Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
06/10/2018
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/10/2018

BẢN THỂ VÔ CỰC – TỰ THỂ THÁI CỰC Theo Kinh Đạo Học Chỉ Nan

BẢN THỂ VÔ CỰC – TỰ THỂ THÁI CỰC
Theo Kinh Đạo Học Chỉ Nan

I. Các luận điểm về Vô Cực và Thái Cực trong Kinh Đạo Học Chỉ Nam

1.Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến. Tự tánh đó là nguồn sống vô biên, tràn ngập, trở nên thiên sai vạn biệt, muôn hình ngàn trạng. Bản nguyên tự thể đó là tự do, ngoài không gian và thời gian, im lặng, không bị một vật nào câu thúc. Chỉ có đồng nhứt với tự thể đó mới có tự do, mới không còn bị vũ trụ ảo hóa, phỉnh phờ, ám ảnh được.

2.Các Ngài đã trực quan, nhận thấy tự thể ở trong“Hư Vô” đó là một vật hồn nhứt nằm ở trong Hư Vô, đương vươn lên hiện thể mà sáng tạo, hóa sanh ra vũ trụ và người vật. Thế là vũ trụ và người vật từ nơi tự do mà ra, đứng trong sự tự do và trở về với tự do. Ấy là Đạo.
Một vật hồn nhứt trong “Hư Vô” , đương vươn lên hiện thể. Đó là “Thái Cực” mà các Tôn Giáo gọi chung là Trời, hay Thượng Đế, hay Thái Cực, là nguồn sống tự do, chân thật tồn tại. Tự thể đó nối liền với tự nhiên và đương nhiên, vô và hữu, là ngôi Đại Trung chuyển thân ứng hóa trong mỗi vật, mỗi hình, đâu đâu, ở đâu và lúc nào cũng hiện diện.
Thái Cực phân âm dương làm cơ cấu sáng tạo.

3.Nguồn gốc vũ trụ, người vật, đông tây, xưa và nay, ai cũng công nhận trong Kiền Khôn thế giới có một bản nguyên chủ tể làm trung tâm điều lý. Người vật bởi đó mà ra, vạn đức bởi đó mà vào. Thái Cực chủ tể tự thân gồm cả các pháp vô lậu, nghĩa là : tự thể của Đạo chơn thiệt hằng hữu, thanh tịnh tuyệt đối.

4.Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ :
Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế,
Lão Giáo gọi là Đạo hay Đức,
Thích Giáo gọi bằng Pháp hay Phật,
Dịch thì nói Vô Cực hay Thái Cực.

Theo nhận xét chung, Đạo Học Chỉ Nam được trình bày đơn giản : Thiên hay Thiên Lý, cũng Đạo hay Pháp đều theo Dịch là Vô Cực.
Vô Cực chưa phải là bản nguyên tự thể của Vũ Trụ. Vô Cực hay Thiên, hay Pháp, hay Đạo, là Thiên Tắc, Thiên Điều. Nó là cái luật mà vũ trụ vạn pháp phải theo nó.
. . . Vô Cực là Thái Cực, Thiên và Đế là một. Nên trên đã nói : Một vật “Hồn Nhứt nằm trong Hư Vô”.
Nếu con người không tu niệm để đồng nhứt với Trời, vào cõi Hư Vô, thì phải chịu phần dịch hóa, cũng như Phật, Lão gọi là : “luân hồi sanh tử”, khó thoát ra ngoài vòng xiềng xích đó được.
                                                                                 * * * *

HỎI ĐÁP :
1.ĐHCN xác định Vô cực là Thái cực dựa trên giáo thuyết Tam giáo? Đúng vậy
2. “Một vật hồn nhất trong Hư Vô”, vật đó chính là Vô cực cũng là Thái cực? Đúng vậy
3. Làm thế nào phân biệt Bản thể và Tự thể?
_ Bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến (ĐHCN)
_ Tự thể ở trong“Hư Vô” đó là một vật hồn nhứt nằm ở trong Hư Vô (Vô cực-Thái cực), đương vươn lên hiện thể mà sáng tạo, hóa sanh ra vũ trụ và người vật.
Suy ra: Vô cực – Thái cực vừa là Bản thể vừa là Hiện thể. Bản thể chỉ trang thái tịnh (hồn nhất) ; Tự thể chỉ trang thái động (vươn lên hiện thể)
4. Tại sao ĐHCN viết:” Vô Cực chưa phải là bản nguyên tự thể của Vũ Trụ?
_ Vì Vô cực còn ở trong trạng thái TỊNH, khi khởi sự ĐỘNG, trở thành Thái cực. Thái cực chính là “bản nguyên tự thể”
                                                                               *  *  *
I. Ý NGHĨA “BẢN THỂ “ THEO ĐẠO HOC CHỈ NAM

1. Bản thể vũ trụ là “Vô cực”:
“Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến. Tự tánh đó là nguồn

2. Vô cực ở trong”Hư vô”:
“Đạo Đức kinh có nói :
Nhơn pháp Địa,
Địa pháp Thiên,
Thiên pháp Đạo,
Đạo pháp Tự Nhiên,
Tự Nhiên hay Thiên Lý, Vô Cực, Pháp là một nghĩa như nhau. . . .phải nhận rằng : Vô Cực là Thái Cực, Thiên và Đế là một. Nên trên đã nói : Một vật “Hồn Nhứt nằm trong Hư Vô”.(ĐHCN)

3. Vô cực là Thái cực: Một vật hồn nhứt trong “Hư Vô” , đương vươn lên hiện thể. Đó là “Thái Cực” mà các Tôn Giáo gọi chung là Trời, hay Thượng Đế, hay Thái Cực, là nguồn sống tự do, chân thật tồn tại. Tự thể đó nối liền với tự nhiên và đương nhiên, vô và hữu, là ngôi Đại Trung chuyển thân ứng hóa trong mỗi vật, mỗi hình, đâu đâu, ở đâu và lúc nào cũng hiện diện.

4. Vô cực “vươn lên hiện thể” thành Tự thể Thái cực: Suy ra:
[VÔ CỰC LÀ BẢN THỂ, THÁI CỰC LÀ TỰ THE] (Người viết)

II. THAM KHẢO THÁNH GIÁO (Chiếu Minh)

Đàn Ngọ thời, ngày 14 tháng Chạp, Giáp Thân, nhằm ngày 23-01-2005
Phò loan: Minh Văn, Minh Hồng
Độc giả: Minh Nguyên, Minh Loan (1)
Điển ký: Minh Kiệt, Minh Cẩm

ĐÀN TẤT NIÊN NĂM GIÁP THÂN
…………………………………….
Tiếp cầu
ĐẠI TỪ PHỤ
THI
Lý luận hư vô khí hỗn nguyên,
Điểm trung, Thái Cực, Thể linh huyền,
ĐẠI hùng luyện tánh kiêm tu mạng,
TỪ PHỤ ân oai giảng Lý huyền.
THẦY các con. Thầy và chư Tiên Phật đồng mừng các con. Thầy chứng
chiếu lòng kỉnh thành của các con đã đảnh lễ Đàn Tất Niên Giáp Thân. Thầy
ban đại hồng ân và mẫn huệ cho các con ngày càng hiểu đạo hơn và hiểu
sao thường gọi song tu tánh mạng.
Thầy miễn lễ. Các con khá đại tịnh để nghe về Lý Thái Cực, về lẽ Một.
Này các trẻ tu tâm! Các con khá hằng gắng công học Lý Đạo cho minh.
Điều đó rất là cần thiết cho đời tu. Hiểu biết lý đạo càng rạch ròi, tường tận,
thì tâm linh càng thêm sáng suốt, đức tin càng kiên định, sắt son, và bước
đường của các con trên chiều hướng thượng càng thêm vững chắc. Hãy
nghe:
THI
Vô Cực Tiên Thiên Nhứt khí hằng,
Hiển dương Thái cực tuyệt huyền năng,
Vô thanh, vô xú, vô hình, hạn,
Lý Khí, Âm Dương chuyển giáng thăng.
THI
Tánh, Tâm, Thần ngược về Nguyên Lý,
Mạng, Tức, Khí nguồn là Nguyên Khí,
Tánh Mạng song tu, bản Đạo Huyền,
Phục huờn bản thể Tiên Thiên Khí.
Các con! Luận vô vi trừu tượng về Thầy, thì tùy vào căn cơ, duyên huệ
mà các con khá gia công tìm rộng hiểu về Thầy. Thầy là Đạo, Thầy là Thái
Cực. Đó là Huyền thể tinh nhứt, vô thinh, vô xú, vô hình, vô hạn, rất tuyệt
linh, tuyệt diệu.
Huyền thể đó gọi là Đại Linh Quang, Tiên Thiên Chánh Lý, Tiên Thiên
Nhứt Khí hay Khí Tiên Thiên Chơn Nhứt, mà lại có huyền năng sanh hóa
vượt ngoài tầm mức tri giác của các con. Cái tính khí minh linh đó là ẩn
tàng, bao hàm và phối hợp được hai Huyền Lực gọi là Nguyên Lý và Nguyên
Khí.
Hai huyền lực này, Lý và Khí, được kinh điển minh triết hình dung là
một ở trong và một ở ngoài Trung tâm điểm của một vòng tròn trống rỗng.
Cả hai, một lên một xuống, một vào một ra, một qua một lại, luôn luôn tương
giao, tương tiếp, không bao giờ tuyệt diệt nhau, để sản tạo Trời, Đất, Vạn
Vật và Người, mà Bản Thể Thái Cực lồng vào và không hề suy suyển.
Các con hãy nghe bài ngắn gọn:

BÀI
Luận vô vi, Thầy là Thái Cực,
Bàn xa hơn, Vô Cực chính Thầy!
Tiên Thiên Chánh Lý cũng Thầy,
Tiên Thiên Nhứt Khí vẫn Thầy đó con!
Tuyệt minh linh, vòng tròn nhứt khí,
Ròng chơn dương, tuyệt mỹ, toàn năng,
Hàm tàng Lý, Khí huyền năng,
Hỗ tương, hỗ nhượng, vĩnh hằng huyền linh.
Vận Lý Khí, hóa sanh vạn hữu,Đại Linh Quang, diệu hữu lồng vào,
Bên trong vạn vật muôn màu,
Mà Tiên Thiên Khí chẳng hao, chẳng mòn.
Lý ẩn tàng Càn Khôn Vũ trụ,
Khí lộ hình, bày đủ sắc màu,
Âm Dương đun đẩy, tương giao,
Đó là Tánh, Mạng lồng vào Nhơn sanh.
Vậy, ở các con, Thái Cực là Tâm của các con, và Tiểu Linh Quang cũng
đã bao hàm Nguyên Lý và Nguyên Khí, nhưng đặc biệt ở nhơn sanh, thì Lý
được gọi là Tánh, Khí được gọi là Mạng. Có điều ở bậc Đại Giác, hay thuộc
cảnh Tiên Thiên, thì Tánh và Mạng đó được huân chưng, hiệp lại thành một
thể tinh nhứt như Tiên Thiên khí của Thầy.
Còn ở phàm nhơn, hay thuộc cảnh Hậu Thiên,vì ngôi Trung đã bị thiên
lệch bởi khí chất hay nhơn dục, nên Tánh và Mạng đã lìa nhau rồi.
Vì vậy kinh điển và minh triết thường gọi:
Ở Tiên Thiên:
- Tánh là Lý, Nguyên Lý hay Nguyên Thần.
- Mạng là Khí, Nguyên Khí.
Ở Hậu Thiên:
- Tánh là lòng dạ, tâm địa, là Tâm, và Tánh trong Tâm.
- Mạng là hơi thở, là Tức, hay là Tinh và Khí ở chiếc thân tứ đại.
Cho nên, các con song tu tánh mạng là khổ luyện sao cho Nguyên Lý
và Nguyên Khí trở lại đồng cân, đồng lượng, huân chưng và kết hợp lại
thành một thể tinh nhứt như bản thể của Thái Cực.

III. BÀN LUẬN I

Điểm nhứt trí giữa hai thánh giáo (ĐHCN và thánh giáo Đại Từ Phụ) cho thấy động năng vận hành của Đạo từ Vô cực phát sinh Thái cực và từ Thái cực sinh ra vạn vật:

1- ĐHCN: “Một vật hồn nhứt trong “Hư Vô” , đương vươn lên hiện thể. Đó là “Thái Cực”

2_ Thánh giáo Đại Từ Phụ: “Cả hai ( Lý & Khí) một lên một xuống, một vào một ra, một qua một lại, luôn luôn tương giao, tương tiếp, không bao giờ tuyệt diệt nhau, để sản tạo Trời, Đất, Vạn Vật và Người,

Động từ “vươn lên” chỉ một tiến trình vận động
Hiện thể : vạn vật được biến sinh ra (từ Bản thể ra hiện tượng)
Tương giao tương hiệp : vận động nội tại trong bản thể đến mức trung hòa sẽ hình thành vũ trụ vạn vật

Qua hai cách diễn giải quá trình sinh hóa của vũ trụ từ VÔ sinh HỮU nêu trên, kinh điển xưa đã tóm tắt thành Nguyên lý “ Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật” , được phân tích:
Nhất : THÁI CỰC
Sinh Nhị : LÝ (Dương) – KHÍ (Âm)
Nhị sinh Tam : Động năng TRUNG HÒA (xung khí)

THỬ ĐỐI CHIẾU VỚI BIỆN CHỨNG TRIẾT HỌC HEGEL

Hegel (1770-1831), nhà triết học Đức rất nổi tiếng vào thế kỷ 18-19, triết thuyết của ông đã nêu lên hệ thống biện chứng gồm “ Tồn tại – Hư vô và Trở thành” ( Tiếng Đức :Sein – Nichts – Werden; Anh: Being – Nothing – Becoming)
_ “Sein: được sử dụng như một động từ, sein có thể mang tính biểu thị, nhận diện hay khẳng định sự hiện hữu. Là danh từ, Sein nói lên sự tồn tại hay hiện hữu của sự vật nói chung, tương phản với sự tồn tại “nhất định” (Dasein) của chúng. . . .Phủ định của Sein đúng ra là Nichtsein (không - tồn - tại), nhưng Hegel dùng chữ nichts (“hư vô”)
_”Das Werden /sự trở thành được tạo nên từ động từ werden / trở thành.. . . Với Hegel, sự trở thành gắn liền với Heraclitus, là triết gia cho rằng vạn sự vạn vật đều không đứng yên trong tồn tại, mà trong sự trở thành và xung đột liên tục.” (Tự điển triết học Hegel, Michael Inwood, Tập thể dich giả, Nxb Tri thức 2015).

Qua định nghĩa các phạm trù triết học nêu trên, ta có thể đối chiếu thực tại Vô cực với SEIN (Tồn tại) và quá trình sinh hóa với Das Werden (sự trở thành). Và “sự xung đột liên tục” phải chăng chính là mâu thuẩn Âm Dương của Thái cực.

IV. BÀN LUẬN II

Đối chiếu với Kinh Dịch (Quẻ Kiền)
Soán truyện của Đức Khổng Tử: “ Soán viết: Đại tai Kiền nguyên ! Vạn vật tư thỉ , nải thống thiên.” Nghĩa đen : Lớn thay đức Nguyên của Kiền! Muôn vật nhờ đó mà khởi thỉ, nên tóm cả việc trời (làm đầu hết các đức tánh kia)
Luận (người viết) : Đức Nguyên của Kiền là nguồn gốc phát sinh của vạn vật thì cái đức lớn đó là đức của Trời; nên 3 chữ “nải thống thiên ” của vế sau bổ sung cho ý nghĩa có công năng tác động vào toàn thể vũ trụ vạn vật.
Vậy có thể so sánh KIỀN với THÁI CỰC, nhất là kể đủ 4 đức tính của Kiền là Nguyên – Hanh- Lợi – Trinh.
Soán truyện viết tiếp: “ Kiền đạo biến hóa. các chánh tánh mạng, bảo hợp thái hòa, nải lợi trinh” (Đạo Kiền biến hóa, vật nào đặng đúng theo vật ấy, giữ hợp được khí thái hòa, thế là “lợi trinh” ( nên và bền)
Những từ ngữ “ biến hóa” và “bảo hợp thái hòa” ám chỉ cái “Đức” hay cái công năng vận hành của“Đạo” chính là quyền năng của Thái cực. Có thể đối chiếu với đoạn kinh văn trên kia của Đạo Học Chỉ Nam :” Thầy là Đạo, Thầy là Thái Cực. Đó là Huyền thể tinh nhứt, vô thinh, vô xú, vô hình, vô hạn, rất tuyệt linh, tuyệt diệu.”

Cần nhấn mạnh ý nghĩa sâu xa của Kiền đạo : biến hóa cho đến mức thái hòa của tánh mạng [ của từng vật] mọi vật mới hình thành, đó chính là công năng của đạo Kiền.

Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây