Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Hòn đá /
Một hôm ông phóng xe khá nhanh trên đường vắng. Chiếc xe hơi mới tinh là niềm hãnh diện của ...
-
Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo, Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ; Bấy lâu luống những đợi chờ, Chờ con cất ...
-
Mười điều tâm yếu hướng về ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca (08 - 10 - Canh Dần) 1/- ...
-
Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...
-
Người Mường, còn gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá, là một dân tộc sống ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...
-
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ ...
-
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH Tam công trong đạo Cao Đài gồm công quả, công trình và công phu, là ...
-
Bồ Tát Hạnh thể hiện bằng tâm hạnh và công đức, từ lời nói, việc làm, tụng niệm . . ...
-
Hội Ngộ Liên Tôn chúa nhật 27/10/2013,với chủ đề “Hiệp Tâm vun đắp An Hoà”; tại Trung Tâm Mục Vụ ...
-
Vào đầu thế kỷ 20, trong những tháng ngày đất nước Việt Nam còn đắm chìm trong điêu linh khói ...
-
Cảm ứng /
"Một trong những tinh hoa của Thái Thượng Lão Quân hay Lão Tử, đó là cảm ứng. Chỉ có hai ...
Thiện Chí
VỀ LÝ TƯỞNG XÂY DỰNG TÔN GIÁO TOÀN CẦU
VỀ LÝ TƯỞNG XÂY DỰNG TÔN GIÁO TOÀN CẦU
Thiện Chí
1. Lý do của xu thế xây dựng tôn giáo toàn cầu
Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo đã lần lượt được các Giáo chủ sáng lập, truyền bá rộng rãi trên thế giới. Nhưng với bản sắc của nguồn gốc địa phương, bản sắc văn hóa của từng dân tộc, nền giáo lý và các nghi thức đặc thù, giữa các tôn giáo có nhiều dị biệt, khiến cho tín đồ của tôn giáo này không thông cảm, thậm chí không chấp nhận các tôn giáo khác. Tệ hại hơn nữa, kỳ thị lẫn nhau, dẫn đến tranh chấp hay chiến tranh tôn giáo.
Mặt khác, trên đà phát triển đa tôn giáo, người ta nhận thấy mỗi tôn giáo đều có ít nhiều yếu tố tích cực góp phần cải thiện đời sống thực tiễn và nâng cao tinh thần hướng thượng. Từ đó nảy sinh khuynh hướng kết liên tôn giáo hầu khắc phục mặt tiêu cực đồng thời phát huy mặt tích cực, để có đủ năng lực toàn diện phụng sự con đường tiến hóa của nhân sanh. Thế là xu thế xây dựng tôn giáo toàn cầu nở rộ từ các nhà lãnh giáo đến các nhà xã hội nhân văn.Tuy nhiên, khái niệm “tôn giáo toàn cầu” và “toàn cầu hóa tôn giáo” lại có nhiều tranh luận.
2. Vậy thế nào là tôn giáo toàn cầu?
_ Trong thực trạng tôn giáo thế giới ngày nay, thử nghĩ có thể thành lập “Một tôn giáo toàn cầu”? Xin nhấn mạnh chữ “Một”. Nếu chỉ có một, một tôn giáo duy nhất được gọi là tôn giáo toàn cầu, điều đó không thể khả thi. Vì trên thực tế tôn giáo thế giới là đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo (TG) có một giáo chủ riêng, nền giáo lý riêng và có thể là quốc giáo của một nước nào đó. Liệu tổng thể đa tôn giáo có thể tôn xưng một TG nhất định là tôn giáo toàn cầu? Câu trả lời là không thể.
Vậy ta hãy phân tích 2 chữ “toàn cầu”: toàn cầu là toàn thế giới. Vậy nghĩa thứ nhất, TG toàn cầu có phải là TG của toàn thế giới?
_Nghĩa thứ hai, là nghĩa “religion universelle” (tôn giáo phổ quát)
Các Tự điển lớn trên thế giới có khuynh hướng dùng cụm từ “Religion universelle” với nghĩa “Tôn giáo phổ quát”
_ Vậy có thể hiểu nghĩa thứ hai này là “tôn giáo phổ quát”, nghĩa là tôn giáo khả dĩ truyền bá đến mọi người . Còn từ ngữ “tôn giáo toàn cầu” nghiên về không gian toàn hành tinh. Tóm lại, ta nên chọn cụm từ “Tôn giáo phổ quát” (reigion universelle) hơn là “tôn giáo toàn cầu” dễ bị hiểu lầm.
3. Và làm thế nào để tiến tới tôn giáo phổ quát?
Trước hết phải khẳng định, trên mặt bằng đa tôn giáo của thế giới hiện nay, không thể chọn một tôn giáo nhất định làm tôn giáo phổ quát hay tôn giáo toàn cầu. Mà chỉ có thể xây dựng một nền giáo lý phổ quát. Khảo sát định hướng đó, có thể lần lượt kể đến những luồng gió mới như:
a) Đại sư Swami Vivekananda1863 - 1902, nhà Vedanta Ấn giáo nổi tiếng từng tuyên bố:
“Có phải thật sự là tất cả những tôn giáo trên thế giới đối nghịch với nhau ? Tôi không muốn đề cập tới các hình thức bên ngoài bao phủ những tư tưởng lớn. Tôi không muốn bàn tới những đền đài, văn tự, nghi lễ, kinh sách khác biệt của mỗi tôn giáo. Tôi muốn nói tới cái hồn sâu kín nơi mỗi một tôn giáo.” [. . .] “Tôi tin rằng các tôn giáo không mâu thuẩn với nhau mà bổ khuyết cho nhau. Có thể nói như vầy là mỗi tôn giáo chiếm giữ một phần của chân lý vĩ đại và hiến dâng tất cả tinh lực để sống và biểu hiện cái phần đặc biệt này của chân lý. Vậy những cố gắng của họ tương trợ với nhau và không lọai trừ lẫn nhau, đó là nguyên tắc. [ . . .]”
b) Chủ trương liên tôn giáo của Cộng đồng Vatican II:
Công đồng Vatican II đề cập đến khía cạnh tích cực của nhiều tôn giáo, nhìn nhận có yếu tố chân lý và thánh thiện, trong đó: “Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức hành động, những lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng vẫn thường có ánh sáng của Chân lý vốn hằng chiếu soi cho hết mọi người” (NA, 2)(8) . Giáo hội Công giáo luôn cổ vũ việc xây dựng một cuộc sống chung hài hòa trong xã hội, mời gọi tín đồ của mình hợp tác với tín đồ các tôn giáo khác trong việc thăng tiến các giá trị tinh thần, luân lý cũng như văn hóa xã hội
c) Sau đây là trích dẫn bài diễn văn của Ông S.N.Goenka vào thứ ba, ngày 29 tháng 8 năm 2000 tại Đại sảnh đường Liên Hiệp Quốc cho những người tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên về Hòa bình Thế giới:
“Khi nào có bóng tối thì cần đến ánh sáng.
Ngày nay, với rất nhiều đau thương gây ra bởi xung đột tàn khốc, chiến tranh và đổ máu, thế giới rất cần đến hòa bình và hòa hợp. Đây là một thử thách lớn lao cho những nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần. Chúng ta hãy chấp nhận sự thử thách này. . .”
d) Hội thảo về Di sản đa dạng tôn giáo:Trong 2 ngày 25 – 26/9/2013, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với phái đoàn Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo quốc tế về các vấn đề tôn giáo theo chủ đề “Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo Việt Nam và những đóng góp đối với xã hội Việt Nam” tại khách sạn Candeo, Hà Nội.
(Ảnh: Đại biểu các tôn giáo tham dự Hội thảo về giá trị di sản đa tôn giáo tại Hà Nội)
Đại biểu tôn giáo Cao Đài đã phát biểu trong cuộc Hội thảo quốc tế nói trên như sau:
Khảo sát giá trị di sản đa tôn giáo tại Việt Nam, có thể nêu ra các đặc điểm:
_1. Trước tiên là giá trị di sản xây dựng con người có “luân lý đạo đức” trong xã hội. Khảo sát đa dạng tôn giáo ở vùng Tây Nam Bộ ( Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo. . .) ta dễ thấy giá trị di sản “tu nhân –học Phật” (3) được ứng dụng phổ biến cho toàn thể tín đồ. Tinh thần Ngũ giới cấm (4) là giới luật rất căn bản trong Phật giáo, vẫn tìm thấy bàng bạc trong Luật Hồi giáo, trong 10 điều răn Thiên chúa giáo, không thay đổi trong Cao Đài, trong Minh Sư, Minh Lý, và trong thực tế sống đạo của tín đồ các tôn giáo bản địa Việt Nam.
_2. Giá trị di sản thứ hai là giá trị “an sinh xã hội”.
_3. Giá trị thứ ba là giá trị văn hóa tâm linh.
_4. Giá trị thứ tư là giá trị truyền thống tam giáo đồng nguyên
_5. Giá trị di sản nhân bản
Nhân bản là bản vị con người. Trong tổng thể đa tôn giáo, đương nhiên các tôn giáo đều tôn thờ đấng Thiêng liêng tối cao theo những đức tin riêng. Nhưng cái làm cho đa tôn giáo có một di sản chung là giá trị nhân bản.
e) Cộng đồng Tôn giáo Baha’ i tổ chức Buổi tọa đàm "Ngày hòa hợp tôn giáo toàn cầu"
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thiết lập “TUẦN LỄ HÒA HỢP TÔN GIÁO TOÀN CẦU” vào tuần lễ đầu tháng Hai hàng năm, qua Nghị quyết GA 11013 ngày 20/10/2010.
Nhằm hiện thực hóa tinh thần của Nghị quyết, Cộng đồng Tôn giáo Baha’i tại thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến tổ chức buổi gặp gỡ giữa các vị trách nhiệm một số tôn giáo với chủ đề của năm nay là "PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÂM LINH", vào lúc 9g00, ngày 2.2.2016, tại số 45 Nguyễn Phi Khanh, P. Tân Định, Quận 1.
Hiện diện tại buổi tọa đàm có đại diện các tôn giáo: Baha’i, Cao Đài, Công Giáo, Islam, Minh Lý Đạo. Về phía Chính quyền có vị đại diện Ban Tôn Giáo Tp.HCM, và ủy viên tín ngưỡng và tôn giáo phường sở tại.
Trước khi vào nội dung, Ban tổ chức (BTC) đã mời từng tôn giáo lần lượt cầu nguyện theo niềm tin đặc thù của tôn giáo mình. (BVHH - Ban MV Đối thoại Liên tôn TGP, T5, 04/02/2016 - 16:43)
f ) Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn Tổng giáo phận TP.HCM
Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn TGP Tp. HCM do Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn thành lập ngày 5.12.2009, theo tinh thần của Tuyên ngôn Nostra Aetate và hướng dẫn của Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại liên tôn.
Đường hướng
1.) Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn quy tụ những Kitô hữu tha thiết và muốn dấn thân trong việc tìm hiểu, gặp gỡ các tín đồ thuộc tôn giáo khác, theo hướng dẫn của Hội Thánh Công giáo, nhằm thực hiện giáo huấn của công đồng Vatican II (Nostra Aetate).
2.) Học hỏi giáo huấn và kinh nghiệm của Hội Thánh về đối thoại liên tôn, đồng thời tìm hiểu giáo thuyết và thực hành của các cộng đồng tôn giáo lớn đang có mặt trong giáo phận.
3.) Thăm viếng, tiếp xúc và trao đổi với các tín đồ tôn giáo khác để xây dựng tình bằng hữu-huynh đệ, gia tăng hiểu biết lẫn nhau và nếu có thể được, cộng tác với nhau trong lĩnh vực từ thiện và ích lợi cộng đồng.
4.) Tổ chức và linh hoạt các cuộc gặp gỡ liên tôn. Đây cũng là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm sống đạo và chia sẻ niềm tin Kitô giáo cho các người khác đạo.
5.) Sưu tầm và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ liên tôn cũng như hiểu biết về các tôn giáo khác. Phổ biến thời sự và tài liệu liên quan đến mục vụ đối thoại liên tôn. (http://hdgmvietnam.org/gioi-thieu-ban-muc-vu-doi-thoai-lien-ton-tong-giao-phan-tp-hcm/3426.108.22.aspx)
g) Hội nghị Phật giáo Quốc tế về Hòa bình thế giới tại Sitagu, Sagaing, Myanmar
Hội nghị kết thúc vào chiều tối ngày 24/1/2016 với Tuyên bố 14 điểm về Hòa bình thế giới được đại biểu của 51quốc gia đồng ký vào văn bản.
Xin trích dẫn 2 điểm trong tuyên bố chung của Hội nghị:
Điểm 4: Chúng tôi dứt khoát bác bỏ tất cả các hình thức chủ nghĩa cực đoan và ủng hộ sự ôn hòa, trung đạo dẫn đến hòa bình. Chúng tôi cam kết rằng, chỉ có được hành động và lời nói phi bạo lực bằng cách thực hiện nghiêm túc lời dạy của Đức Phật, đồng thời công nhận các giá trị hòa bình tiềm ẩn trong mọi truyền thống tôn giáo.
Điểm 7: Ban đặc quyền cho bất kì một cộng đồng văn hóa, tôn giáo, dân tộc hay xã hội nào chỉ có thể gây ra lòng sân hận, sợ hãi và nghi ngờ. Vì vậy chúng tôi quyết tâm truyền bá lời dạy của Đức Phật về lòng khoan dung và hòa bình, cổ vũ sự hiểu biết sâu hơn và có tính xây dựng hơn giữa các tôn giáo khác nhau, đồng thời vun đắp tâm hồn đồng cảm và tình yêu thương như một kim chỉ nam cho hòa bình.
h) Đạo Cao Đài nêu lên yêu cầu “Quyền pháp Đạo” và “Thực thể Đạo cứu thế” làm Giáo thuyết phổ quát.
_ Quyền pháp đạo vượt lên trên giáo điều tôn giáo nhằm thực hiện kỳ được công năng chuyển hóa nội tâm con người lẫn các đối tượng tín ngưỡng và tôn giáo: “Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới này sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một thiên đàng thuần chánh.[ . . .]
“Nếu không làm được đông thành xuân, phàm tục thành Tiên Thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng, chính là chưa đạt được quyền pháp đó.
Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào. Quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.
_ “Thực thể Đạo cứu thế”: Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể "Đạo cứu thế" trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy.
HỘI NGỘ LIÊN TÔN TẠI TỔNG GIÁO PHẬN TP.HCM
Như thế, các tôn giáo muốn đạt được hiệu quả thực tiễn cứu độ nhân loại, phải lột xác tôn giáo để nhắm vào giá trị cứu độ phổ quát gọi là Đại Đạo. Nên chính nền giáo lý Cao Đài thường nhấn mạnh sự phân biệt “Cao Đài tôn giáo” và “Cao Đài Đại Đạo”. Đừng hiểu “Đại Đạo” là tôn giáo lớn về tổ chức hay số lượng tín đồ rất cao.
Xin đơn cử một dấu ấn lịch sử của Cơ Quan PTGL này: Khi mới được thành lập, Cơ Quan có danh hiệu: “Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam” để gieo ý thức truyền bá giáo lý của Cao Đài phát sinh tại nước Việt nam. Nhưng sau thời gian tu học nghiên cứu chiều sâu của nền Tân Pháp Đại Đạo, Ơn Trên cho cãi danh thành “ CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO” để Cơ Quan có ý thức xây dựng và phổ truyền nền “giáo lý thuần nhất của Đại Đạo”. Từ đó, phương châm “ Cao Đài không phải Cao Đài mới thật là Cao Đài” là cẩm nang hành đạo của Cơ Quan nói riêng và toàn đạo nói chung.
Do đó suy ra, muốn đạt đến giá trị phổ quát của một tôn giáo, giáo lý tôn giáo ấy phải hoàn toàn phá chấp, nghĩa là chính mình không bảo thủ những yếu tố cục bộ và xóa bỏ ngăn cách với mọi tôn giáo khác. Ấy là:
Tôn chỉ Đạo dung hòa hiện thực,
Thể bao la đồng nhứt quán thông,
Bao la đem đến đại đồng,
Đồng nguyên nhứt lý cộng thông lưu hành.
Không sự thể giới ranh hạn hẹp,
Thì Đạo Trời vui đẹp biết bao,
Cao Đài là cái đài cao,
Vượt lên tất cả đón rào ngăn che.
Thấy tỏ rõ mà nghe thấu suốt,
Có gì đâu hạn cuộc được ta,
Ngoài trời Thượng Đế bao la,
Trong lòng vạn tượng cũng là Chí Tôn.
TÓM LẠI
1. Hiện nay, nếu đặt vấn đề thành lập một tôn giáo toàn cầu hay tôn giáo phổ quát, thì trên thế giới, chưa có tôn giáo nhất định nào, đơn phương có thể thực hiện được.
2. Xu thế thời đại là kêu gọi các tôn giáo xích lại gần nhau bằng cách tìm hiểu và nhìn nhận tinh hoa hướng thượng của từng tôn giáo.
3. Điều tiên quyết là phải xây dựng kỳ được một nền giáo lý phổ quát, trong đó mỗi tôn giáo đều tìm thấy căn cơ đức tin và mục đích cứu độ của mình.
4. Được như thế, mới khả dĩ liên kết hình thành “Thực thể Đạo Cứu Thế” có sứ mạng cứu độ chung, toàn diện mà không dành riêng cho đơn vị cá biệt nào.
5. Cuối cùng, có thể nói “Thực thể Đạo cứu thế” chính là Đại Đạo đã thoát ly tôn giáo để đạt đến tuyệt đích “Đại đồng, Giải thoát”. Những ai có lý tưởng Tôn giáo toàn cầu hay Tôn giáo phổ quát, hãy hướng về “Thực thể Đạo cứu thế”.
6. Nhân ngày lễ Kỷ niệm Khánh đản của Đức Đạo Tổ, xin kết luận bằng thánh ngôn của Ngài dạy :
“. . .Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xuất hiện do Đấng Giáo chủ Chí Tôn chí trọng chủ quyền ban hành chánh pháp phổ độ nhơn sanh cho đến ngày này. Với tôn chỉ vạn giáo nhứt lý, đã nêu rõ và lần lần in sâu vào tâm linh của các hàng nguyên nhân thánh thiện . .
Hỡi môn sanh [. . .], có còn nhớ câu này chăng? “Thiên trường địa cửu, sở dĩ trường cửu giả dã, kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh. Thị dĩ Thánh nhân, kỳ hậu thân nhi thân tiên, kỳ ngoại thân nhi thân tồn.” (Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không tư dục, không mong cầu sự sống riêng tư, vì thế nên trường sinh. Do đó Thánh nhân để thân ra sau mà thân ở trước; để thân ra ngoài mà thân còn.). / .