Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
I. Định hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong lãnh vực tôn giáo/đức tin 1. Về mặt tôn giáo, thế ...
-
Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
-
Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ...
-
Tóm lược. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp phân tích ý nghĩa biểu tượng nghi lễ ...
-
Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ ...
-
Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày; Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho ...
-
Con đường phản Bổn hoàn Nguyên là con đường hướng nội quy tâm để tìm lại con người chính danh ...
-
Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...
-
Trong huấn từ của Đức Chí Tôn do Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tuyên đọc ngày 29-02 Mậu ...
-
"Ta gởi lời này cho tất cả nhân sinh trên cuộc đời đang có, từ dân tộc nghèo đói dốt ...
-
Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...
Thiện Chí
.ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI
Thiện Chí
“Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có giải thích được vai trò phụng sự đời và thể hiện được sự phụng sự ấy, tôn giáo mới tồn tại. Nếu không, tôn giáo chỉ còn là những nghi thức phiền phức mà luật đào thải sẽ loại khỏi nếp sống nhân sinh.
Để giải quyết vấn đề sanh tử nầy, chúng ta phải quán định xem Đạo là đâu, Đời là đâu, tác động của Đạo vào Đời như thế nào, nhằm chủ đích gì, và tôn giáo ta đang nghiên cứu chủ trương hành đạo ra sao để đạt được chủ đích ấy.
Vậy hành đạo hay sử dụng Đạo pháp là vận dụng khả năng tâm linh để tác động vào tâm linh tha nhân và phục vụ cho nhân sinh.
Đạo pháp nơi đây có một vai trò vô cùng rộng lớn trong vũ trụ và thâm nhập trong mọi vật thể tế vi. Vì đạo pháp là một phạm trù đứng giữa nhân sinh và đạo pháp có những mối tương quan tương hiệp chặt chẽ linh động để biến hóa và tiến hóa trong qui luật của vũ trụ liên kết bát đoạn từ vô đến hữu và từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.
Tóm lại, Đạo pháp là cái dụng của Đạo điều hòa vũ trụ và nhân sinh.
B. Đời là nhân sinh (Nhân sinh là Đời)
Đời là sinh hoạt chung của con người bao gồm hai địa hạt tinh thần và vật chất.
Con người vốn là sinh vật minh linh, tiến hóa đứng đầu vạn vật có quyền uy làm chủ muôn loài. Sự sống của con người tương quan mật thiết với vận hành của vũ trụ. Con người có ý thức về điểm linh quang tự hữu của mình thì đương nhiên có một địa vị rất lớn giữa vũ trụ. Thế nhưng nhân sinh vô cùng phức tạp. Sinh hoạt của nó đã phóng ra biết bao tư tưởng tạo thành nhựng màng lưới tri thức khiến cho các cá thể vướng mắc vào, truyền nối bao đời làm cho quên mất bản thể diệu dụng của mình. Con người biết theo cái biết sẵn có và buồn vui theo cái buồn vui thường tình. Thế là không còn tự chủ được tinh thần.
Rồi còn đời sống vật chất: Sự ăn, mặc, sự sống thường nhựt khiến con người phải chen lấn, đấu tranh. Đầu tắt, mặt tối, con người chỉ còn thấy cái hiện hữu. Sự phật lòng đưa đến oán hận, sự giành giựt đưa đến chiến tranh. Con người mãi xoay quanh vật chất trước mắt, cuộc sống bị đóng khung trong hiện tại của thời gian và cất rời ra ngoài nhịp nhàng của vũ trụ không gian. Thế là con người làm nô lệ cho vật chất và sống ích kỹ riêng tây.
II. ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI
- Người học Đạo nói “Đạo phụng sự Đời” chớ đâu nghĩ rằng sẽ ban cho đời một giáo thuyết cao siêu hay bố thí thật nhiều tiền của.
- Người Đời nghe như thế cũng đừng chờ Đạo xây dựng lâu đài hay kinh tài tế chúng.
- Không, “Đạo phụng sự Đời” không phải là dạy tay làm việc cung cấp văn hóa hay vật chất cho nhân sinh. Bởi chính con người giữa nhân sinh vốn có khả năng tự tồng, tự tiến rồi. Trời sinh ra con người với mình trần và hai bàn tay không nhưng con người đã lớn lên và no ấm. Nếu Đạo tư riêng là đem đến áo cơm cho Đời thì quả là rẽ rung thế nhân. Vậy thì còn đâu là “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Do đó, tác dụng của Đạo pháp là đem con người trở lại địa vị làm chủ, làm chủ bản thân và làm chủ vạn hữu biến sinh.
“Những cấu tử trong bản thể con người, nếu biết sử dụng nó, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho người học đạo, hành đạo và đắc đạo. Chủ nhơn ông phải điều khiển, nắm qui luật, hướng dẫn chúng như người cầm lái con thuyền để đưa đến mục phiêu đã định. Nếu người cầm lái thuyền không vững, gặp song to gió lớn, thuyền sẽ xiêu dạt vào nơi vô định, có lúc sẽ bí đắm thuyền.”“Cao Đài Giáo Lý, Quí Sửu, 1973, tr.14, Đàn Tây Thành Thánh Thất 15-4-1970)
Và Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng từng dạy:
“Cái chinh phục chiến thắng vĩ đại nhứt, là cái chinh phục chiến thắng bản thể của con người. Đừng hàm hồ nhìn những gì to tát ngoài kia. Thực sự những cái ấy đều chứa trong con người, mà chính con người chẳng hay chẳng biết. Tự chủ được bản thể là tự chủ được thiên hạ. Chinh phục được con người hiện hữu .
“ Đời là thế cộng trừ cũng thế,
Trở day rồi, dâu bể cũng rồi”
Con người càng vùng vẫy càng sa lầy, cho đến cuối cuộc đời nhìn lại thấy toàn là một chuỗi trở xoay đốn đổ thụ động. Con người cảm thấy mõi mệt, chán nãn và cũng không tìm thấy chút gì ý nghĩa trong cuộc sống.
Vậy thì Đạo pháp làm sao giải thoát con người khỏi xa lầy và tìm thấy ý nghĩa của kiếp vi nhơn.
Đạo pháp dạy rằng:
“ Dầu thế lộ gập ghình trở ngại,
Đã làm người lòng phải dặn lòng;
Cõi đời vạn hữu sắc không,
Chẳng chi tồn tại mà mong giữ gìn.
*
Có cái có trong tình Tạo Hóa
Không là không đạo cả hiện hành
Biết đường sanh diệt, diệt sanh,
Hườn nguyên phản bổn nhọc nhành chi con”
(Vô Cực Từ Tôn, Đàn Cơ Quan, 19-1-1977)
Đó là Đạo pháp ban cho con người cái minh triết: “Mọi giả cảnh hữu hình hữu hoại, để nhận chân một thực thể trường tồn” hầu nắm lấy nó ứng biến với hình danh sắc tướng. Lúc ấy con người sẽ mượn cuộc đời làm lò tôi luyện chơn tánh để trở nên ngọn kiếm thần vẹt ngút vô minh xử thế cho sạch nợ nần quá khứ, sống vô ngại cho hạnh phúc hiện tiền, xây móng nền cho tương lai tiến hóa. Ấy là “tá giả luyện chơn”, không mê theo cái giả mà làm chủ nó, là chinh phục được vũ trụ trường tồn. Đừng lo, cái không đáng lo, đừng nghĩ cái không đáng nghĩ. Hãy bước thẳng và nhìn vào Thiên Tâm bản thể” (Đạo Học Chỉ Nam, tiết II, mục 3, tr.24)
Như thế, chúng ta thấy rằng Đạo pháp thức tỉnh con người trở lại làm chủ bản thân chính là giải thoát con người khỏi vô minh để bản thể linh quang soi sáng. Con người sẽ trở nên tự do và sáng tạo. Con người lúc ấy mới sống hạnh phúc và tiến hóa, đồng thời góp phần vào hạnh phúc và tiến hóa của nhân loại.
“Tâm linh bất động không mê muội,
Tánh hải huyền trâm đắc sở sanh
Mộng huyễn vô thường nào tí gợn,
Lòng tay nắm trọn: sắc, thinh, danh”
(Vạn Hạnh Thiền Sư, Đạo Học Chỉ Nam, tiết III)
“Lòng tay nắm trọn: sắc, thinh, danh”thì hành giả là Chủ nhơn ông “độc lập nhi hành”. Ngoại cảnh đã trở nên vô ngại với người thọ đạo pháp, hành giả hòa mình vào thế giới hiện hữu, ứng biến Thế Đạo bằng công cụ hình danh. Thế là tâm vật bình hành giải quyết cuộc nhân sinh. Hành giả ung dung, vào ra thế tục xây dựng đời Thánh đức.
Hệ luận về vai trò của Đạo pháp
Từ những ý thức về vai trò của Đạo pháp đối với Đời hay nhân sinh như trên chúng ta có thể rút ra những hệ luận chủ yếu sau đây:
Do đó, Đạo phụng sự Đời là dùng Đạo pháp bảo tồn sự tiến hóa của nhân loại. Sự tiến hóa mặc nhiên đã có, Đạo pháp chẳng cần làm việc của thế nhân. Nhưng thế nhân tiến đến chỗ sống hay chỗ chết là do nơi còn giữ lấy đạo pháp hay không.
Đó là sống trong quy luật của vũ trụ và theo qui luật của vũ trụ mà định an thiên hạ. Ấy là:
Vũ trụ bao la cái sắc không
Tạo nên vạn vật lẽ tương đồng;
Ba nghìn thế giới qui tam bửu,
Chín cõi ta bà hiệp nhứt tông
Yếu lý Kiền Khôn cơ biến dịch
Nhiệm mầu Tạo Hóa thể dung thông
Kẻ Trời, vạch đất chi cho nhọc,
Cái, cái, người người vốn ở trong.
III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI VỀ “ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI”
Trên kia chúng tôi đã trình bày rằng: Đạo phụng sự Đời tức là Đạo pháp thức tỉnh vai trò làm chủ của con người. Làm chủ tức là đã tự do – Tự do tức là đã được giải thoát. Theo Đạo Cao Đài, đường lối giải thoát của người tu là Thiên Đạo. Thực hành Thiên Đạo trong xã hội là sứ mạng Đại Thừa. Vậy Đạo Cao Đài phụng sự đời là thi hành là Sứ mạng Đại thừa.
Sứ mạng Đại thừa là gì? – Là tự độ và độ tha. Tự độ là “Tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhơn loại”. Độ tha là: “Tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhơn loại”. Độ tha là: “Khi nhận thức được chân lý tuyệt đối mới lập thành tôn giáo (trong một quốc gia) để khai phóng con đường hồi sanh giác ngộ”.
Như thế, người Đạo Cao Đài trong khi phụng hành Thiên Đạo trong xã hội, vẫn luôn luôn nhớ rằng vừa phụng sự Đời, vừa phát huy quyền pháp để thực hiện cái thực thể “Đạo cứu thế” bất phân tôn giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì mới có sức “Bảo sanh nhân nghĩa đại đồng”, giải quyết toàn diện cá thể con người và cứu rỗi toàn thể nhân loại (Do đó Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không riêng chỉ là Đạo Cao Đài).
Như thế, mang Đạo vào Đời là thực hành Quyền pháp. Có thực hành quyền pháp là Đạo pháp mới không “bị rơi vào giả tưởng, rơi vào hư không; hoặc quẩn quanh trong bốn bức tường của tôn giáo, trong tín ngưỡng từ xưa tới nay”.(Vạn Hạnh Thiền Sư, Đạo Học Chỉ Nam). Và quyền pháp là tác động đồng loạt của Đạo pháp phát xuất từ Trung tâm vũ trụ thúc đẩy dây chuyền và chuyển tiếp từ cá thể này đến cá thể khác cho đến khi bao trùm tất cả quần sinh.
Kết luận
Với tất cả những ý thức về Sứ mạng Đại thừa, và khuôn khổ quyền pháp nói trên, người tín hữu Cao Đài quán xét thế gian thì nhận định ngay rằng: Sống giữa nhân sinh chính là đang ở trong một trường thi công quả. Các nhiệm vụ làm người đương nhiên phải có, đường lối như thế nào thì nhắm Thiên Đạo mà đi, phương cách ra sao hãy dùng quyền pháp mà thực hiện. Đó là phương châm của bậc Thiên ân hướng đạo. Nếu đại chúng hóa ra thì ta có thể hiểu công quả theo Thiên Đạo là:
- “Công quả xuất phát từ lòng tự giác, tự nguyện và thiết tha với nó, là nguồn sống của đời người, như cơm ăn nước uống, hơi thở, áo mặc, nhà ở và lương dược trị bịnh”(An Hòa Thánh Nữ).
- “Một lời nói hữu ích sẽ cứu mạng người không cần đến quyền lực của cải, Một lời nói phải thời đúng lúc sẽ thay đổi một cuộc diện vĩ đại. Một cái nhìn sẽ gây được bao nhiêu thiện cảm, thành được đại sự”. (Vạn Hạnh Thiền Sư)
- Còn công quả trong quyền pháp là: “Công quả không phân biệt, không ngăn cách vì giá trị hình thức của nó, và phải trường lưu bất tận. Có như vậy, việc làm mới được đến nơi, đến chốn, tôn chỉ và mục đích mới được đạt thành, gia đình mới được yên vui, quốc gia mới được phồn thịnh, nhân loại mới được thái hòa, mà nhứt là bản thân mới được yên ổn, chớ không phải vì ngoại cảnh thúc giục mà làm nhứt thời hay trong một giai đoạn nào đó chưa thể gọi là công quả” (An Hòa Thánh Nữ, TGST 68-69,tr.67)
Đó là công quả hay Đạo phụng sự Đời trong Thiên Đạo và trong Quyền Pháp. Thứ Đạo ấy, Quyền pháp ấy người tín hữu Cao Đài không phải tìm đâu ra mà hằng ngày vẫn gần gũi trong bài kinh nhựt tụng: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước….”
Nam mô:
Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai,
Vì đời nào ngại chông gai dữ lành.
Nhì nguyện phổ độ chúng sanh
Quyết đem hoằng giáo Đạo lành giáo dân.
Tam nguyện tha tội bản thân,
Khoan dung phá chấp cõi trần vô minh.
Tứ nguyện thiên hạ thái bình,
Tịnh tâm chế động muôn nghìn trái oan.
Ngũ nguyệt Thánh Thất bằng an
Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết minh.
Trấn an tâm đạo nhân sinh
Vai trò un đúc đức tin đạo đồng./.