Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
06/12/2021
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/12/2021

NHẬAT KÝ CUỐI TUẦN 06 - 12 - 2021


 

 

Description: C:UsersHPPicturesNHAT KÝ CUOI TUẦN 06 - 12 -2021.jpg

 

 

 

LỜI PHẬT DẠY:

 

Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Có giới hạnh, có trí tuệ, thì lời nói mới thành thật không hư dối, hành động và ý nghĩa không ác độc”.

“Giới hạnh” có thể làm thanh tịnh “trí tuệ”, “trí tuệ” có thể làm thanh tịnh “giới hạnh”.

CHÚ GIẢI:

Muốn hiểu lời dạy này thì chúng ta phải hiểu cho rõ ràng những từ ngữ. Vậy giới hạnh là gì?

Giới là giới luật, là những điều ngăn cấm, là những pháp thiện. Hạnh là hành động, là đức hạnh.

Giới hạnh là những hành động thiện, những hành động mang lại sự an vui cho mình, cho người, cho tất cả chúng sanh.

Trí tuệ là sự hiểu biết của ý thức, chứ không phải trí tuệ Tam Minh. Xin quý bạn hãy phân biệt cho rõ ràng. Có thể câu này dịch sửa lại “Giới hạnh là tri kiến giải thoát”. Từ ngữ trí tuệ dễ khiến cho mọi người hiểu lầm mình có trí tuệ. Con người chỉ có tri kiến chứ chưa có trí tuệ, ngoại trừ những bậc tu chứng Tam Minh. Nhưng tại sao ở đây nói giới hạnh là tri kiến giải thoát? Ðúng vậy, ở đâu có tri kiến giải thoát là ở đó có đức hạnh. Lời dạy trên đây xác định đạo đức làm người rất rõ ràng. Người có đức hạnh không làm khổ mình, khổ người là người phải có tri kiến giải thoát.

Phần đông, trong cuộc đời của chúng ta người nào cũng có tri kiến, nhưng tri kiến không có giới hạnh. Tri kiến không có giới hạnh là tri kiến khổ đau, tri kiến ác, tri kiến dục làm khổ mình, khổ người.

Lời dạy bảo trên đây của đức Phật rất thực tế trên đường tu hành theo đạo giải thoát “Ai có giới hạnh là có tri kiến giải thoát, ai có tri kiến giải thoát là có giới hạnh”.

 (Nguồn : nhipcaugiaoly.com )

 

Description: C:UsersHPPicturesNHUT NGUYEN DAI DAO HOÀNG KHAI.jpg

 

     

nguyện [nguyền]  

U+9858, tổng 19 nét, bộ hiệt  (+10 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Viện Hán Nôm

ước nguyện

Tự hình 4 

Dị thể 8 

 

Đạo

 

đạo [dạonhạo]  

U+9053, tổng 12 nét, bộ sước  (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển Viện Hán Nôm

âm đạo; đạo diễn; đạo giáo; lãnh đạo

Tự hình 6 

Dị thể 9 

Hoằng

Âm Nôm: hoằngngoằng
Tổng nét: 5
Bộ: 
cung  (+2 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái: 

Nét bút: 
フ一フフ丶
Thương Hiệt: NI (弓戈)

Unicode: 
U+5F18
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

phổ [phơ]  

U+666E, tổng 12 nét, bộ nhật  (+8 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển Viện Hán Nôm

phổ thông

Tự hình 3 

Dị thể 3 

Đ Âm Nôm: đácđòđạcđộ
Tổng nét: 12
Bộ: thuỷ  (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái: 
Nét bút: 丶丶一丶一ノ一丨丨一フ丶
Thương Hiệt: EITE (
水戈廿水)
Unicode: U+6E21


chúng


U+773E, tổng 11 nét, bộ mục  (+6 nét)
phồn thể, hội ý

Từ điển Viện Hán Nôm

chúng sinh, chúng dân, chúng nó, chúng tôi

Tự hình 6 

Dị thể 6

Âm Hán Việt: sanh, sinh
Tổng nét: 5
Bộ: sinh 生 (+0 nét)
Lục thư: hội ý
Nét bút: ノ一一丨一
Thương Hiệt: HQM (竹手一)
Unicode: U+751F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao



Thu HươngTRANG VĂN CHƯƠNG MIN NAM

1 tháng 12 lúc 14:10  · 

Tiếng “Dạ” miền Nam –

Trần Tiến Dũng

29 tháng 11, 2021

Tôi cảm nhận tiếng “dạ”, tuy có âm dấu nặng nhưng không nặng nề mà sâu lắng bền gốc trong tâm hồn người dạ và người nghe. Thật sự tiếng dạ có hình ảnh của một cái cúi đầu không phải để tuân phục cũng không phải cố bám giữ lời hứa, không khách sáo lấy lòng mà cũng không để kiêu kỳ lên mặt, tất thảy tiếng dạ là biểu hiện đồng thuận chân thật.

Người miền Nam từ xửa từ xưa, sau các tiếng gọi ba, gọi má, gọi ông, gọi bà; thì tiếng dạ nối liền theo từ đầu đời để thành người Việt cho đến khi lìa đời để thành hồn ma người VIệt. Trong cộng đồng hàng ngày nói: Dạ, tiếng dạ vừa như một dòng sông lớn vừa như từng giọt nước ngấm dịu ngọt vui lòng từng người, rồi mở ra mênh mông sự hài hòa dung bồi tánh chân thật của cộng đồng.

Tôi đã học nói tiếng dạ, đã lắng nghe tiếng dạ, đã dạy con tiếng dạ từ bao lâu rồi? Nếu có ai đó, quyền lực chuyên chế muốn chuẩn hóa tiếng Việt để thay tiếng dạ bằng tiếng khác thì sao? Tất nhiên với thế hệ tôi thì không chấp nhận, nhưng với thế hệ hiện nay thì các em cháu đó không có quyền chọn lựa hoặc bị tập có thói quen bỏ và quên không nói tiếng dạ nữa.

Tôi nhớ nhiều chục năm trước khi ra Hà Nội, lúc đi ăn tối với bạn, khi gọi tính tiền, người đàn ông bán hàng nói gì đó tôi không hiểu, tôi có hỏi lại và cố lắng nghe vẫn không hiểu, nên bạn đi cùng tôi phải giải thích rằng: “Ông ấy nói: vâng, vừa xin”. Tôi hiểu, và cái cảm giác đã hiểu được khiến tôi vừa thấy hay vừa chính xác, bởi tiếng vâng đó khác hẳn với tiếng vâng của các cô nàng xinh đẹp, anh chàng điển trai làm MC, bình luận viên, diễn viên… đang nói “vâng” liền miệng khắp hệ thống tuyên truyền từ Bắc tới Nam mà đố ai biết họ có thật lòng “vâng” như kiểu họ tía lia không. Thấy tội đến tức cười khi nghe người nói đúng giọng miền Nam mà lại một “vâng”, hai “vâng”, ba cũng “vâng” tuốt luốt

Tiếng dạ, cũng có khi được dùng như tiếng đệm, tiếng nối, tiếng kết một câu nói nhưng người miền Nam ít chọn sử dụng tiếng “dạ” kiểu đó. Với tôi, người thân của chúng tôi, tiếng dạ được sử dụng bình thường, rất bình thường để biểu lộ sự đồng ý, đồng tình, đồng thuận thật lòng; và trên hết tiếng dạ còn chứng minh lòng tôn trọng, kính trọng, tín thác không một chút phân biệt giai tầng, địa vị, sang hèn, giàu nghèo… với người được mình dạ và dạ lại với người vừa dạ mình.

Tôi biết là trong tham vọng ngông cuồng chuẩn hóa tiếng Việt của giới cai trị, có thể một ngày nào đó em cháu tôi sẽ chỉ nói “vâng” với tôi. Tôi không viết bài này như cách phân tích lợi hay hại của các nhà ngôn ngữ học về phát âm vùng miền. Tôi viết vì tôi thương, tôi quý, tôi tôn kính tiếng dạ tôi dùng và được người dùng cho tôi. Áp đặt quyền cai trị chuyên chế cho tiếng Việt đó là quyền của họ. Tôi chọn thủy chung nói tiếng dạ là phẩm giá ý thức và tình yêu chân thành mà chúng tôi thuộc về, bởi đến từng ngọn cỏ, nụ hoa, côn trùng… của đất trời miền Nam sinh dưỡng nên chúng tôi cũng từng phút, từng giờ được con người thật lòng nói: Dạ, cám ơn!

Trần Tiến Dũng

Sài Gòn, Tháng Mười Một 2021

 

 



Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây