Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trong nội bộ Cao Đài, mấy năm gần đây, thỉnh thoảng chúng ta có nghe bàn về ngày Khai Đạo, ...
-
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...
-
Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính ...
-
Nói đến Đao Thầy, tức là nói đến Đao của Thương Đế. Và “nói đến Đao của Thương Đế”, trước ...
-
Qua tham khảo các đề tài nghiên cứu hay thuyết giảng giáo lý đạo Cao Đài, chúng ta có thể ...
-
Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng ...
-
Qua hơn 40 năm học Đạo và hành đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, nhứt là qua những ...
-
Này chư đệ muội ! mỗi độ xuân sang, lòng người rộn rã vui buồn của thế sự, dầu muốn ...
-
" Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo." Lionel Obadia Nhà ...
-
Thực hiện đồng nhân chính là xây dựng thế nhân hòa trên nền tảng chân vạc: "nhân bản, an lạc ...
-
Cách đây hơn 80 năm, khi Ðức Thượng Ðế hạ ngọn linh cơ lần đầu tiên tại Việt Nam, tức ...
-
(Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/06/2017
GÓP PHẦN TÌM HIỂU “QUYỀN PHÁP ĐẠO”
“Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị để tiến hóa.”
(Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Thánh giáo CQPTGL, 1969)
Câu nói có 3 mệnh đề: phủ định; khẳng định và kết đề
@ 1.Quyền pháp Đạo không là điều cai trị : phủ định cái “quyền” không có “pháp”
đăt vấn đề đối với người đang vận dụng “quyền pháp”: không áp đặt, không dùng áp lực hay quyền hành đối với đối tượng để giải quyết vấn đề ngoài sự thỏa ứng của đối tượng.
@ 2.Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu: khẳng định cái “pháp” phát sinh cái “quyền”
đăt vấn đề đối với người đang vận dụng “quyền pháp” : phải thể hiện được cái “pháp” của chính mình để cho cái “quyền” không phải là quyền lực mà là sự thương yêu.
@ 3.Giải thoát cai trị để tiến hóa: “Quyền pháp Đạo” chính là Đạo
Cai trị: đặt đối tượng vào một khuôn khổ nhất định --- mất quyền tự chủ
Giải thoát cai trị: đưa đạo lý vào cuộc sống; chuyển vị kỷ ra đại đồng; được tự do sống, hành động,tiến bộ và hạnh phúc
Tiến hóa: tự chủ, tự do, sáng tạo trong lẽ đạo .
I. QUYỀN PHÁP THEO TÂN LUẬT
Điều Thứ Hai Mươi Hai:
• Buộc phải trau giồi đức hạnh giữ theo tứ đại điều qui là:
1. Phải tuân lời dạy của bề trên, chẳng hổ chịu cho bực thấp hơn điều độ. Lấy lễ hòa người. Lỡ làm lỗi, phải ăn năn chịu thiệt. (Pháp trước bàn thân)
2. Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình mà làm nên cho người. Giúp người nên Đạo. Đừng nhớ cừu riêng, chớ che lấp người hiền. (Quyền trước đối tượng)
3. Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vay không trả. Đối với trên, dưới đừng lờn dễ, trên dạy dưới lấy lễ, dưới gián trên đừng thất khiêm cung. (Quyền pháp đạo luật)
4.Trước mặt sau lưng, cũng đồng một bực, đừng kỉnh trước rồi khi sau. Đừng thấy đồng đạo tranh đua ngồi mà xem không để lời hòa giải, đừng lấy chung làm riêng đừng vụ riêng mà bỏ việc chung. Pháp luật phải tuân, đừng lấy ý riêng mà trái trên dễ dưới. Đừng cậy quyền mà yểm tài người. (Quyền pháp thuần chánh để cứu thế)
Tham khảo: Thánh giáo Đức Giáo Tông Vô Vi, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9h đêm 22 tháng 1.Bính Dần (2.3.1986)
“Nếu muốn cải tật cho nhau thì tôn trọng Tứ Đại Điều Quy, khiêm cung hòa ái, chơn chánh, mới có công năng diệu dụng mà cải hóa cho nhau,* Sở dĩ quyền pháp không được nghiêm minh vì thiếu chân chánh. Chân chánh là nhân, quyền pháp là quả. Nhân sanh quả, quả sanh nhân, cứ lẩn quẩn trong vòng lập đi lập lại mãi.Thiếu chân thì nghịch lý, thiếu chánh thì nghịch đạo. Nếu nghịch đạo thì thần không khâm quỉ không phục, phật tiên không hộ trì. Tâm dấy động sanh ra điều bất ái, bất kính làm quyền pháp không được nghiêm minh thì làm sao chư đệ muội hoàn thành được sứ mạng. Chừng ấy ma quỉ dẫn dắt do tâm phàm loạn động.”
(*) Cải tật cho nhau theo Tứ Đại Điều Quy : Một cách giải thoát cai tri để tiến hóa
II. Sự thiết lập Quyền Pháp trong Hội Thánh Cao Đài
Buổi sơ khai của Đạo, khi Đức Chí Tôn ban Pháp Chánh Truyền để lập Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Quyền pháp đã được Ngài đặt để một cách hết sức tinh nghiêm giữa Tam Đài, giữa các chức sắc, và rất mực thượng tôn mục đích phổ độ vị nhân sanh.
Quyền Pháp giữa Tam Đài. Bát Quái, Hiệp Thiên và Cửu Trùng, mỗi Đài đều có Quyền Pháp trong lãnh vực đảm trách. Nhưng Quyền Pháp của Hiệp Thiên Đài đặc biệt điển hình cho công năng vận hành Đạo pháp từ Bát Quái Đài để tác động vào đối tượng Cửu Trùng Đài, rồi đến lượt đối tượng thi hành sứ mạng chuyển hóa nhân sanh và sau cùng trở về hiệp nhứt với Bát Quái Đài sau khi thành đạo. Nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã xác định vai trò Quyền Pháp trung gian hệ trọng của Hiệp Thiên Đài rằng:
“Hiệp Thiên Đài nắm giữ Quyền Pháp, mới đưa Cửu Trùng Đài vào Bát Quái, chuyển lý hành tàng của Bát Quái vào Cửu Trùng.”
Vai trò tối yếu ấy của Hiệp Thiên Đài không phải chỉ do quyền hạn của chức sắc Hiệp Thiên Đài tại thế gian mà có, nhưng bởi:
“Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo. Hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn.”
Điều đó cho thấy Quyền Pháp dù cao trọng đến đâu cũng là sự thọ nhận chấp trì thượng lệnh, đồng thời thi thố quyền năng pháp độ thực hiện sứ mạng, chứ không phải đơn phương tự phát.
Quyền Pháp giữa các chức sắc Hội Thánh. Có thể chọn Quyền Pháp của Đầu Sư làm điển hình. Theo Pháp Chánh Truyền, Đầu Sư là người “đặng quyền thay mặt cho Giáo Tông và Hộ Pháp trước mặt nhơn sanh” để “cai trị phần đạo và phần đời của chư môn đệ Chí Tôn” . Nhưng Đầu Sư “chẳng đặng phép tự ý riêng mình mà thi thố điều chi không có lịnh của Giáo Tông và Hộ Pháp truyền dạy.”
Ý nghĩa của Quyền Pháp càng nổi bật qua hai khoản quan trọng trong Pháp Chánh Truyền đối với quyền hành của Đầu Sư:
“Chúng nó [Đầu Sư] phải tuân mạng lịnh của Giáo Tông, làm y như luật lệ của Giáo Tông truyền dạy.”
“Như thảng luật lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh thì chúng nó đặng cầu xin hủy bỏ.”
Như thế, đối với trên thì tuân mạng, đối với dưới phải vị nhơn sanh. Đó là Quyền Pháp của bậc Chức Sắc hay trang Hướng Đạo.
Nhưng Quyền Pháp còn phải rất phân minh giữa những người đồng sự với nhau. Như trong Pháp Chánh Truyền, về quyền hành Chánh Phối Sư, được chú giải như sau:
“(…) Người nắm trọn quyền hành sự nơi tay, chỉ tùng lịnh Đầu Sư phán dạy thế nào thì phải tuân theo thế ấy; chẳng đặng cải mạng lịnh tự mình chế biến; nhứt nhứt đợi lịnh Đầu Sư, song Đầu Sư cũng không đặng phép giành quyền hành sự của ba vị ấy. Hễ Đầu Sư lấn quyền hành sự mà không do nơi Chánh Phối Sư thì là quá quyền mình, ắt phải phạm Pháp Chánh Truyền.”
3. QUYỀN PHÁP CỦA NGƯỜI SỨ MẠNG
Ở đâu có sự đặt để cứu thế độ đời, ở đó có sự hiện hữu của Quyền Pháp. Nhận lãnh Quyền Pháp mà không thi hành sứ mạng thì không thể hiện được Quyền Pháp; ngược lại, nhận lãnh sứ mạng mà không chấp trì Quyền Pháp thì sứ mạng không hoàn thành.
Đối với người sứ mạng, Quyền Pháp là khả năng vận dụng nguyên lý Đạo vốn hằng hữu trong Bản thể tâm linh của chính mình để tác động vào đời sống nhân sinh và tâm linh của tha nhân, hầu cứu độ tha nhân. Ở đây, Quyền Pháp chính là sự dụng công của một chủ thể, là sự phát huy khả năng chủ sử của tâm linh trong sứ mạng cải hóa quần sinh.
“Quyền” hay “Pháp” thật ra cũng chỉ là một. Sỡ dĩ có sự phân biệt là do có sự khác nhau ở đối tượng tác động của tâm linh chủ thể. “Quyền là hình thức thể hiện trước đối tượng, Pháp là thể hiện trước bản thân” .
Nói cách khác, khi người sứ mạng vận dụng khả năng chủ sử của tâm linh để tự thánh hóa chính mình hầu có thể hành động với tinh thần của một Thiên sứ, thì khi đó cái Đạo, cái Tâm được thể hiện thành cái Pháp; còn khi vận dụng khả năng ấy cứu độ tha nhân, thì Đạo (Tâm) được thể hiện thành Quyền.
Quyền là tình thương, Pháp là sự sống. Thật vậy, gọi Pháp là sự sống vì đạt được Pháp chính là nắm được quy luật tồn tại và tiến hóa trong càn khôn vũ trụ; còn gọi Quyền là tình thương vì đạt được Quyền chính là đạt được khả năng giáo hóa, cứu độ tha nhân, thể hiện được tình Tạo Hóa mà Trời đất đã vận dụng trong cuộc điều hành vạn vật.
Có thể nói nguồn gốc của Quyền Pháp phát xuất từ Đạo pháp:
“Quyền Pháp cũng là Đạo pháp. Đạo pháp là Quyền Pháp. Người hướng đạo lãnh đạo phải học cho tinh vi quán triệt cái quyền để chấp pháp được nghiêm minh, cũng như người tu luyện phải hiểu thấu được cái điểm Đạo duy nhất mới hành được cái pháp.”
Thế nên, muốn chấp trì được Quyền pháp, điều quan trọng là phải đắc được cái Pháp. Đắc được Pháp thì đương nhiên chấp được Quyền. Nếu chỉ có Quyền mà không có Pháp, thì Quyền không còn tác dụng cứu độ tha nhân nữa:
“Có Quyền không có Pháp, không đưa con người đi về đâu; trái lại, sẵn sàng xô ngã con người vào lạc lầm u tối.”
Thế nên, cần nhấn mạnh rằng, người sứ mạng phải tu học Thiên đạo đại thừa mới đạt được cái Pháp để thực thi cái Quyền:
“Có chức tất có vị, có vị tất có quyền. Quyền đạo đòi hỏi người thiên ân hướng đạo có pháp đạo tương xứng theo cấp bậc điều hành hướng đạo thì Quyền Pháp sẽ nghiêm minh.”