Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tranh Phật ở Nepal / BBCVietnamese.com

    Nepal tìm thấy tranh Phật. Việc tìm ra những bức tranh Phật được cho là có liên quan đến một ...


  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại bằng chánh pháp Đại Đạo do Thượng ...


  • CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát

    Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng ...


  • Chánh đạo - chánh tâm - chánh tín / Đức Ngô và Chư Tiên

    Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...


  • Tết nhớ về tranh Hàng Trống / Đặng Ngọc Khoa - Thanh Nien Online

    Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba ...


  • Victor L. Oliver cho rằng đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa: văn hóa Trung Quốc; ...


  • Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...


  • KHAI XUÂN TIẾN ĐỨC / Thiện Chí thuyết minh

    Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...


  • Thiện thư 善書 hay khuyến thiện thư 勸善書 (books of edification; morality tracts) là một đặc chủng trong thư tịch ...


  • Thái Cực Đồ Thuyết (Tiếp Theo)


  • Khảo cổ học / Sưu tầm

    Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...


  • PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN / Trích quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo

    TỔNG QUAN VỀ CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN Trên đường tiến hóa, ý thức PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN đánh dấu sự ...


29/07/2007
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/12/2014

Hãy tự biết mình

"Hãy tự biết mình" là lời khuyên có ý nghĩa rất sâu xa từ ngàn xưa của các bậc minh triết. Đức Lão Tử sinh khoảng thế kỷ thứ VI trước CN, từng viết trong Đạo Đức Kinh (CH.33): " Tri nhân giả trí; tự tri giả minh." (Biết người là trí (khôn); biết mình là sáng suốt), nhằm đề cao đức tính tự biết bản thân, thành thật nhận định trung thực phẩm chất của chính con người mình, nên được gọi là "minh".Còn cái biết về kẻ khác là cái tri thức của giác quan hay kinh nghiệm, không cần có bản lãnh sáng suốt vượt trên tư ngã.. Triết gia Hy lạp Socrates (399 – 470 TCN) cũng nổi tiếng với phương ngôn "Hãy tự biết mình" và tự khẳng định rằng : " Có một điều tôi biết chắc chắn là tôi không biết gì cả", ý nói cái biết thế giới hiện tượng không phải là cái biết đích thật, tức không phải chân lý. Vậy tự biết mình có nghĩa là:

Biết bản thể thiêng liêng của mình:

"Con biết con là ai đó chăng?

Con ôi, lý đạo ráng tầm phăn;

Con là không phải tâm phàm xác,

Con vốn chơn thần Thượng Đế ban."

( Đức Chí Tôn-Thánh Huấn Hiệp Tuyển Q.1-tr.207)

Biết mình là nguyên nhân xuống thế:

"Vả lại chư đệ muội biết mình là ai chưa ? Cái sứ mạng hiện hữu đã qui định tiền căn của chư đệ muội rồi  đó. Đừng co  rút trong vỏ ốc, cũng đừng hời hợt mục đích thiêng liêng cao cả của chính mình."

(Đức GiáoTông Đại Đạo -CQPTGL, 14 -2 năm Canh Thân (30.3.1980)

Phải lắng đọng tâm tư, phản tỉnh nội cầu mới tự biết mình:

" Có nghe được tiếng nói của lòng mới thấy mình  có thực hay  không có. Nếu  đã thật có,  mình biết mình,  thì sứ mạng Thiên ân trong Tam Kỳ Phổ Độ này mới có thật ở chính mình."

(Đức Giáo Tông Đại Đạo -CQPTGL, 14 -10 Bính Thìn (4-12-1976)

Phải thành khẩn xét mình để diệt trừ phàm ngã mới tiến hóa, giải thoát:

"Con còn chẳng biết mình đâu đấy.

Thì làm sao con thấy tội tình,

Thế nên lịch kiếp tử sinh,

Đa mang nghiệp lực tiến trình khó khăn."

(Đức Diêu Trì Kim Mẫu- CQPTGL, 13-8 Kỷ Mùi (3-10-1979)

Có khẳng định được mình mới tự tin và sáng suốt biết được thiên cơ:

"Muốn biết Thiên cơ trước biết mình,

Phải chăng nguyên thủy cõi hư linh;

Mượn nơi trần tục xây công quả,

Học phép trường sinh thoát tử sinh."

(Đức Giáo Tông Đại Đạo-Hườn Cung Đàn, 30 rạng mùng 1 th.2 - Quý Mão (23.02.1963)

Một khi đã biết và  tin nơi địa vị cao quí làm người, thì sống đời cũng là sống đạo:

"Một Trời một đất một lòng tin,

  Biết đạo trước tiên biết được mình,

  Mới biết sống đời là sống đạo,

  Đại Thừa sứ mạng rất phân minh."

(Đức Giáo Tông Đại Đạo-CQPTGL, Rằm th.01 Nhâm Tuất (8.2.1982)

Biết mình là điều kiện thiết yếu để lãnh đạo:

"Người lãnh đạo hành đạo phải biết mình hơn lúc nào hơn hết."

(Đức Giáo Tông Đại Đạo-NMĐ,Rằm th. 7 Kỷ Dậu (27/8/1969)

Khai Đại Đạo TKPĐ, Ơn Trên đem cho nhân lọai những nhận thức đầy đủ từ tiên thiên đến hậu thiên về chính CON NGƯỜI  để tự biết mình, để tự tin vào nhân bản, nhân vị, ngõ hầu quyết chí hoàn thành sứ mạng vi nhân cũng chính là sứ mạng tiến hóa chung của vạn sinh trong vũ trụ.

Ý thức hệ Cao Đài đặt một đức tin mạnh mẽ hướng về con người, về nhân loại, vì:

"Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhơn loại."Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)

Câu "Tam tài đồng đẳng" đã có từ ngàn xưa, nhưng trên thực tế của nhân loại hiện nay, mấy ai đã tự minh chứng được cương vị ngang bằng trời đất của mình. Phương chi do vô minh và tham dục, con người đã rơi vào hai tình trạng cực đoan:

·  Một là tự cho kiếp người là cùng khổ, đời người không có ý nghĩa.

·  Hai là cho rằng cuộc sống là một cuộc hưởng thụ.

Cả hai thái độ đều vô tình hay cố ý đánh mất giá trị "vi nhân". Thế nên, để đạt được mục đích của Đại Đạo trong thời hạ nguơn điêu tàn này, Tam Kỳ Phổ Độ có sứ mạng khẳng định lại con nguời chính danh, con người đúng nghĩa, con người cho thiệt con người.

Sự khẳng định đó được thực hiện trên các phương diện:

·  Tầm kích vũ trụ của con người

·  Sứ mạng vi nhân của con người, đặc biệt là sứ mạng Tam kỳ phổ độ.


a)-Tầm kích vũ trụ của con người.

Về cấu thể, con người là một bộ máy sống động, có đủ âm dương, ngũ hành như trời đất. Về tâm linh, con người đồng tính, nhất thể với trời đất. Về công năng, con người có thể cộng thông với trời đất.

Đại Đạo khẳng định tầm kích vũ trụ của con người, nhưng muốn đạt đến tầm kích ấy chính con người phải khẳng định mình bằng cách BIẾT MÌNH và BIẾT ĐẠO.

Trong Thánh Huấn Hiệp Tuyển, Thầy dạy:

"Các con còn chưa rõ thấu lý nhân loại là ai? Hôm nay Thầy giải rõ cho các con hiểu biết Thầy là ai, các con là ai.

Con ôi ! Thầy là Đại Thiên địa, con là Tiểu Thiên địa. Thầy có vật báu chi thì Thầy cũng ban cho con đủ báu ấy.

Con người có hai phần: phần thiêng liêng tinh túy với phần vật chất phức tạp, là xác thân, tư tưởng cùng trí của con. Nghĩa là chơn nhơn hiệp với phàm nhơn mới tạo thành các con đó. Nhưng Linh Quang của các con bị bao bọc trong phần thể xác ô trược, với những ý muốn: tham, sân, si chôn lấp tánh linh tận đáy lòng….

Đạo chẳng ở đâu xa, chính ở trong mình con đó! Những bậc thánh triết hiền xưa, những bậc Tiên Phật trước kia cũng mang xác phàm như các con; cũng nhờ sự bền tâm cố gắng, ráng hết sức trau giồi bản tánh mới được rạng rỡ quang minh như tánh Trời đó con! "Thánh Huấn Hiệp Tuyển, Hội Thánh Tiên Thiên, Q.1, tr.121

Giáo lý Đại Đạo quan niệm rằng con người là chủ thể đã tiến hóa cao nhất trong vạn vật tại thế gian này và có khả năng tiếp tục tiến hóa về nhân sinh lẫn tâm linh.


b)-. Sứ mạng vi nhân trong Tam Kỳ Phổ Độ

Điểm đặc biệt rõ nét trong Tam Kỳ Phổ Độ là sự khẳng định con người bằnh chính sứ mạng vi nhân. Nghĩa là con người thắp sáng sự hiện hữu của mình bằng chính cuộc sống đời mà cũng là cuộc sống đạo tại thế gian.

Sứ mạng vi nhân phải là một ý thức đương nhiên của mỗi người, tự nhận rằng mình sanh ra là để thực hiện một giai đoạn tiến hóa cho bản thân, đồng thời góp phần xây dựng cuộc sống an lạc và tiến hóa cho xã hội nhân loại.

Có thể nói rằng, Đại Đạo được khai minh kỳ này là để cứu độ nhân loại, nhưng nếu không có vai trò của chính nhân loại thì không còn ý nghĩa của Tam Kỳ Phổ Độ nữa.

Đức Chí Tôn đã xác định:

"Hỡi các con, Đại Đạo là bến khởi nguyên của các con, cũng như Xuân là đức Nguyên của vạn vật. (…) Từ bến khởi nguyên, con ra đi, vương một sứ mạng hai đoạn đường: một, đem Đại Đạo lập đời; hai, trở về với Đại Đạo."Đức Chí Tôn, Cơ Quan PTGL, Hợi, 30-12 Quý Sửu (22-1-1974)

Tóm lại, "tự biết mình" là chìa khóa để biết được nguồn gốc và ý nghĩa của sự hiện hữu của con người; cũng là nguyên tắc để tự hoàn thiện, để có ý thức sứ mạng làm người, đồng thời là điều kiện để làm tròn sứ mạng thiêng liêng ấy.
 
Thiện Chí



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây