

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ tk.VII đến hết ...
-
Trà Đạo /
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...
-
Chùa Dâu /
Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất ...
-
Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri ...
-
Vợ chồng Emil và Liliana Schmid cùng chiếc ôtô ở VN. Chiều 15-1, giữa một đám đông tò mò ở trung ...
-
Sen Trắng Hàng năm cứ mỗi độ Thu về, người tín hữu Cao Đài nhất là phái nữ rộn ràng chuẩn ...
-
Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...
-
Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức ...
-
Cuộc sống trên độ cao tới 4.900 m buộc người Tây Tạng phải tiến hóa rất nhanh để tồn tại. Tại ...
-
"Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ...
-
NỮ GIỚI VỚI NỮ HẠNH A. Nữ phái đồng sứ mạng với nam phái. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy : "Hỡi ...
-
NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Tỳ Thổ
Một trong những khái niệm căn bản của phép dưỡng sinh và Đạo pháp là mối tương quan giữa Ngũ tạng – Ngũ hành và Tứ quí (bốn mùa).
Tạng Tâm ứng với Hành Hỏa và Mùa Hạ.
Tạng Can ứng với Hành Mộc và Mùa Xuân.
Tạng Tỳ ứng với Hành Thổ và cả bốn mùa.
Tạng Phế ứng với Hành Kim và mùa Thu.
Tạng Thận ứng với Hành Thủy và mùa Đông.
Xét về Ngũ Hành thì Hành Thổ thuộc Trung tâm, có công năng chi phối toàn bộ mỗi hệ thống sự vật từ thiên nhiên, thời tiết, sinh vật đến con người. Hành Thổ chính yếu của sinh lý con người được gọi là Tỳ Thổ. Vậy Tạng Tỳ theo y lý cũng rất quan trọng và phải có một chức năng chủ yếu đối với quá trình sinh trưởng và tồn dưỡng cơ thể.
Trong tập " Khôn hóa Thái Chân" của Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh, mục bàn về Hậu thiên có viết :
"Tỳ vị là căn bản cho Hậu Thiên, Tỳ thuộc về Thổ, thân người phải nhờ Tỳ Thổ mới sinh dục được, ví như hành Kim được hành Thổ mới sinh, hành Mộc được hành Thổ mới lớn; hành Thủy, hành Hỏa được hành Thổ mới sinh, mới có câu " bốn hành đều thuộc hành Thổ, muôn vật đều về tạng Tỳ" (HTYTTL, Q.3, tr.1207)
Trong bài Tiểu dẫn của sách trên, tác giả chỉ ra rằng, Tỳ vị có đức của quẻ Khôn :
" Kinh Dịch có nói : "Hay lắm thay ! Đạo "Nguyên " của quẻ Khôn, vạn vật nhờ đó mà sinh dục", trong thân người, Tỳ vị thuộc hành Thổ, có đức nhu như quẻ "Khôn", cho nên bài Hóa nguyên luận có câu : "Tạng Tỳ là gốc sinh hóa cho Hậu Thiên", là nguồn của trăm mạch, là nơi chứa thức ăn uống Nên hiểu theo nghĩa bóng. Thật ra nơi chứa thức ăn uống là dạ dày (Vị), nên Sách Khôn Hóa Thái Chân cũng viết : " Thức ăn uống của dạ dày vận sang tạng Tỳ".. Ngũ tạng lục phủ đều nhờ đến tạng Tỳ".
Sách trên còn mô tả Tạng Tỳ như sau :
"Hình tạng Tỳ như con dao cong, với dạ dày cũng một "hành cách mô", làm nhừ thức ăn uống ở dạ dày…." (Sđd, tr.1207)
Vậy chức năng cụ thể của Tạng Tỳ thuộc về tiêu hóa, là một cơ quan biến dưỡng thức ăn chính yếu, và so với giải phẫu học và sinh lý học Tây Y cơ quan đó chính là Tụy tạng.
Vị trí Tụy tạng trong ổ bụng nằm ngang, thân ở sau dưới dạ dày: đầu nằm trong khung tá tràng, có ống thoát dịch (ống Wirsung) đổ vào tá tràng (đầu ruột non)
Tụy tạng là một tuyến kép vừa ngoại tiết, vừa nội tiết. Dịch ngoại tiết gồm các chất điện giải và nhiều loại enzyne làm tiêu hóa các chất tinh bột, chất đạm, chất béo của thức ăn từ dạ dày qua ruột non. Sự tiết dịch của Tụy tạng được điều tiết bởi kích thích tiêu hóa và hệ thần kinh giao cảm.
Hormone nội tiết của Tụy tạng là Insulin được tổng hợp từ các tế bào bêta của các đảo Langerhans của nhu mô Tụy tạng. Insulin sẽ được tiết ra qua máu đáp ứng với đường huyết từ 70- 80 mg/100 ml trở lên. Sự tổn thương đại thể hay vi thể của Tụy tạng sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tây y gọi Tụy tạng là Pancréas, "Pan" có nghĩa là tất cả, "Créas" là tạo thành. Vậy Pancréas được xem như cơ quan chủ chốt của sự phát triển và nuôi dưỡng cơ thể. Nên Đông Y nói Tụy tạng có cái đức của quẻ Khôn.
Điểm lý thú là Tụy tạng thuộc Tỳ Thổ, hành Thổ ứng với màu vàng, mà đại thể của Tụy tạng cũng có màu vàng nhạt.
Cần tránh sự lầm lẫn Tụy tạng với Lá lách của y văn Việt Nam, mà Pháp gọi "la rate" (Pháp), Anh gọi "the spleen". Nhưng hình thể của nó không có vẻ gì của "lá" cả, trong khi Tụy tạng lại giống một cái lá dài. Có thể đó là lý do của sự lầm lẫn của nhiều người.
Y học xếp Lá lách vào hệ thống của cơ quan sinh huyết, vì Lách có chức năng chính là tạo ra các tế bào bạch huyết. Ở thai nhi Lách còn tạo ra hồng huyết cầu. Vậy Lách không có liên quan gì đến hệ tiêu hóa, nghĩa là không có chức năng của Tỳ Thổ .
Tóm lại về mặt dưỡng sinh, trên cơ sở lý luận hậu thiên, khi nói đến Tỳ Thổ cần xác định Tỳ Thổ tương ứng với Tụy Tạng (pancréas) là một cơ quan tiêu hóa quan trọng có chức năng dinh dưỡng cho tất cả các cơ quan khác và cho toàn cơ thể.
Tính chất trung tâm nằm tại trung điền, ban bố công năng sinh hóa cho tổng thể, khiến cho Tụy tạng xứng đáng với sứ mạng của Hành Thổ. Y lý gọi là Thổ đức ứng với đức nhu thuận của Quẻ Khôn trong Dịch Lý.
Thế nên Kinh Huỳnh Đình, Chương 13 (Tỳ bộ) có viết :
Tỳ bộ chi cung thuộc Mậu Kỷ Mậu Kỷ : Mẫu Kỷ Thổ theo Hà Đồ là ở trung cung.
Mậu Thổ (Dương Thổ) ứng với Vị (dạ dày)
Kỷ Thổ (AmThổ) ứng với Tỳ (Tụy Tạng)
Chủ điều bách cốc ngũ vị hương,
Khiến hình béo tốt, thân an khương
Ngoại ứng dung nhan sắc nhuận thường.