Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Ý Nghĩa Lễ Vu Lan / Trần Ngọc Tâm

    Ý Nghĩa Vu Lan Trần Ngọc Tâm Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, là Lễ Trung Ngươn Địa Quan xá tội, ...


  • Xướng : " Thiều quang vũ trụ ánh muôn màu, Quyền pháp Tam Kỳ một túi thâu; Chuốc chén kim tượng cùng thế ...


  • Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ / Đạt Thông Dương Văn Ngừa

    Trong bài DI LẠC CHƠN KINH mà người tín đồ Cao Đài thường tụng đọc vào các ngày rằm lớn, ...


  • Troisième Ere Universelle du Salut Divin Justice – Amour Universel – Miséricorde L’INITIATION A LA MEDITATION CAODAÏSTE Vénérable CHI-TIN Traduit du vietnamien Par l’Eglise Cao Dai de ...


  • Đức Ngọc sanh vào ngày 1.9 Canh Dần (1890) tại Cần Giuộc. Từ nhỏ đến khi trưởng thành Ngài sống ...


  • “Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Hãy tạo thế nhân hòa ! Hãy ...


  • DẤU ẤN THỨ NHỨT: THƯỢNG ĐẾ LÂM PHÀM BẰNG LINH ĐIỂN KHAI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DẤU ...


  • Sống tự nhiên / Đức Vô Cực Từ Tôn

    Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...


  • Nhìn và thấy nhau / Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

    . . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...


  • Tam dương khai thới / Đức Giáo Tông Đại Đạo

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tý thời, 30 tháng Chạp rạng mùng 01 tháng Giêng Đinh Tỵ (17-02-1977) GIÁO TÔNG ĐẠI ...


  • Suy ngẫm mùa tu Hạ Chí


  • LUYỆN KỶ / BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...


24/12/2008
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 27/12/2009

Tịnh tọa cầu hòa bình

Ngày 14 & Rằm th.11-Mậu Tý ( 10-11 th.12, năm 2008) vừa qua, Hội Thánh Tiên Thiên đã tổ chức trọng thể kỷ niệm 38 năm Đại Hội Liên Quan Hòa Bình và Lễ khánh thành Đài Ngưỡng Thiên cầu nguyện hòa bình tại Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang ( xã Tân An Hội, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long).

Theo Kỷ yếu Đại Hội LQCNHB của Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên (tháng 11, năm canh Tuất 1970), Đài Ngưỡng Thiên được xây dựng lần đầu tiên trong thời gian từ 21-10 đến mùng 1-11-Canh Tuất, do Thiêng liêng chỉ dạy qua cơ bút. Đài gồm 3 tầng, cao 9 thước; 2 tầng dưới hình Bát Quái (8 cạnh), tầng trên hình vuông, tượng trưng Tứ Tượng sinh Bát Quái theo Dịch lý.

Tầng dưới cùng rộng 12 thước, nơi trung tâm đặt một Linh Sơn tháp, cũng có hình Bát Quái - Tứ Tượng (xem ảnh). Ngoài hành lang treo 4 đại hồng chung gần 4 cửa vào. Trước mỗi cửa, có cột phướn với linh phướn của một Thánh tịnh theo chỉ định của Ơn Trên. Tại đây, thiết bàn hương án cho nhân sanh đến cần nguyện. Hai bên cửa vào đều tạc đôi liễng:

"Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục"

"Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền"

Tầng thứ 2, rộng 9 thước, nơi đặt một "Lôi âm cổ" (trống lớn; xem ảnh).

Tầng trên hết rộng 7,2 thước, trên đỉnh đài cắm một Đạo kỳ dài 3 thước màu vàng, thêu 8 chữ đỏ: "Thiên Khai Huỳnh Đạo Cao Đài Cứu Thế". Dưới trụ Đạo kỳ có hình 6 rồng chạy quanh tròn không ngừng. Chung quanh bao lơn tầng này đặt 72 lư hương, thắp hương nghi ngút.

Khi hành lễ, đồng nhi ở tầng dưới đọc 3 lần bài kinh Cầu Nguyện Hòa Bình, một chức sắc Hiệp Thiên Đài sẽ đánh từng tiếng trống Lôi âm ở tầng 2, các đại hồng chung tầng dưới sẽ đồng loạt đánh theo. Trong khi đó, vị Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài ( hoặc Thượng Phẩm) và vị Thượng Sanh cùng các Chức sắc Trưởng Phái đoàn các Hội thánh, Tôn giáo bạn, ngồi tịnh tọa ở tầng trên, các vị đại diện các Đoàn Thiên sứ hòa bình tịnh tọa ở tầng giữa, chung quanh có 36 đồng nhi cầm đèn hoa sen.

Đồng nhi đọc dứt 3 lần bài kinh Cầu nguyện hòa bình trong khoảng 45 phút, cuộc tịnh tọa của các Chức sắc và Đoàn Thiên sứ cũng vừa xong.

* * *

Chúng ta có tin tưởng rằng, trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà các vị chức sắc cao cấp và các vi "thiên sứ" tịnh tọa trong Đài ngưỡng thiên, có thể tạo ra một nguồn năng lực nào làm chuyển biến cuộc diện nhân sanh từ lọan thành trị, từ chến tranh ra hòa bình ? Dĩ nhiên nguồn năng lực đó không thể làm sắt thép của tất cả các lọai vũ khí tan chảy thành nước, hay chận đứng ngay những hành động bạo lực bất cứ nơi đâu!

Có một câu nói nổi tiếng tại một phiên họp Hội Đồng Liên Hiệp Quốc: "Chiến tranh hay hòa bình đều phát sinh từ tâm con người.". Thánh giáo Cao Đài lại viết:

" Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh, tạo thế an bình cho nhân loại" ( Đức Lý Giáo Tông, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất Thời, Rằm tháng Giêng giáp Dần (6.2.74)

Vậy, công năng tịnh tọa hay thiền định của chư tịnh sĩ, thiền sư, bằng nguyện lực của mình, sẽ đem lại hiệu quả chuyển biến thế cuộc do tác động vào tâm địa con người. Tuy tọa thiền là bất động, nhưng thần khí châu lưu trong nội thể sẽ tạo ra nguồn năng lượng tỏa rộng trong không gian, nối kết với năng lượng vô hình trong vũ trụ thành sức mạnh siêu mầu ảnh hưởng đến thế nhân. Dĩ nhiên ảnh hưởng mạnh hay yếu tùy thuộc trình độ tu chứng của mỗi hành giả. Nên Đức Đông Phương lão Tổ dạy :

"Người sanh trong trời đất cũng do đạo mà linh hơn vạn vật . . . Nếu người đời biết sống trong lý đạo cũng như cá sống trong nước thì từ sự phát tiết ở trung tâm vô cực kia sẽ sáng chói, nên con người tự thông thấu cùng tâm linh vũ trụ mà tác năng công dụng ấy tạo nên cuộc thái bình an lạc cho thế gian."

Hội Thông Thiên Học cũng nhận định về quyền năng tư tưởng con người:

"Tư tưởng là quyền năng giúp cho chúng ta biết được thế giới xung quanh mình và những người khác. Và do tư tưởng của mình, chúng ta ảnh hưởng tới thế giới theo chiều hướng tốt hay chiều hướng xấu."

Thông Thiên Học rất đề cao giá trị của Thiền:

"Tham thiền là gì ? Tham thiền là làm thế nào cho tư tưởng hoạt động trong cõi Thượng Thiên, tức là chỉ để cho Thượng trí làm việc mà thôi. Trong buổi Tham thiền, ta làm thế nào đánh thức Chơn Ngã của ta. Muốn vậy ta ráng tưởng đến Chơn Sư ( hay Đấng Cứu Thế nào ) và ráng hợp nhất với Ngài, ta tưởng tượng những đức tánh tốt của Chơn Sư hiện rõ trong lòng ta. Ta ráng giữ cái trạng thái tâm thức ấy được vài phút. Làm như thế, ta tinh luyện cái vía và cái trí của ta. Khi cái vía và cái trí của ta được tinh luyện rồi thì nó phản ảnh phương diện Minh Triết và Bồ Đề xuống phàm nhơn ta một cách dễ dàng. Chừng đó ta hòa nhịp với tất cả vạn vật. Ta đồng hóa đặng với người lành cũng như với người dữ. Buổi Tham thiền như thế đem lại một cái kết quả trọng đại trong đời sống ta, nó có thể kéo dài suốt ngày ấy. Đó là phần cốt yếu của sự Tham thiền.

Tóm lại, mỗi người chúng ta phải có phương pháp thích hợp với tâm tánh mình để tinh luyện hạ thể, kiểm soát đặng cái trí, cái vía và cái xác cho Chơn Nhơn biểu hiện."

Trong Đại Đạo, Đức Lão Tổ còn nêu lên hiệu quả cứu độ của thiền định đối với kiếp nạn của chúng sanh, đồng thời là cơ hội tự độ tinh tấn :

"Công phu thiền định, tịnh tu ở chùa chiền, tịnh thất, đạo tràng. . v. v. có một công năng rất linh diệu. Kẻ phàm phu đến đó hấp khí thiên, đánh lui ý tà, được khỏe vui, cảm khóai mà tỉnh ngộ.

Trong lúc tai biến động lọan xáo trộn trên hoàn cầu, là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống tình thương đến những nơi có tai biến. Kết quả rất lớn mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội."

Ý động thì loạn sanh,

Tâm bình thì cảnh tịnh,

Sóng lặng thì nước trong,

Thân tu thì quốc trị"

Công cuộc xây dựng hòa bình thế giới, quyền và nghĩa vụ không phải của riêng ai. Khoa học, văn hóa, kinh tế, chính trị đều phải nhắm mục đích hòa bình, để hòa bình không chỉ là tuyên ngôn, là nguyện vọng. Các giải Nobel hằng năm đã nói lên điều này. Nhưng chúng ta không quên sứ mạng hòa bình của tôn giáo. Nếu chúng ta hình dung trên mặt phẳng thế giới, khoa học, kinh tế, chính trị làm thành một trục ngang, có sứ mạng đem lại đời sống an lạc tiến bộ cho nhân sanh; và trục dọc gồm các ngành văn hóa, nghệ thuật, triết học, tư tưởng Đông Tây có sứ mạng đem lại đời sống tinh thần thăng hoa vô vàn bản sắc chân thiện mỹ. Hai trục sẽ giao nhau, làm chỗ đứng của con người văn minh tại trung tâm giao hội. Bấy giờ con người sẽ hướng lên, phát sinh trong tâm hồn một nhu cầu tâm linh. Và đời sống tâm linh của loài người sẽ hình thành trục thứ ba thẳng đứng, đăt con người vào không gian ba chiều. Từ đây con người sẽ cảm thấy mình có tầm kích mở rộng, nếu không nói là tầm kích vũ trụ.

Đài Ngưỡng Thiên Ngọc Sơn Quang trên đây là biểu tượng của trục thẳng đứng nói trên, vô hình trung bày tỏ nguyên lý Thiên Nhân Hiệp Nhất của ĐĐTKPĐ., cũng là cứu cánh hướng thượng của các tôn giáo nhằm hoàn hảo hóa con người một cách toàn diện về nhân sinh lẫn tâm linh để đủ khả năng làm sứ giả hòa bình trên thế giới.

Nếu dụng công năng tịnh tọa chuyển thần lực cầu hòa bình, thì mỗi tịnh viên là một Đài ngưỡng thiên.Và nếu trên thế giới có vô số « đài ngưỡng Thiên » thu gọn đó, giờ khắc nào cũng dâng lên không gian tư tưởng và ý chí hòa bình, thì hòa bình sẽ đến không cần một tiếng súng, một viên đạn hay một bạo lực đấu tranh nào cả !
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây