Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
NĂM MỚI, NHÌN LẠI SÁNG KIẾN HÒA BÌNH CŨ Theo sáng kiến của UNESCO, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ...
-
Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...
-
LỊCH SỬ THÁNH THẤT PARIS Ghi lại lịch-sử thành-lập Thánh-Thất Cao-Đài Paris là để tưởng-nhớ đến những người tiền-phong đã không ...
-
Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm ...
-
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...
-
Ngũ Thời /
Theo Ngài Trí Giả Đại Sư thì Đức Phật thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như sau : 1. Thời ...
-
Tôn giáo /
Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu ...
-
Đức Ngô Minh Chiêu là vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Thượng Đế; đứng đầu một nhánh ...
-
Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định ...
-
Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân ...
-
LUYỆN KỶ /
Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...
-
Người đời thường nói: "tạo tự thì dễ, tạo tăng (con người) mới khó". Nói như thế không có nghĩa ...
Thiện Chí
Hiện trạng và xu hướng của thời đại chúng ta
Hiện trạng và xu hướng của thời đại chúng ta
.1.1. Con người ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo
Nhân loại đang ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo.
Ở cực đoan khoa học, con người sùng bái khoa học, nhưng khoa học không thể tìm ra bản thể của vạn vật. Khoa học không thể trình bày trực tiếp và trọn vẹn các thực tại. Hậu quả là con Người phải làm việc đầu tắt mặt tối để được hưởng thụ thành quả của khoa học mà không tìm thấy lý tưởng cho kiếp người. Con người bị cơ giới hóa, bị vong thân.
Ở cực đọan đạo giáo, con người tôn thờ thần tượng hay Thượng Đế nhưng không làm sáng tỏ được giáo lý cao siêu; đạo giáo trở thành một sự đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng đơn thuần. Như thế đạo giáo cũng làm cho con người vong ở con người một khả năng tiến hóa ngược lại trở nên nô lệ của thần quyền. Hậu quả là có sự cố chấp kỳ thị giữa các tôn giáo khác nhau làm cho nhân loại bị chia rẽ trầm trọng. Tôn giáo không tìm thấy ánh sáng minh triết của Thượng Đế nơi Con người mà lại đố kỵ với khoa học nên làm cản trở bước tiến hóa của nhân sinh. thân; không khải ngộ
+ Không lý tưởng: sa đọa và tự hủy.
+ Kỳ thị - bất công - đau khổ: chối bỏ cuộc đời, thù hận cuộc đời.
1.3. Con người đánh mất chủ vị nhân bản – mất tình thương
Con người lấy địa vị giai cấp hay sự giàu có của quốc gia để tự tôn và chinh phục : gây ra đau khổ cho xã hội và chết chóc cho các dân tộc.
Con người đem giáo điều mê hoặc giáo dân gây ra các cuộc “Thánh chiến” đẩm máu.
Con người kỳ thị màu da, kỳ thị dân tộc tận trong xương tuỷ, trở bên tàn bạo mất nhân tính.
Có thể thấy được bốn xu hướng tích cực của thời đại ngày nay.
Xu hướng thứ nhất, là muốn thực hiện một cộng đồng xã hội có bình đẳng giữa người và người thực sự. Cần lưu ý về ý nghĩa hai chữ “cộng đồng”: tương sinh hai chiều hay đa phương chứ không phải một chiều.
Xu hướng thứ hai, là muốn thực hiện một cộng đồng thế giới có nghĩa vụ bảo vệ cuộc sống hòa bình chung và mọi người có quyền thụ hưởng, đồng thời biết thực hiện những tiến bộ của loài người cho cuộc sống của mình. Ta có thể tìm thấy một ví dụ về xu hướng này qua tuyên ngôn của hội nghị ALMATA năm 1978 về săn sóc sức khỏe con người. Những ví dụ khác có thể được tìm thấy qua những tổ chức từ thiện không biên giới.
Xu hướng thứ ba, là nhắm mục tiêu cơ bản nhất cho mọi hoạt động của các quốc gia là phục vụ con người và phục vụ toàn thể loài người; xóa bỏ bất công giữa các quốc gia trên mọi lãnh vực.
Xu hướng thứ tư, là đề cao lòng nhân đạo, phát huy di sản văn hóa của mọi dân tộc như di sản chung của nhân loại.
3. Xu hướng mới của các tôn giáo
Các tôn giáo cũng thể hiện một xu hướng mới: hướng tới sự cộng tác, liên kết.
Phái Vệ Đàn Đà, thông qua Đại sư Vive Kananda, đã tuyên bố:
“Nếu bạn tìm một tôn giáo toàn thế giới có thể áp dụng cho mọi người, thì tôn giáo đó không phải là một cuộc chấp nối suông những tín ngưỡng khác nhau mà nó phải lấy những tín ngưỡng đó tạo thành một tổng thể, phải bao gồm mọi trình độ tôn giáo.”[1]
Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã, trong bản Tuyên ngôn “Thời đại chúng ta” của Công đồng Vatican II (1964), đã viết:
“Trong sứ mạng phát động sự hiệp nhất và tính bác ái giữa mọi người và hơn thế nữa giữa các dân tộc, hội thánh, trong bản tuyên ngôn này, trước hết xét đến cái mà mọi người đều có như một di sản chung và nó thúc đẩy tất cả cùng sống định mệnh của mình.”[2]
Trong Cao Đài giáo, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
“Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm “quyền pháp”. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể đạo cứu thế.(…) Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.”[3]