Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Có 8 tiết : Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hè, ...


  • Trịnh Công Sơn / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...


  • Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

    Đại Đạo TKPĐ khai mở chưa được một thế kỷ, thế mà khi lần giở những trang sử đạo người ...


  • Ý nghĩa Ngũ nguyện / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền ...


  • Xuân vĩnh cửu / Đức Thái Thượng Đạo Tổ

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 04-01-Quí Mão (02/1975)


  • Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn ...


  • Thánh giáo Đức Thế Tôn nhân lễ Phật Đản / Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Huờn Cung Đàn Tý thời mùng 8 tháng 4 Tân Sửu (21.05.1961) (Lễ Phật Đản ) THI HỒI tâm tu niệm hưởng ơn ...


  • Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy : “......Tôn giáo là những khuôn vàng thước ngọc để khép con người từ chỗ ...


  • Thần thể / Sưu tầm

    Theo Phật giáo, Thần thể là hiện thân của những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) siêu việt, nói chung là ...


  • Cửu huyền thất tổ / Thích Giác Hoàng

    Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ”


  • Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...


  • Luật cảm ứng / Lê Văn Toại

    Ngoài cuốn ĐẠO ĐỨC KINH, Đức còn để lại cho đời nhiều cuốn kinh khác : KINH CẢM ỨNG dạy về ...


10/05/2004
Thiện Chí

Khai Xuân Tiến Đức

Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao Đài.

Đó là phong cách bình dị thâm trầm của người học đạo, lấy Tâm Xuân dịu hòa cởi mở để đối đải với khí vận đổi mới hân hoan của người, của cảnh; thay vì đua chen hội hè đình đám.

Nay đã vào Xuân, người đời, người đạo đều muốn mở đầu một năm hưng thịnh thành công; nhưng phong cách, phương châm cũng khác

Đời thì thiên về kinh tế thực dụng.
Đạo thì hướng đến công đức độ dân.

Thế nên, là những người đang dấn bước tu học hay nặng mang sứ mạng đạo nhà, chúng ta hãy cùng nương theo Khí Xuân lập chí tiến đức tu nghiệp.

Phương chi, nhớ lại Xuân Canh Tuất (1970) Đức Chí Tôn từng ban cho con cái Ngài cái ý thức quí báu ấy :

" Đời sống các con nơi cõi tạm này xét lại một kiếp người còn được những gì đó con ? Mỗi độ Xuân về là mỗi lần các con tăng trưởng và cứ thế trong khoảng thời gian này các con làm thế nào để mang lại cho mình, cho mọi người một nghiệp dĩ khả quan tinh tiến để không uổng đi sự sống còn (trước khi bước vào nẻo tử).

" Phương pháp làm cho các con đủ năng lực và tính chất bảo vệ quyền hạn của địa vị con người đều đặt trọn vào ý nghĩa mùa Xuân, vì nó là biểu tượng cho sự ấm áp, cho tình thương nơi Thầy và cho sự sống vĩnh cửu với vũ trụ không gian".
(MLTH, Giao thừa Canh Tuất 1970)

Vậy, để tiến đức Khai Xuân, chúng ta hãy lần lượt đi từ :

- Ý nghĩa mùa Xuân đến ý thức sứ mạng.
- Từ ý thức sứ mạng đến quyết tâm tiến đức.
- Đến người Trời hiệp một phát huy Xuân đức vĩnh hằng.

TỪ Ý NGHĨA MÙA XUÂN ĐẾN Ý THỨC SỨ MẠNG :

Trong bốn mùa, Mùa Xuân là mùa được ca ngợi nhiều nhất, bởi vì tính chất của Xuân làm cho lòng người cảm nhận nhiều ý nghĩa. Những ý nghĩa của sự hòa dịu, sự khởi phát, sự tái tạo, sự canh tân; của phụng sự. Ý nghĩa nào cũng thể hiện nét đẹp, niềm vui và niềm hy vọng.

Mỗi lần Xuân về lại cống hiến những mỹ cảm ấy để người đời thưởng thức tiết Xuân, vui hội Xuân, thăm viếng ngày Xuân, nâng chén chúc Xuân. Đó là thông lệ mà cũng là thường tình.

Nhưng người thật có Xuân tâm mới cảm Xuân sâu sắc, mới có câu thơ Xuân, bài hát Xuân, bản nhạc Xuân, mới thưởng Xuân với cả tâm hồn.

Càng thâm sâu hơn khi tâm hồn có Xuân đạo. Xuân đạo phát sinh thì lòng người hòa điệu với khí hậu đất trời, thừa tiếp một điểm dương sanh mà phát huy thành "tam dương khai thái". Đó là khải nhập được lý đạo châu lưu. Nên người có tâm đạo thì ý nghĩa của Xuân không phải là ngừng nghỉ để hưởng thụ mà ôn hòa để bắt đầu vận chuyển suốt cả Hạ Thu Đông. Nên Đức Lão Tổ có dạy :

"…Những phương pháp phương châm bí quyết để con người được biết rõ chính mình và biết sống lý Đạo để bảo trì nhân bản trên xã hội nhân loại này đều tóm vào một ý nghĩa của mùa Xuân, bởi Xuân là mùa lập lại qua cuộc sanh trưởng thâu tàng, biết hòa dịu để lưu hành trưởng dưỡng.

Người biết Đạo mới biết vui Xuân.

Biết vui Xuân là biết hòa mình cùng đại thể cùng vạn vật" (MLTH,4.Giêng, Ất Mão, 14.2.1975)
"Vạn vật nhờ Xuân để nở sanh,
Xuân do Lý Đạo mới lưu hành;
Vui nguồn Xuân đạo, Xuân vô tận,
Dưới bóng Huyền Khung hưởng trọn lành".
(MLTH,Sđd)

Nhưng đừng hiểu lầm : hòa mình cùng đại thể dưới bóng Huyền Khung như im lìm đắm mình trong biển cả. Ngược lại, sự hòa mình này là cả một cuộc vận động không ngừng góp phần vào cơ tiến hóa của vạn vật vạn linh. Nên Đức Bảo Pháp Huỳnh Chơn từng dặn dò :

" Dịch có câu : "Thiên địa giao thái, Hậu dĩ tài thành Thiên địa chi đạo; phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân".

" Các bậc Thánh nhân ngày xưa thuận theo thời Trời mà phát sinh Thánh đức, giáo tứ muôn dân noi theo lòng Trời mà xem dân như con đẻ, không thương riêng, không ghét riêng… Ngày nay chư hiền Thiên ân sứ mạng dù chưa đặt mình vào nhiệm vụ người xưa, nhưng với sứ mạng Thiên ân bảo trì quyền pháp, phụng Thiên sự dân trong thời mạt kiếp này, sự quan trọng ấy nào có kém chi đâu. Thế nên chư hiền không có mùa Xuân riêng biệt mà Xuân Hạ Thu Đông đối với chư hiền đều là sở hữu sở dụng để song tu tánh mạng, hành đạo độ đời" (CQPTGL, Giao thừa Bính Thìn – 30.1.1976)

Thật vậy, nếu chỉ có Xuân thì có sanh mà không có trưởng. Đã trưởng cùng cực phải thâu tàng để kết thúc rồi phục sinh. Cái đức của Xuân là sự phục sinh để tái tạo, để canh tân, tiến hóa. Nên người sứ mạng hãy ý thức nhịp độ lập lại của Xuân. Đó là lẽ sống, lẽ tiến hóa của vạn vật và lẽ hằng cửu của Đạo. Nên Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy đoàn hậu tấn phải biết vận dụng đạo Xuân mà phát huy công đức. Ngài nói : "Xuân không đổi mà cuộc đời thay đổi. Xuân vẫn là mùa lập lại và kiến tạo tương lai. Nhưng lòng người có hòa hợp với Xuân thì công cuộc kiến tạo từ cảnh đến tâm mới huy hoàng phát triển".
(VNT, 10.Giêng Đinh Tỵ, 27.2.1977)

"Tam dương khai thới yến phi hồi,
Đại Đạo phùng Xuân nhứt tửu bôi;
Thế thượng vô nan Xuân bất tận,
Ngô tâm ứng hiện thị thiên thời"
(Đức Lý Giáo Tông, Giao thừa Đinh Tỵ 1977)

Tạm dịch :

Én về , khai thới khí tam dương,
Một chén tao phùng Đạo với Xuân;
Cuộc thế nào đâu Xuân bất tận,
Lẽ Trời ứng hiện tại tâm trung.

TỪ Ý THỨC SỨ MẠNG ĐẾN QUYẾT TÂM TIẾN ĐỨC TU NGHIỆP :

-Cái ý nghĩa lập lại mà mới mẻ của Xuân.
-Ý nghĩa khởi đầu mà hưng phát của Xuân.
-Ý nghĩa biến đổi mà trường lưu của Xuân.
-Ý nghĩa dịu hòa mà ung đúc của Xuân.

đã đem đến cho hành giả ý thức sứ mạng. Nghĩa là từ Xuân tâm chuyển thành Xuân đạo rồi phát tiết ra Xuân đức trong tâm hồn và trong cuộc sống của người đạo tâm. Và hơn thế nữa, đối với bậc Thiên ân, Đức Giáo Tông từng nhấn mạnh :

" Xuân nào cũng là một mùa Xuân đem đến sự thay đổi, sự tiến hóa, sự thành công. Đối với hàng thiên ân hướng đạo, Xuân khác ở chỗ bình dị thâm trầm nhưng không thiếu bổn phận vi nhân để lèo lái con thuyền cứu độ"
(CQPTGL, 14.1Canh Thân, 29.2.1980)

Chỗ bình dị thâm trầm ấy như phong cách thưởng Xuân bằng một chén trà :

"Kìa chén trà sen mùi bát ngát,
Ta nhắp hương Xuân rồi mặn lạt sẽ chia nhau;
Càng đắng cay, càng thấu lẽ Trời cao,
Có Thu Đông Hạ mới đượm thêm màu Xuân sắc".
(CQPTGL, giao thừa Đinh Tỵ, 17.2.1977)

- Cái bổn phận vi nhân ấy là quyết chí rèn luyện thân tâm cho nên người sứ mạng.

" Vượng khí Thái hòa có đức Nguyên,
Câu kinh Bạch tự ấy chơn truyền;
Ai hay Kim ngọc năng mài dũa,
Rực rỡ Tinh hoa ánh diệu huyền".
(CQPTGL, 14.1. Canh Thân)

Có như thế, người hành giả vào đời mới như Xuân đến với vạn vật : "Nội tâm bình thản, (thì) ngoại thể ung dung, có tác phong đạo hạnh để cảm hóa người đời. Hãy khắc kỷ phục lễ để nâng cao phẩm giá của người tu. Trải một thân mà độ được ba thân, trải một lòng mà muôn lòng được vui, đó là vừa tự độ, vừa độ tha" (Đức Giáo Tông, giao thừa Đinh Tỵ, Sđd)

Thật là : "Xuân về ý Đạo cũng theo về". Những đoạn thánh giáo trên, với những ý đạo :

-Nội tâm bình thản, ngoại thể ung dung.
-Khắc kỷ phục lễ
-Tự độ, độ tha

thúc đẩy người Sứ mạng phải nêu câu "Khai Xuân tiến đức" một khi đã hội đủ Xuân tâm, Xuân đạo giữa cảnh Xuân nảy nở những tấm lòng dâng hiến.

Tiến đức: Tiến đức là dấn thân rèn nhân cách, là hạ thủ công trình công phu. Dựa theo Dịch lý, người xưa vạch ra chín bước tuần tự trên đường tiến đức là : Lý, Khiêm, Phục, Hằng, Tổn, Ích, Khổn, Tĩnh, Tốn.

Trong giới hạn bài này, xin giới thiệu 5 bước đầu căn bản cũng đủ thấy sự quan trọng của công trình tiến đức :

1." Lý, đức chi cơ": là học quẻ Lý để tiến đức, bằng lòng cung kính, hành chỉ (khi làm lúc nghỉ) đúng với đạo lý, hợp với Lễ.Như thế gọi là "Lý, đức chi cơ". Đức chi cơ nghĩa là : lấy lễ nghi, đạo lý làm nền cho công phu tiến đức.

Lễ nghi khuôn phép đã có nền, ví như ta làm nhà phải xây nền móng trước vậy. Nền đó là lễ phép.

2. "Khiêm, đức chi bỉnh" : Lễ phép phải ở đức khiêm từ, nhường nhịn, hạ mình mà tôn kính kẻ đạo cao đức lớn. Bỉnh là cán cân (đảm đang), là cái hạnh đạo sâu dày của người quân tử, là Khiêm. Trời nhờ Khiêm mà muôn vật gội ân hằng sống…. Đức Khiêm hạ mình dưới hết, như biển ở chỗ thấp, nước muôn rạch đều đổ về.

3. "Phục, đức chi bản" : đã có nền (Lễ), có cán bỉnh (Khiêm), nhưng phải tìm gốc của Đức mà quay lại, để đắp bồi gốc của Đức là Tâm. Mà Tâm là một điểm sanh cơ vừa phát, là quẻ Phục, nên nói :"Phục, đức chi bản". Bản là cội rễ con người, mà cũng gốc rễ của thánh nhân.

Một hột giống lành đương nứt lên là Sơ Phục, phải cần nuôi dưỡng cái lòng chí thiện, cái bản lai diện mục của mình, để làm căn bản cho công phu tu đức.
4. "Hằng, đức chi cố": Cơ (Lễ), bỉnh (Khiêm), bản (Phục), đã có nhưng phải luôn thường còn bất biến, kiên cố lâu dài, thì học quẻ Hằng để lập đức chân thường, an trụ tinh thần vào chỗ bồ đề vô trụ tức "Hằng, đức chi cố" (cố là kiên cố, vững chắc).

5. "Tổn, đức chi tu": Đã có bốn đức như trên chưa phải là viên mãn, mà còn công phu tiếp tục luôn luôn, là ngăn ngừa khí vận, chế ngự tà tâm, dõng mãnh trên đường tu học, lập thân bằng sự chí thành, giữ tâm thanh tịnh, gọi là "Tổn, đức chi tu".

Tổn là trau sửa, ngăn phòng mối dục lên bên trong, bớt điều vui chơi ở tục, nghĩa là chữ "Tổn" nói đây.[1]

Tu nghiệp : tu nghiệp thường tiếp sau tiến đức

-Tiến đức để có nhân cách (đức)
-Tu nghiệp để đủ nhân năng (tài)

Tu nghiệp là lúc hành giả đi vào thử thách, thể nghiệm trong thực tế để đạt đến chỗ tri hành hợp nhất mới có hiệu quả, thành công.

Cũng có thể tóm tắt phương châm tiến đức tu nghiệp bằng hai bước "nội công tu tiến, ngoại công đức hạnh " theo lời dạy của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.[2]

NGƯỜI VÀ TRỜI HIỆP MỘT SẼ ĐEM LẠI XUÂN ĐỨC VĨNH CỬU.

Hành giả đã cảm được chất hòa dịu của Xuân, đã chứng được lý trường lưu trong Xuân, đã phát tâm tiến đức đầu Xuân đương nhiên sẽ hiệp nhất với Đạo, với Trời Đất, đồng vận hành thiên lý để xây dựng Xuân đức vĩnh cửu cho thế gian.

Hành giả đó là ai ? Xin trả lời câu hỏi sau đây của Đức Lý Giáo Tông :

" Trải qua những bước đường trần thế, người lữ hành đã từng trải biết bao thác ghềnh, rừng núi, gian lao khổ cực: cái nóng bỏng, cái thê lương, cái giá rét của năm tiếng năm mùi[3], người khách khoác lên mình chiếc áo tứ đại bao bọc mãnh tâm đơn để hòa nhịp cùng thiên nhiên tạo vật. Dầu nóng bỏng hay thê lương, lạnh lùng hay băng giá, khách vẫn huyền đồng trỗi bước. Khách đó là ai ? Có phải người Thiên ân trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đang sóng bước trên đường sứ mạng hoằng pháp giúp đời hay không ? Câu hỏi chỉ cần được trả lời bằng một nụ cười chân thành mà tự toại, ánh mắt hòa cảm mà vô tư, bước chân nhẹ nhàng mà vững chắc… Ai đã đáp được và ai chưa đáp được ?"
( CQPTGL,Giao thừa Đinh Tỵ, 1977)

Phải chăng chỉ có người trong cuộc, người đã nhập cuộc sứ mạng đại thừa mới đáp được và đáp bằng phong cách như thế ?

Cũng như câu hỏi rất thi vị lúc vào Xuân :

"Kìa hoa, hoa nở vì ai đó ?"

- Hoa sẽ không bao giờ trả lời là hoa nở vì ai mà chỉ có những ai cảm nhận được ý Xuân, ý đạo của hoa thì sẽ đương nhiên tự giải đáp.

Xin chớ hỏi vì ai hoa nở,
Lúc đất trời hội đủ tam dương.
Nụ Xuân toan xóa bụi trần,
Vì đời, ai tỏ tấc lòng của hoa ?
(Thiện Chí)

Đó là giữa hoa (Xuân) và người, còn giữa người và người, thì :

"Nhơn sanh vô giá bảo, Xuân nhựt kỷ trùng lai,
Trước điện vàng rực rỡ cánh hoa mai,
Dưới bệ ngọc vui vầy câu đạo lý;
Kết quả đó là tri âm tri kỷ,
Nương tựa nhau khi phong thủy bất hòa…"
(Đức Giáo Tông, CQPTGLĐĐ, Giao thừa Đinh Tỵ)

Thế thì sự giao hòa, giao cảm, tương ứng, tương hợp giữa Trời đất và vạn vật, giữa người và trời, giữa người và người đều tìm thấy trong đạo lý của mùa Xuân mà người xưa dùng Quẻ Địa Thiên Thái làm biểu tượng. (xem hình)

- Thái là thông (Thái giả thông dã – Tự Quái)
- Thái có đủ tam dương dâng lên từ khi sơ phục nhứt dương sanh ; "Tam dương khai thái" (tương ứng với tháng Giêng, tháng đầu mùa Xuân,vạn vật sinh sôi nảy nở)

Thoán truyện : Quẻ Địa Thiên Thái

- " Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh": nhỏ nhặt ra đi, lớn lao trở lại là cát hanh.
- " Tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã": Thế là trời đất giao nhau làm cho vạn vật được thông thuận.
- " Thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng dã" Trên dưới giao hòa, đồng chí đồng tâm.

Đại tượng truyện Quẻ Địa Thiên Thái : " Thiên địa giao, Thái. Hậu dĩ tài thành Thiên địa chi đạo; phụ tướng. Thiên địa chi nghi. Dĩ tả hữu dân".

Vậy, rốt cuộc, góp công với trời đất cũng chính là để giúp dân. Làm cho dân được nhờ (dĩ tả hữu dân) là hệ quả cuối cùng của quá trình tiến đức tu nghiệp.

Như lời dạy của Đức Mẹ :

" Mùa Xuân chỉ cho sự phát sinh sức sống cho vạn loài, không giới hạn, không đóng khung vào một hoàn cảnh, một thời gian nào, vì đạo theo đức Nguyên (của Quẻ Kiền) là thể hiện được lòng Trời, thương yêu dưỡng dục chan hòa mọi kẻ mọi nơi, không riêng tư, không cá biệt, làm cho thiên hạ nên, mọi người được yên ổn mà không thấy mình là kẻ tạo nhân hay ân nhân của thiên hạ."

" Đạo là như vậy đó con ôi !
Vui với lòng con với lẽ Trời;
Từng nhịp hơi đưa từng nhịp sống,
Dung hòa vũ trụ chẳng riêng nơi".
(CQPTGL, TGST 70-71, tr.170)

Mùa Xuân, một biểu hiện sắc nét đức hiếu sinh của Tạo Hóa, đạo trường lưu của trời đất đã đem đến lòng người biết bao ý vị. Nhất là đối với người học đạo, hành đạo, Xuân đã thúc đẩy bắt đầu một chu trình tiến hóa mới gọi là "Khai Xuân tiến đức".


Để kết luận :

Xin mượn lời Chúc Xuân Kỷ Dậu (1969) của Đức Vân Hương Thánh Mẫu :

Xin chúc :

" Hàng Thiên mạng được vẹn tròn Thiên sứ,
Hàng môn đồ vẹn giữ chữ thủy chung;
Bước Đạo Trời đoàn kết thung dung,
Đem giáo lý phổ khắp cùng trong nhân loại.
Hưởng cái Xuân thanh cao nhân ngãi,
Hưởng mùa Xuân bác ái vị tha;
Chúc đạo tâm (chị em) khắp cả nhà nhà
Mùa Xuân được chan hòa ân thiên điển".
(MLTH,3.1.Kỷ Dậu,1969)


Chú thích
[1] Từ 1 đến 5 : Trích Dịch Kinh Huyền Nghĩa, Quẻ Kiền, hào Cửu Tam.
[2] TGST Cơ Quan PTGL, 1968-1969,tr.95
[3] Năm tiếng năm mùi : ngũ âm ngũ vị. Ám chỉ những lúc chìm nỗi đắng cay của đời người.
Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây