Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
02/11/2007
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Tìm hiểu Khoa học nhân văn và tính nhân văn

I. Định nghĩa Nhân văn: Nhân 人 là con người; Văn: 文 là văn vẻ; văn từ; cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn", như văn minh, văn hóa . . . (Hanosoft Dictionary)

Tính nhân văn: phẩm chất tốt đẹp, đạo đức, sáng tạo của con người.

Tính nhân văn được thể hiện trong những lãnh vực như lịch sử, văn hóa, triết học, tâm lý học . . .

II. Khoa học nhân văn: Theo tác giả Đỗ Duy Minh,Triết giáo Đông phương, nxb Đai học quốc gia TP.HCM, 2003. Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh dịch. (Khoa học nhân văn và người trí thức cộng đồng, tr. 265) khoa học nhân văn là những bộ môn nghiên cứu hàn lâm có liên quan trực tiếp và thiết thân đến việc tự phản tỉnh về bản thân (self reflexivity). Những lãnh vực như ngôn ngữ, văn học, văn hiến cổ đại, lịch sử, nhân học văn hóa (cultural anthropology), triết học và tôn giáo, đã giúp chúng ta có thể thể hiện được những tình tự, truyền thống, ký ức, biểu tượng, tư duy và những mối bận tâm tối hậu (ultimate concerns), trên bình diện cá thể (individually) cũng như trên bình diện công thể (communally).

Theo Kourganoff,Triết văn trich dịch - Luận lý học, nxb TP.HCM, 1992. Trịnh Huy Tiến & Bùi Hữu Sủng, tr. 491.khoa học nhân văn gồm những môn nghiên cứu về thái độ, cử chỉ của con người khi sống với cá nhân mình và xã hội. Dưới đây ta sẽ thấy những ngành chính: lịch sử, xã hội học, tâm lý học (ta tạm bỏ ra ngoài: địa lý nhân văn, kinh tế học, v.v.). Mấy môn ấy cũng áp dụng những phương pháp của khoa học thiên nhiên, nhưng con người có tư tưởng, có tự do, nên các hiện tượng thuộc về người cũng có đặc tính của chúng.

Theo các học giả Trung Quốc, từ ngữ "humanities" hay "nhân văn" 人文, được đề cập sớm nhất trong Kinh Dịch, trong đó chữ "nhân văn" được đứng kế chữ "thiên văn" 天文, (những nguyên lý trong trời đất) hay thiên nhiên; thánh nhân khảo sát "những nguyên lý của trời đất" (principles of heaven) và do đó thấy được sự biến dịch trong thời gian; khảo sát "nhân văn" hay " những nguyên lý nơi con người" (human principles) và từ đó học cách chế ngự thế gian bằng văn hóa. Thế nên, từ ngữ "văn hóa" cũng liên quan với khái niệm ban đầu của "nhân văn". Trong Khổng học, văn hóa liên quan đến nội dung của Ngũ kinh cũng như nhạc và lễ. Cũng có nhận thức phổ biến rằng cốt tủy của Khổng giáo là nhân học hay sự học làm người.Leo Ou-fan Lee. [The following is the written version of a speech at the City University of Hong Kong on January 28, 2002. The contents depart of course from the oral delivery, but the argument remains the same.]

Theo Tây phương,The Massachussette Foundation for Humanities (http://www.mfh.org/foundation/contact.htm) nhân văn (humanities) [ở đây có nghĩa các khoa nhân văn] thường được định nghĩa như một nhóm học thuyết hàn lâm. Quốc hội Hoa Kỳ đã dùng định nghĩa này khi Tài khoản Quốc gia về Nhân văn được thành lập vào năm 1964, theo đó nhân văn bao gồm, nhưng không giới hạn: lịch sử; văn học; triết học và đạo đức học; ngoại ngữ và văn hóa; ngôn ngữ học; triết học luật; khảo cổ học; tôn giáo đối chiếu; sử học, lý thuyết, và phê bình nghệ thuật; và các hình thức khoa học xã hội (nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, khoa học chính trị, chính quyền và kinh tế). Tất cả dùng phương pháp lịch sử và diễn dịch hơn là các phương pháp đo đạc.

Nhân văn tự nó liên hệ với tất cả thành tích của kinh nghiệm con người – khám phá, tiếp cận, thuyết minh, cải tiến nó, đồng thời đóng góp thêm vào đó.

Chúng ta cần đến nhân văn. Thiếu nhân văn chúng ta không thể tự chủ khôn ngoan và hoàn hảo.

III. Tính nhân văn của một số bộ môn khoa học nhân văn.

1. Ý nghĩa của lịch sử: Theo Karl Jaspers,Triết văn trích dịch, sđd, tr. 551 để ý thức về bản thân chúng ta, không có thực tại nào cần yếu cho ta bằng lịch sử. Chính lịch sử đã mở cho ta một chân trời rộng rãi nhất về con người, đã lưu lại cho ta những giá trị truyền thống khả dĩ xây dựng nền tảng cho cuộc sống của ta, đã chỉ cho ta những tiêu chuẩn để áp dụng trong hiện tại.
Lịch sử đã giải thoát ta khỏi sự nô lệ vào hiện đại, một sự lệ thuộc mà ta không nhận thức. Lịch sử còn giúp ta nhận thức những khả năng cao cả và những sáng tạo bất hủ của con người.

2. Nhân chủng học: Theo Gaetan Picon,Triết văn trích dịch, sđd, tr. 615 nhìn tổng quát những tư tưởng hiện đại, nhân chủng học là một ngành trong các ngành quan trọng của xã hội học. Nó cung cấp cho xã hội học những điều quý hóa về xã hội nguyên thủy. Durkheim khảo về thị tộc thờ vật tổ và tìm thấy những tia sáng về nguồn gốc gia đình. Ngày nay, nhân chủng học phát triển mạnh nhờ những tiến bộ khoa học và những phương tiện giao thông nhanh chóng. Nó có tham vọng đưa ra một nền nhân bản mới.

Những phương pháp mới rút ở hóa học, vật lý học và cả ở thực vật học ngày nay đã mở ra những viễn ảnh bao la cho nhân loại học. Ví dụ, cách phân tích các loại bắp đã cho phép xếp hạng lại các nền văn minh kế tiếp ở Mễ Tây Cơ và ở Trung Mỹ.

Hình thái suy tầm nghiên cứu mới này đã khiến một số người nghĩ rằng vì tính chất vô ngã, nhân chủng học mang nhiều tính chất khách quan hơn tất cả các khoa học nhân văn khác. Một nhà xã hội học trứ danh người Pháp, ông Levi Strauss, đã viết:

"Mỗi ngày người ta nhận thấy thêm rằng nhân chủng học ở một địa vị có thể đưa ra một nền nhân bản mới. Có lẽ việc khám phá ra nền văn hóa cổ ở thời đại phục hưng là một kỳ công của nhân chủng học . . . Nhưng trào lưu hiện đại có tham vọng rộng lớn hơn, nhưng yếu tính của trào lưu ấy không khác biệt về phương pháp: xưa và nay vấn đề vẫn là đạt được sự hiểu biết con người bằng cách nghiên cứu và đối chiếu đa số kinh nghiệm của loài người . . . ngay trong những công việc cần cù tầm thường của các đoàn người vô danh, tức là trong các xã hội."

3. Tôn giáo: Tôn giáo là một hiện tượng văn hóaTôn giáo - Lý luận xưa và nay, nxb Tổng hợp TP.HCM, 2005, nhiều tác giả, tr. 284.

Tôn giáo là một trong các lãnh vực của hệ thống văn hóa. Có người cho rằng "toàn bộ nền văn hóa thế giới đều bắt nguồn từ lễ nghi, mà đến lượt mình, lễ nghi lại là một bộ phận cấu thành của tôn giáo".P.S. Gurevich, Triết học văn hóa, Matxcơva, 1995, tr. 93, 110 (dẫn theo sách trên)Có quan điểm khác cho rằng loại hình lịch sử đầu tiên của văn hóa là loại hình nguyên thủy, hỗn mang, thần thoại, đó mới là thành tố phi vật thể của nó. Đó là những tri thức, kỹ năng, chuẩn mực, tín ngưỡng, những lễ nghi, bài hát, những trang trí, điệu múa, v.v. Các lãnh vực văn hóa tinh thần khác như nghệ thuật, tôn giáo, triết học, đạo đức được tách ra trong quá trình phân hóa của các loại hình này.

Để luận chứng cho cội nguồn của văn hóa là từ lễ nghi, tức là từ tôn giáo, người ta thường dẫn ra "luận cứ nguyên từ học": có thể vào thời xưa các thuật ngữ (các khái niệm) "lễ nghi" (culte) và "văn hóa" (culture) là giống nhau, thuật ngữ "culte" bắt nguồn từ thuật ngữ La Tinh "cultus"- tôn thờ. Như vậy tôn giáo thể hiện là một trong các lĩnh vực của văn hóa tinh thần. Với quan niệm như vậy thì tôn giáo và văn hóa không tách biệt và không xa lạ nhau, tôn giáo không vượt ra khỏi khuôn khổ của văn hóa, không bị "tước mất" những đặc điểm vốn có của nó với tư cách một hiện tượng văn hóa. Mặt khác, chỉnh thể văn hóa không thể thiếu tôn giáo, không đánh mất nó, giữ lại nó trong mình, không thu hẹp nội dung và không gian của nó.

IV. Nhận dịnh giá trị nhân văn trong Khổng giáo (như một tôn giáo tiêu biểu)


Khổng Tử tìm thấy Đạo trong các tiềm năng nội tại của con người được định nghĩa từ góc độ vũ trụ nhân sinh luận.

Sự tập trung vào tính chất quan trong hàng đầu và tính đa diện phong phú của khái niệm NHÂN 仁 trong Luận ngữ là một biến cố vĩ đại trong vũ trụ biểu tượng của tư duy Trung Quốc thời cổ và rõ ràng cho thấy sự đột phá này mang tính siêu nghiệm theo ý nghĩa là khái niệm NHÂN, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhằm chỉ định một giá trị tối hậu vượt qua cả sự sống và cái chết. Khổng Tử nói: "Một bậc thức giả cương quyết và một con người có lòng nhân sẽ không bao giờ tìm cách sống mà để làm hại lòng nhân. Anh ta thà hy sinh cuộc sống của mình để thực hiện lòng nhân."Chí sĩ nhân nhân vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân. (Luận ngữ, 15: 8)

Niềm tin của Khổng Tử vào khả năng hòan thiện (perfectibility) trong bản tính nhân loại thông qua sự tự nỗ lực, như một câu trả lời cho những khuynh hướng phi nhân trong thời đại lịch sử đang bủa vây ông. Niềm tin đó hướng dẫn toàn bộ năng lực của ông vào việc chuyển hóa thế giới nhân loại từ bên trong. Thái độ tập trung này đạt căn bản trên niềm xác tín rằng giá trị tối hậu của tồn tại nhân sinh nằm kề sát bên cạnh con người và ước muốn đạt đến nhân tính sẽ dẫn đến sức mạnh cần thiết cho việc hiện thực hóa.Triết giáo Đông phương, nxb Đại học quốc gia TP. HCM, Đạo, Học, và Chính trị trong học thuyết nhân văn Nho giáo cổ điển. Đỗ Duy Minh (Đại học Harvard). Dương Ngọc Dũng dịch chú, tr. 242-243

V. Kết luận: Khoa học nhân văn như được đề cập trên đây là những bộ môn khoa học có mục đích nghiên cứu, khám phá những giá trị trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tình cảm của con người suốt quá trình lịch sử nhân loại.

Những giá trị ấy được xem là nhân văn vì nó do chính con người tạo ra, vừa có tính thiết thân, vừa có tính phổ quát, đồng thời, với nó nhà khoa học đánh giá được năng lực con người, mức độ tiến bộ, tiến hóa của loài người qua chiều dài thời gian và chiều rộng không gian.

Với khoa học nhân văn, các nhà nghiên cứu dần dần khẳng định được NHÂN BẢN là bản vị làm người, dẫn đến khẳng định Con Người là sinh vật tiến hóa cao nhất và đang còn tiếp tục tiến hóa do khả năng phát huy Nhân Bản.

Từ những nhận định trên đây, ngày nay khoa học và tôn giáo đều nhìn nhận con người là một tiểu vũ trụ, có một năng lực nội tại siêu việt gọi là thiên tính hay phật tính hay "giá trị tâm linh siêu việt".

[ Ảnh trên: Tam Thánh ký hòa ước - Một biểu tương của đạo Cao Đài có tính nhân văn rất cao]
Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây