Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Mới đây, một chiếc trống đồng khá đặc biệt đã được người dân phát hiện, trục vớt từ lòng sông ...


  • Quan Âm Như Lai / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Thi văn Đức Bồ Tát trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì Lục nhựt đạo thành ...


  • Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến tranh, khủng bố, cái ác ...


  • Đức tin Cao Đài / Trích từ Nguyệt San Cao Đài Giáo Lý

    Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày; Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho ...


  • "Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực ...


  • Cơn sốt thần bí trên thế giới / Sưu tầm từ Kiến Thức Ngày Nay

    Thế giới thần bí đang "bùng nổ" quay trở lại với công chúng ! Dường như sau ba thế kỷ ...


  • Khai tịch đạo va Khai minh Đại Đạo / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

    KHAI TỊCH ĐẠO VÀ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO THI Trở gót đường mây để ít lời, Mừng mừng tủi tủi cố nhân ôi ...


  • Thống nhất - Quy nguyên / Đạt Tường sưu tầm

    THÁNH GIÁO KỶ NIỆM NGÀY KHAI TỊCH ĐẠO Nam Thành Thánh Thất Tý Thời đêm 23 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958)


  • AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum" / Sưu tầm từ Wikipedia

    AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh ...


  • PHỔ CÁO CHÚNG SANH / Đạt Tường

    Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...


  • Thiên Quan Tứ Phước / Thiên Vương Tinh

    Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...


  • Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...


03/05/2006
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/07/2011

Sống tự nhiên

Có cái có trong tình Tạo hóa,
Không là không đạo cả lưu hành.
(Đức Vô Cực Từ Tôn)*  Thánh giáo Đức Vô Cực Từ Tôn, CQPTGL,01-12-Bính Thìn ( xuất xứ tất cả trích dẫn trong bài nầy.)

Xưa nay, khi nghe nói đến Đạo, đạo lý, đạo học rồi Đại Đạo, người ta thường nghĩ đó là nhưng vấn đề cao siêu trừu tượng, phải học hỏi nghiên cứu thâm sâu, dành cho các tu sĩ, đạo gia hay các nhà truyền giáo.Nếu hiểu như thế thì hóa ra những gì liên quan đến Đạo nói chung chỉ là kiến thức sách vở không can hệ đến đời sống con người.

Thật ra ý nghĩa đích thực của Đạo chính là sự sống, là lẽ sống tự nhiên.

Kìa gốc hoa mai, sự sống của nó có từ hạt mai, từ đất, nước, nắng, gió. Nó không đòi hỏi gì hơn, cứ lớn lên theo thời gian. Nó cũng không muốn trổ hoa hồng hay hoa cúc. Cái lẽ sống tự nhiên của nó sẽ đạt thành ở mùa Xuân khi hoa mai nở đầy cành. Sự vinh diệu ấy của nó vẫn còn mãi mỗi lần Xuân đến, và vì vậy được quí trọng suốt những Hạ Thu Đông.

Đó là lẽ sống tự nhiên của sinh vật không tình thức. Con người là sinh vật tiến hóa cao, có trí thức, có kiến thức, lại có tình thức. Sự sống của con người không thể thụ động theo thiên nhiên, mà con người rất năng động, rất sáng tạo. Người biết chủ động trong lẽ sống tự nhiên thì ngày càng tiến hóa. Ngược lại, nếu dùng tri thức hành động sái tự nhiên, hay để cho tình thức lôi cuốn vào dục vọng si mê thì chịu đau khổ, thậm chí tàn tạ thân tâm.  Bởi muốn chỉ rõ lẽ sống tự nhiên đó cho con người, chủ thể tiến hóa nhất mà cũng"biến hóa" phức tạp nhất, nên mới có thiên kinh vạn điển, vạn giáo ra đời.

Đức Mẹ có dạy:" Đạo pháp vô vi hằng tại, vô khứ nhi khứ vô lai nhi lai; hóa sanh dưỡng dục mà vạn vật sống, các con sống. Cái sống đó gọi là sống tự nhiên. Con biết sống cái sống tự nhiên thì tâm trải khắp mười phương mà quay về bổn giác, nhảy vượt ra ngoài tự nhiên một cách vinh diệu. Bằng con bỏ cái sống tự nhiên để sống biến hóa theo tình thức thì phải xa cái gốc ra tận ngọn mà kết thành chủng tử luân hồi."

Vậy sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời để sống. Mà sống đạo trong đời, trong cung cách tự do tự chủ, ích nhơn lợi vật.

Trên đường cầu tu giải thoát, cũng không ra ngoài qui luật "tự nhiên", nên Mẹ dạy rằng:

"Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh vào cõi đời là phải sống bằng hậu thiên khí chất, sống bằng mọi sinh hoạt tương đồng. Nếu tương đồng mà không bị hòa đồng thì sẽ tiến hóa rất mau.Từ phàm phu nhục thể biết hòa hợp tiên, hậu nhị thiên thì tiến lên thánh thể, kim thân, phật thân không phải khó."

Như thế trong cái "tự nhiên" phải bao gồm cả cái "đương nhiên" (thuộc hậu thiên) và cái "siêu nhiên"(thuộc tiên thiên)

"Đã có đạo là phương tiện, phương pháp duy nhất để quay về nguồn gốc bổn lai.[ . . .].Thế nên muốn cứu cánh một thân cũng là phải biết bao công quả, công trình, công phu tu luyện, huống hồ muốn có một cõi đời thánh đức cho nhân loại an hưởng thái bình cũng phải là những công quả công trình công phu to tát hơn tự mỗi cá thể, cộng đồng chứng ngộ mới kết quả."

Đó là nói chung. Còn riêng cho hàng hướng đạo, Me dạy rằng:

"Về Thiên ân sứ mạng, những người chấp trì quyền pháp không chỉ làm việc cúng kính tu trì, mà phải có một cái nhìn tổng quát để tự giác ngộ và cùng liên hệ với cuộc đời. Cái lỗi lầm to tát nhất của người tu hành Thiên ân hướng đạo là chấp trước, chấp hình, chấp danh, chấp kinh, chấp pháp, chấp nhơn, chấp ngã, nên gây nhiều trở ngại trên bước đường quay về bổn giác. Hình, danh, kinh, pháp là vô tri, vô vi nhưng trong đó nó có chứa đựng nhiều thiêng liêng thâm diệu. Nếu không chấp trước, mở quát cõi lòng vô tha, vô kỷ, sống với sứ mạng đương nhiên trong nguồn sinh động cộng đồng cứu cánh thì vật vô tri kia là trí tri cách vật của hàng chí thành chí đạo thanh thoát siêu nhiên."

Vậy, nói cách khác, thực hành lẽ sống tự nhiên từ thấp đến cao vẫn là quá trình huy động cả Thể-Tướng-Dụng của Đạo.

Cuối cùng, chúng ta cần ghi nhớ lời nhắn nhủ đầy tình thương của Đức Từ Mẫu:

"Con hãy sống cái sống tự nhiên là con được vào vòng tay vô vi, vô cực của Mẹ."


__________________

 
Thiện Chí



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây