Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Bức tranh văn hóa Sa Huỳnh đã rõ ràng hơn / Sưu tầm từ Báo Lao Động

    Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng ...


  • Vào dịp khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 1965, Đức Chí Tôn ...


  • Nhiều người cho rằng Thiền Tông khác với Tịnh Độ Tông , vì một bên chú trọng vào tự lực, ...


  • Thánh giáo Trung Thu Canh Tý / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    (Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...


  • Dòng thiên ân / Thiện Chí

    Hôm nay, theo vận số của một năm là thời điểm Hạ nguơn. Thời điểm này được chọn làm ngày ...


  • DUY NGÃ ĐỘC TÔN / Khiêm Cung sưu tầm

    Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau: Thiên thượng thiên ...


  • Tấm mạng nhện / Huệ Khải

    Sau trận chiến ác liệt, một người lính lạc khỏi đồng đội trong lúc rút lui. Lẻ loi giữa rừng ...


  • Ngược Dòng Đạo Sử / Đạt Tường

    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo-cơ phổ độ đã hiện diện trên Nam bang Thánh địa ...


  • Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...


  • Nhân lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ vào ngày Rằm tháng 2 năm Đinh Dậu, một ...


  • Long Vân một hội Bính Thìn Xuân Hoa nở trăm hoa hiện khí Thần Giáo lý Cao Đài nương giải thoát Chủ quyền ...


  • Ý nghĩa ngày lễ Thượng ngươn Thiên Quan Tứ Phước / http://vn.360plus.yahoo.com/kimchung_y4/article?new=1&mid=888

    Từ xưa đến nay, đồng bào Việt và Hoa đến ngày rằm tháng Giêng, nhân tiết xuân còn đượm, thường ...


07/01/2010
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/02/2010

Con người Đại Đạo

I. DẪN NHẬP

Vào đêm Rằm tháng 10 Giáp Dần (28.11.1974), nhằm ngày kỷ niệm đại lễ Khai Minh Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý đã được đặc ân của Đức Chí Tôn giáng lâm dạy Đạo.
“ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ KIM VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG, Thầy các con. Thầy mừng các con. Hôm nay các con hội hiệp cùng nhau thiết lễ Khai Minh Đại Đạo, Thầy cùng chư Phật Tiên giáng trần ban hồng ân cho các con.

THI

Chan rưới hồng ân trẻ gội nhuần,
Tu thân hành đạo độ sanh dân;
Cho nên chút phận nơi trần thế,
Trở lại Thiên Cung hợp điểm thần.

Thầy ban ơn, miễn lễ các con đồng an tọa nghe Thầy dạy :

Hỡi các con !

THI BÀI :

Thầy mừng thấy các con hội hiệp,
Cùng vui ngày giao tiếp Đạo khai;
Nam phương mở rộng Cao Đài,
Trường thi Đại Đạo hoằng khai hội nầy.
Cơ phục thỉ vần xoay diễn biến,
Luật tuần huờn luân chuyển không ngừng;
Dặn con từ lúc đầu xuân,
Hè sang, thu mãn, đông quân lại về.
Trải một cuộc giác mê nhân sự,
Đường trăm năm sanh tử luân hồi;
Tiến trình Thầy dặn khúc nôi,
Cao Đài Giáo Lý con ôi học hành. [ . . .]

Kính thưa quí vị,

“Nam phương mở rộng Cao Đài,
Trường thi Đại Đạo hoằng khai hội nầy.”
Thầy mở ra trường thi Đại Đạo, đã chỉ rõ tiến trình hành đạo, lại dặn dò con cái phải cố gắng học hành giáo lý Cao Đài. Lòng Thầy từ bi vô lượng, mở trường thi mà vẫn thường xuyên cung cấp cho bài vở, nhắc nhở sĩ tử học thi. Người học thi là người đạo Cao Đài, thi đậu trường Đại Đạo mới được phát bằng hay chứng chỉ Con Người Đại Đạo.
Vậy hôm nay, nhân ngày kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo, để vâng lời thánh huấn của Thầy, chúng ta hãy cùng ôn học đề tài “Con người Đại Đạo”

II. NGƯỜI ĐẠO CAO ĐÀI

Trước khi vào chánh đề “Con người Đại Đạo”, chúng ta hãy định tâm, xem trong lãnh vực tôn giáo, hiện giờ chúng ta là ai ? Câu trả lời đơn giản sẽ là: “mình là người đạo Cao Đài”. Thật vậy, đơn giản như người tín hữu Công giáo, như người tín đồ Phật giáo. . .Nhưng nghĩ thật kỹ, có phải chỉ đơn giản như thế không?

Khi nhập môn vào Đạo là tự nguyện bước qua ngưỡng cửa Cao Đài. Sự tự nguyện đó có nhiều nguyên nhân thúc đẩy. Do cha mẹ, ông bà hay quyến thuộc là người đạo Cao Đài. Do đi tìm một chỗ dựa tâm linh. Do có đức tin nơi Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng. Tất cả đều bình thường, và vẫn bình thường trong mọi sinh hoạt cúng kính, lễ lạc của người giữ đạo. Nhưng có phải tất cả mọi người đều ý thức, đều nhớ rằng mình đã trở thành một phần tử của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ? Mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một đại cuộc phi thường, kỳ diệu trên tất cả những gì phi thường kỳ diệu trên thế gian, từ thiên thượng đến thiên hạ, từ quá khứ đến vị lai.

Phần tử này không phải là một hạt cát trong bãi cát, một hạt lúa trong đám lúa, hay một con người bình thường sanh ra trong thời hiện đại. Nếu con người này đã tự đặt mình vào Tam kỳ Phổ Độ bằng giác ngộ thật sự thì sẽ trở thành một con tin của Thượng Đế Cao Đài, hay hơn nữa có thể trở thành “một thiêng liêng” tại thế.

Nên Đức Đông Phương Chưởng Quản đã xác nhận cái giá trị quí báu hi hữu của người đạo Cao Đài như sau:
“Nhớ rằng mỗi một đơn vị nhơn sanh đều có Thượng Đế và phép nhiệm mầu nơi nội tại. Rán công phu tu dưỡng để sớm thị hiện sự nhiệm mầu đó trước sự tự cứu và cứu tha nhân.
Thứ nữa, Bần Đạo gợi ý sau đây để chư hiền đệ muội hãnh diện và giựt mình. Vì sự quan trọng đó trong vạn hữu chúng sanh mà được sanh làm người là rất quí; làm người sớm giác ngộ là cái quí thứ hai,
Trong hàng Đạo hữu ý thức được Đạo là cơ cứu rỗi tự cứu cứu tha đó là cái quí thứ ba;
Trải qua mấy mươi năm tao loạn còn sống sót và giữ Đạo được đến ngày nay là cái quí thứ tư;
Học được Đạo pháp chơn tu để thoát thai thánh hóa là cái quí thứ năm;
Trong biển pháp mênh mông mà gặp Thầy gặp bạn dắt dìu, đó là cái quí thứ sáu ;

Trong khi khắp nơi điên đảo dao động chẳng dám nói lời Đạo công khai, những ngày sóc vọng không dám tới Thánh đường, trong bản tự khai lý lịch không dám ghi mình là tín hữu Cao Đài, trong lúc đó chư hiền đệ hiền muội đầy đủ các điều kiện để tu học hành Đạo là cái quí thứ bảy.

Giờ đây chỉ còn ý chí tâm tư can trường cố gắng chấp trì Đạo pháp đến ngày viên mãn là cái quí thứ tám mà cũng là cái quí chót vậy. “

Học lời dạy trên đây, hẵn nhiên ai cũng hãnh diện với những cái quí đã kể, nhưng cần nhấn mạnh những chữ “nhớ rằng” và “ý thức được”. Vì “nếu quên rằng” và “không ý thức được” thì còn có những gì để hãnh diện?

Trở lại ý thức “người con tin của Thượng Đế”, có phải chỉ các bậc hướng đạo hay chức sắc thiên phong mới được xem là người con tin của Thượng Đế? _ Nếu đã là người đạo Cao Đài đúng nghĩa, thì ai cũng trở thành con tin của Thượng Đế cả. Thật vậy, làm ”con tin” này rất đơn giản:

“Nười tín hữu Cao Đài phải hiểu,
Bổn phận mình lo liệu trước tiên;
Gia trung thê tử chỉ truyền,
Rồi ra khắp cả xóm giềng giáo dân.”

“Như vậy thì người vào đạo tu thân không có nghĩa là trốn lánh việc đời, mà phải hòa mình trong việc đời để trước hoàn thiện hóa bản thân mình, rồi hoàn thiện hóa những người khác”

Nếu đã giác ngộ đúng mức, thì người đạo Cao Đài bình thường cũng trở nên người sứ mạng, như lời Đức mẹ dạy: “Các con tiếp tục siêng tu siêng học giúp đỡ người đời, làm sáng điểm đạo tự hữu của họ. Đó là sứ mạng Thiên ân chấp trì quyền pháp của con đó vậy.
Ngược lại:“Nay gặp thời kỳ ân xá mở rộng pháp môn, Thiêng liêng chống con thuyền đưa người vượt qua bi ngạn, nếu ai không giác ngộ thì khó sang dời thánh đức và khó vào cõi an lạc.”

Nói tóm lại, để làm người đạo Cao Đài đúng nghĩa, thật đơn giản mà cũng rất vinh diệu, hơn nữa mặc nhiên mang lấy sứ mạng rất đặc biệt trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này như thánh ngôn của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo: “Người Đạo Cao Đài là gương mẫu, là chiếc đò, là nhịp cầu đưa khách từ bến mê sang bến giác, là điện đài thu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý, là tính chất của Tạo Hóa kết hợp với sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhơn loài.”

III. CON NGƯỜI ĐẠI ĐẠO

1. Khái niệm con người Đại Đạo:
Trong bộ thánh giáo Cơ Quan, kể từ khi mơi thành lập, lần đầu tiên Ơn Trên sử dụng cụm từ “con người Đại Đạo” vào năm 1972 do Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân dạy tại Chí Thiện Đàn về “Minh đức trong con người Đại Đạo” .

Lần thứ hai, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhắc đến khái niệm con người Đại Đạo vào năm 1980:
“Quá khứ, hiện tại, vị lai, dòng sông muôn ngõ rồi cũng quy về biển cả. Sứ mạng Thiên ân của con người Đại Đạo là biển cả là bản thể vô biên. Ai chưa ở vào chủ vị đó là chưa đạt đến sứ mạng cứu độ kỳ ba trong quyền pháp Đạo”.

Đọc kỹ thánh giáo trong hai lần này, chúng ta thấy Ơn Trên bắt đầu nâng ý thức về người đạo Cao Đài lên nhận thức về con người Đại Đạo.

Lần đầu, không phải ngẫu nhiên Đức Hiệp Thiên Đại Đế nói đến con người Đại Đạo khi dạy về cương lĩnh “Minh đức” trong sách Đại Học của Nho tông. Theo Nho gia, Minh đức là cái đức sáng nơi nội tâm con người. Cái đức sáng ấy không đơn thuần là trí thông minh, mà là lương tâm, lương tri hay hơn nữa là thiên tâm. Nên trước khi dạy về Minh đức, Ngài mở ra một tiền đề như sau:

“Trước khi nhìn rõ hơn về Minh Đức, cũng nên có một cái nhìn sơ qua về Đại Đạo, hơn nữa con người Đại Đạo. Đã biết Đạo là cái gì bất khả ngôn khả thuyết, nhưng nó hiện hữu mọi nơi, mọi thời mà mang cho quần sinh một sức sống miên trường không hư mất từ đời này sang đời nọ, từ nơi này sang nơi khác, để thị hiện cái đức sinh tồn của Tạo Hóa bằng tình thương Thượng Đế, bằng sự hỗ tương lẫn nhau trong cơ sinh tồn dưỡng dục và tiến hóa.”

Trong cái nhìn về Đại Đạo trên đây của Đức Quan Thánh Đế Quân, chúng ta thấy đã hàm ý về đức tính con người Đại Đạo là “thị hiện cái đức sinh tồn của Tạo Hóa bằng tình thương Thượng Đế, bằng sự hỗ tương lẫn nhau trong cơ sinh tồn dưỡng dục và tiến hóa.”. Đây cũnh chính là ý nghĩa của nguyên văn câu “Đại học chi đạo tại minh minh đức” trong sách Đại học. “Minh đức” là “đức sinh tồn” tiềm ẩn nơi mỗi con người; và “minh Minh đức” là thể hiện, phát động cái đức ấy thành tình thương, thành hành động tương thân tương ái giữa mọi người để cùng tiến hóa.

Lần thứ hai, Đức Giáo Tông cho ta khái niệm sứ mạng của con người Đại Đạo là “sứ mạng thiên ân”. “ Thiên ân” có nghĩa thọ nhận ân Trời, nên sứ mạng thiên ân còn được gọi là “sứ mạng thế thiên hành hóa”, tức thay Trời hành đạo, giáo hóa nhân sanh. Nhưng muốn trở nên bậc thiên ân, phải đứng vào “chủ vị” của con người Đại Đạo. Chủ vị đó là “biển cả”, là “bản thể vô biên”, tức là đứng trên vị trí của tâm vô phân biệt, tâm đại đồng, mang bản chất của bản thể đại đồng dân tộc, hơn nữa, bản thể đại đồng nhân loại. Đó chỉ mới là cái TÂM, còn cái ĐỨC của con người Đại Đạo đứng vào chủ vị ấy chính là “sứ mạng cứu độ kỳ ba”. Và hơn nữa, “sứ mạng cứu độ kỳ ba trong Quyền pháp Đạo”. Vì phải ở trong Quyền pháp Đạo mới duy trì được thiên ân.

2. Sơ đồ vị trí của con người Đại Đạo
Phát họa sơ đồ tổng thể các tầng lớp tâm thể con người hoàn chỉnh, chúng ta sẽ thấy rõ hơn chỗ đứng của con người Đại Đạo:


Trước hết, Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri làm chủ mọi tri thức (hạ trí) và tình thức. Kế đến, Nguyên nhân ấy thọ bẩm tinh thần đắc nhất của tâm linh (thuộc cõi Bồ đề ) để sử dụng chơn tri của thượng trí mà thi hành sứ mạng.
Như thế bản chất của người thiên ân sứ mạng là bản chất Đại Đạo, là tình bác ái bao dung tất cả khiến người sứ mạng hành động vô tư, hiệp nhất được mọi đối tượng trên từng nấc thang tiến lên lý tưởng chân thiện mỹ của loài người. Chỉ có bản chất Đại Đạo mới hóa giải được mọi đổ vỡ phân ly hận thù trong lòng nhân thế gây ra biết bao sóng gió phủ phàng cho cuộc đời. Nên “hoài bão sau cùng của sự rạn nứt tinh thần nhân loại cũng nhắm vào chất nhựa tình thương phát nguyên từ nguồn sống đạo vô biên”

3. Sứ mạng con người Đại Đạo

Khái niệm về CNĐĐ và vị trí của CNĐĐ đã phần nào gợi ý cho chúng ta về sứ mạng này. Để hiểu rõ hơn nữa, cần nghiền ngẫm thêm những thánh huấn đặt trọng tâm vào “sứ mạng Thiên ân quyền pháp”

a) Sứ mạng con người Đại Đạo là đem lại nguồn an lạc vĩnh cửu cho nhân sanh.
Muốn thế, chính người sứ mạng trước nhất phải tìm thấy nguồn an lạc vô tư vô chấp trong nội tâm, như lời dạy của Đức Mẹ:
“Kỳ hạ nguơn cộng nghiệp, các con phải thấy ân phước mà đừng để kẻ khác nhắc nhở. Tình Vô Cực rất bao la, nhưng Thiên luật công bình không mảy lọt. Mẹ mong muốn các con nam nữ đã được nhận lấy sứ mạng Thiên ân quyền pháp đem lại nguồn an lạc vĩnh cửu cho nhân sanh. Các con hãy khai nguồn an lạc riêng con cho thông suốt, đừng để vướng bận hoàn cảnh đa diện bên ngoài mới chóng thành công. (Đức Vô Cực Từ Tôn)

Khi đạt được niềm lạc đạo ấy rồi thì người con tin của Thượng Đế sẽ tự ý thức trách nhiệm trước nhân sanh. Vì “đã tin thì chính mình là Đạo, phải thay Trời mà vận hành tự cường bất tức.” Đó là điều kiện mà Đức Mẹ gọi là “phải khải nhập được Đạo ở chính mình rồi mới được sứ mạng Thiên ân”

b) Sứ mạng con người Đại Đạo là “sứ mạng cứu độ kỳ ba trong quyền pháp Đạo”
• Sứ mạng kỳ ba: nói một cách khái quát, sứ mạng kỳ ba là sứ mạng Qui Nguyên. Tam giáo-Vạn giáo qui nguyên về Đại Đạo. Con người qui nguyên về Nhân bản. Đạo pháp qui Tâm. Nhân lọai qui nguyên về Bản thể đại đồng. Tất cả đều hướng về cứu cánh Thượng Đế.
• Quyền pháp Đạo:là Thiên cơ, Thiên lưật, Thiên điều để gìn giữ Chánh pháp Đại Đạo mà khi Khai Đạo, Đức Chí Tôn ban xuống trong Pháp Chánh Truyền và Nhân sanh dâng lên trong Tân Luật. Quyền pháp là khả năng chuyển đưa thiên lý và tình thương đến mọi đối tượng của sứ mạng. Tóm lại Quyền pháp đạo là đường lối thực hiện Cơ cứu độ đúng theo Thánh ý Thiên cơ trong Tam Kỳ Phổ Độ.

c) Sứ mạng con người Đại Đạo là sứ mạng Thiên nhân hiệp nhất.

Như Ơn Trên đã dạy trên đây, bản thân người sứ mạng phải đắc nhất, đắc Đạo rồi mới nhận được quyền pháp.
Có quyền pháp rồi mới vận hành thiên lý vào vạn giáo, vạn pháp, vạn lọai để đồng hội nhập vào Cơ cứu độ kỳ ba. Vì như thánh huấn của Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy: “Nhớ rằng mỗi một đơn vị nhơn sanh đều có Thượng Đế và phép nhiệm mầu nơi nội tại. Rán công phu tu dưỡng để sớm thị hiện sự nhiệm mầu đó trước sự tự cứu và cứu tha nhân.”

Tóm lại, công năng của con người Đại Đạo là cầu nối giữa Trời (Thiên thượng) và Người (Thiên hạ), làm cho Thiên hạ hiệp nhất được với Thiên thượng, vạn linh hiệp với Chí linh mới đủ sức hoàn thành Cơ cứu độ.

4. Chứng đắc của con người Đại Đạo
Chúng ta đã thấy con người Đại Đạo là Nguyên nhân đắc nhất, thường là những trang sứ mạng thiên ân quyền pháp. Không phải tìm kiếm đâu xa, cứ nhìn lại những tấm gương tiền bối gần gũi chúng ta nhất thuở sanh tiền, rồi đọc lại những dòng khẩu khí và tâm tư của các Ngài gởi lại chúng ta sau khi trở về ngôi vị cũ, chúng ta sẽ nghiệm thấy chỗ chứng đắc của con người Đại Đạo.

Xin đơn cử Ngài Cố Tổng Lý Minh Đạo Huệ Lương tiên vị Quảng Đức Chơn Tiên bày tỏ sự đắc nhất đắc đạo của Ngài qua các đọan thi bài sau:

“Cao Đài là cái đài cao,
Vượt lên tất cả đón rào ngăn che.
Thấy tỏ rõ mà nghe thấu suốt,
Có gì đâu hạn cuộc được ta;
Ngoài trời THƯỢNG ĐẾ bao la,
Trong lòng vạn tượng cũng là CHÍ TÔN.
......................................................
Quyền pháp vốn trung tim vũ trụ,
Vạn sanh đều có đủ pháp quyền;
Tình thương sự sống vô biên,
Cùng chung THƯỢNG ĐẾ không riêng được nào
Biết sống đạo gìn câu Trung Đạo,
Ở hay về hoài bão như xưa;
Ai ơi ! sứ mạng Đại Thừa,
Trọn đời gồng gánh chưa vừa chưa ưng.”

IV. CON NGƯỜI ĐẠI ĐẠO và SỰ KIỆN LỊCH SỬ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO

Giữa thời mạt pháp, Đức Chí Tôn Khai Đạo không phải chỉ để mở ra một tôn giáo mới, thật ra để soi sáng lại nguồn gốc của Chân Thiện Mỹ, nguồn sinh lực hóa sanh dưỡng dục chúng sanh. Nên Khai Đạo tức là Khai minh Đại Đạo. Đối với vạn giáo, Khai minh Đại Đạo có ý nghĩa phục hưng chân truyền của các đấng Giáo tổ để hướng dẫn nhân sanh tín đồ sống lại đời sống tâm linh hướng thượng.

Đối với con người Đại Đạo, Khai minh Đại Đạo là làm sáng tỏ cái Đạo tự hữu trong nội tâm để có khả năng đánh thức điểm Đạo huyền nhiệm của mọi người. Nhờ đó, từ một con người Đại Đạo sẽ có thêm trăm ngàn người Đại Đạo, tất cả họp thành ánh đuốc tâm linh xóa tan màn đêm u tối của dục vọng, chia rẽ, hận thù . . .

Với những con người Đại Đạo trong các tôn giáo, các tôn giáo sẽ họp thành “thực thể Đạo cứu thế” có năng lực cứu độ siêu mầu vượt trên mọi dị biệt sắc tướng hay giáo điều kinh điển.

Trong đại lễ Khai minh Đại Đạo, sau khi Đức Chí Tôn tấn phong các phẩm chức sắc, những người dự lễ đã trải qua một cuộc thử thách đức tin trầm trọng. Tiếp theo là một thử khách nữa về tinh thần hy sinh phụng sự Đạo, cứu độ nhân sanh. Ngay trong buổi lễ Khai Đạo, Đức Chí Tôn giáng lâm hỏi những ai sẽ tự nguyện đi truyền Đạo ra Trung Bắc. Trong hoàn cảnh thời đó, nước nhà chưa độc lập, nhân dân còn nghèo đói, giao thông cách trở, nhất là hai miền Trung, Bắc Kỳ. Quả là Thầy vừa muốn thử thách đức tin và chí hy sinh vừa muốn dạy cho con cái Ngài bài học của Con người Đại Đạo. Nghĩa là người nào đã được lập vị vào hàng môn đồ hướng đạo của Thầy, đương nhiên đã thọ Thiên ân và mặc nhiên phải lãnh lấy sứ mạng Đại Đạo. Đó là “Qui ước” của con người Đại Đạo.

Thế nên Khai minh Đại Đạo không chỉ là Khai Đạo bằng một cuộc lễ, tại một địa điểm, trong một thời điểm nhất định. Cái dấu ấn của Rằm tháng 10 năm Bính Dần đã mở ra đại cuộc Khai minh Đại Đạo trong Tam Kỳ Phổ Độ cho mỗi con người, mỗi tôn giáo, mỗi dân tộc và toàn cả thế giới nhân lọai vô giới hạn không gian thời gian. Cho nên con người Đại Đạo còn được gọi là con người muôn thuở muôn phương.

V. KẾT LUẬN

Để kết luận, có lẽ câu thánh ngôn của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã đơn cử trên đây là một đúc kết súc tích nhất để mọi người tín hữu Cao Đài ghi nhớ và rèn luyện trở nên Con Người Đại Đạo:
“Quá khứ, hiện tại, vị lai, dòng sông muôn ngõrồi cũng quy về biển cả. Sứ mạng Thiên ân của con người Đại Đạo là biển cả là bản thể vô biên. Ai chưa ở vào chủ vị đó là chưa đạt đến sứ mạng cứu độ kỳ ba trong quyền pháp Đạo.”
Hơn nữa, Đức Chí Tôn cũng từng ưu ái nhắc nhở concái của Ngài:

“Nơi bất biến hằng sanh tâm Đạo,
Lòng đảo điên khó bảo kim thân;
Ngoài ra bổn phận vi nhân,
Trong còn sứ mạng Thiên ân Tam Kỳ. . .”

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo
Rằm tháng 10 năm Kỷ Sửu
Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây