Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Sứ Mạng Đại Thừa / Đức Vân Hương Thánh Mẫu

    Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, 14 tháng 8 Đinh Tỵ (26-9-1977) Gác áng tường VÂN gót lãng du, Ngút trầm ...


  • Dưỡng sinh - Tị hại / Lê Anh Minh dịch

    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 - Lê Anh Minh dịch


  • PHỔ CÁO CHÚNG SANH / Đạt Tường

    Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...


  • Thứ Bảy, 27/01/2007, 15:32 (GMT+7) Bình dị cho đến sau khi chết TTCT - Nếu có một chốn vĩnh hằng của những con ...


  • Nhân lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ vào ngày Rằm tháng 2 năm Đinh Dậu, một ...


  • ĐỨC MẸ DẠY NỮ PHÁI / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Mẹ đến cùng con giữa tiết thu, Dắt dìu con trẻ thoát mây mù; Mượn câu đạo lý lời an ủi, Dụng tiếng ...


  • Nguyễn Trãi / Sưu tầm

    Nguyễn Trãi 阮薦 (1380–1442) hiệu là Ức Trai, là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế ...


  • Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...


  • Tác Giả: Mortimer J.Adler Dịch Giả: Hải Nhi Số Trang: 332 trang Nhà xuất bản: Lao Động - Xã Hội


  • Ý nghĩa ngày 13 tháng 3 âm lịch / Đạt Tường sưu tầm

    Ý NGHĨA NGÀY 13 tháng 3 Hạ tuần tháng 2 Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn ...


  • Chứng đạo hay đắc đạo được không đều do một chữ Tâm. Hành giả phải giữ tâm chuyên nhứt thanh ...


  • Xuân khởi Phục / Thánh giáo Đức Đạo Tổ

    THÁI hoà xuân khởi Phục[1] và Lâm, THƯỢNG trí[2] gieo trồng khắp cõi tâm; LÃO noãn non già theo đúng độ, QUÂN bình ...


29/04/2010
THIỆN CHÍ

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 07/05/2010

Nguyên nhân ĐứcThượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam

Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức rằng đã có nhiều tôn giáo do các bậc Giáo chủ, Thánh nhân sáng lập để giác ngộ nhân sanh ngõ hầu hoàn thiện con người và xã hội.

Đến ngày nay các tôn giáo lớn vẫn đang phổ truyền kinh điển và pháp môn tu luyện cho hàng trăm triệu tín đồ. Tuy nhiên, trên thế giới chiến tranh vẫn còn tiếp diễn, bạo lực và tàn sát diệt chủng vẫn còn, nghèo đói , bệnh tật vẫn tràn lan ở nhiều nước trong khi văn minh khoa học đã đạt đến đỉnh cao thời hiện đại. Người ta tự hỏi vai trò của tôn giáo liệu có thể đem lại hòa bình, an lạc, tiến bộ cho nhân loại?

Trong khi đó, vào đầu thế kỷ 20, tại một nước còn bị xem là nhược tiểu, bị trị lại phát sinh một tôn giáo mới! Đạo Cao Đài xuất hiện!

Ban đầu người ta nghĩ rằng, do xu thế đi tìm chỗ dựa tâm linh giữa cuộc đời nhiểu nhương thống khổ, lập ra một tôn giáo mới cũng chỉ là thêm một tôn giáo bình thường trong lịch sử. Nhưng:
“Người vẫn tưởng Cao Đài Tôn Giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương ;
Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường,
Tam nguơn chuyển thế định phương phục hoàn.” (Vạn Hạnh Thiền Sư, Trúc Lâm Thánh Đức Thiền Điện, mùng 7 tháng 3 Giáp Dần (30.3.74)

Thế nên, sự giải đáp “Nguyên nhân Thượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam” sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa Khai minh Đại Đạo, mà chính Đức Thượng Đế Cao Đài đã truyền đạt thiên lý như sau:

“Các con ôi! Thầy là Chúa Tể Càn Khôn, sanh ra muôn loài vạn vật, bao nhiêu cuộc tuần hoàn, dinh hư tiêu trưởng, đó là sự mầu nhiệm của Thầy đã định sẵn. Vì vậy, mà đến buổi Hạ Nguơn, Thầy đến xứ Việt Nam này để khai Đạo, kêu gọi các bậc nguyên nhân hãy sớm lập công bồi đức, hướng dẫn toàn thể sanh linh sớm tỉnh tu để về cõi trường tồn chánh giác, hoặc hưởng đời Thượng nguơn thánh đức. Nguyên vị đã sẵn dành cho các bực nguyên căn tu hành chánh đạo và cũng dành để cho những kẻ tùng lương cải ác, sớm trở lại nguồn. Còn chốn A Tỳ là chỗ để trừng phạt những đứa bạo tàn hung ác và cũng để răn trị những hạng người tu hành ngụy trá.” Nam Thành Thánh Thất, 1.1.A.Tỵ (2.2.65) tr.2


I. Nguyên nhân theo thiên cơ


Các kinh điển và cơ bút từ xưa đã tiên tri Tam Kỳ Phổ Độ sẽ được mở ra vào thời Hạ ngươn, và danh hiệu Cao Đài sẽ xuất hiện vào thời kỳ này. Tam Kỳ Phổ Độ ứng với thời Hạ ngươn tức là cơ cứu độ lần thứ ba sau Nhứt Kỳ Phổ Độ vào Thượng ngươn và Nhị Kỳ Phổ Độ vào Trung ngươn.

