Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
24/02/2021
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/02/2021

ĐẠO THẦY TỪ KHỞI NGUYÊN ĐẾN QUY NGUYÊN

         

                    

                          ĐẠO THẦY TỪ KHỞI NGUYÊN ĐẾN QUY NGUYÊN

Thiện Chí

  Nói đến Đao Thầy, tức là nói đến Đao của Thương Đế. Và “nói đến Đao của Thương Đế”, trước nhất phải xác minh “có Thương Đê” hay xác nhân “Thượng Đế hiên hữu”. Kế đến giải thích ý nghĩa 2 chữ “Đao Thầy”.
Chữ “Đạo” đã đươc các thư tịch Cổ Kim –Đông Tây diễn giải như “Bản thể” , như nguồn gốc của vũ trụ vạn vật; nhưng cụm từ “Đạo Thầy” vừa mang ý nghĩa bản thể  vừa có ý nghĩa một “chủ thể” vận động thúc đẩy vạn vật hướng về cứu cánh do “ Thầy” đặt định

Thế nên, đã nói “Thượng Đế hiện hữu”, lại nói “Đạo của Thượng Đế”,vậy phải nói “ Từ Thượng Đế phát sinh các đạo tức các Tôn giáo.”Và vì các đạo từ Thượng Đế mà ra, nên tất cả sẽ tiến hóa về mục đích của Ngài. Mà mục đích của Ngài hay cứu cánh của vũ trụ vạn vật cũng chính là Bản thể vĩnh cửu bất biến, là nơi KHỞI NGUYÊN cũng là nơi QUY NGUYÊN.

Vậy, đề cập đến nội dung thực tai “ĐẠO THẦY TỪ KHỞI NGUYÊN ĐẾN QUY NGUYÊN” là nôi dung “CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN”.

Do đó, bài nói`chuyên hôm nay sẽ lần lượt trình bày bốn Muc dưới đây:

I.                    THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU

II.                 TỪ THƯỢNG ĐẾ PHÁT SINH CÁC TÔN GIÁO

III.                CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN

IV.              KẾT LUÂN

I. THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU

. [Bởi vậy] Một chơn-thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn-loại trong Càn-Khôn Thế Giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con. {

…}

Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1
13 Tháng Sáu Bính Dần)
Chúng ta suy nghiệm thánh ngôn trên đây thấy rằng cách lập luận truy nguyên các “hiện hữu” đến một “ HIỆN HỮU TẤT YẾU ĐẦU TIÊN” tương tự như lập luận của Thomas Anquinas-(NV)

*  *  *

Đến Hạ ngươn, Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Đế tự thị hiện như sau:

ĐỨC CAO ĐÀI
NOEL 1925
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương

Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Ðạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.
Ðêm nay, 24 Décembre phải vui mầng vì là ngày của ta xuống trần dạy Ðạo bên Thái-Tây (Europe).


Nên,về mặt kinh điển tôn giáo, Thượng Đế được xưng tụng rất bằng quyền năng vận hành vũ trụ và đức hiếu sinh sanh hóa vạn vật chúng sanh :


Kinh Ngọc Hoàng Bửu Cáo
(Xưng tụng Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ )
Đại La Thiên Đế,
Thái Cực Thánh Hoàng.
Hóa dục quần sanh,
Thống ngự vạn vật.
………………………..

Trong Thần học Ki-Tô giáo, Thánh Thomas (Tôma) đã đề ra hệ thống lý luận logique để 

 chứng minh Thiên Chúa hiện hữu
Thánh Tôma dẫn chúng ta tới việc minh chứng sự tồn tại của Thiên Chúa qua năm cách thức (five ways) [trong phân đoạn 3 (article 3)] .
Đối với ngài (Thánh Tôma) việc Thiên Chúa tồn tại có thể được nhận ra theo năm cách thức: Thiên Chúa được thấy như “Động cơ đệ nhất” “Nguyên nhân đệ nhất”; “Hữu thể tất yếu”; “Giá trị đệ nhất”; và “Nhà thiết kế vũ trụ”. Từ năm cách thức này, chúng ta có thể nhận thấy cách nào đó, những đặc tính (thuộc từ) mà chúng ta vẫn đang dùng để nói về Thiên Chúa như “Đấng sáng tạo vạn vật” hay “Đấng toàn thiện, toàn mỹ”. . .
(Học Viên Triết 2: Đaminh Đỗ Hùng Dinh S.J)

[Cần thiết phải dừng lại ở một đệ nhất động cơ nào không thể bị động bởi một động cơ nào khác và đệ nhất động cơ được mọi người hiểuu là Thiên Chúa

”— Thomas Aquinas

Những sự vật không có ý thức chỉ có thể quy hướng về một chủ đích với điều kiện, nhưng được hướng dẫn do một hữu thể nào có tri thức và thông minh như mũi tên của người xạ thủ. Vì vậy thiết yếu phải có một hữu thể thông minh nhờ đó tất cả mọi sự vật trong vũ trụ được quy hướng về một chủ đích. Hữu thể ấy ta gọi là Thiên Chúa.

— Thomas Aquinas ]

II . TỪ THƯỢNG ĐẾ PHÁT SINH CÁC ĐAO /TÔN GIÁO

Khảo sát, nghiên cứu các tôn giáo từ xa xưa đến hiện đại, các nhà xã hội học, triết học, nhân văn học, tôn giáo học, thường xếp loại tôn giáo theo các quan niệm sùng bái đa thần, độc thần, phiếm thần. Ngoài ra, về phương diện tín ngưỡng, họ còn phân biệt quần chúng có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng.
Thế nên, đem cái tâm phân biệt nhìn vào các đối tượng tín ngưỡng và tôn giáo, con người sẽ rất hoang mang, sanh ra tâm lý tiêu cực thì lẩn tránh; cực đoan thì kỳ thị, công kích, làm cho tôn giáo trở nên một vấn nạn của loài người!

Trước vấn nạn ấy, Đức Thượng Đế khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nêu rõ chân lý cứu cánh của tôn giáo, vượt lên trên mọi giáo thuyết, mọi khái niệm tôn giáo học hay những đức tin thế tục. Ngài muốn đưa con người trở lại con đường tiến hóa đích thực mà chính con người phải đi, đi không ngừng, không nhất thiết phải dừng chân chiêm bái hay trú ẩn nơi những miếu mạo bên đường. Ngài dạy: “Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. [. . .]” [1]

Sứ mạng chính yếu của mọi tôn giáo không phân biệt, là chỉ rõ cho nhân sanh biết và đi trên con đường đó.

Như thế, Đức Chí Tôn đã phê phán con người vô tình khu biệt tôn giáo trong vòng thế gian và lãng quên viễn đích tiến hóa về nguồn. Nhà thờ, chùa, thất, giáo hội, chức sắc, nghi lễ là cái xác của tôn giáo mà chí hướng thăng tiến tâm linh của con người mới là hồn. Có đủ hồn xác, tôn giáo mới thật sự là “đạo”. Dù với tín ngưỡng hay tôn giáo nào, mà đức tin đều đặt vào chí hướng đó, thì “đạo” là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng vậy. Con đường duy nhất đó chính là quy luật sanh hóa-tiến hóa của vũ trụ tức là “từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian trở lại cùng Thầy.” Nên Chúa Ki-Tô nói: “ Ta là đường đi là sự thật và là sự sống.” và Đức Thích Ca nói: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” 
5đều ám chỉ con đường duy nhất ấy.

III. CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN

A.    Khảo sát trên hình đồ Tam giáo (Minh Lý đạo)


Quán chiếu hình đồ, với những nhận thức trên, chúng ta sẽ có các hệ luận sau:
_ Cái thế 3 trong một của 3 vòng tròn là đường lối dung hòa-dung hợp
_ Ba vòng tròn gát chồng lên nhau là tiến tới hội nhập
_ Ba nhánh đen là động lực qui tâm
_ Tam giác đều màu trắng là 3 nguyên lý siêu việt của vũ trụ chịu Trung Tâm vũ trụ vận hành và vận hành mọi hệ thống
_ Trung tâm duy nhất và Tuyệt đối đó tự hữu, hằng hữu, mà khả dĩ làm cho mọi hiện hữu biến dịch không ngừng.

B.     Khảo sát trên Vòng Dịch

 

Phản Bổn huờn Nguyên là trở về với Đạo, với Bản Thể tuyệt đối, Nhân bản tối sơ hay Đại Linh Quang

 

Khảo sát hình đồ 12 Quẻ biểu diễn vòng Âm Dương tiêu trưởng trên đây cho thấy con đường Phản Bổn Hoàn nguyên là tiền trình thăng hoa của Bản tâm con người đang tự rèn luyện qua quá trình nhập thế  (Dương tiêu Âm trưởng, rồi xuất thế (Âm tiêu Dương trưởng)


Tiểu Linh Quang hoạt động trong con người được gọi là tâm; là linh hồn trong xác thân. Nhờ có tâm, con người biết suy tư, nhận thức, hành động. Tâm điều khiển cuộc sống của nhân thân lẫn phát huy trí tuệ. Nếu tâm có chủ hướng tốt, con người sẽ tiến hóa, thăng hoa; ngược lại, con người sẽ thoái hóa, băng hoại. Vậy muốn quy Nguyên, con người phải quy Tâm, nghĩa là trở về với chính nội tâm của mình để hướng các hoạt động của tâm theo chiều hướng nhân bản, hầu tìm thấy con người chân thật của mình và nâng cao quyền năng ứng phó linh hoạt của tâm. Như vậy quy tâm ở đây là quy về cái Chơn Tâm duy nhất trường tồn bất biến.

Quy tâm còn là một quy luật tự nhiên. Mặc dù con người có tự do lựa chọn và quyết định sự tiến hóa của chính mình, nhưng trong khi chưa tự giác thì luật tự nhiên cũng sẽ tác động dần dần để con người hướng thượng. Đó là "Quy Nguyên theo nẻo quy tâm trong luật tuần huờn."[2]

III. TẠM KẾT       

“Đạo Thầy”: hai tiếng rất thân thương của Thầy Trời cũng là Cha Trời xưng ra một quyền năng giáo hóa và dìu dắt chúng sanh đi đến tận cùng con đường về nơi cao thượng nhất, hoàn thiện nhất. Hai tiếng “Đạo Thầy” của những người con tin của Thượng Đế thốt lên từ lòng kính ngưỡng, thân ái, hãnh diện vô biên đang bước lên những bậc thềm của Ngôi nhà Đại Đạo mà Thầy đang mở rộng cửa đón nhận những đứa con quyết tâm theo Thầy tu học trau dồi đức tính sao cho đượcThầy điểm nhuận trên chương trình tiến hóa.

Ôi ! hết sức là thân thương, vô cùng là kiêu hãnh giữa Cha Thầy cao cả và đám con đang là học trò hiếu thuận.

Không thân thương, hiếu thuận sao được khi Thầy đã hạ mình đại nguyện: : “Nên hội Tam Giáo công đồng, Thầy lập tờ đoan thệ, đem Ðạo mầu phổ hóa độ tất cả đám quần sanh.Nếu các con chẳng chịu tu hành, không bỏ dữ làm lành, Ðạo không thành Thầy nguyện không trở về ngôi vị cũ.” (Đại Thừa Chơn Giáo)

 

Lời đoan thệ thiêng liêng của Đấng Chí Tôn đã thốt lên làm cho cả Càn khôn thế giới cảm kích, chư Phật Tiên Thánh Thần đồng thọ mạng giúp Thầy khai Đạo Kỳ Ba, biết bao bậc nguyên nhân lập nguyện hạ phàm vâng mệnh Thầy lập Đạo. Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã được tuyên xưng, quả là một thời cơ hi hữu.

 

Sự hi hữu đó, dù thật kỳ diệu, thật vĩ đại mà vô cùng từ bi đại xá, nhưng không phải chủ yếu để cho chúng sanh ca ngợi vinh danh mà để thực hiện mục đích tiến hóa cuối cùng. Hơn nữa không phải là phép mầu làm chói mắt nhân sinh , mà thật ra là Thiên cơ biểu hiện QUY LUẬT trường cửu và duy nhất của vũ trụ. Nên Thầy đã khẳng quyết : “ …Đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. [. . .]”

 

Con đường duy nhất đó không phải là con đường kỳ bí hoang vu mà chính là hành trình rất Thiêng liêng, rất nhân bản luôn luôn có Thầy, có chúng sanh yêu dấu của Thầy đồng hành để quay về cứu cánh chính là Bản thể Đại Linh Quang.

 

Nên Thầy buộc lòng phải thốt lời tha thiết rằng :

 

“Con ôi ! Thầy đến lúc đầu canh.
Thông thấu thần quang cõi trọn lành;
Gió núi sóng cồn chưa ổn định,
Sương mai nắng hạ vẫn xoay quanh.
Càn khôn trẻ muốn chung cư thất,
Thiên Địa con toan động tác thành;
Ngưỡng cửa viên dung là chữ nhứt.
Không tìm sao thấy ở hình danh.”[3]

 

Mùng 5 tháng Giêng Tân Sửu

26 /2/2021

 

 



[1]  Ngọc Minh Đài, Tuất thời 29 tháng chạp Bính Ngọ (8-2-67)

[2] Đức Quan Thánh Đế Quân; Thánh Giáo Sưu Tập, 1972-1973, tr. 67 ….

[3] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời Rằm tháng 3 Tân Hợi (10-4-71)

Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây