Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Chữ tu / Cao Triều Thiền Tâm bình giảng Th.giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư

    Đạo ở trong người chẳng phải xa, Đừng đi tìm kiếm khắp ta bà, Tâm linh lúc ẩn khi bày hiện, Mặc mặc ...


  • Thánh giáo Đức Thế Tôn nhân lễ Phật Đản / Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Huờn Cung Đàn Tý thời mùng 8 tháng 4 Tân Sửu (21.05.1961) (Lễ Phật Đản ) THI HỒI tâm tu niệm hưởng ơn ...


  • Không chỉ mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Lễ hội Trung Thu Cao Đài còn ...


  • Khủng hoảng quan trọng nhất của hiện đại là khái niệm về Tiến Bộ. Hồi thế kỷ 19, với sự ...


  • Đất nước Việt Nam với dòng giống Rồng Tiên đã sản sinh ra biết bao anh hùng dân tộc hằng ...


  • Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân / Tự Điển Cao Đài-Nguyễn Văn Hồng

    Đêm ấy trăng sáng, vừa mãn canh ba, bỗng nghe trên không có tiếng kêu lớn: Trả đầu cho ta. ...


  • Chánh đạo - chánh tâm - chánh tín / Đức Ngô và Chư Tiên

    Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...


  • Hành Pháp / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Hành pháp tuy rất dễ, Công phu có khó chi, Chỉ tại tâm không định, Chánh pháp khó duy trì.


  • Xuân nầy cá sẽ hoa rồng, Việt Nam muôn thuở Thăng Long: ý Trời.


  • Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri ...


  • Thư họa Đông Hồ / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...


  • TÂM KINH BÁT NHÃ / HT.Thích Trí Thủ

    TÂM KINH BÁT NHÃ Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ...


27/09/2020
Thiện Chí

BIẾT ĐƯỜNG SINH DIỆT, DIỆT SINH


Suy ngẫm

 

BIẾT ĐƯỜNG SANH DIỆT

 

“Có cái có trong tình tạo hóa,

Không là không đạo cả lưu hành,

Biết đường sanh diệt, diệt sanh;

Hoàn nguyên phản bổn, nhọc nhành chi con ?”

(Đức Diêu Trì Kim Mẫu)

*  *  *

 

Tình tạo hóa : tình thương tự nhiên của “ trời đất” trong cuộc sinh hóa tự nhiên tạo ra vạn vật. Gọi là tình thương vì đem lại sự sống, hơn nữa, phát huy sự sống mạnh mẽ nơi tạo vật, gọi là “trưởng dưỡng”. Do đó có thể nói, vạn vật được sinh ra, tồn tại và phát triển nhờ một năng lực vô hình là tình thương thúc đẩy. Về mặt đạo lý, đó là một giai trình tiến hóa. Nói cách khác, là “cái có” do “tình tạo hóa” thể hiện ra. Cái có ấy đương nhiên không thể chối bỏ; dù muốn dù không, mặc nhiên nó vẫn hiện hữu cụ thể, lâu dài và nối tiếp liên tục.

 Đã nói đến ‘tình thương” để chỉ nguồn gốc phát sinh sự sống. Mà nói đến “tình” là gián tiếp nói đến một “chủ thể” đang mang cái cảm xúc ưu ái hướng đến các đối tượng. Cái tình ấy vô hình, tiềm ẩn nhưng có khả năng thúc đẩy sự sinh hóa, duyên do của cái CÓ. (Theo Đạo học, chủ thể ở đây thường ám chỉ “Thượng Đế hữu ngã)]

Đạo cả lưu hành:  Đạo cả hay Đạo lớn, hay Đại Đạo, theo đạo học là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật; vạn vật từ đó sinh ra và từ đó vạn vật được lưu hành. Lưu hành là cuộc vận động các vật thể theo một quy trình hầu đạt đến đích điểm. Nhưng nguồn năng lượng nào tác động và duy trì cuộc vận động ấy?

Sau khi đã có rồi – đúng hơn, đồng thời với cái có – thì cuộc “lưu hành” khởi động, không nhất thiết phải có cái “tình”, tức “vô tình” mà đương nhiên cuộc vận động diễn ra theo một “Quy luật” cố hữu, bất biến. Quy luật ấy Đạo học gượng gọi là Đạo, hay Nguyên lý, hay Nguyên tắc, không phải là một chủ thể, gọi là “Đạo tự nhiên”. Vậy cái KHÔNG của Đạo là không chấp vào cái Có hữu vi như một điều kiện để vận động, mà vận động “vô vi” tức là “lưu hành” theo quy luật. (Theo Đạo học, Đạo hay Nguyên lý ở đây có thể hiểu là “Thượng Đế vô ngã”.)

Hội ý hai thực tại Có và Không ta ngộ ra rằng “ Có “ và “Không” vốn dĩ chỉ là MỘT vì đều nằm trong một Bản thể vừa là Nguyên thủy, vừa là Thực thể bất diệt vừa là Động năng vận hành đại cuộc TIẾN HÓA không ngừng qua vô vàn chu kỳ “ thành trụ hoại không” từ VÔ ra HỮU, từ HỮU về VÔ. Nhận thức được như thế, tức là “ Biết đường sanh diệt, diệt sanh”.

“ Biết đường sanh diệt, diệt sanh” nhà Phật gọi là “ Liễu sinh tử” tức là thấu suốt đạo lý của sự sống /đời sống và đạo lý của sự chết. Thấu suốt rồi thì chấp nhận cả  cái “Hiện sinh” và cái “ Giải thoát”. Dưới góc nhìn “Liễu sinh tử” này, tác già Tâm Hạnh (Truc Lâm Bach Mã.net) có giảng đề tài “Kiến Phật liễu sinh tử” như sau :  Liễu sanh tức là ngay lúc đang còn sống trong cuộc đời này mà vượt lên trên tất cả, không còn bị hoàn cảnh của cuộc đời chi phối, làm khổ. Liễu thoát (liễu tử) là khi chết được an nhiên, giải thoát, không còn bị cái chết làm khổ, không còn bị trói ---------------*buộc trong vòng sanh tử của tam giới nữa.”[1]

Bài hát nổi tiếng “ Một cõi đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mở đầu có đoạn :

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về. . .”

Có lẽ nhiều người hát hay lắng nghe hát sẽ đồng cảm với nhạc sĩ cái triết lý “ liễu sinh tử” mà tác giả lồng vào những ca từ  và điệu nhạc làm rung động tâm tư những ai đang trải nghiệm cuộc sống.

Nhưng những giây phút rung động đó chỉ thoáng qua, rồi có khi quên lãng khi hòa mình vào đời sống xã hội bao nhiêu phiền não; trừ phi người có thiền tâm chứng ngộ sâu sắc được lẽ sinh diệt giữa “cõi đi về”, bèn cảm thấy an nhiên tự tại ngay tại đây-lúc này, vì đã tự xác tín cứu cánh “hoàn nguyên phản bổn” đương nhiên sẽ đến không phải “nhọc nhằn” tìm kiếm.

Cho hay, bao nhiêu chủ thuyết, bao nhiêu giáo lý, đạo học xưa nay từng truyền bá qua vô vàn kinh điển chủ yếu để chỉ ra cái Chân lý thực tại - Bản thể của vũ trụ vạn vật, mà từ đó Nguyên lý SINH DIỆT – HỮU VÔ – TIẾN HÓA diễn tiến không ngừng. Người tu theo Chánh pháp trong mọi tôn giáo, chứng ngộ được Nguyên lý ấy tức là “Đạt đạo” thì con đường hành đạo giải thoát hay Quy nguyên về Bản thể hằng hữu trở thành mặc nhiên ở cuối chu kỳ Tiến hóa.

Đức Vô Cực Từ Tôn đã khích lệ chư hành giả bằng giáo lý Đại Đạo như sau :

“Đời là trường tiến hóa của vạn linh. Các con vào để tiến hóa, nhưng tiến hóa về đâu hỡi các con ? Tạo Hóa không hữu tình cũng không vô tình mà sanh các con, sanh vạn vật. Nhưng vạn vật và các con lại sanh ra trong tình Tạo Hóa. Tạo Hóa có những gì đã ban tất cả cho con, từ quyền năng pháp độ cho đến máy nhiệm tân kỳ, các con đều có cả. Các con là một Tạo Hóa trong Tạo Hóa. Thế nên các con có thể tiến từ cõi vô thường lên đến cõi hằng thường vô sanh bất diệt”      [2]       

CAO ĐÀI GIÁO LÝ

 

 

 



[2] ĐỨC  VÔ CỰC TỪ TÔN

CLĐ, Tuất, 14.8.Q.Sửu (10.9.73) tr. 5

 

Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây