Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
Ngày Rằm tháng 2 năm Ất Mùi ( 03-4-2015) CQPTGL đã ti63 chức lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng ĐạoTổ đồng hời Kỷ niệm 50 năm thành lập Cơ Quan (1965-2015).
Đại diện Các Hội thánh, các Thánh thất, Thánh tịnh, Tôn giáo bạn, Chính quyền địa phương, các đoàn thể đã đến dự đông đảo.
Nội dung cuộc lễ, Ban tổ chức đã báo cáo hoạt động hành đạo 50 năm của Cơ Quan và Thuyết đạo đề tài "Sống đời bình dị-Sống đạo tự nhiên".Ngoài ra Giáo sư Thương Văn Thanh (HT.Truyển Gáo), Linh mục Bảo Lộc (Ban Muc Vụ LiiênTôn) , Giáo sư Thượng Phong Thanh (Trưởng Ban Thư Kỳ Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh Cao Đài), Phó BanTôn Giáo TP.HCM đã phát biểu cảm tưởng rất nhiệt tình . . .
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà tại Quận 2 TP.HCM cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần thứ 81 vào ngày 24 tháng 6 Giáo Ngọ ( 20- 7-2014) trùng dụng Lễ Vía Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. Đồng đạo các nơi về dự lễ rất đông đảo dưới sự chủ trì của Chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên
Ngày 19 - 6 - Giáp Ngọ, 15/7/2014 Cơ Quan PTGL đã cử hành lễ Kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Bồ Tát và Tổng kết hoạt động Phòng Khám Bệnh Phước Thiện. Các phái đoàn các Hội Thánh, Thánh thất Thánh tịnh và chính quyền đoàn thể đến dự rất đông đủ, trang nghiêm.
Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Cần Thơ tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô vào 12 và 13-3-Giáo Ngọ (11. 12. 4 . 2014)
Kính mời xem ảnh nơi Thư viện ảnh của NCGL
Ngày 17/3/2014 Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh & các Tổ chức Cao Đài đã khai mạc Hội nghị Liên Giao lần VII tại HT. Minh Chơn Đạo (Cà Mau) dồng thời tổ chức Hội thảo chủ đề " Vai trò nữ phái trong Đai Đạo TKPĐ)
Hội nghị có sự hiện diện của 16 đơn vị gồm các HT và các Tổ chức Cao Đài độc lập. Cuộc Hội thảo diễn ra ngày 18/3/2014, các phái đoàn Nữ phái các HT và các Tổ chức tham gia rất đông đảo với nhiều bài tham luận sâu sắc. Nhiều đại biểu Hội Phụ Nữ các tỉnh tham dự ủng hộ rất nhiệt tình.
Hội Nghị và Hội thảo được đánh giá là thành công tốt đẹp.
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Họ đạo Trung Nghĩa tổ chức lễ Khánh thành Thánh thất vào ngày 20 tháng 11 năm Quý Tỵ (2013) tại huyện Châu Đức (Suối Nghệ) tỉnh Bà Rịa . (xem album Thư viện hình)
-
Quan niệm về Thận của Lãn Ông có thể nói được là hết sức độc đáo. Quan niệm này đã được ...
-
Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo gồm Cựu Ước và Tân Ước. "Cựu ước" có nghĩa là "giao ước cũ", trình ...
-
Đấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng quyền uy tối thượng mà con người nghĩ rằng sẵn sàng ban phước ...
-
"Hãy giữ gìn quyền pháp đạo luật. Hãy bảo trọng Thánh thể của Chí Tôn..."
-
Từ chánh niệm đến vô niệm Thiện Chí Người tu hành chín chắn trước sau đều phải học tâm pháp. Điểm rốt ...
-
Sám hối /
Đức Chí Tôn dạy rằng: "Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, rán mà sám hối ăn năn, ...
-
Sứ mạng Chung Hòa là trách nhiệm quan trọng của Nữ Phái Tam Kỳ Phổ Độ để góp công quả ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 16. HỌA PHÚC 禍 福 – SINH TỬ 生 死 345. Họa ...
-
Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...
-
Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân ...
-
Sau đây, chúng tôi sẽ có những lời giải thích về mục đích của tôi khi thành lập Thiền viện ...
-
“Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị ...
Trên đường dài con đi, muôn ngàn hoa nở rộ.
Trên đường dài con đi, Thiên thần du dương hát.
Mẹ ơi Mẹ, Mẹ dẫn bước con đi.
Mẹ ơi Mẹ, Mẹ tiếp sức con đi.
"Hạc trắng ngày xưa" tưởng niệm chư vị tiền bối, tiền khai Đại Đạo đã dày công vun đắp nền Chơn Đạo của Đức Chí Tôn trong Tam Kỳ Phổ Độ.
"Non linh đất thánh trời xuân,
Đường trần bao dấu chơn quân lạc loài;
Lộc Trời đã giữ trong tay,
Đạo Trời vun quén ngày ngày cho xinh."
Cây trên rừng, có bao nhiêu lá, Mẹ thương con kể đã nhiều hơn. Nước trên nguồn, chảy bao nhiêu giọt, hồng ân Mẹ nhiều hơn.
ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI Thiện Chí tổng hợp “Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có giải thích được vai trò phụng sự đời và thể hiện được sự phụng sự ấy, tôn giáo mới tồn tại. Nếu không, tôn giáo chỉ còn là những nghi thức phiền phức mà luật đào thải sẽ loại khỏi nếp sống nhân sinh. Để giải quyết vấn đề sanh tử nầy, chúng ta phải quán định xem Đạo là đâu, Đời là đâu, tác động của Đạo vào Đời như thế nào, nhằm chủ đích gì, và tôn giáo ta đang nghiên cứu chủ trương hành đạo ra sao để đạt được chủ đích ấy. I. ĐẠO LÀ ĐÂU, ĐỜI LÀ ĐÂU A. Đạo mà phụng sự được đời ấy là đạo pháp. Đó là phần hiện thực của đạo mông lung huyền nhiệm. “Đạo là khả năng tâm linh “Thiên phú” cho bất cứ cá nhân nào trong xã hội. Pháp là tùy hoàn cảnh, tùy cá nhân mà con người ấy phố diễn tổ chức và phô bày trước ánh sáng một vấn đề gì trong tập thể nhân sinh” (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư – Đạo học chỉ nam) Vậy hành đạo hay sử dụng Đạo pháp là vận dụng khả năng tâm linh để tác động vào tâm linh tha nhân và phục vụ cho nhân sinh. Đạo pháp nơi đây có một vai trò vô cùng rộng lớn trong vũ trụ và thâm nhập trong mọi vật thể tế vi. Vì đạo pháp là một phạm trù đứng giữa nhân sinh và đạo pháp có những mối tương quan tương hiệp chặt chẽ linh động để biến hóa và tiến hóa trong qui luật của vũ trụ liên kết bát đoạn từ vô đến hữu và từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Tóm lại, Đạo pháp là cái dụng của Đạo điều hòa vũ trụ và nhân sinh. B. Đời là nhân sinh (Nhân sinh là Đời) Đời là sinh hoạt chung của con người bao gồm hai địa hạt tinh thần và vật chất. Con người vốn là sinh vật minh linh, tiến hóa đứng đầu vạn vật có quyền uy làm chủ muôn loài. Sự sống của con người tương quan mật thiết với vận hành của vũ trụ. Con người có ý thức về điểm linh quang tự hữu của mình thì đương nhiên có một địa vị rất lớn giữa vũ trụ. Thế nhưng nhân sinh vô cùng phức tạp. Sinh hoạt của nó đã phóng ra biết bao tư tưởng tạo thành nhựng màng lưới tri thức khiến cho các cá thể vướng mắc vào, truyền nối bao đời làm cho quên mất bản thể diệu dụng của mình. Con người biết theo cái biết sẵn có và buồn vui theo cái buồn vui thường tình. Thế là không còn tự chủ được tinh thần. Rồi còn đời sống vật chất: Sự ăn, mặc, sự sống thường nhựt khiến con người phải chen lấn, đấu tranh. Đầu tắt, mặt tối, con người chỉ còn thấy cái hiện hữu. Sự phật lòng đưa đến oán hận, sự giành giựt đưa đến chiến tranh. Con người mãi xoay quanh vật chất trước mắt, cuộc sống bị đóng khung trong hiện tại của thời gian và cất rời ra ngoài nhịp nhàng của vũ trụ không gian. Thế là con người làm nô lệ cho vật chất và sống ích kỹ riêng tây. II. ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI A. Ý thức làm chủ Vậy Đạo phụng sự Đời như thế nào và nhằm chủ đích gì? - Người học Đạo nói “Đạo phụng sự Đời” chớ đâu nghĩ rằng sẽ ban cho đời một giáo thuyết cao siêu hay bố thí thật nhiều tiền của. - Người Đời nghe như thế cũng đừng chờ Đạo xây dựng lâu đài hay kinh tài tế chúng. - Không, “Đạo phụng sự Đời” không phải là dạy tay làm việc cung cấp văn hóa hay vật chất cho nhân sinh. Bởi chính con người giữa nhân sinh vốn có khả năng tự tồng, tự tiến rồi. Trời sinh ra con người với mình trần và hai bàn tay không nhưng con người đã lớn lên và no ấm. Nếu Đạo tư riêng là đem đến áo cơm cho Đời thì quả là rẽ rung thế nhân. Vậy thì còn đâu là “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Thế nên “Đạo phụng sự Đời phải nhằm cứu cánh thức tỉnh vai trò làm chủ của con người, tức là giải thoát con người ra khỏi những ràng buộc tinh thần và vật chất cố hữu, tự tại tiến hóa, tự giác hành động trong ý thức liên hệ tam thể. Do đó, tác dụng của Đạo pháp là đem con người trở lại địa vị làm chủ, làm chủ bản thân và làm chủ vạn hữu biến sinh. 1. Làm chủ bản thân Đã gọi là bản thân tức thị là cái Ta. Thế mà xưa nay, oái oăm thay, có mấy ai làm chủ được mình. Bởi vì trong Ta cái Điểm Tiểu Linh Quang được vậy bọc nhiều cấu thể từ nhục thể đến thất tình, lục dục, lục căn, lục thức, lục trầm, tam thi, cửu cổ. Bao nhiêu thứ ấy tác động từng giây từng phút vào chủ thể là Tiểu Linh Quang. Nếu Tiểu Linh Quang không giữ được địa vị làm chủ thì bản thân sẽ tri tưởng và hành động theo sự sai khiến của các thể ấy. Mà tư tưởng là từ trong nông cạn của lục thức dựa trên biến ảo giai đoạn của lục trần. Mà hành động là hành động thấp hèn nhằm thỏa mãn thất tình, lục dục. Do đó, cuộc sống là cuộc sống thu hẹp cho cá thể, chia cách với tha nhân và đoán kỳ theo hiện tượng trước mắt. Con người sống cho cá thể nhưng đã đánh mất bản thể. Chính bản thể mới là cái vinh diệu cao quý nhất của con người. Cái bản thể ấy là điểm sáng trong bầu trời rạng rỡ của vũ trụ. Con người thọ nhận được nó vì con người sở hữu đầy đủ bản chất của vũ trụ. Do đó, gọi là con người, là đã sở định cái nhiệm vụ đương nhiên thúc đẩy sự tiến hóa của vạn loài và dưỡng dục quần sinh. Cho nên sống với bản thể là sống trong địa vị cao quý của mình vừa tiến hóa, vừa góp phần vào cuộc tiến hóa chung. Khi ấy, con người trở lại làm chủ tất cả các cấu thể của bản thân là cái guồng máy của tiểu vũ trụ để phục vụ cho sứ mạng vi nhơn.Thế nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có dạy: “Những cấu tử trong bản thể con người, nếu biết sử dụng nó, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho người học đạo, hành đạo và đắc đạo. Chủ nhơn ông phải điều khiển, nắm qui luật, hướng dẫn chúng như người cầm lái con thuyền để đưa đến mục phiêu đã định. Nếu người cầm lái thuyền không vững, gặp song to gió lớn, thuyền sẽ xiêu dạt vào nơi vô định, có lúc sẽ bí đắm thuyền.” “Cao Đài Giáo Lý, Quí Sửu, 1973, tr.14, Đàn Tây Thành Thánh Thất 15-4-1970) Và Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng từng dạy: “Cái chinh phục chiến thắng vĩ đại nhứt, là cái chinh phục chiến thắng bản thể của con người. Đừng hàm hồ nhìn những gì to tát ngoài kia. Thực sự những cái ấy đều chứa trong con người, mà chính con người chẳng hay chẳng biết. Tự chủ được bản thể là tự chủ được thiên hạ. Chinh phục được con người hiện hữu . “ Đời là thế cộng trừ cũng thế, Trở day rồi, dâu bể cũng rồi” Con người càng vùng vẫy càng sa lầy, cho đến cuối cuộc đời nhìn lại thấy toàn là một chuỗi trở xoay đốn đổ thụ động. Con người cảm thấy mõi mệt, chán nãn và cũng không tìm thấy chút gì ý nghĩa trong cuộc sống. Vậy thì Đạo pháp làm sao giải thoát con người khỏi xa lầy và tìm thấy ý nghĩa của kiếp vi nhơn. Đạo pháp dạy rằng: “ Dầu thế lộ gập ghình trở ngại, Đã làm người lòng phải dặn lòng; Cõi đời vạn hữu sắc không, Chẳng chi tồn tại mà mong giữ gìn. * Có cái có trong tình Tạo Hóa Không là không đạo cả hiện hành Biết đường sanh diệt, diệt sanh, Hườn nguyên phản bổn nhọc nhành chi con” (Vô Cực Từ Tôn, Đàn Cơ Quan, 19-1-1977) Đó là Đạo pháp ban cho con người cái minh triết: “Mọi giả cảnh hữu hình hữu hoại, để nhận chân một thực thể trường tồn” hầu nắm lấy nó ứng biến với hình danh sắc tướng. Lúc ấy con người sẽ mượn cuộc đời làm lò tôi luyện chơn tánh để trở nên ngọn kiếm thần vẹt ngút vô minh xử thế cho sạch nợ nần quá khứ, sống vô ngại cho hạnh phúc hiện tiền, xây móng nền cho tương lai tiến hóa. Ấy là “tá giả luyện chơn”, không mê theo cái giả mà làm chủ nó, là chinh phục được vũ trụ trường tồn. Đừng lo, cái không đáng lo, đừng nghĩ cái không đáng nghĩ. Hãy bước thẳng và nhìn vào Thiên Tâm bản thể” (Đạo Học Chỉ Nam, tiết II, mục 3, tr.24) Như thế, chúng ta thấy rằng Đạo pháp thức tỉnh con người trở lại làm chủ bản thân chính là giải thoát con người khỏi vô minh để bản thể linh quang soi sáng. Con người sẽ trở nên tự do và sáng tạo. Con người lúc ấy mới sống hạnh phúc và tiến hóa, đồng thời góp phần vào hạnh phúc và tiến hóa của nhân loại. 2. Làm chủ vạn hữu Con người đứng giữa thế gian là đứng giữa cuộc sinh diệt, biến hóa không ngừng. Bao nhiêu biến đổi vô tình là những lượn sóng thần lay động mãi chiếc thuyền nhân thế. Đó là luật tuần hoàn tự nhiên của trời đất, dù muốn dù không ai đã làm người đều thọ lãnh. Này là nay còn mai mất, này là gian khổ mưu sinh, này là nhân tâm đen bạc. Ấy là thiên ma bách chiết khiến con người cười khóc ngỡ ngàng. Cố nắm giữ, lại luân hồi mất mát, cố tranh đua thì phiền não chất chồng. Bởi quán xét nó, sử dụng nó cho cứu cánh. Do đó, Đức Chí Tôn đã phán: “Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mê, nhưng chính thế gian lại là một chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà muôn loài vạn vật mới mở mang trí hóa, sáng suốt tinh thần, để tiến bộ trên nấc thang cao thưỡng” (Đại Thừa Chơn Giáo, mục Tham thiền nhập định – tr.40). Ấy là con người biết làm chủ vạn hữu, vạn tượng. Tức là: “Tâm linh bất động không mê muội, Tánh hải huyền trâm đắc sở sanh Mộng huyễn vô thường nào tí gợn, Lòng tay nắm trọn: sắc, thinh, danh” (Vạn Hạnh Thiền Sư, Đạo Học Chỉ Nam, tiết III) “Lòng tay nắm trọn: sắc, thinh, danh” thì hành giả là Chủ nhơn ông “độc lập nhi hành”. Ngoại cảnh đã trở nên vô ngại với người thọ đạo pháp, hành giả hòa mình vào thế giới hiện hữu, ứng biến Thế Đạo bằng công cụ hình danh. Thế là tâm vật bình hành giải quyết cuộc nhân sinh. Hành giả ung dung, vào ra thế tục xây dựng đời Thánh đức. Để tóm tắt tác động của Đạo pháp vào con người và nhân sinh, chúng tôi xin quý vị theo dõi sơ đồ sau đây: ĐẠO PHÁP LÀM CHỦ Bản thân Vạn hữu (vạn tướng cuộc đời) Giải thoát Độc lập nhi hành Tự do + Sáng tạo Thể dụng ứng biến Tâm vật bình hành Hành giả Nhân sinh B. Hệ luận về vai trò của Đạo pháp Từ những ý thức về vai trò của Đạo pháp đối với Đời hay nhân sinh như trên chúng ta có thể rút ra những hệ luận chủ yếu sau đây: 1. Con người về vũ trụ - Con người với vũ trụ vốn đồng một bản thể. - Con người ý thức được tự thể của mình thì có được cái vinh diệu của vũ trụ đồng thời tự chủ góp phần vào cơ tiến hóa chung hay lá sứ mạng vi nhơn. - Vận động được linh quang bản thể thực hiện được cái mốc nối con người vào vũ trụ là đem đạo pháp vào mọi nhận thức và hành động của con người . Do đó, nếu nhận thức của con người về vũ trụ là khoa học thì mọi nghiên cứu và phát sinh sáng tạo của khoa học phải nằm trong quy luật của vũ trụ hay nằm trong Đạo pháp. “Khoa học mà đi ngoài Đạo pháp sẽ đưa đến một tàn hại to tát cho tâm linh và đời sống nhân sinh” (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư – Đạo Học Chỉ Nam) Do đó, Đạo phụng sự Đời là dùng Đạo pháp bảo tồn sự tiến hóa của nhân loại. Sự tiến hóa mặc nhiên đã có, Đạo pháp chẳng cần làm việc của thế nhân. Nhưng thế nhân tiến đến chỗ sống hay chỗ chết là do nơi còn giữ lấy đạo pháp hay không. 2. Con người và nhân sinh - Con người ở giữa nhân sinh là ở giữa trường tiến hóa nhân sinh, là cuộc trui rèn để bước lên nấc thang cao hơn ở tương lai, đồng thời là môi trường phụng sự. - Ý thức như thế thì con người làm chủ cuộc đời, phá vỡ mọi ảo giác, vượt ra ngoài ngã chấp, đem bản thể hòa hợp sinh động vào nhân sinh. - Như thế, trước hết đạo pháp giải thoát cá thể con người ra khỏi con người nhỏ hẹp của nó nhưng lại đặt con người vào môi trường sống của nó. Vì Đạo pháp chỉ còn nguyên là Đạo pháp khi nào nó vẫn duy trì được sự sống toàn vẹn. Nghĩa là không phải nó chỉ biết đến tâm thức mà còn phải hoàn mỹ mọi hoạt động của đời sống xã hội. Có thế Đạo pháp mới là chân lý luôn luôn thỏa ứng được mọi sinh hoạt chân chính của con người. - Khuynh hướng tự nhiên của con người đối với nhân sinh là chính trị. “Chính trị mà đi ngược lại Đạo pháp thì sẽ đưa đến sự bảo thủ ích kỷ và phân tranh. Tất cả mọi mưu lược, mọi sáng kiến phải nhằm mục đích ổn định sinh hoạt xã hội, phải dung hòa các giai tầng quốc gia dân tộc” (Vạn Hạnh Thiền Sư) - Vậy Đạo phụng sự Đời là giúp đời ổn định sinh hoạt con người trong trật tự. Trật tự vốn là biểu hiện của Đạo. Đại Đạo đem mọi đối tượng vào trật tự là hành pháp. Đời loạn hay trị là do có Đạo pháp hay không. 3. Con người và Đạo pháp - Đạo pháp là phương thuốc thần đối với nhân sinh. Nhưng không phải con người chỉ biết có Đạo pháp thuần túy và phế bỏ khoa học chính trị mà đạt đích. Phải hiểu Đạo pháp vốn tự nó đã bao gồm các lãnh vực trên. Đạo pháp là khoa học và chính trị tuyệt đối. Cho nên khoa học và chính trị chân chính tự nó là Đạo pháp đem đến tiến bộ và hạnh phúc cho nhân sinh. Luyện mạng: là đem yếu lý Kiền Khôn của Trời đất mà vận hành nhân thân tiểu vũ trụ để giữ gìn và phát huy được thần khí là chơn mạng trường tồn, là năng lực dung thông vạn thể và phối kết với Hóa Công. Đó là sống trong quy luật của vũ trụ và theo qui luật của vũ trụ mà định an thiên hạ. Ấy là: Vũ trụ bao la cái sắc không Tạo nên vạn vật lẽ tương đồng; Ba nghìn thế giới qui tam bửu, Chín cõi ta bà hiệp nhứt tông Yếu lý Kiền Khôn cơ biến dịch Nhiệm mầu Tạo Hóa thể dung thông Kẻ Trời, vạch đất chi cho nhọc, Cái, cái, người người vốn ở trong. III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI VỀ “ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI” Trên kia chúng tôi đã trình bày rằng: Đạo phụng sự Đời tức là Đạo pháp thức tỉnh vai trò làm chủ của con người. Làm chủ tức là đã tự do – Tự do tức là đã được giải thoát. Theo Đạo Cao Đài, đường lối giải thoát của người tu là Thiên Đạo. Thực hành Thiên Đạo trong xã hội là sứ mạng Đại Thừa. Vậy Đạo Cao Đài phụng sự đời là thi hành là Sứ mạng Đại thừa. Sứ mạng Đại thừa là gì? – Là tự độ và độ tha. Tự độ là “Tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhơn loại”. Độ tha là: “Tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhơn loại”. Độ tha là: “ Khi nhận thức được chân lý tuyệt đối mới lập thành tôn giáo (trong một quốc gia) để khai phóng con đường hồi sanh giác ngộ”. 1. Tự mình thể nghiệm trước là thực hành Thiên Đạo cho bản thân. Đó là song tu Tánh Mạng. - Tu Tánh là tự “giải thoát hết mọi ràng buộc, phá hết mọi sự chấp ngã, chấp nhơn, chấp pháp, chấp đạo, tất cả đều “không”. Nhờ thế con người sẽ an nhàn tự tại, sống trên nệm gấm chăn êm mà xem như ngồi giữa cỏ bồ uống nước suối trong. Ở vào nghịch cảnh mà bình tâm sáng suốt giải quyết mọi sự êm đẹp như rồng mây cá nước. Ấy là tự do tiêu sái và sáng tạo tuyệt vời là hạnh phúc giữa trần ai và an nhàn tiến hóa. - Giác ngộ Đạo pháp ấy là đem Đạo vào Đời, đem Tâm vào Vật, Thể dụng kết liên vận chuyển hình danh sắc tướng vào pháp luân mà cứu rỗi chúng sanh. Đó là Tâm Vật bình hành, người sứ mạng Đại thừa mượn thế ấy mà hòa mình vào xã hội nhân loại, sẽ thực hiện một cuộc sống ung dung, tự do, tự tại. 2. Nhờ kết quả của song tu tánh mạng mà hành giả thực hành Thiên Đạo trong xã hội, tức là khai phóng con đường hồi sanh giác ngộ cho nhân sinh. Kết quả ấy chính là Đạo pháp của người ngộ nhập huyền môn. Đạo pháp ấy “Vất bỏ hết những thấy, nghe, hiểu, biết theo thế sự thường tình thì minh linh phát hiện, soi sáng tất cả chướng ngại trong pháp giới chúng sanh để phá tan màn đêm lục thức cho chúng sanh hồi đầu bĩ ngạn (thị ngạn)”. 3. Còn đối với toàn thể tôn giáo Cao Đài, nếu tôn giáo này thực hành Thiên Đạo Đại Thừa, hay là Đạo phụng sự Đời, thì tôn giáo này cũng phải ý thức như lời dạy của Đức Giáo Tông Vô Vi Thái Bạch Kim Tinh: “Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo Cứu Thế” trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy…. Ngòi gà trong quả trứng không là tròng trắng hay tròng đỏ. Quyền pháp mà Thầy đã ban không là Tôn giáo này hay Tôn giáo khác… Quyền pháp Đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người .. Muốn được vậy, chư đệ muội phải làm sao, làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để”. Như thế, người Đạo Cao Đài trong khi phụng hành Thiên Đạo trong xã hội, vẫn luôn luôn nhớ rằng vừa phụng sự Đời, vừa phát huy quyền pháp để thực hiện cái thực thể “Đạo cứu thế” bất phân tôn giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì mới có sức “Bảo sanh nhân nghĩa đại đồng”, giải quyết toàn diện cá thể con người và cứu rỗi toàn thể nhân loại (Do đó Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không riêng chỉ là Đạo Cao Đài). 4. Đạo phụng sự Đời trong khuôn khổ Quyền pháp như thế mới thực hiện được cái thế pháp mà chúng tôi tạm gọi là “Thế pháp Đại Thừa”. Đã nhận thức sứ mạng Đại Thừa để phụng sự Đời, người tín hữu Cao Đài lại phải nhận thức rằng Sứ mạng Đại thừa là thực hành Quyền Pháp và nằm trong Quyền Pháp của Đức Chí Tôn. 1. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư giải nghĩa Quyền Pháp như sau: “Quyền là hình thức thể hiện cái PHÁP trước đối tượng, Pháp là thể hiện trước bản thân. Quyền pháp tương đồng, tác động con người và vạn thể, tha nhân và bản ngã. Có quyền không pháp, không đưa con người đi về đâu; trái lại, sẵn sàng xô ngã con người vào lạc lầm u tối. Có Pháp ắt sẽ có quyền. Quyền pháp là khả năng giáo hóa”. Như thế, mang Đạo vào Đời là thực hành Quyền pháp. Có thực hành quyền pháp là Đạo pháp mới không “bị rơi vào giả tưởng, rơi vào hư không; hoặc quẩn quanh trong bốn bức tường của tôn giáo, trong tín ngưỡng từ xưa tới nay”. (Vạn Hạnh Thiền Sư, Đạo Học Chỉ Nam). Và quyền pháp là tác động đồng loạt của Đạo pháp phát xuất từ Trung tâm vũ trụ thúc đẩy dây chuyền và chuyển tiếp từ cá thể này đến cá thể khác cho đến khi bao trùm tất cả quần sinh. 2. Thế nên người hành sứ mạng Đại thừa phải biết rằng mình là kẻ làm cái gạch nối giữa nhân sinh và Thượng Đế. Vẫn biết mình là “Thiên hạ tối linh” nhưng nếu cứ “độc thiện kỳ thân” thì chớ mong thọ nhận quyền pháp và chẳng bao giờ hành tròn Thiên Đạo. Do đó, đã đành có sứ mạng nhưng sứ mạng chỉ là quyền phóng ra từ pháp. Không có pháp thì không còn sứ mạng. Thế Pháp Đại Thừa là gì? Là cái màng lưới Đạo pháp tạo ra từ Đức Chí Tôn,tác động lên mỗi cá thể nhân sinh. Một cá thể nhân sinh nào do đó giác ngộ, tiến hóa lên và tác động vào nhân sinh khác, cứ thế từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ Thượng Đế Chí Tôn cho đến Phật Tiên Thánh Thần, các giáo chủ, các sứ giả các bậc hướng đạo liên kết thành cái thế pháp tận độ quần linh mà giữa thời hạ ngươn này cái thế pháp ấy hiển lộ rõ ràng và được vận động mãnh liệt vô cùng. Ấy là vận dụng quyền pháp vậy. Kết luận Với tất cả những ý thức về Sứ mạng Đại thừa, và khuôn khổ quyền pháp nói trên, người tín hữu Cao Đài quán xét thế gian thì nhận định ngay rằng: Sống giữa nhân sinh chính là đang ở trong một trường thi công quả. Các nhiệm vụ làm người đương nhiên phải có, đường lối như thế nào thì nhắm Thiên Đạo mà đi, phương cách ra sao hãy dùng quyền pháp mà thực hiện. Đó là phương châm của bậc Thiên ân hướng đạo. Nếu đại chúng hóa ra thì ta có thể hiểu công quả theo Thiên Đạo là: - “Công quả xuất phát từ lòng tự giác, tự nguyện và thiết tha với nó, là nguồn sống của đời người, như cơm ăn nước uống, hơi thở, áo mặc, nhà ở và lương dược trị bịnh” (An Hòa Thánh Nữ). - “Một lời nói hữu ích sẽ cứu mạng người không cần đến quyền lực của cải, Một lời nói phải thời đúng lúc sẽ thay đổi một cuộc diện vĩ đại. Một cái nhìn sẽ gây được bao nhiêu thiện cảm, thành được đại sự”. (Vạn Hạnh Thiền Sư) - Còn công quả trong quyền pháp là: “Công quả không phân biệt, không ngăn cách vì giá trị hình thức của nó, và phải trường lưu bất tận. Có như vậy, việc làm mới được đến nơi, đến chốn, tôn chỉ và mục đích mới được đạt thành, gia đình mới được yên vui, quốc gia mới được phồn thịnh, nhân loại mới được thái hòa, mà nhứt là bản thân mới được yên ổn, chớ không phải vì ngoại cảnh thúc giục mà làm nhứt thời hay trong một giai đoạn nào đó chưa thể gọi là công quả” (An Hòa Thánh Nữ, TGST 68-69,tr.67) Và công quả trong quyền pháp là “Đạo giúp đời không tách rời đức bác ái, tình thương cho thật thương yêu thì không luận là đối với giai cấp nào hoặc tổ chức nào, cũng như cá nhân nào… Tình thương không riêng đối với kẻ thông minh, mà còn thương luôn với kẻ ghét mình, để tìm cơ hội cảm hóa họ trở lại đường thiện lương chân chính” (Vạn Hạnh Thiền Sư, TGST 68-69, tr.224-232). Đó là công quả hay Đạo phụng sự Đời trong Thiên Đạo và trong Quyền Pháp. Thứ Đạo ấy, Quyền pháp ấy người tín hữu Cao Đài không phải tìm đâu ra mà hằng ngày vẫn gần gũi trong bài kinh nhựt tụng: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước….” Nam mô: Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai, Vì đời nào ngại chông gai dữ lành. Nhì nguyện phổ độ chúng sanh Quyết đem hoằng giáo Đạo lành giáo dân. Tam nguyện tha tội bản thân, Khoan dung phá chấp cõi trần vô minh. Tứ nguyện thiên hạ thái bình, Tịnh tâm chế động muôn nghìn trái oan. Ngũ nguyệt Thánh Thất bằng an Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết minh. Trấn an tâm đạo nhân sinh Vai trò un đúc đức tin đạo đồng./.
Y học cổ Phương Đông đã phân định các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người thành các tạng, các phủ, các khiếu và các bộ phận có liên quan. Mỗi tạng không phải chỉ đơn thuần là một cơ quan về giải phẫu học, mà còn bao gồm chức năng hoạt động sinh lý của tạng đó, và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng khác.
I. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the International Integration of Culture and Communication. II. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the Context of Global Environmental Challenges. The teachings of Cao Dai utilize the principle of "Heaven, Earth, and all beings as one entity," emphasizing that all creatures (including humans) share a common essence, where life and evolution are regulated by the natural laws of the universe, maintaining a balanced living environment for all individuals to exist and develop according to the continuous evolutionary cycle. III. Guiding Principles for the Practice of Cao Dai Religion in Building and Protecting World Peace
I. Định hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong lãnh vực tôn giáo/đức tin 1. Về mặt tôn giáo, thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa để hóa giải mọi kỳ thị, tranh chấp hay bất hợp tác trong công cuộc xây dựng xã hội đạo đức và tình thương nhân loại. Những động thái toàn cầu hóa tôn giáo trên thế giới đang được các tôn giáo và các cộng đồng ngoài tôn giáo hoan nghinh, đơn cử như:
Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè -Mỹ Tho ( Tiền Giang) Danh xưng :“ Về danh xưng, Đức Chí Tôn lấy bốn chữ “ Tiên Thiên Đại Đạo”, hiệp với bốn chữ “ Tam Kỳ Phổ Độ, thành “Tiên Thiên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” (Theo sách “Ba Vị Giáo Tông Cao Đài Tiên Thiên, nhà xuất bản Tôn giáo, 2019,tr.69) Về ý nghĩa :“ Các con nhớ lầy “ Tiên Thiên Đại Đạo” là cái đạo lớn của Đức Kim Mẫu sáng lập Kỳ Ba tại Nam Bang, mà lập thành chánh danh “ Tiên Thhiên Đại Đạo Tam Kỳ Pgổ Độ” : . . . Thầy tá danh Cao Đài Tiên Ông, làm bá chủ nền đạo, độ các con phần đạo lẫn phần đời, các con hiểu à ! (Đại hội Thiên Hoàng, Đức Ngoc Hoàng Thượng Đế giáng đàn, mùng, 8 rạng mùng 9 tháng Giêng năm Giaáp Tý – 1924, tại Lư Bồng Đạo Đức, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cai1 Bè - Mỹ Tho ( TG)) [ sđd. Ba Vị Giáo Tông Cao Đài Tiên Thiên, nhà xuất bản Tôn giáo, tr 68-69]* * *
_ Nhân viên Cơ Quan: không chỉ là những tín hữu thường> những người của bộ máy hành sự đắc lực · Có ý thức về CQ sau cùng và gắn bó với sứ mạng Cơ Quan · Nhân viên nồng cốt của các vụ
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý truyền tâm pháp , CHỦ ý vào lòng ráng luyện phanh . THẦY mừng các con. THẦY miễn lễ các con.a (ĐTCG, 25 tháng 9 Bính Tý, 1936, CHỈ Ý THUYẾT MINH )
TỪ BẢN THỂ ĐẠI ĐỒNG DÂN TỘC đến TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI Mỗi dân tộc trên thế giới, từ thời dựng nước, trải qua lịch sử thăng trầm giữ nước, xây dựng đời sống nhân dân no ấm phồn vinh, phát huy văn hóa dân tộc, phát triển văn minh là một chuỗi dài nỗ lực và hy sinh của nhiều thế hệ. Mỗi dân tộc đều tự hào về di sản của ông cha và tiếp tục giữ gìn phát huy truyền thống tiền nhân để lại hầu bảo vệ xây dựng tổ quốc trường tồn, tiến bộ không ngừng. Chính tình yêu nước thiêng liêng, ý chí quật cường, trí tuệ sáng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, cộng với dân tộc tính, với bản sắc văn hóa đã đúc kết nên bản chất tiềm tàng trong mỗi người dân. . . Rồi truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm nhập giá trị nhân bản phổ quát đại đồng trong dân tộc và có khả năng tiến hóa hòa hợp với các dân tộc khác trên hế giới. Với những đặc tính trên, có thể gọi "bản chất" ấy là BẢN THỂ ĐẠI ĐỐNG DÂN TỘC.
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ Hạ Ngươn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hửu hình đến thế gian để dẩn dắt thâu hồi những điểm linh-quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại-Linh-Quang.
Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định vị Thượng Đế” qua hình Tam giáo đồ của Minh Lý Đạo : Qua đó, chúng ta đã nhận định sự hội nhập, giao hòa của Tam giáo đạo tạo thành một tam giác đều tại trung tâm mà tâm điểm chính là đinh vị của Thượng Đế. Hai điểm nhấn của hình đồ là “ giao hòa” tạo thành “trung tâm đạo”. Lần này, định vị con người Đại đạo, chúng ta sẽ mượn hình đồ “ Con người Đại Đạo” cũng cho ta 2 yếu tố “ giao hòa” và “trung tâm đạo”
TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh giáo trong TNHT q1: 3 Janvier 1926 Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương
Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, Thầy đã lập thành Thánh-Thất; nơi ấy là nhà chung của các con; biết à. Thầy lại quy Tam-Giáo lập thành Tân-Luật, trong rằm tháng mười có đại-hội cả Tam-Giáo nơi Thánh-Thất. Các con hay à! Sự tế tự sửa theo "Tam-Kỳ Phổ-Ðộ" cũng nơi ấy mà xuất hiện ra; rõ à! Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn-thật là Ðạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là "Quốc-Ðạo", hiểu à!
Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ngoặt rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với tiền đồ.
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)
"XUÂN LÀ CẢNH THIÊN THỜI ĐỊA LỢI,
CÓ NHƠN HÒA XUÂN MỚI THÀNH XUÂN" (*)
Trong bốn mùa, Xuân được đón chào, ưu đải nhất, bởi vì Xuân hơn hẳn về thiên thời địa lợi.
Thiên thời của Xuân là sự khởi đầu thế vận một năm do lý tự nhiên của đất trời phát động đức Nguyên của đạo Kiền. Nguyên là công năng sanh hóa trong vũ trụ, nhờ đó mà trời trong gió mát, hoa cỏ xinh tươi, mùa màng sung túc; việc ấm no không còn tất bật. Nghỉ ngơi tay cuốc tay cày, người người rộn rã chuẩn bị cho lễ hội đầu Xuân. Vậy là thành địa lợi.
Nguyên lý của thiên đạo giải thoát
Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 09-05-2009 (15-04 Kỷ Sửu)
Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri làm chủ mọi tri thức (hạ trí) và tình thức. Kế đến, Nguyên nhân ấy thọ bẩm tinh thần đắc nhất của tâm linh (thuộc cõi Bồ đề ) để sử dụng chơn tri của thượng trí mà thi hành sứ mạng.
Như thế bản chất của người thiên ân sứ mạng là bản chất Đại Đạo, là tình bác ái bao dung tất cả khiến người sứ mạng hành động vô tư, hiệp nhất được mọi đối tượng trên từng nấc thang tiến lên lý tưởng chân thiện mỹ của loài người. Chỉ có bản chất Đại Đạo mới hóa giải được mọi đổ vỡ phân ly hận thù trong lòng nhân thế gây ra biết bao sóng gió phủ phàng cho cuộc đời.
Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô Minh Chiêu vào năm 1921.Tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo đêm mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu (16-12-1925), Đức Thượng Đế hạ ngọn linh cơ tại Việt Nam, tức là đã đặt viên gạch đầu tiên cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại thế gian này. Từ đó, tòa Cao Đài được thiết lập đồng thời được ban trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Sứ mạng phổ độ nhân sanh kỳ thứ ba này được mệnh danh là sứ mạng Đại Đạo do bởi đặc ân của Thượng Đế dành cho cơ cứu thế Hạ nguơn tức là cơ cứu độ sau cùng trước khi kết thúc một đại chu kỳ vũ trụ.
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) (Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý)
THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị đàn tiền.Vâng lịnh ĐỨC QUAN ÂM NHƯ LAI Tiểu Thánh đến báo đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp, Tiểu Thánh chào chung, xin xuất ngoại ứng hầu, thăng.\.
Tiếp điển :
TAM thiên lục bá đạo bàng môn,
TRẤN TĨNH nhân gian thức mộng hồn;
OAI đức nếu người không chín chắn,
NGHIÊM trừng thiên luật khó bôn chôn.
QUAN thân tế chúng hà nhân sự.
ÂM điệu độ đời bậc Thế Tôn;
NHƯ thị ngã văn tùy chánh đạo,
LAI triều chiếu triệu nhập Thiên môn.
TAM TRẤN OAI NGHIÊM QUAN ÂM NHƯ LAI, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội.
Đầu năm Kỷ Dậu Bần Đạo đến trần gian để giúp chư hiền đệ muội một vài lý đạo để nhận thức vị trí của mình trong trời đất, ngõ hầu tăng tiến trên bước đường tu học chân chính để khỏi sa vào nẻo mê tín mà bị bàng môn tả đạo lôi kéo vào hố sâu vực thẳm không ngày trở lại cùng CHÍ TÔN TỪ PHỤ. Bần Đạo miễn lễ, đồng an tọa.
Bài thuyết minh giáo lý của Giáo Sĩ Huệ Ý, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
Tháng 3-2007 (Đinh Hợi)
Cao Đài nhứt bổn
Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, rồi cùng nhau bảo vệ sự sống đó. Lẽ sống là mục tiêu đơn giản và cấp thiết nhất của con người sơ khai mà tất cả đều cùng hướng đến như một phản xạ tự nhiên.
Do đó, con người sống thành quần thể để cùng chống chỏi với thiên nhiên. Trên đà phát triển, quần thể ngày một đông, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ngày càng sâu sát và mở rộng. Con người bắt đầu phải đấu tranh trong cuộc sống xã hội hẳn còn đơn sơ, dục vọng và đau khổ bắt đầu nẩy mầm. Sự cố gắng khắc phục sức mạnh thiên nhiên vừa làm cho con người tiến bộ, vừa khiến con người cảm thấy nhỏ bé và yếu đuối giữa trời đất. Trong tiềm thức, con người cảm nhận có những quyền năng vô hình tạo ra sức mạnh thiên nhiên. Từ đó, \\\"xuất hiện\\\" đối tượng thứ ba con người phải hướng tới, đó là thần linh.
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý
Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi?
Có phải do công cha nghĩa mẹ đã sanh thành và dưỡng dục tôi từng ngày?
Có phải tôi sống bởi vì tôi đang hít thở và tim tôi vẫn đang đập từng giây từng phút?
Có phải vì các tế bào trong cơ thể tôi đang được điều hòa họat động một cách rất hợp lý, chưa bị trục trặc gì đáng kể, nên tôi cũng được sống bình thường như bao con người khác?
Có phải do tình yêu thương của những người xung quanh tôi đã làm cho cuộc đời tôi trở nên sống động và đáng sống?
Có phải tôi sống bởi vì tôi còn có ích trên cõi đời này?
Đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ?
Khi nghiên cứu một tôn giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần...
Lúc ra đi, Mẹ đã trang bị cho mỗi đứa con một cái túi “ VẠN BỬU NAN” đựng 8 báu Trung Tín, Le, Nghĩa, Liêm Sĩ, Hiếu Để, để làm thiết giáp cho linh căn khi lăn lóc vào đời.
Mẹ dặn dò : “ khi xuống hồng trần, các con phải luôn luôn đeo cái túi này trong mình, 8 báu chớ rời xa, vì nếu mất đi một món cũng khó trở về với Mẹ. Nếu túi và báu đều mất hết thì con phải bị vĩnh viễn đọa địa ngục, Mẹ nát cõi lòng. Còn như con đem túi và báu trở về đầy đủ thì Mẹ cho con được ngồi tòa sen. Các con ráng nhớ !”
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU
Ý nghĩa đầy đủ của TCH chính là ước muốn giao lưu, kết hợp giữa con người trên thế giới, sự liên thông các lãnh vực trong đời sống xã hội, trong đó chắc chắn có tôn giáo. Ý nghĩa TCH trong lãnh vực tôn giáo thật ra không phải là mới mẻ, bởi lẽ, bất kỳ tôn giáo nào cũng có sứ mạng đưa giáo lý của mình đến quãng đại chúng sanh, giúp con người đạt trạng thái quân bình và hướng xã hội nhân loại tới chân thiện mỹ.
Đức Chí Tôn dạy :
“Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên lặng, Quyền Pháp ở nơi kín nhiệm. Trí người dù khôn ngoan đến đâu, mưu chước dù bí mật đến đâu, hễ mưu hại ai chán chường thì có mặt trời, mặt trăng sao chớp soi rọi, trong bóng tối thì không ngoài con mắt mầu nhiệm của THẦY. Con đã theo THẦY sao không học THẦY phép đó?” (Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 26-7-ĐĐ.33 (Mậu Tuất), (09-9-1958)
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với chủ trương phục hồi nhân bản, tạo thế nhân hòa để xây dựng xã hội an bình thánh đức và tu tánh luyện mạng trên tinh thần vô chấp, vô tướng để hòa đồng cùng bản thể của trời đất. Bài viết trình bày những giá trị văn hóa đạo đức của đạo Cao Đài và những đóng góp của văn hóa Cao Đài vào văn hóa dân tộc Việt Nam, tổng quan tình hình hoạt động của tôn giáo Cao Đài trong gần 100 năm sau khi khai đạo và nêu lên xu hướng phát triển mới của đạo Cao Đài trong tương lai. Chúng tôi rất mong có sự đồng hành hỗ trợ từ các cấp chính quyền trong việcphổ biến và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, thúc đẩy sự thống nhất tinh thần và hợp tác giữa các chi phái Cao Đài, trong việc mở rộng các hoạt động hướng đến cộng đồng xã hội, trong việc phổ biến đạo Cao Đài đến các dân tộc khác nhau trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam và các nước trên thế giới, nhằm góp phần lan tỏa văn hóa đạo đức và văn hóa dân tộc Việt Nam ở khắp nơi.
Mùa tu Thu Phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẩn về "Rèn tâm vô niệm".
Ngày 19.9.2008.
Vô niệm là tắt đài, sự nghỉ ngơi toàn diệncủa bộ não, của thân tâm.
Bộ não của chúng ta không chỉ có một mà cùng lúc phát nhiều tầng số vô tuyến. Dù lúc ngũ, đối với một số người, bộ nãovẫn có thể còn hoạt động : nhìn, nghe, hành động trong giấc mơ. Nên thức dậy mà mệt mõi, bần thần, rũ rượi vì có lúc còn cải lộn, đánh lộn trong giấc mơ.
Xã cân là vô niệm, là cho bộ não nghĩ ngơi toàn diện nên thân tâm được thanh tịnh, không có một tư tưởng nào được dấy lên, đó là việc làm đầu tiên của hành giả trước khi bước vào công phu.