Thánh giáo Ơn Trên cho biết, theo luật tuần hoàn trong trời đất, hay là luật “chu nhi phục thỉ” thì con đường sanh hóa và tiến hóa của vũ trụ vạn vật diễn tiến theo từng chu kỳ, từ khởi thỉ đến kết chung theo một vòng tròn, cuối cùng lại trở về điểm khởi đầu.

Do đó, thời Hạ ngươn là thời cuối cùng của chu kỳ đó, sẽ chuyển biến ráo riết trên mọi mặt để chúng sanh trên thế gian được sống trở lại thời Thượng ngươn.
Trong quyển Xiển Đạo Yếu Ngôn ( Bản dịch Việt ngữ của Lão Sư Đinh Đạo Ninh (Quang Nam Phật Đường) 1933, nhà in Thạnh Mậu, 147 đường Quản Hạt, số 1, GĐ.)
kể lại tích ông Hồn Hồn Tử (đời vua Càn Long – 1736 - 1796) luận đạo tại núi Trung Hòa. Nơi chương 12 “Chứng Tam Kỳ Phổ Độ chi ứng nghiệm” nhắc lời tiên báo trong sách Tiên Giám như sau: “Nay đã đến kỳ Hạ nguơn, Thượng nguơn giao tiếp, tam tai bát nạn liền sanh. Tam thiên chư Phật đã biết ứng theo vận thế xuống đời phổ truyền Đại Đạo, độ hết nguyên nhơn. Nên biết Tam Kỳ Phổ Độ đã đến, mấy thầy (là những vị đang nghe thuyết giáo – NV) phải lập công bồi đức đặng vào chỗ muôn ngàn tòa ngọc sen đã có dự định”. (. Sử Đạo I –Khai Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý xuất bản 2004, tr.44)

• Trong Kinh Điển Minh Sư

Minh Sư là một tông phái ở Trung Quốc, truyền đạo sang Việt Nam vào thế kỷ trước.

• “Một quyển kinh của các Lão Sư phái ấy từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, ngoài bìa sách có hai câu thơ tiên tri như vầy:

“Cao như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng,
Đài tại Nam phương Đạo thống truyền”

Hai câu đối này cho biết Đạo Cao Đài sẽ xuất hiện tại Nam phương mà Đức Cao Đài làm giáo chủ” (Huệ Lương, Cao Đài Giáo Sơ Giải, Saigon, Trang 23.)


Như thế, theo thiên cơ, Đức Thượng Đế khai Tam Kỳ Phổ Độ dưới danh hiệu Cao Đài vào thời Hạ ngươn này là Ngươn điêu tàn, vì nhân loại không còn giữ được lẽ sống thánh đức ban đầu, dục vọng che khuất chơn tâm, tình thương đồng loại không còn, nảy sanh các khối dục vọng xung đột nhau ác liệt, mọi giá trị đạo đức đều sụp đổ, nạn tận diệt là nguy cơ trước mắt.

Trong Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn đã dạy rõ:

Các con khá biết: Ðạo có ba nguơn, ba nguơn ấy là cái số cuối cùng của Trời, Ðất. Trước hết mở đầu là Thượng Nguơn. Thượng nguơn đây chính là «Nguơn Tạo Hóa», là ngươn đã gầy dựng cả Càn Khôn Võ Trụ. Vậy khi mới tạo Thiên lập Ðịa, nhơn loại sanh ra thì tánh chất con người rất đổi hồn hồn ngạc ngạc, còn đang thuần phát thiện lương, nên chi cứ thuận tùng Thiên lý mà hòa hiệp dưới trên, tương thân tương ái. Thời kỳ ấy người người đồng hấp thụ khí thiên nhiên, nên hằng cọng hưởng thanh nhàn khoái lạc mà vui say mùi Ðạo tháng ngày. Bởi đó đời thượng cổ mới có danh là đời «Thượng Ðức», mà Thượng Nguơn ấy cũng kêu là nguơn «Thánh Ðức» nữa.
Kế đó bước qua Trung Nguơn thì nhơn tâm bất nhứt, tập quán theo thói đời, thâm nhiễm những nết xấu mới làm cho xa mất điểm thiện lương, bèn cậy ở sức mình mà hiếp bức lấy nhau, chém giết lẫn nhau, tương sát, tương tàn, mạnh còn yếu mất thì mới sanh ra biết bao trường huyết chiến, không còn kể đồng loại, đồng chủng, đã lợt tình đồng nghĩa, đồng bào. Bởi đó đời trung cổ mới có danh là đời «Thượng Lực», mà Trung Nguơn ấy cũng kêu là nguơn «Tranh Ðấu» nữa.
Tiếp đến Hạ Nguơn, sự tranh đấu ngày càng ráo riết, dữ tợn, gớm ghê thì nhơn loại lại chê sức mạnh mà dùng não cân nên mới bày ra chuớc quỉ, mưu tà, kế sâu, bẩy độc, thiệt là khốc liệt phi thường. Xong đó cũng lẽ tự nhiên, càng tranh đấu mới càng tấn hóa. Ngặt càng tranh đấu lắm lại càng ác liệt lắm, nên tranh đấu thét phải đến ngay thời kỳ tiêu diệt. Bởi đó đời hiện tại là đời «Mạt Kiếp», còn Hạ Nguơn này là nguơn «Ðiêu Tàn.»
Nhưng hễ loạn là tới trị, vong tất phục hưng, nên ngươn tiêu diệt tất sẽ bước đến nguơn bảo tồn là nguơn Ðạo đức phục hưng, để sắp lập lại như đời thượng cổ, thế nên cũng gọi là ngươn «Tái Tạo.»

Vậy nhơn loại bước qua thời kỳ này là thời kỳ qui nhứt thống, đại luân hồi của Thiên Ðịa đó. Mà ngày nay đã đúng số nhứt định của Tạo Ðoan, đã tới nguơn cuối cùng của Thiên Ðịa, vì tính ra thì đã mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm, nên đã tới thời kỳ tạo Thiên lập Ðịa một lần nữa.”
(Đại Thừa Chơn Giáo, Mục Dưỡng sanh tánh mạng, Thánh giáo 18 tháng 9 Bính Tý 1936)- [Theo Thuyêt-lý THIỆU-KHANG-TIÊT , Ông ta chia ra như vầy :
12 giò(ÂL) là .1 ngày
30 ngày là.. 1 Tháng
12 tháng là … 1 Năm
30 năm là …. 1 Thế
12 thế ... …... 1 Vận
30 vận...............1 Hội
12 hội......... …..1 Nguyên = 1 Nguyên tính lại là 129.600 năm.]


Thế nên Đức Thượng Đế khai Tam Kỳ Phổ Độ để đem Chánh pháp giáo hóa chúng sanh biết giác ngộ, phục hồi nhân bản, sống đời thuần lương, dần dần xây dựng kỷ nguyên thánh đức.

II. Nguyên nhân do đức háo sanh của Thượng Đế trước khổ nạn của chúng sanh
.

1.- Tình hình bi đát trên thế giới

Những thập niên đầu TK 20 (trùng hợp với thời kỳ khai Đại Đạo trong Tam kỳ Phổ độ) khoa học bắt đầu phát triển, tiện nghi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, đồng thời chủ nghĩa đế quốc và kinh tế tư bản cũng nảy sinh; các nước lớn đua nhau đi chiếm thuộc địa, lớp người giàu có làm chủ hầu hết các nguồn lợi quốc gia, đa số thường dân đều bị đày đọa, nghèo đói.Thế giới chiến tranh thứ nhất nổ ra, tiếp theo là thế chiến thứ hai, các nước thuộc địa nổi dậy chống đế quốc, mâu thuẩn quyền lợi chủ-thợ phát sinh…Nhiều nơi trên thế giới công nhân và nông dân đứng lên đấu tranh chống sự bốc lột của các chủ nhà máy, các chủ điền . . ., loạn lạc, bạo lực đẩm máu xảy ra khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết khoảng 2 triệu người là một hậu quả thảm khốc do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh cục bộ, chủ nghĩa quân phiệt và guồng máy cai trị vô nhân đạo của đế quốc.

2.- Đại nguyện của Đức Cao Đài

Trước tình trạng thoái hóa cực độ của con người vào thời Hạ ngươn, cán cân đời sống xã hội chênh lệch về phía hưởng thụ vật chất, bất chấp các giá trị nhân phẩm, nhân đạo bị chà đạp, thế gian trở nên một trường sát kiếp đầy dẫy hận thù, nghiệp quả trả vay không bao giờ dứt, Đức Chí Tôn động lòng từ bi, quyết lập đại nguyên khai Đại Đạo cứu độ vạn linh:

CAO Thượng bổn nguyên Ðạo chí thành,
ÐÀI tiền chực rước đám lương sanh,
GIÁO minh chơn lý truyền tâm pháp,
CHỦ ý vào lòng rán luyện phanh.


Thầy mừng các con. Thầy miễn lễ các con.

Phú:
ời cùng cuối, Phật, Tiên giáng hạ, đem Ðạo mầu phổ hóa khắp Ðông Tây.
Cuối hạ nguơn máy Tạo vần xây, nạn tiêu diệt, sự họa tai không tránh khỏi.
Cơ dĩ định tang thương biến cải, ôi! là đời sao quá dại chẳng thức lý tầm nguyên.
Phong tục đành loạn lạc ngữa nghiêng, bỏ mất mối giềng của Ðạo Trời là luân thường cang kỷ.
Sao mà đời không chịu gia tâm suy nghĩ, để đặng tầm thiên cơ cầu diệu lý mà luyện kỷ, hầu quày trở lại chỗ nguyên thỉ cựu ngôi.
Ðể làm chi cứ mang lấy nạn khổ mãi luân hồi, Thầy dòm thấy luống chua xót đứng ngồi không yên dạ.
Nên hội Tam Giáo công đồng, Thầy lập tờ đoan thệ, đem Ðạo mầu phổ hóa độ tất cả đám quần sanh.
Nếu các con chẳng chịu tu hành, không bỏ dữ làm lành, Ðạo không thành Thầy nguyện không trở về ngôi vị cũ.
. .” (Đại Thừa Chơn Giáo, Đại nguyện của Đức Cao Đài)


Các đấng Phật Tiên đều nhận định đã đến lúc thiên cơ mở cuộc tận độ vì nhân loại đang tuột dốc vào địa ngục trần gian:

Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải và bảo tồn. Hiện tình nhân loại ngày nay đã tiến hóa rất nhiều trên phương diện lý trí, những khối óc tinh xảo, hầu hết đặt ước vọng vào công cuộc tầm thiên quật địa khuynh đảo sơn hà. Vì vậy mà Đức Thượng Đế không giao chánh pháp cho tay phàm nắm giữ. Tam Kỳ Phổ Độ, Thượng Đế chính mình giáng trần chọn lựa nguyên nhân thánh thiện trao gởi quyền pháp để phổ độ toàn linh xiển dương chánh pháp cho Đại Đạo lập thành, thế giới mới hòa bình, càn khôn mới an tịnh. Một hành vi rất giản dị mà lý huyền nhiệm khôn lường. Nếu chẳng phải chánh tâm tu kỷ thì khó tìm ra chánh lý để chứng quả Thiên tôn.” ( Đức Di Lạc Thiên Tôn, Tuất, 2.01.C.Tuất (7.2.70) tr.2)


III. Nguyên nhân khai Đạo tại đất nước Việt Nam


1.- Tình hình xã hội Việt Nam vào thời khai Đạo

Vào hậu bán TK 19, Việt Nam bị Pháp xâm lược. Năm Tự Đức 15, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất (1862), nhượng cho Pháp 3 tỉnh Miền Đông; đến năm 1874, lại ký hòa ước Giáp Tuất, nhượng thêm 3 tỉnh Miền Tây. Sáu tỉnh Nam Kỳ từ đó trở thành thuộc địa thực dân. Trung Kỳ và Bắc Kỳ là đất bảo hộ của Pháp.

Xứ Nam Kỳ là miền đất mới khai phá, dân tứ xứ từ miền Bắc, miền Trung, người Hoa, người Miên đến lập nghiệp khá đông, cộng với người bản xứ tạo thành những cộng đồng dân cư hòa hợp về phong tục tập quán, về tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng đạo giáo. . .Đặc biệt, ở mặt văn hóa, bắt đầu tiếp cận văn hóa phương Tây, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, hệ thống giáo dục mới đào tạo ra một hàng ngũ trí thức mới . . .

Tuy nhiên, chế độ cai trị hà khắc của thực dân, cộng với nạn cường hào ác bá làm cho nhân dân chịu nhiều áp bức, trở nên nghèo đói lầm than. Lòng yêu nước, tính hào hiệp của dân Nam Kỳ đã thúc đẩy nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên. Trường kỳ kháng chiến chống Pháp, toàn dân phải hy sinh nhiều xương máu. Đồng thời, sống giữa cuộc đời đen tối, con người cũng tìm về chỗ dựa tâm linh . . . Người Việt vốn dĩ có truyền thống tín ngưỡng Tam giáo, trong hoàn cảnh này, nhiều thành phần xã hội mạnh dạn học đạo, tu hành tại các chùa thuộc năm Chi đạo họ Minh:

Chùa Minh Thiện ở Thủ Dầu Một cầu thần tiên cho thuốc trị bệnh; chùa Vĩnh Nguyên chi đạo Minh Đường (Cần Giuộc) và nhiều chùa Minh Sư có nhiều bậc chân tu với khá đông đệ tử ; chùa Tam Tông Miếu (Sài gòn) tu pháp môn Minh Lý; chùa Minh Tân ở Bến Vân Đồn (Sài gòn) có cơ bút dạy đạo. Đó là các Chi đạo họ Minh đều thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Giáo Đạo Tổ, tất cả trở nên cơ duyên để Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận hàng tông đồ của Ngài sau nầy.

2.-Dân tộc được chọn.

Trong bối cảnh lịch sử và bản tính của con người và xã hội địa phương như thế, đất Nam kỳ có được cơ duyên để Thượng Đế khai sinh nền Tân tôn giáo. Nhưng sự đặt định này của Thiêng Liêng có nguyên nhân sâu xa mang ý nghĩa “dân tộc được chọn”:

Ngay thuở sơ khai nền Đạo, Đức Chí Tôn từng phán:

“Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương,

“Từ đây nòi giống chẳng chia ba,
Thầy hiệp các con lại một nhà.
Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,
Chủ quyền chơn đạo một mình ta.”
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Tòa Thánh Tây Ninh, q.1, đàn 19-9-Bính Dần (1926)


Ngày 13-12-1926, Thầy khẳng định:

Vốn Thầy lập nền chánh giáo cho dân Nam Việt chẳng phải là việc nhỏ đâu.”

Những đặc điểm của dân tộc được chọn, thánh ngôn cũng đã nêu rõ, gồm đức tin, đạo đức, ngưỡng mộ Thượng Đế và các Đấng trọn lành, tình thương và lòng hiếu hòa:
“Các con là dân tộc Việt cũng như các dân tộc khác sanh trưởng tại quả địa cầu này. Tình thương Tạo Hóa cũng ban đồng cho các con cũng như các con khác. Nhưng dân tộc các con đã đau khổ quá nhiều, non sông tổ quốc các con đã bị dày xéo lâu đời, nhưng các con được trội hơn chúng về đức tin, về lòng đạo đức, ngưỡng mộ Thượng Đế và các Đấng trọn lành. Tình thương các con không thiếu, lòng hiếu hòa các con có thừa, do đó dân tộc các con mới hạnh ngộ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.” ( Đức Chí Tôn,Thiên Lý Đàn, 30.10.M.Thân (19.12.68) tr.2)

3.-Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên và tín ngưỡng thờ Trời là nền móng tâm linh để Đức Chí Tôn khai minh Đại Đạo tại Việt Nam

Từ thời Bắc thuộc, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã lần lượt du nhập vào nước ta theo chân các bậc chân tu Trung Quốc, Ấn Độ, các quan lại cai trị . . .Các đền, chùa, miếu thờ Phật, thờ Thần Thánh, thờ các bậc Thánh hiền được xây dựng nhiều nơi. Trong dân gian, ngoài phong tục thờ cúng tổ tiên, nếp sống theo tam cang ngũ thường được đề cao, các giai thoại về luật nhân quả, chuyện thần tiên cứu giúp người lành được truyền tụng từ đời này sang đời khác đã tạo thành nền luân lý bền chặt trong đời sống gia đình, xã hội dân ta. Đặc biệt tín ngưỡng thờ Trời, thờ Thánh mẫu là niềm tin vào sự hộ trì ban phước của Thiêng liêng đối với sự sống còn của nông dân. Các lễ hội được mùa, cầu mưa, tế thần tạ ơn cầu phước, thể hiện đức tin có mối liên hệ giữa người và cõi vô hình thiêng liêng.

Tín ngưỡng thờ Trời của các triều vua ở nước ta thể hiện bằng lệ tế Nam giao tức tế Trời rất trọng thể, cầu cho quốc thái dân an.

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, từng giải bày truyền thống Tam giáo đồng nguyên như sau:

Này chư hiền đệ hiền muội ! Như chư hiền đã biết: Tư tưởng Tam Giáo đồng nguyên đã khai sinh từ những triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Trước thời kỳ này, các tôn giáo như Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo đều biệt lập với nhau về thế đứng trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng bản chất con người Giao Chỉ vốn là hiếu hòa nên sự thể hiện tinh thần đồng nguyên ba nhà đạo giáo ấy qua các Đấng Tiên Vương cho mở những trường thi Tam Giáo (Hai kỳ thi về Tam giáo: lần thứ nhứt mở năm 1195, triều Lý Cao Tông; lần thứ hai mở năm 1247 triều Trần Thái Tông. ( “Con đường Tam giáo Việt Nam” của Lê Anh Dũng)
và cho những giáo lãnh, những bậc tu hành mỗi phái này được tham dự vào công cuộc đại sự quốc gia. [ . . .]
“Chính tư tưởng đồng nguyên Tam Giáo ấy được thể hiện đầy đủ nơi chốn dân gian qua đời sống nhàn tản tiên dao xa lánh lợi danh để tu tâm dưỡng tánh, hay có chăng làm những việc lành để khỏi bị luân hồi kiếp nạn về sau, hay dốc chí đem tài đức của mình ra để tề gia trị quốc.”
(Trúc Lâm Thiền Điện, 30-6 Tân Hợi (18-10-71)

4.- Sự xác nhận của Thiêng Liêng về đặc ân “dân tộc được chọn” của dân tộc Việt Nam.

Đức Thánh Nữ Trưng Vương, trong một lần giáng cơ đã nói:
“Này các em!

Hảo Nam Bang! Hảo Nam Bang!
Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn.
"

Nhờ đấy nên dầu cách biệt bao nghìn năm vẫn có dịp hội ngộ với nhau trên huyền vi pháp nhiệm của Đức Thượng Đế. Dầu cách biệt bao nghìn năm, tâm sự Chị và các em hẵn không khác nhau là mấy.” (Thánh Thất Bình Hòa, Rằm.8.C.Tuất (14.9.70) tr.2)

Chư Tiền Khai Đại Đạo đã khẳng định:

Như vậy, ngày nay trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không riêng một quốc gia xã hội chủng tộc nào, vẫn được những hồng ân đại xá của Đức Chí Tôn chan rưới. Điều quan trọng hơn hết là mảnh đất bé con này lại là mảnh đất hạnh phúc, dân tộc thiểu số này lại là dân tộc được chọn. Như vậy, những dòng lịch sử, những di tích ắt phải được toàn dân toàn Đạo chú ý đến. Có phải vậy không chư hiền đệ.” (Vĩnh Nguyên Tự, Ngọ, 22.3.T.Hợi (17.4.71) tr.2

Các di tích lịch sử Đạo như ngôi Vĩnh Nguyên Tự là một dấu ấn đặc biệt chứng minh cho thiên ý chọn đất nước này làm thánh địa khai Đai Đạo TKPĐ, nên chính Đức Chí Tôn, trong một lầ giáng điển tại đây đã lưu ý chư Hướng đạo rằng:

“Các con yêu mến ! giờ này Thầy đến trần gian cùng các con để thăm viếng Vĩnh Nguyên Tự là một di tích trong những di tích Tiền Khai Đại Đạo hiện đang bị tiêu sơ sụp đổ về mặt hình thể vật chất. (VNT-1970).

"Các con ơi ! các con hãy bình tâm lóng nghe Thầy phán dạy.
Trước kia, tại nơi này, Thầy vận chuyển cho Trung, Lịch, Cư, Tắc đến nơi này để luận bàn hoạch định cùng nhận lãnh thi hành một sứ mạng mà Thầy đã phó giao. Đó là sứ mạng khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, lập thành trụ tướng cùng những kinh điển quyền pháp đạo luật để hoằng dương chánh pháp phổ độ nhơn sanh.
[. . .]
Hỡi các con ! đừng đứa nào mãi lo riêng tư cho chùa thất mình, cho chi phái mình, đã đành quên một điều căn bản đó là tu bổ tái thiết trước nhứt những di tích lịch sử khai đạo. Trên danh nghĩa, những di tích đó chưa từng nhuộm màu sắc chi phái và cũng chưa từng bị lem ố bởi danh từ chia rẽ phái chi. Các con muốn tạo điều kiện cho cơ quy nguyên thống nhứt Đạo mà quên đến yếu tố ấy là một điều rất thiếu sót vậy.

Trong tương lai, rồi đây các thánh thất thánh đường sẽ được tuần tự tu bổ lại để kiện toàn thánh thể Chí Tôn, và cũng là việc tạo điều kiện làm sáng danh Đạo.
” (Vĩnh Nguyên Tự, Ngọ thời mùng 3 tháng Chạp Canh Tuất (30.12.70)

Đức Chí Tôn đã hơn một lần tiết lộ thiên cơ khai Đạo tại Việt Nam:

Các con ôi! Thầy là Chúa Tể Càn Khôn, sanh ra muôn loài vạn vật, bao nhiêu cuộc tuần hoàn, dinh hư tiêu trưởng, đó là sự mầu nhiệm của Thầy đã định sẵn. Vì vậy, mà đến buổi Hạ Nguơn, Thầy đến xứ Việt Nam này để khai Đạo, kêu gọi các bậc nguyên nhân hãy sớm lập công bồi đức, hướng dẫn toàn thể sanh linh sớm tỉnh tu để về cõi trường tồn chánh giác, hoặc hưởng đời Thượng nguơn thánh đức.” ( Nam Thành Thánh Thất, 1.1.Ất.Tị(2.2.65) tr.2

Đức Vô Cực Từ Tôn dạy thêm:

Hỡi các con! vạn vật trong thế gian đều là do nơi đức háo sanh Tạo Hóa. Mẹ là Mẹ chung tất cả, không phải riêng một nơi nào, một giống dân nào hay một nước nào, nhưng luật định thiên nhiên, tam nguơn vận chuyển đến thời kỳ phải dùng tiểu quốc để khai hội Niết Bàn, nên mượn Việt Nam ban truyền chánh Đạo.” ( Chơn Lý Đàn, Rằm.6.Ất.Tỵ (13.7.65) tr.1)

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn từng minh thị ý nghĩa Chí Tôn khai Đạo tại Việt Nam như sau:


“Đức Thượng Đế mở cơ tận độ,
Đất Việt Nam sớm trổ hoa lành;
Giữa hồi thế giới chiến tranh,
Đạo mầu gieo rải ơn lành bố ban.
Độ nguyên nhân vào hàng thánh thiện,
Dắt người đời tu tiến lập công;
Gầy nên xã hội đại đồng,
Từ bi bác ái trong vòng khuôn Thiên.
Dầu thế sự đảo điên nguy khốn,
Dầu nhơn tâm ly loạn tán phân;
Trời Nam mở rộng đường trần,
Gót Tiên dặm thẳng độ lần chúng sanh
.” (Văn Phòng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 20.3.Canh Tuất (25.4.70)

IV- Thượng Đế khai Đạo tại Việt Nam để thiết lập quyền pháp thực hiện sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

1.- Quyền pháp Đạo

Quyền pháp là điểm “Đạo”, là quyền năng của Thượng Đế đặt để vào một cơ cấu nhứt định để tác động cơ cấu ấy chuyển hóa hoàn thành sứ mạng được ban trao.
Đức Lý Giáo Tông đã dạy rõ quyền pháp của thực thể Cao Đài:

Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp nầy thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể "Đạo Cứu Thế" trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như có ngòi gà trong quả trứng vậy.

[ . . .] Không phải Thượng Đế cấy lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ. Ngoài ân ban, Đức Thượng Đế còn nhận thấy dân tộc nầy có thể thực hành sứ mạng "Hảo Nam Bang, Hảo Nam Bang, Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn" [ . . .]

“Sứ mạng của dân tộc nầy to tát như thế, quyền pháp quan trọng như thế, không phải làm không được. Chư đệ muội hãy chờ đợi, việc sẽ đến và đang đến. Từ ngàn xưa, trên lịch sử đã từng được nghe và thấy rõ. Việt Nam một dân tộc mà tất cả thế giới đều nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới, mà nhìn vào chính nó là một động năng cứu rỗi xây dựng mới trên toàn thể nhân sinh.”

“Chư hiền đệ muội nên nhớ rằng : Nếu một quyền pháp, một phuơng thuốc trị dứt căn bịnh của dân tộc, giải thoát sự hủy diệt của dân tộc nầy thì sẽ giải phương thuốcthoát được sự hủy diệt cả thế giới. "Bảo sanh nhân nghĩa đại đồng" Lý thuyết là một lẽ mà quyền pháp có hay không để thực thi là một điều khác.

“Muốn đại đồng cùng thiên hạ, hãy đại đồng với xã hội tại dân tộc của chư hiền trước đã.”


Cuối cùng Đức Lý Giáo Tông nói rõ:

“Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp đạo chính là sự thương yêu giải thoát cai trị để tiến hóa.” (Nam Thành Thánh Thất, 01-01-Kỷ Dậu, 1969)

2. –Sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Sứ mạng ĐĐTKPĐ về mặt thiên cơ, theo luật Tiến hóa “Chu nhi phục thỉ”, là sứ mạng Qui nguyên. Sứ mạng qui nguyên sẽ tác động toàn diện và toàn thể, từ mỗi con người, mỗi tôn giáo, mỗi dân tộc, và cả nhân loại. Có thể nói, Tam Kỳ Phổ Độ là “Cơ Qui nguyên hiệp nhất”
Đối với cá thể, qui nguyên là qui tâm
Đối với tôn giáo, qui nguyên là trở về nguồn gốc Đại Đạo
Đối với các dân tộc và nhân loại, qui nguyên là phục hồi nhân bản
Thế nên, khi Thượng Đế khai Đạo đã nêu lên Tôn chỉ “ Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” và mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát.” Cả hai tiêu ngữ đều thuộc về sứ mạng qui nguyên. Tôn chỉ nhằm đưa vạn giáo qui về Đại Đạo là chỗ “Đắc nhất” của mỗi tôn tôn giáo. Mục đích nhằm phá vở những ngăn cách giữa người và người trong cuộc sống thế gian bằng sự đắc nhất nơi “nhân bản”; và giải thoát tâm linh bằng cách xóa bỏ sự ngăn cách giữa con người với Thượng Đế, tức “hiệp một cùng Thầy” hay Tiểu linh quang qui nguyên về Đại linh quang.
Do đó, nói “Sứ mạng ĐĐTKPĐ” là “Sứ mạng qui nguyên” tức căn cứ theo nguyên lý “Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn” trong trời đất.
Đối với mục tiêu “cứu độ chúng sanh”, thì Sứ mạng ĐĐTKPĐ là sứ mạng “tận độ Kỳ Ba”, là cơ cứu độ cuối cùng trong thời Hạ ngươn này, giáo hóa con người đi vào con đường đạo đức (con đường tiến hóa), từ bỏ con đường sa đọa (con đường thoái hóa), như thánh ngôn của Chí Tôn ngay từ sơ khai Đại Đạo:
“Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương”,
Hỉ chư môn đệ, chư ái nữ, chư nhu, chư tín nữ.
“Chư nhu nghe: Ta vì lòng đại từ đại bi, vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ. Tôn chỉ để vớt những kẻ hữu phần vào nôi địa vị cao thượng, để tránh số mạng luân hồi và nâng những kẻ tánh đức bước vào cõi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó nơi thế gian nầy.” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, q.1, TT. Ninh, Lundi 6 De1cembre 1926 (2-11-Bính Dần)

KẾT LUẬN

Như đã trình bày khái quát trên đây, đề tài “Nguyên nhân Đức Thượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam” được phân tích làm hai phần:
_Nguyên nhân Đức Thượng Đế khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
_Nguyên nhân Đức Thượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam
Nguyên nhân thứ nhất thuộc về thiên cơ, do qui luật tuần hoàn giáp mối, trải qua Thượng ngươn, Trung ngươn, đến Hạ ngươn tức Ngươn “tái tạo dinh hoàn” (lập lại cõi thế gian) để vạn loại chúng sanh qui nguyên phản bổn. Cuộc nhân sinh được cải tạo thành đời thánh đức trở lại Thương ngươn. Đời sống tâm linh quay về Chơn tâm, Thiên tánh.
Nguyên nhân thứ hai do dân tộc Việt Nam là dân tộc được chọn, vì dân tộc này có truyền thống đạo đức lâu đời, có tinh thần dung hòa tổng hợp giáo lý Tam giáo, có đức tin nơi Thượng Đế, có bản chất hiếu hòa, là những duyên lành để Chí Tôn đặt nền móng Đại Đạo, ban truyền Chánh pháp để hoằng khai đại cuộc Cứu Độ Kỳ Ba cho toàn thể thế giới nhân loại.
Vậy, với tình cảm thiêng liêng, yêu mến, quí trọng sâu sắc Thánh địa Nam Bang là đất nước được Chí Tôn chọn lựa khai mở Đạo Trời, ban trao sứ mạng Quyền pháp Cao Đài cho dân tộc ta, chúng ta hãy đón nhận và gắn bó với cơ duyên hi hữu này, sống đạo hành đạo trên tổ quốc này hco đến ngày công viên quả mãn, như tâm tư của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn trao gởi cho chúng ta năm nào:

“Đã ở nơi đây, đã sống nơi đây, nhất là đã sanh trưởng nơi đây và ngày nào đó sẽ gởi tấm xương tàn nơi đây vào lòng đất mẹ, tôn giáo này cũng phát nguyên nơi đất nước này là đất nước của dân tộc Việt, mỗi người có bổn phận xây dựng nó. Tuy đa diện mỗi người mỗi cách, nhưng con số cứu cánh là an vui hạnh phúc, đạo đức, tiến bộ cho tất cả mọi người trên mảnh đất này. Mỗi người mỗi vai tuồng, mỗi tổ chức mỗi giai đoạn cần thiết của nó, nhưng chung qui phải là lấy đạo đức để san định tất cả làm nồng cốt cho công cuộc xây dựng đời thượng nguơn thánh đức.
Lúc này và tiếp diễn là cơ sàng sảy chọn lọc không luận trong đạo hay ngoài đời. Ai sáng suốt hãy lãnh hội ! Ai có tai hãy lóng nghe ! Ai thương thân mình hãy khép mình trong đường lối chánh chơn ! Ai thương gia đình mình hãy kêu gọi khuyến khích, giáo dục nhau cùng tu cùng tiến. Ai thương dân tộc đất nước mình hãy gây dựng tình thương yêu từ bản thân đến tập thể, thiết lập một "Thế Nhơn Hòa" để chỉnh an thiên hạ. Đó là con đường phải đi và sẽ đến.” (Vĩnh Nguyên Tự, 16-1 Bính Thìn (15-2-76)


Thuyết trình tại Vĩnh Nguyên Tự
(Lễ kỷ niệm Tái thiết VNT, 15-3-Canh Dần; 28-4-2010)
THIỆN CHÍ


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây