

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Ý nghĩa đầy đủ của TCH chính là ước muốn giao lưu, kết hợp giữa con người trên thế giới, ...
-
Đây là lần thứ hai tôi đến Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo. Vừa bước vào khu vực ...
-
Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Minh Lý Thánh Hội & Huờn ...
-
Từ ngàn năm trước chúng sanh đã biết đến uy danh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát qua những ...
-
Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân ...
-
“Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...
-
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo đã báo tin Chị Lớn Chánh Phối Sư Hương Bình đã qui tiên. Kính ...
-
Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...
-
“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, ...
-
Từ Hà Nội xuôi về phía Nam 90 km là tỉnh Ninh Bình, nơi hội tụ nhiều di tích văn ...
-
Nói cho cùng, Bản thể đại đồng chính là Nhân bản. Nhân bản có giá trị trường cửu và phổ ...
-
Lão Giáo /
Nói đến Lão giáo, người ta nghĩ ngay đến đường lối tu hành theo Tiên Đạo, là cách tu ẩn ...
Thiện Chí
NHAT KÝ ĐẦU NĂM

.jpg)
Xuân thân hữu – tha thứ – hiến dâng
Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ tiến hóa mới. Con người cũng cảm nhận những đổi thay trong bản thân và tâm hồn...
Ngàn hoa đua nở tô điểm sắc Xuân, cây xanh kết trái hiến dâng cho khách du Xuân thưởng ngoạn... Lòng người rộng mở, trao nhau câu chúc tụng, tặng nhau quà Xuân để tình tương thân thêm nồng ấm.
Mặc cho dòng đời biến động, trải lắm buồn vui sân hận đua chen... Cứ đúng mùa hoa đào hoa mai nở, Xuân vẫn đã bao lần nhắc lại tình chung giữa trời đất – vạn vật – con người.
Tính vĩnh cửu của mùa Xuân là tình Tạo hóa, nhờ đó mà vạn vật sinh tồn, nối tiếp nhau vô vàn thế hệ để xây dựng cuộc đời. Đời không có tình, Xuân sẽ là khu vườn héo hon, không còn sức sống.
Xuân thiên nhiên thì bất tận, nhưng tình Xuân ở lòng người có thắm đượm mãi chăng?
Ôi! Người đứng trên vạn vật, có tự chủ tự do để phát huy quyền tạo hóa, há không xây dựng được một thế gian an lạc! Tại sao bên cạnh những lâu đài văn minh cao ngất, ở giữa những nền văn hóa rạng ngời vẫn còn tiếng súng, tiếng bom, tiếng khóc, tiếng la hét hãi hùng đau khổ?
Vì đua tranh mà không thân hữu,
Vì hận thù mà không tha thứ,
Vì tham vọng mà luôn chiếm đoạt.
May thay, nhân bản nhân tính hãy còn âm ỉ trong đống tro tàn của mảnh tâm điền nhân thế... Đó đây trên địa cầu đang loé sáng khát vọng hòa bình; đang có những bàn tay nắm lấy bàn tay; những tấm gương tha thứ và phụng sự-hiến dâng cao cả.
Giữa những trận bóng đá quyết liệt tranh cúp vô song, không ngại ngùng va chạm đến mức bạo lực, vẫn có những trận chơi đẹp đầy nghệ thuật và tinh thần thượng võ như trận giữa đội Ronaldo & các bạn với đội Zidane & các bạn tháng 12/2005 vừa qua để gây quỹ giúp người nghèo trên thế giới.
Giữa những âm mưu trả thù thảm khốc, vẫn có người nén nỗi đau nát lòng để nói lên tiếng tha thứ và tâm nguyện hiến dâng, như cha mẹ bé Amadh bị bắn lầm ở khu tị nạn Jenin vào tháng 11/2005 [Tin báo Tuổi Trẻ ngày 23-12-05.]
Giữa những cuộc chơi tiêu tiền xa xỉ, vẫn có những học sinh nhịn quà sáng góp tiền cho chiếc xe lăn người khuyết tật...
Đó là những bông hoa của mùa Xuân nhân ái, liệu những bông hoa nầy có thể gây giống cho vườn hành tinh tràn ngập tình thương?
Cái giống nguyên thủy đó ở đâu mà bây giờ chúng ta phải ra sức “lai tạo”? Phải chăng là lương tâm, là tình tạo hóa bẩm sinh từ buổi đầu bước vào vòng tiến hóa của vũ trụ? Để trả lời cho câu hỏi đó, giáo lý thuần chánh của các tôn giáo đều nhắc lại nguồn gốc của vạn vật, là tình thương vô biên bất diệt của Thượng Đế tức Bản thể bác ái vị tha, hiện thực thành lòng bao dung tha thứ và đức hy sinh cao cả của con người.
Hãy khảo sát vòng sinh trưởng của giống cá hồi (salmon)[Xem:http://www.en.wikipedia.org/wiki/Salmon]: chúng được sinh ra từ nguồn đầu của sông của suối, trưởng thành theo dòng nước ra tận biển khơi. Rồi khi sắp sinh nở, lại lội ngược trở về đúng nơi “chôn nhau cắt rún” để hiến dâng cho đời muôn vàn mầm sống đến kiệt sức hy sinh, đem thân làm mồi nuôi lấy đàn con...
Chúng ta có học được chăng cái linh tính “phải trở về” và “tìm được đường về” của cá hồi; có bắt chước được “đức hy sinh” quên mình của chúng?
Cảm khái khí Xuân, nhìn lại cuộc đời diễn biến, rồi tự an ủi trước những sắc Xuân nhen nhúm đó đây của tình người, liên hệ đến đức háo sanh của Tạo hóa đã an bài trong vạn vật, ta hãy đặt tên cho Xuân nầy là Xuân thân hữu – tha thứ – hiến dâng.
.jpg)