riêng.

                                

 

VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC

CHÂN THỰC VÀ GIẢ DỐI

 Vĩnh Hảo

Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, hại người, một cách tự nhiên, đến độ lòng chẳng có chút cắn rứt nào khi đã lỡ tạo ra những hậu quả xấu, làm khổ đau, thậm chí tổn hại đến sinh mệnh của kẻ khác.

Đa phần sự dối gạt, lừa đảo xuất phát từ lòng tham lam lợi lộc, danh vọng, quyền bính; nhưng trong một số trường hợp, có những người chỉ nói dối, làm dối, vì kỹ thuật khéo léo, “làm giả như thật,” đã cho phép, khuyến khích họ thi triển kỹ năng của họ, và lấy sự thi triển này làm điều thú vị trong cuộc sống. Ở trường hợp đặc biệt khác, kẻ nói dối vì lớn lên trong môi trường cần nói dối (như trong thương trường, quảng cáo chẳng hạn), đã nói khuếch đại, nói khoa trương, nói quá sự thật, nói để tô điểm nâng cao tự thân và món hàng muốn rao bán, nói sao cho lợi mình và tập đoàn, tổ chức của mình. Dối lâu thành thói quen, thành đặc tính, đến độ chính kẻ nói dối cũng tin tất cả điều dối đều là thật. Cũng bởi chính mình tin như thế, lời nói ra rất khẳng khái, nghe tựa như lời chân thực xuất phát từ con tim, khiến cho hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí cả triệu người tin theo. Thành công trong sự nói dối như thế, kẻ nói dối hài lòng, thỏa mãn, không ngại ngùng chi để tiếp tục nói dối, dối liên tục, triền miên… trước quần chúng, thiên hạ.

Hậu quả của sự dối trá như thế nào thì qua kinh nghiệm tự thân, cũng như qua sách vở, lời dạy của cổ nhân, thánh hiền, giáo chủ các tôn giáo… mọi người đều đã biết. Dối nhỏ, hại nhỏ; dối lớn, hại lớn. Không sao lường được hậu quả và sức lan truyền, tác hưởng của nó.

Người thực hành lời dạy của bậc chánh giác, luôn tôn trọng sự thực; và đạo lý của bậc chánh giác thường được mệnh danh là “đạo như thật.”

Người áp dụng “đạo như thật” trong đời sống, lấy sự chân thực làm nền tảng. Tính cách chân thực ấy đã được đức Thế Tôn minh thị và hướng dẫn thực hành bằng Bát Chánh Đạo — Con Đường Chánh Tám Ngành (1): đặt tất cả quan kiến, tư duy, ý niệm, lời nói, hành động, năng lực, và sức tập trung vào con đường chân thực, thánh thiện. Có thể hiểu là đặt chân lên con đường ấy là đặt chân lên con đường mà các Thánh giả đã đi qua: con đường thoát ly khổ đau sinh-tử, chứng nhập niết-bàn.

Tám Ngành đều quan trọng, nhưng ngành về lời nói (Chánh Ngữ: nói năng chân chánh) là mặt biểu hiện dễ nghe, dễ cảm nhận nhất trong sinh hoạt, quan hệ hàng ngày. Lời nói thốt ra tác động rất nhanh và trực tiếp đến người nghe, cho nên người xưa thường nhắc “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là ý khuyên nên cẩn trọng cái miệng, thận trọng lời nói, vì nó có thể hại mình, hại người (2). Ngày nay, người ta dùng bàn phím điện thoại hay máy vi tính để gõ, gửi lời nói, tin nhắn, hình ảnh qua Twitter, Facebook, Youtube, Snapchat, Google+, LinkedIn… đến hàng triệu người khác trong nháy mắt. Nhanh cấp kỳ như vậy thì càng nên cẩn trọng hơn, vì một khi lời nói hay tin nhắn đã buông ra rồi, khó mà rút lại được – dù sau đó có sửa lại đi nữa, phát ngôn ban đầu cũng đã lan đi khắp nơi rồi, biết đâu lại chẳng tác động, khơi mào cho một loạt những người tự tử, thúc đẩy cầm súng giết người hàng loạt, khởi động một cuộc chiến thảm khốc, hoặc gieo rắc thảm họa cho một số người nào đó không biết mặt biết tên. [. . .]

Vì vậy đối với việc thông tin, truyền thông, hay giao tiếp bằng lời nói hàng ngày, người học Phật nhất thiết phải thực hành Chánh Ngữ; và không thể không biết về Chánh Ngữ mà Đức Phật đã dạy cụ thể như sau: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.” (3) Bốn điều Đức Phật dạy “từ bỏ” trong Chánh Ngữ, cũng chính là bốn dạng nói dối của giới thứ Tư (4) trong Năm Giới nền tảng của người phật-tử tại gia (5).

 (Mời đọc tiếp nguyên bài trên trang nhipcaugiaoly.com)

California, ngày 22 tháng 6 năm 2019

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

.____________________

Trả thù cái bóng

MẶT TRỜI – CÔ GÁI – CÁI BÓNG và Đứa Chăn Trâu

Một hôm chú bé chăn trâu dẫn trâu ra đồng giữa trưa. Vừa lúc ấy, một cô gái hái rau đi qua trên bờ đê.

Chiếc bóng của cô gái trải dài do cô đang xây lưng về phía mặt trời đang lên lưng chừng núi. Đột nhiên, khi con trâu ăn cỏ dọc bờ đê đến gần, cái bóng dài và đen như mực của cô gái, hình thù như quái vật, con trâu hoảng sợ, nhảy dựng lên làm chú bé té nhào từ lưng trâu đau diếng.

Chú bé tức giận, lấy roi trâu đập bừa vào cái bóng; bất giác, cô gái quay người sang phải, cái bóng co lại mất đầu, xoay bên trái, cái bóng bè ra mất chân, hình thù kỳ quái! Đứa chăn trâu nghĩ rằng cái bóng trêu chọc mình, càng giận giữ la hét, quơ roi tứ tung; cô gái bèn ngồi xuống, cái bóng biến mất. Thế là đứa chăn trâu nguôi giận, tưởng rằng cái bóng sợ hãi chạy trốn mất. Giây lát, cô gái đứng lên, cái bóng lại hiện ra; cô bỏ đi, cái bóng liền đi theo . . . Đứa chăn trâu ngẫn người ra, tự khám phá rằng mọi sự đều do cữ động của cô gái; té ra cái bóng không hề trêu chọc mình ! Còn cô gái vẫn thản nhiên đi hái rau ; con trâu vẫn bình thản ăn cỏ, đứa chăn trâu thì ngồi bệch trên bờ đê, vừa mệt nhoài sau cuộc loay quay với cái bóng, vừa bức rức cho sự ngu xuẩn của mình.


Xế chiều, mặt trời đã xuống đến đầu núi, đỏ ao, ánh nắng tắt dần . . . cậu bé dắt trâu về , không còn cái bóng nào trêu chọc nữa, con trâu và cậu bé thầm mong ngày mai gặp lại cô bé giữa trưa nắng để thử nghiệm lại sự thật do mình tự kỷ ám thị không nhận ra. Ngày mai, chắc chắn mặt trời vẫn mọc, cô gái vẫn bình thản đi hái rau, con trâu không còn sợ cái bóng, cậu bé vẫn hát nghêu ngao : “ Ai bảo chăn trâu là khổ ? Chăn trâu sướng lắm chứ ! . . “

Sướng thật! Khi ta hòa mình vào thiên nhiên và dặn lòng luôn sống lẽ sống tự nhiên, không ám ảnh, không ngờ vực sẽ nhìn rõ sự thật quanh ta.

Tác giả La Phong Trần

___________________________


 

 

HỌC KỆ “TÍN TÂM MINH

 

TÍN TÂM MINH ( )

Description: blank

Tam Tổ Tăng Xán
HT. Thích Thanh Từ


LƯỢC TRUYỆN TAM TỔ TĂNG XÁN
(497 ? -  602)

 

 Tại nước ta, có thiền sư Thích Thanh Từ từng thuyết giảng và dịch ra Việt ngữ, phổ biến khá rộng rãi. Đặc biệt, ngài Nguyễn Minh Thiện (1897 -1972 ) sinh tiền là Tổng Lý Minh Lý Thánh Hội đã dịch một số đoạn của bài kệ Tín Tâm Minh rất dễ hiểu, dễ nhớ. Bài dịch chỉ gồm 20 câu,

 mỗi câu 7 chữ, văn vẻ bình dị mà vẫn toát lên thiền lý chân truyền tuyệt diệu.

Do tâm đắc, người viết chép lại, đọc nhiều lần, bèn khởi tâm phóng tác thành 5 vé thơ song thất lục bát để tự răn mình, cũng có khi chia sẻ với bạn đạo. Ngoài ra, còn sưu tầm các bài thánh ngôn minh họa song song. Rất mong được chư hiền hữu đồng cảm

 

 

. 

 

 

 

TÍN TÂM MINH (Tổ Tăng Xán trích đoạn)

NGUYỄN MINH THIỆN Việt dịch

Chí Đạo vô nan,

Duy hiềm giản trạch

Đản mạc tắng ái,

Đổng nhiên minh bạch.

 

Hào li hữu sai,

Thiên địa huyền cách,

Dục đắc hiện tiền,

Mạc tồn thuận nghịch.

 

Vi thuận tương tranh,

Thị vi tâm bịnh

Bất thức huyền chỉ,

Đồ lao niệm tịnh.

 

Phóng chi tự nhiên,

Thể vô khứ trụ.

Nhậm tánh hiệp đạo,

Tiêu dao tuyệt não

 

Lục trần bất ác,,

Hoàn đồng chánh giác

Trí giả vô vi,

Ngu nhơn tự phược.

 

 

Chí Đạo chẳng có chi rằng khó,

Hềm vì người cau có, so đo;

Chỉ không nên thương ghét, rị mò,

Lòng thiệt trống, xét dò tỏ sáng.

 

Vương một mải lầm sai chẳng hạn,

Chia đất trời cách hẳn đôi bên;

Muốn đạo cao, trác lập hiện tiền,

Chớ thuận nghịch, mà thiên đây đó.

 

Bằng trái phải, đua tranh chẳng bỏ,

Ay bịnh tâm nê cố vẫn còn;

Nếu chẳng rành huyền chỉ, chí ngôn,

Dầu niệm tịnh, cũng khôn mấy ích.

 

Buông thong thả, xả đừng ràng rịch,

Thể vốn không xê dịch lại qua;

Noi tánh thường, hiệp Đạo mới là,

Hết phiền não, vào ra tự tại.

 

Chớ cầm giử cái chi ở lại,

Cho Tâm còn một mảy nhớ nhung;

Người khôn vô tác thi công,

Kẻ ngu dốt dành lòng tự trói.





[1] Lý Giáo Tông ,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 01-8 Bính Dần (14-9-1986)

[2] Bính Dần – 1926, Cao Đài giáo được Đức Chí Tôn “lập đạo

[3] Giáp Tý - 1924

[4] Cơ Quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo, mùng 01 tháng 8 Kỷ Mùi (21-9-1979)

Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn,… …

Tiếp theo đây, Bổn Huynh nhờ hiền đệ Huệ Chơn chuyển vé thơ này đến hiền đệ Tổng Lý Khai Minh để kịp thời điều chỉnh làm bài học giờ đầu cho khóa tịnh tại Minh Lý theo tôn ý Lão Huynh Thiền Sư, vé thơ chỉ sửa lại một chữ mà thôi.

                                                Năm Giáp Bính Thiên khai Huỳnh Đạo,

                                                Hiệp Ngũ Chi Tam Giáo một nhà;

                                                                Tam kỳ mở hội Long Hoa,

                                Kết tinh kim cổ dung hòa đông tây.

            Chữ Bính thay cho chữ Tý. Điều này chư Thiên ân đệ muội không ngạc nhiên mà phải hiểu Thánh ý Thiên cơ trong lời dạy. Năm Giáp Tý, Minh Lý Đạo Khai để mở màn Thiên Khai Huỳnh Đạo được khai quát hình thành

. Chương trình sẽ tuần tự nhi tiến.

[5] Đức Huệ Minh Chơn Tiên, Đạo Pháp Bí Giải, (mục: Luận Về Chữ “Đạo” Lập Thành Vũ Trụ). Đàn Phong Thánh, ngày 27-7-1945

Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Người giác ngộ vun bồi tánh đạo,
Bậc nguyên căn hoài bão ý Thiên,
Vào đời một chí nhẫn kiên,
Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, Rằm tháng Giêng Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây