Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
"Mổi kẽ phàm dưới thế nầy đều có hai xác-thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng-liêng gọi là ...
-
Đêm lịch sử Khai Minh Đại Đạo 14 rạng Rằm tháng 10 Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn đã Thiên ...
-
Người đạo Cao Đài phải có ý thức sứ mạng thật sáng tỏ. Theo đuổi mục đích “Thế đạo đại ...
-
Điểm nhấn trong Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ...
-
Chính tình yêu nước thiêng liêng, ý chí quật cường, trí tuệ sáng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, cộng ...
-
Xuân thiên nhiên vẫn đến theo chu kỳ tứ quý. Thiên nhiên thuộc về nguyên lý tự nhiên [1] . ...
-
Nhân sinh thành Phật dễ đâu Tu hành có khổ rồi sau mới thành. Hai câu thơ trong thi truyện về cuộc ...
-
. .Trong thế tam tài, Trời mà được Một thì đàng đạo yên ổn trong lành, soi sáng nuôi dưỡng ...
-
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo – Tòa Thánh Bến Tre Lược ghi một số sự kiện lịch sử
-
Đức Ngô Minh Chiêu là vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Thượng Đế; đứng đầu một nhánh ...
-
NGỌC MINH ĐÀI, Tuất thời Rằm tháng Giêng Kỷ Dậu (3/3/69) GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo ...
-
" Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo." Lionel Obadia Nhà ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/01/2011
Những đặc điểm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
ĐẶC ĐIỂM ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Tóm lược)
Thánh giáo có viết: “Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu độ vạn linh là một hi hữu khác.” . Đương nhiên, ĐĐTKPĐ trong quá trình Khai Đạo, Tổ chức nền Đạo, truyền Đạo với Tôn chỉ Mục đích của Đạo đều có những đạc điểm so với các tôn giáo được sáng lập trong thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
Do đó, người tín hữu Cao Đài cần nắm vững những đặc điểm ấy để có đức tin vững vàng đồng thời hành đạo tự độ độ tha đúng theo Chơn Truyền Đại Đạo mới thành công đắc quả.
Sau đây, là một số suy nghĩ của người viết về những “Đặc điểm của ĐĐTKPĐ” mà trong thời gian gần đây đã có nhiều đạo hữu thảo luận khá rốt ráo. Có thể đây chỉ là sự bày tỏ nhất trí với những gì mà quí HTĐM đã từng đề cập.
1. Đức Chí Tôn Thượng Đế xưng danh “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” là Giáo chủ trực tiếp khai Đạo và dạy Đạo trong TKPĐ, do chủ định của Ngài trong thời Hạ Ngươn Tam Kỳ Phổ Độ này Ngài không giao Chánh pháp cho tay phàm nữa. Ngài phán: “Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Ðảo.” TNHT,Q 1: 24 Avril 1926
2. ĐĐTKPĐ được sáng lập, tổ chức Hội thánh, ban bố kinh điển, truyền đạo bằng huyền diệu cơ bút. Thầy dạy: “Trong thời kỳ Hạ Nguơn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hữu hình đến thế gian để dẫn dắt thâu hồi những điểm linh quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại linh quang” (Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ (08-02-1967).
3. Cơ Đạo của ĐĐTKPĐ là “Cơ Qui nguyên” do Qui luật “Tuần hoàn châu nhi phục thỉ” hay “Nhất tán vạn, vạn qui nhất” của vũ trụ, tương ứng với thời Hạ ngươn sau Thượng ngươn và Trung ngươn. Nên có tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhất”
4. Nguyên tắc mở Đạo, hành Đạo, và thực hành đạo pháp của ĐĐTKPĐ là “Thiên nhân hiệp nhất”.
“ Thượng Đế từ trên cõi mịt mù,
Người đời thiện nguyện dốc lo tu;
Tạo cơ cảm ứng Thiên nhơn hiệp,
Để có thông công, có tác thù.”
( Vạn Hạnh Thiền Sư,Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 22 tháng 7 Tân Hợi (11-9-71))
5. Đường lối cứu độ của ĐĐTKPĐ là khai phóng Nhân bản, nhìn nhận con người là chủ thể “tối linh”, đồng bản thể với Thượng Đế Đại Linh Quang, có khả năng tiến hóa vô hạn. Về mặt nhập thế góp phần xây dựng thế giới văn minh hòa bình; về mặt xuất thế trở về hội nhập cùng Thượng Đế.
Thế nên, Đức Chí Tôn đã phán định: “Thầy là các con, các con là Thầy” (TNHT, Q 1, Jeudi 22 Juillet 192913 Tháng Sáu Bính Dần)
6. Mục đích ĐĐTKPĐ có tính toàn diện cả hai mặt nhân sinh (sự sống đời) và tâm linh (sự tiến hóa của linh hồn), tức “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát”
7. Thiên nhãn là là “bí tích” của Đạo Cao Đài. Là nơi Thần của Thượng Đế phóng phát để tín đồ hiệp thông với Ngài. Thầy dạy: "Các con hiểu Thần cư tại Nhãn; bố trí cho chư Ðạo-hữu con hiểu rõ. Nguồn-cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo hằng nhớ đến danh Thầy.”(Thánh giáo 25 Fevrier 1926,TNHT, Q1, TT.Tây Ninh,)
8. Nguyên tắc của Tân pháp Cao Đài về mặt tu luyện là “hoàn nguyên Chơn Thần”. TNHT viết: “Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn-Thần cho các con đặng đắc Ðạo. (TNHT. Q1, 25-2-1926, sđd)
9. Sứ mạng ĐĐTKPĐ là ân sủng chung ban cho toàn thể nhân loại; bất cứ ai có đức tin nơi Thượng Đế, nơi Tôn chỉ Mục đích của Đại Đạo, đều mặc nhiên được tham gia vào Sứ mạng TKPĐ để tự độ, độ tha. Do TKPĐ là thời kỳ “tận độ” “đại ân xá”.
10. Giáo lý Đại Đạo là nền Giáo lý dung hòa tổng hợp giáo lý vạn giáo và văn hóa triết học Đông Tây:
“Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh Đại Đạo vận hành,
Quyền Thầy hiệp cả vạn sanh;
Đông Tây kim cổ lập thành tương lai”
Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,
Dụng Nam bang làm mức phong khai;
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu bốn bể hòa hài từ đây.”
(Đức Chí Tôn, CQPTGL, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ đêm Rằm tháng 2 Quí Hợi (29.3.1983)
11. ĐĐTKPĐ đặc biệt chú trọng bình đẳng nam nữ giới về mặt phổ độ, về hàng giáo phẩm và pháp môn giải thoát. Ngay trong thời kỳ khai Đạo, nữ phái Cao Đài đã có chức sắc thiên phong đến cấp Chánh Phối Sư rồi Đầu Sư (chỉ dưới Giáo Tông và Chưởng Pháp)
12. Nguyên lý chung của Cơ Công truyền và Tâm truyền của ĐĐTKPĐ là Trung Đạo: Trong Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy dạy: “Ðạo Thầy là vô hình, vô dạng. Nhưng cái lý vô vi ấy cần phải nương với hữu hình (hồn hiệp xác), chẳng nên lấy cái CÓ mà bỏ cái KHÔNG, mà cũng chẳng nên gìn cái KHÔNG mà quên cái CÓ. Vậy thì «Có», «Không» phải đi cặp nhau. Như hột lúa, các con dùng đặng mà nuôi lấy thân thể ấm no là dùng cái hột gạo ở trong, chớ cái vỏ (trấu) ở ngoài các con dùng sao đặng. Nhưng các con muốn cho có hột gạo phải dùng luôn cái vỏ lúa đặng gieo xuống thì nó mới mọc lên, chớ nếu các con thấy không cần cái vỏ, rồi các con lột ra trụi lủi, còn hột gạo trơ trơ thì các con gieo sao cho nó nứt mộng đặng, các con!"
Vậy các con tu hành cũng y như lẽ đó.(ĐTCG,đàn tháng 9 Bính Tý (1936) Tôn Chỉ Đạo Cao Đài )
KẾT:
Thượng Đế đã đến, đạo pháp đã khai, thế pháp đã lập cho mục tiêu tận độ chúng sanh. Bất cứ ai ở thành phần nào, ở tôn giáo nào, dân tộc nào đều có thể tham gia vào sứ mạng Kỳ Ba bằng sự giác ngộ tâm linh trong căn cơ mình. Đức Đại Từ Phụ đang chan hòa Chơn Thần Ngài cho con cái Ngài, một sự thức tỉnh âm thầm nhỏ bé nào cũng tiếp nhận được ơn cứu độ của Ngài.
Đại Đạo khai minh tại địa cầu này với những đặc điểm của thời Hạ nguơn là cuộc hội tụ ánh từ quang của Thượng Đế, của các Đấng Thiêng Liêng với ánh linh quang giác ngộ của khắp cả chúng sanh làm sáng lên một góc vũ trụ. Đó là “ Vạn linh đã hiệp chí linh”. Một khi sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ đã hoàn thành thì cuộc Thiên nhân hiệp nhứt đó sẽ còn bừng sáng hơn nữa trong bầu Càn Khôn tràn đầy chân phúc.
08 – 12 - 2010