Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the ...
-
Đức Ngô Minh Chiêu là vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Thượng Đế; đứng đầu một nhánh ...
-
Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm ...
-
. . .Vũ trụ, quần sinh, và con ngưười có hai bình diện: - Một là bình diện Bản thể, duy ...
-
Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có ...
-
"Chữ tâm là chốn Cao Đài, Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" Quách Hiệp Long Đó là lời dạy của đức ...
-
Nói đến Giuđa Iscariốt, ai cũng biết, Oâng là kẻ phản bội Chúa Giêsu, là kẻ bán đứng Thầy mình. ...
-
GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...
-
Đời sống của Chúa là yêu thương, là gần gũi với những trẻ thơ yếu đuối, những người nghèo hèn, ...
-
Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm thấy bức hình của một loài sinh vật huyền thoại trên ...
-
TTO - Xuất hiện trong giới học thuật với những công trình đồ sộ về văn hóa phương Đông như: ...
-
Không phải đến bây giờ, mà đã từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ý niệm "nhân hòa" đã ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/12/2015
THỰC THỂ ĐẠO CỨU THẾ KỲ BA
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của thiên nhiên đất trời, nên nảy sinh tín ngưỡng mộc mạc, tôn thờ những sức mạnh vô hình. Dần dần theo đà phát triển của sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Từ dó, nhiều hình thức, nhiều nghi tiết bày tỏ đức tin đã hình thành đa tạp tùy theo tâm thức hướng về thần linh của mỗi bộ lạc, mỗi sắc tộc. Kỳ thị, mâu thuẩn, chiến tranh cũng phát sinh từ đó.
Rồi theo đà tiến hóa, văn minh, tín ngưỡng tâm linh cũng phát triển, định hình, tổ chức thành tôn giáo; tôn giáo của mỗi dân tộc có xuất xứ riêng, có giáo chủ và nền giáo lý đặc thù. Lịch sử càng lâu dài, tính đặc thù càng sâu sắc, dị biệt càng nặng nề gây ra đố kỵ, phản bác lẫn nhau, dẫn đến, chiến tranh hay khủng bố. . .tạo nên bộ mặt đen tối của tôn giáo thế giới.
Tuy nhiên, đồng thời, tôn giáo đã chuyển từ tín ngưỡng đa thần đến độc thần, dần dần bỏ lại phía sau bối cảnh đa thần huyền hoặc. Một vị Thần tối cao bắt đầu ngự trị trong các đền thờ và trong đức tín của tín đồ. Với đức tin đó, các bậc lãnh giáo bắt đầu tìm thấy điểm đồng nhất trọng yếu, phổ quát giữa các tôn giáo độc thần. Đó là đức Jehovah, đức Allah, đức Ngọc Hoàng Thượng Đế . . .Nhưng những danh xưng ấy vẫn còn có thể bị phân biệt bằng nhận thức cá nhân hay giáo thuyết khác nhau. Do đó, qua thần học và đạo học, người ta nhận thức những quyền năng siêu mầu của các Đấng ấy mới phát hiện sự tương đồng thực sự giữa các tôn giáo chân chính. Nên, hàng tín hữu xưng tụng các Ngài bằng các danh hiệu chung như Chí Tôn, Đại Từ Bi, Cha Lành, Tạo Hóa, Chúa Tể Càn Khôn, Thiên Đế, Chúa Cha . . .
Mỗi dân tộc một lịch sử, một phong tục tập quán, một dân tộc tính, cộng vào hệ thống kinh điển vào giáo lý mỗi tôn giáo, vào phương cách hành đạo, hành lễ, khiến cho chỉ với đức tin đồng nhất nơi ĐấngTối Cao của cả nhân loại không thể xóa bỏ ranh giới giữa các tôn giáo. Từ đó, các vị Giáo chủ đề ra chủ thuyết “Huynh Đệ Đại Đồng”, và đi tìm đường lối xây dựng một Tôn giáo toàn cầu hay Phổ quát ngõ hầu cứu độ nhân loại. Sau đây là trích dẫn bài diễn văn của Ông S.N.Goenka vào thứ ba, ngày 29 tháng 8 năm 2000 tại Đại sảnh đường Liên Hiệp Quốc cho những người tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên về Hòa bình Thế giới: “Khi nào có bóng tối thì cần đến ánh sáng. Ngày nay, với rất nhiều đau thương gây ra bởi xung đột tàn khốc, chiến tranh và đổ máu, thế giới rất cần đến hòa bình và hòa hợp. Đây là một thử thách lớn lao cho những nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần. Chúng ta hãy chấp nhận sự thử thách này. . .” Khoảng 2300 năm trưóc đây Ashoka Đại đế trị vì một đế quốc trải rộng từ Afghanistan tới Bangledesh. Trong thời gian trị vì, vị vua nhiều từ tâm này đã cho khắc nhiều châm ngôn vào bia đá, nói rằng mọi tín ngưỡng cần được tôn trọng; và kết quả là tín đồ của mọi truyền thống tâm linh cảm thấy được an toàn dưới sự trị vì của Ngài. Ngài đòi hỏi dân chúng phải sống một cuộc sống đạo đức, kính trọng cha mẹ và bậc trưởng thượng, và tránh sát sinh. Những lời của Ngài cho tới ngày nay vẫn còn phù hợp: “Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo của mình và lên án tôn giáo của nhũng người khác. Trái lại. ta phải tôn vinh những tôn giáo khác vì nhiều lý do khác nhau. Làm như vậy ta giúp tôn giáo của mình phát triển đồng thời cũng giúp cho tôn giáo của người khác. Nếu làm ngược lại, ta đào hố tự chôn tôn giáo của mình và đồng thời cũng làm hại các tôn giáo khác.
Những ai tôn kính tôn giáo của mình và đả kích những tôn giáo khác có thể vì lòng tôn sùng tôn giáo của mình, nghĩ là, “Tôi sẽ làm tôn giáo của tôi được vinh quang”, nhưng hành động này làm tổn thương tôn giáo của người đó rất nhiều. Đồng thuận bao giờ cũng tốt. Mọi người hãy lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe giáo lý của người khác. (Bia Đá số 12) (S.N. Goenka: Tâm linh phổ quát cho Hòa bình)
Nhưng, theo giáo lý Đại Đạo từ khi Đại Đạo TKPĐ khai minh, một tôn giáo mới thứ một ngàn lẻ một không phải là mục tiêu cuối cùng nhắm đến Đạo Cứu Thế cho thời đại này. Đó phải là một “Thực Thể Đạo Cứu Thế”. Nguyên nhân vì: “Các tôn giáo hiện có chỉ là các cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn giáo cứu thế". Vì lẽ đó Đại Từ Phụ mới ban quyền pháp. Quyền pháp là "Thầy", là "Đạo", là động năng thúc đẩy tạo thành Thánh đức sau Hội Long Hoa.” “Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới này sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một thiên đàng thuần chánh. Con gà chỉ là con gà sau khi tự phá vỡ vỏ trứng. Thế giới này cũng thế. Hãy suy gẫm! Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể "Đạo cứu thế" trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy. Bần Đạo (Đức Lý Giáo Tông) đã nói: Quyền pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại - Đạo chớ không là tôn giáo. Nếu không làm được đông thành xuân, phàm tục thành Tiên Thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng, chính là chưa đạt được quyền pháp đó. Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhơn loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.
Chư hiền đệ muội nên nhớ rằng: Nếu một quyền pháp, một phương thuốc trị dứt căn bịnh của dân tộc, giải thoát sự hủy diệt của dân tộc này thì sẽ giải thoát được sự hủy diệt cả thế giới. “Bảo sanh, nhân nghĩa, đại đồng” – Lý thuyết là một lẽ mà quyền pháp có hay không để thực thi là một điều khác. Như vậy, điều kiện bức thiết nhất để xây dựng “Thực thể đạo” thực tiễn cứu độ chúng sanh là chính mỗi tín đồ, mỗi tôn giáo phải thực hành tinh hoa của tôn giáo mình sao cho điểm Đạo nội tâm được sáng tỏ, tiếp nhận được Thượng Đế nội tại. Muốn vượt qua những vấn nạn thời đại, cũng là vấn nạn của tôn giáo nói chung, người hành giả, bậc lãnh giáo phải nhớ lời cảnh báo của Đức Chí Tôn: “Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi”