Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư ...


  • Thời Trung / Ngọc Huệ Chơn

    "Cơ biến dịch vô cùng của Tạo Hóa không phút giây ngừng nghỉ, hết Đông Xuân lại, rồi Hạ đến ...


  • Kỷ niệm lễ Khai Minh, Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ...


  • Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, ...


  • ĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAM / Giáo sĩ Phương Trúc

    Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...


  • BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU


  • Thần tiên diệu bút / Đạt Tường sưu tầm

    Năm 1967, cách nay 40 năm, Đức Lý Thái Bạch là Đấng Thiêng Liêng đầu tiên đã ban ân hướng ...


  • Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

    "Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...


  • Thái Cực Đồ Thuyết (Tiếp theo bài 2)


  • Hoán tỉnh Xuân hồn / HƯNG ĐẠO VƯƠNG

    HOÁN TỈNH XUÂN HỒN . . .Hỏi Xuân, Xuân mấy tuổi già ? Xuân đưa lại, lại rồi qua, xuân với ta ...


  • 1. * Ngọc Trì là ai? Trong việc hành công, miệng con người không gọi là khẩu mà gọi là Ngọc ...


  • Trong một năm, mùa nào cũng có ý nghĩa, có cái quý, cái đẹp do sự chuyển hóa của thiên ...


28/01/2023
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 25/01/2024

Lý đạo là xuân

 

 

Thiên Lý Đàn

Tý thời, 01-01 Tân Hợi (26-01-1971)

Đàn Giao Thừa

Bộ phận Hiệp Thiên Đài CQPTGL – Đồng tử Hoàng Mai xuất khẩu

 KIM QUANG ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị đàn tiền. Tiểu Thánh vâng lịnh đến báo đàn, chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp Đức Đông Phương Chưởng Quản. Tiểu Thánh chào chung, xin xuất ngoại hộ đàn. Thăng.

TIẾP ĐIỂN

THI

ĐÔNG hoàng vụt gió đón xuân sang,

PHƯƠNG vị tân niên lố ánh vàng.

CHƯỞNG đức tu tài chờ hạ tới,

QUẢN giao tế chúng đợi thu sang.

GIÁNG trần nhiều kẻ ham danh lợi,

THIÊN hạ lắm người chuộng tước quan.

đạo là xuân ba sáu cõi,

ĐÀN không dây gảy khúc tình tang.

ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội.

Bần Đạo đắc lịnh Tam Giáo Tòa đến khai đàn Giao Thừa và cùng chư đệ muội đón tiếp Chúa Xuân

để lập lại một mùa Xuân mới cho trần gian lắng dịu, cho vạn vật đua nở xinh xinh.

 Miễn lễ chư đệ muội đồng an tọa.

 

Này chư đệ muội! ! Mỗi độ xuân sang, lòng người rộn rã vui buồn của thế sự, dầu muốn dầu không, mỗi người đều phải chấp nhận một năm mới, một sắc diện mới trong cuộc sinh tồn theo trào lưu tiến hóa, để rồi trở lại hạ thu đông. Chỉ có những người lãnh đạo, hướng đạo, bậc thế Thiên hành hóa phục vụ cho nhơn sanh, cho đạo lý, phải luôn luôn giữ cái mới ở trong lòng mà không có gì gọi là xưa cũ. Có phải thế không chư đệ muội?

Ngày mai, chư đệ muội sẽ thọ lãnh lời huấn từ của Đức Chí Tôn và chư Phật Tiên để tiến bước trên đường hành đạo trong sứ mạng Tam kỳ phổ độ. Bần Đạo cũng muốn chia vui sớt nhọc cùng chư đệ muội trong năm qua và những ngày sắp đến, nhưng ở cõi không, Bần Đạo có những cái mà chư đệ muội cầm không được, nhìn không thấy, thì chỉ e chư đệ muội không đủ lòng tin mà nhận lãnh, vì món ấy:

THI

Không hình không tướng cũng không danh,

Không lóng trược mà vẫn trọn thanh.

Không vị đắng cay, không mặn lạt,

Không mùi vật chất, không phân tranh.

Không thiên, không lệch, không vinh nhục,

Không ngã, không nhơn, không tử sanh.

Không để bao trùm cho vạn loại,

Có ai biết được ắt duyên lành.

Tuy nhiên, Bần Đạo cũng đem cái có hòa với cái không để tặng chư đệ muội trong lễ Giao Thừa, nhưng mà có ở đâu? Muốn có, Bần Đạo phải nhờ Bảo Pháp và Diệu Lý vậy.

Những phẩm vật cúng hiến hôm nay, hiền đệ hiền muội chiết bán để thiết đãi huynh tỷ đệ muội và Bần Đạo có được không?

[Diệu Lý bạch:…]

Tốt lắm! Giã ơn hiền đệ và hiền muội. Vậy thì đã có.

THI

Có quả ngọt ngon có rượu nồng,

Có người sứ mạng của Tiên Ông,

Có tâm hoằng đạo vì nhân thế,

Có chí tu thân giúp đạo đồng.

Có lý, có tình, có bổn mạt,

Có Trời, có đất, có non sông,

Có đây Bần Đạo mời nâng chén,

Cho vị hương xuân thắm cõi lòng.

Nhân đây, Bần Đạo cũng thăm hỏi về công phu tu tập của chư đệ muội như thế nào? Vào tiết Đông Chí này có thâu liễm được phần Tiên Thiên khí nào không?

 Vào thời tao loạn này, nhơn tâm cũng không an định. Vì thế, trong số chư đệ muội còn nhiều vị đang ở trong tình trạng nghi hoặc pháp môn, tâm vọng thì thần khí tan, thần khí tan thì bịnh tật dấy loàn Từ đây, chư đệ muội hãy giữ tâm an định, bớt việc âu lo thế sự để nuôi dưỡng thần khí mới tìm vào chỗ trống không được.

 

 Đến Hạ Chí này, chư đệ muội phải nhập tịnh tùy theo cấp bực. Bần Đạo báo trước, lo sắp xếp tư sự để yên tâm mà tu luyện.

Có Cao Triều Lão Hữu đến, chư đệ muội thành tâm tiếp rước. À! Đàn đệ tứ tam cá nguyệt thiết lập tại Bửu điện Cơ Quan nghe. Chúc chư đệ muội đầy đủ tinh thần hưởng một mùa xuân đạo đức. Thăng.

 

                                                              SUY NGẪM

Bài thánh giáo khai xuân tại TLD thuở ban đầu của CQPTGL,thật là thiêng liêng siêu thoát. Mấy mươi năm sau, bây giờ các tiền bối tiền nhiệm để lai cho chúng ta là hậu tấn, liệu có thấu suôt lý đạo siêu mầu về CÓ KHÔNG trước biến đổi không ngừng của thế sự nhân tâm? Có thấu suốt mới bừng tỉnh tự hỏi ta đang sống đời hay sống đao, và sông đạo để đi về đâu, cứu cánh thật sự là gì, để không bi đảo điên bức xúc giữa đồng đạo do danh vị hảo huyền. Thức tỉnh để nhắm cái CÓ là có gì, KHONG là không gì.? Cái có nhất thời mà ai muốn nấm níu lâu bền sẽ thất vọng rồi chấp trước thành oán hận hoặc thoái trúc. Nhớ rằng xuân đến rồi đi, dù muốn dù không hạ thu đông lần lượt đến. Đến để làm chức năng của lý đạo tự nhiên; ngược lại, thành phần nào trái tự nhiên vẫn sẽ tự rơi rụng như lá mùa thu để cho mầm xanh đâm chồi, nhưng tất cả phải chiu trải qua nóng bức mùa hè, lạnh lùng thu dông.

Cuối cùng, Đức Tôn sư  hỏi : sau đông chí mọi người đã thu liễm được gì ? Ý hỏi có gì mới không ? Cái mới thật sự có lẽ không phải lời chào mừng xuân đến, câu chúc tụng an khang . Cái mới đó chỉ có ở tâm THANH TỊNH đón Giao thừa sau khi dừng bước sắm sửa trang hoàng chào Tết .Hãy suy ngẫm bài thánh giáo xưa trong bối cảnh đời đạo đương thời . . .

Nhưng, tuy hai chữ “thanh tịnh” nghe ra rất nhẹ nhàng, mà giữ thanh tịnh không chỉ là yên lặng, là nín thinh, bỏ qua moi tình thức; tai hại của sự mất”thanh tịnh” sẽ đi rất xa vì như Đức Tôn Sư đã cảnh báo:

 “Vào thời tao loạn này, nhơn tâm cũng không an định. Vì thế, trong số chư đệ muội còn nhiều vị đang ở trong tình trạng nghi hoặc pháp môn, tâm vọng thì thần khí tan, thần khí tan thì bịnh tật dấy loàn"

Quay lại hiện tình cơ đạo, hậu quả còn nặng nề, phức tạp hơn nhiều, mối nghi hoặc pháp môn tuy trầm trọng mà hãy còn kín đáo, âm ỉ, nhưng hởi ôi, sự nghi ngờ đã bao trùm tất cả, từ người đến việc, mà trọng tâm, ngoài pháp môn, là sự đánh mất lòng tự tin đức tin hình như cũng phần nào ảnh hưởng.

Đó là những tệ trạng mà Thiêng Liêng đã cảnh báo nghiêm cẩn một khi nhân tâm bất đinh nếu không nói là “đảo điên” : "Các em đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, vào các Đấng Thiêng Liêng qua linh cơ diệu bút để giác ngộ khải mê, giúp các em thức tỉnh tiến bước hành đạo phản bổn hoàn nguyên. Chị cho là đúng. Đó là phần hướng lên. Còn phần hướng nội là tự xem chính mình có thật sự tin hay không.

Đã tin thì chính mình là Đạo, phải thay Trời mà vận hành tự cường bất tức. Có như vậy các em mới thực hiện được sứ mạng, hay nói rõ hơn là các em- mỗi người Thiên ân hướng đạo phải tự nhận trách nhiệm của mình. Thánh  ngôn thánh giáo là kim chỉ nam để chỉ đường dẫn lối. Tự mỗi các em phải ý thức mà hành sự."

Đạt đến chủ vị chính mình là Đạo với điều kiện “ phải thật sự tin”, cho nên, nếu ai hay tập thể nào đang ở trong trạng thái “hoài nghi” thì không thể nào có đủ năng lực thực hiện sứ mạng mà chính mình đã tự nguyện nhận lãnh. Lúc ấy hậu quả đương nhiên là “tâm vọng thì thần khí tan, thần khí tan thì bịnh tật dấy loàn". Bịnh tật dấy loàn không chỉ ở một con bệnh mà vấn nạn là sự bất lực của cả tập thể của tổ chức.

Vậy, cái biểu hiện đạt đạo chủ yếu là hành giả có tự nhận trách nhiệm của mình hay

chưa, mà tiêu chuẩn tiên quyết là :

 Không thiên, không lệch, không vinh nhục,

Không ngã, không nhơn, không tử sanh.”

 Và :

“Có lý, có tình, có bổn mạt,

Có Trời, có đất, có non sông,” ■

TH.CH.

 

 

 

 

Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây