Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
08/03/2009
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/01/2010

Dòng thiên ân

MỖI TÍN ĐỒ ĐẠI ĐẠO LÀ MỘT THIÊN ÂN.

Chúng ta đã biết Khai Minh Đại Đạo là một đặc ân của Thượng Đế, một đặc ân mở rộng cho cả nhơn loại nên gọi là đại ân xá. Nhưng đại ân xá không phải là nhơn sanh được ban cho một phép mầu xóa bỏ tất cả tội lỗi, biến phàm thành thánh. Phải hiểu đại ân xá là một biện pháp vận dụng thiện chí tối thiểu nơi mỗi người, để ai cũng có thể hưởng được sự hoằng khai của Đạo một cách có ý thức. Dù thấp dù cao đã có ý thức thì có chí hướng, dù mau dù chậm đã có ý hướng thì có tiến hóa. Do đó, đại ân xá là đưa niềm tin cứu độ đến tận nơi xa xôi nhất, cùng khổ nhất, để cho mỗi ngày của cuộc đời nơi mỗi người trong nhân sanh, dù là một nhân sanh chất phác nhất, đều có ý nghĩa khai phóng, hoạch đắc và xây dựng, cho dù bằng những nấc thang tiến hóa rất khiêm nhường từ tốn.

Như thế, điều kiện cần thiết để được Thiên ân không chỉ đơn giản là sự sùng bái Thượng Đế, mà Thiên ân cũng không phải là ngôi vị mai sau nơi Niết Bàn. Thiên ân trong thời Tam Kỳ Phổ Độ là chấp nhận sự giác ngộ sau cùng của nhân sanh; Thiên ân là đánh dấu cuộc sống đạo nơi mỗi người như một gút lưới của toàn cơ phổ độ, nơi đó Thượng Đế gởi gắm cho nhân loại điểm tình thương của mình. Vậy Thiên ân không phải là kẻ được ban cho ơn phước riêng, nhưng là người được đứng vào vòng cứu độ chung.

Đức Đạo Tổ nói: "Mỗi tín đồ Đại Đạo là một Thiên ân" có ý nghĩa như thế.

TỪ THIÊN ÂN TRỞ NÊN SỨ MẠNG:

Từ Thiên ân nói trên, muốn trở nên người sứ mạng, cần có những đặc điểm của con người Đại Đạo.

Ta đã biết Đạo là nguyên lý đào thải và bảo tồn trong chu trình tiến hóa của Trời Đất. Khai Minh Đại Đạo không phải là đến nay mới lập Đại Đạo. Khai Minh Đại Đạo là làm sáng tỏ luật đào thải bảo tồn nói trên, báo cho nhân loại biết luật tắc vô tư của vũ trụ ; đồng thời mở ra cơ hội cho nhân loại học Đạo, hành đạo để trở nên một động năng vận hành lẽ Đạo trực tiếp vào nhân sanh hầu biến cải con người từ xấu nên tốt, xã hội từ sa đọa thành đạo đức.

Nhưng muốn đương kham sứ mạng cứu độ kỳ ba một cách có kết quả thật sự, phải tiếp truyền được dòng Thiên ân để hành chánh đạo. Dù Đại Đạo Khai Minh để Phổ Độ Tam Kỳ, nhưng không phải nêu lên danh hiệu, dựng tượng khắp nơi, in nhiều kinh sách mà Đạo thành. Cũng không phải tiền khai hậu tấn lần lượt suy tôn lý tưởng suông mà cải hóa được cuộc đời. Phải có một dòng Thiên ân, phải có một luồng ánh sáng của Thượng Đế Chí Tôn tại thế gian. Dòng Thiên ân không phải là đoàn người áo trắng. Dòng Thiên ân là sức triển dương của Đạo.

Chúng ta đừng tưởng các ghe thuyền ngược xuôi trên dòng nước đã làm nên con sông ; chính cái khởi thế từ nguồn cao, được nối tiếp bằng tiềm lực xuyên suốt qua muôn doi vịnh mới là dòng Thiên ân muôn thuở. Bởi thế, khách ở trên thuyền đã hẳn được ơn đón rước. Nhưng người Sứ Mạng phải làm lòng suối lòng sông. Đức Giáo Tông vô vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có dạy: "Những môn đệ đầu tiên đã quyết tâm lập thành cơ cứu cánh, chấp nhận vượt qua mọi chướng ngại gian lao mới được Chí Tôn ban trao sứ mạng quyền pháp trong Tam Kỳ Phổ Độ trên mảnh đất loạn ly này." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, Rằm tháng 10 Mậu Ngũ, 15-11-1978.

Vậy người Sứ Mạng được Thiên ân là được hành đạo, được hành đạo thực sự giữa lòng cuộc đời, giữa muôn ngàn biến thiên ngang trái, nghiệp lực đa đoan để làm nảy sinh những tia sáng giữa biển đời âm u, chứ nào phải chỉ hành đạo trong nghi thức cúng thờ. Mà muốn được như thế không phải chỉ có lý tưởng, có ước vọng mà được. Phải Như Đức Mẹ dạy: "Các con phải khải nhập được Đạo ở chính mình rồi mới được sứ mạng Thiên ân." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, Rằm tháng 4 Kỷ Mùi, 10-5-1979.

Từ điều kiện tiên quyết đó, chúng ta khai triển thành ý thức sứ mạng là:

- Không có thực chất Đại Đạo thì không có năng lực cứu cánh.

- Cứu cánh là cứu cánh thực tiễn do con người khai hóa con người để cho hệ quả của nó là một cuộc đời hoàn thiện. Có ý thức đó mới có tận độ; không có ý thức đó chỉ có thương hại, ỷ lại và cầu cứu. Thế nên chư vị Tiền Bối Tiền Khai hằng nhắc nhở:

"Này các em, hình thức chiêm bái và chiếc áo chức sắc Thiên phong không tạo nên giá trị Thiên ân hướng đạo, mà giá trị đó là ta đã thực hiện sứ mạng tận độ trong cơ hội này và phục lịnh trước Đức Chí Tôn Từ Phụ." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, Rằm tháng 10 Kỷ Mùi, 04-12-1979.

Ta thấy vai trò của người sứ mạng là một thế chủ động của tự lực Đại Đạo được Thượng Đế khai minh, Tiên Phật giãi bày, nhưng phải có con người Đại Đạo để chuyển đưa thiên lý vào cuộc sống. Làm được công việc đó mới gọi là làm sứ mạng. Đức Vân Hương Thánh Mẫu nói:

"Các em đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, vào các Đấng Thiêng Liêng qua linh cơ diệu bút để giác ngộ khải mê, giúp các em thức tỉnh tiến bước hành đạo phản bổn hoàn nguyên. Chị cho là đúng. Đó là phần hướng lên. Còn phần hướng nội là tự xem chính mình có thật sự tin hay không. Đã tin thì chính mình là Đạo, phải thay Trời mà vận hành tự cường bất tức. Có như vậy các em mới thực hiện được sứ mạng." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 13-8 Kỷ Mùi, 03-10-1979.

Vậy sứ mạng Thiên ân hay sứ mạng Cao Đài không là mơ ước hão huyền, không là chiếc đũathần biến hóa, cũng không là sự nghiệp vật chất nguy nga. Tạo đoan trong Trời Đất do bởi Đạo. Tạo đoan trong cuộc đời do bởi người. Cuộc đời có được vận hành thông suốt là do bởi người hành đạo suốt thông. Mà hành đạo là sống nối tiếp và phát huy lẽ sống quá khứ, đạt thành và tương tiến trong hiện tại, truyền thụ và khai hóa cho tương lai. Đức Giáo Tông Đại Đạo có dạy: "Cổ nhân có nói: "Nhơn năng hoằng Đạo phi Đạo hoằng nhơn." Đạo vốn sẵn trong con người. Chính người phải làm rộng sâu sáng tỏ cái Đạo chớ Đạo đâu có ở ngoài người mà người đợi chờ Đạo làm sáng tỏ cho ai. Có ý thức được như thế, chư Thiên ân phải tu học sao cho tâm đức chói ngời, hành đạo sao cho kết quả lợi vật lợi nhơn." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, Rằm tháng Giêng Kỷ Mùi, 11-02-1979.

Tóm lại, người Thiên ân sứ mạng phải khám phá được giá trị nhân bản nơi mình mới tự tin khả năng điều độ cho người đứng vào nhân vị. Người Thiên ân phải kiên trì trong mọi tình huống của cuộc đời mới được giao sứ mạng cải hóa cuộc đời. Người Thiên ân sứ mạng không bao giờ được để thiếu vắng chí nguyện của mình. Sứ mạng có luôn hiện hữu thì dòngThiên ân mới lưu chuyển không ngừng. Đời cứ biến thiên, sứ mạng cần chuyên nhất thì Đạo mới hanh thông. Do đó phải nên con người Đại Đạo chứ không làm tín hữu một thời, mới mong hoàn thành sứ mạng.

CON ĐƯỜNG SỨ MẠNG LÀ CON ĐƯỜNG NHÂN BẢN:

Chúng ta đã phác họacon người sứ mạng. Lãnh trọng trách rồi người sứ mạng sẽ đánh dấu điểm khởi đầu, nhắm hướng ra đi và định phương xuất xử mới không lầm lạc trên đường thiên lý.

Một vị Tiền Khai Đại Đạo có nói: "Nhớ lại buổi ban sơ, thoạt tiên chỉ là con số không. Nếu có thì cũng chỉ có 3 chữ nguyên âm A, Ă, Â. Từ con số không và A, Ă, Â, Chí Tôn muốn thành trụ tướng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, phải nhờ cậy đến những lớp người có tấm lòng yêu nước thương nòi, có đức tin với Phật Trời, có những bản lĩnh can trường và đức hy sinh, có thế lực uy quyền, để lập thành trụ tướng Cao Đài trong buổi ban sơ." Đức Cao Triều Trực, Thiên Lý Đàn, Tuất thời, 09-9 Canh Tuất, 08-10-1970.

Qua lời chứng minh ấy, chúng ta thấy sứ mạng Đại Đạo được mở đầu từ tình yêu nước và tình yêu dân tộc, nghĩa là từ bản chất tự nhiên của con người. Đó là nhân tính mà cũng là Đạo lý. Nhân tính ấy là kết tinh của quá trình tiến hóa của con người nói chung, cộng với truyền thống của một dân tộc nói riêng. Đại Đạo đặt viên đá đầu tiên vào đó để xây dựng Con Người Chơn Chánh. Đạo Lý ấy là ý thức bình đẳng giữa người và người với niềm xác tín là một công lý thiêng liêng và tuyệt đối trong trời đất. Đại Đạo phát huy từ đó lý tưởng Đại Đồng Nhơn Loại.

Thế là con đường sứ mạng là con đường Nhân Bản.

Sứ mạng ấy được minh định rằng: "Sứ mạng trọng đại của Đại Đạo: phục hưng tinh thần truyền thống cổ truyền của dân tộc, dính liền với sự phục hưng văn minh nhân loại." Đức Tổng Lý Hưng Đạo, Thiên Lý Đàn, Tuất thời, 10-4 Ất Tỵ, 10-5-1965.

Truyền thống cổ truyền dân tộc ta là gì? – Là Đạo Đức.

Văn minh nhân loại là gì? – Là Minh Triết.

Chính Đức Chí Tôn chọn truyền thống đạo đức dân tộc ta làm quyền pháp cải  hóa nhân tâm. Ngài dạy: "Thầy lại đến lập trong nước các con một nền chánh đạo đủ tư cách độ rỗi chúng sanh. Các con và cả dân tộc các con vì nơi Đạo mà đạt đến phẩm vị cao thượng – Cái phẩm vị ấy do nơi đâu mà có? – Là bởi đạo đức của các con…" TNHT, Q.I, 17-01-1927.

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng nền tảng đạo đức dân tộc là để lập thành trụ tướng Cao Đài hay Cao Đài giáo. Từ trụ tướng ấy sứ mạng Đại Đạo còn phải làm gì hơn nữa, hơn sự biểu thị tình cảm dân tộc, tình cảm đồng loại mới xứng đáng là một tân tôn giáo có tầm vóc sống đạo nhất quán giữa các đạo giáo và tận độ cả nhân sanh. Như thế, Cao Đài giáo phải được khai phóng từ trụ tướng khởi động, phải chuyển mình trở nên Đại Đạo. Dưới hình thức tôn giáo, Cao Đài sẽ không thoát khỏi qui luật của một hiện tượng lịch sử. Cao Đài phải đạt được giá trị bất biến trong không gian và thời gian. Giá trị đó là một giáo lý thuần nhất từ nhân sinh đếntâm linh và qui nhất con người vào vũ trụ.

Do đó, sứ mạng Cao Đài phải làm sao vượt lên trên tầm mức giải quyết vấn đề tâm linh, vấn đề thần học và đạo học có tính chất chiêm ngưỡng hay bộ môn nghiên cứu đơn thuần. Nếu không, vô hình trung Cao Đài giáo cũng chỉ trở nên con đẻ của lịch sử thế gian, lịch sử tôn giáo, nghĩa là nó chỉ đáp ứng những nhu cầu vá víu nhất thời. Tự nó phải chính là con người đích thực sống từ thế hệ này đến thế hệ khác và vẽ nên một chu trình thăng hoa mà người đầu tiên và người sau cùng đều đứng trên một vòng Đạo lý

TINH THẦN TIẾP NỐI TRÊN ĐƯỜNG SỨ MẠNG:

Muốn thực hiện chu trình thăng hoa đó, trong thực tế Cơ đạo phải gầy dựng tinh thần tiếp nối liên tục.

Dòng Thiên ân chỉ chảy xuyên qua các thế hệ hiến dâng. Các hàng sứ mạng phải được nối tiếp nhau ví như một đầu tàu nhận lấy tiêu lịnh ra đi từ bến gốc, đón nhận mọi khách lữ hành chờ đợi ở sân ga. Và trên thiết lộ, các toa xe càng ngày được nối tiếp thêm ra, chứa đựng ngày càng đông thêm hành khách. Trước sau gắn liền với đường thiên lý thì ai cũng về đến bến quang vinh.

Vậy Đại Đạo khai minh được đánh dấu bằng đại lễ ban đầu, nhưng thắp sáng Đại Đạo phải là những ngọn đuốc sứ mạng mồi lửa cho nhau trên suốt quá trình lịch sử. Nên chư Tiền Bối nói: “Đại Đạo khai minh trên mảnh đất nhỏ bé này dù trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, Đại Đạo cũng đã tự nhận một giá trị, một sứ mạng nào đó rồi. Giá trị ấy, sứ mạng ấy có được, không phải chỉ nằm trong văn kiện, trong giấy trắng mực đen. Đại Đạo đạt được giá trị và sứ mạng có đặt để là nhờ những người nối tiếp cùng nhau xây dựng. Một cá nhân một sứ mạng, mỗi thế hệ một trách nhiệm riêng. Điều cần yếu là cùng nhau kết hợp, cùng nhau nối tiếp để tiến bộ, để xây dựng. ” Đức Cao Triều Phát, Nam Thành Thánh thất, Tý thời, 23-8 Canh Tuất, 22-9-1970. Tiền bối cũng đã từng dạy rằng: “Các em hãy nhìn ra những làn sóng trên mặt đại dương, hết lượn này tiếp nối theo lượn khác. Cuộc đời cũng thế, hết hạ sang xuân, hết xuân sang hạ. Người hành đạo phải ý thức rằng Đạo không lặp lại để tiến hóa hơn thì Đạo sẽ tiêu tàn.” Đức Cao Triều Phát, Thánh thất Bình Hòa, Tuất thời, 26 tháng Chạp Đinh Mùi, 25-01-1968.

Lập lại để tiến hóa hơn là tinh thần tiếp nối mà người đi trước và kẻ đi sau đều phải có ý thức để xem chính mình có trọng trách với người sau, và chính người sau có sứ mạng đối với Tiền Bối. Hơn nữa tinh thần tiếp nối không có tính chất duy trì truyền thống để độc tôn một danh nghĩa nào đó. Phải tiếp nối với tinh thần tiến bộ và xây dựng nói trên để xóa tan tập quán tiêu cực và bảo thủ.

Người tín đồ dám trở nên người tử đạo vì đức tin của mình, nhưng phải nhớ rằng ôm ấp một lý tưởng mà không vận dụng sinh động được lý tưởng đó nơi mình và chung quanh mình, thì dẫu hy sinh cũng chỉ là một việc làm nông nổi.

Chư Tiền Bối từng nói: “Nếu các em chưa tìm hiểu lý tưởng mục đích cao cả của đạo Cao Đài, cũng như nếu không biết đặt lý tưởng mình dung hợp với đạo Cao Đài để xây dựng những gì cao cả, ích lợi thiết thực cho non sông tổ quốc, đạo lý và nhân loại, thì sự giữ đạo Cao Đài không ích lợi gì, chẳng khác nào các em giữ một món đồ cổ trong muôn ngàn món đồ cổ khác.” Đức Cao Triều Phát, Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 08-7 Kỷ Dậu, 20-8-1969.

Vậy đến đây đã hẳn xác định tinh thần tiếp nối và vai trò tiếp nối. Nhưng đứng giữa cuộc đời biến chuyển quá nhanh chóng và phức tạp của thời đại ngày nay, con người tiếp nối phải làm gì bằng khả năng hữu hạn trước chí cả nặng mang?

Trước nhất, giữa cuộc đua tranh của nhân loại hiện nay là một triền dốc xuống, người tiếp nối phải cố vươn lên. Không thể chờ đợi thiên cơ xoay ngược dòng lịch sử, mà mỗi giai đoạn lịch sử người thiên ân đều có đối tượng sứ mạng của mình.

Các bậc tiền phong đã khẳng định rằng: “Lịch sử nào cũng không xuôi dòng như lòng ta hằng mơ ước, mà lịch sử có đáp ứng được công trình đạo nghiệp của các hàng Giáo Tổ Thánh Nhân đều phải do những bước chân của người đi trước với những bước chân của người đi sau, đã và đang khắc sâu trong nền thời gian từng dấu một.” Chư Tiền Khai Đại Đạo, CQPTGL, Hợi thời, Rằm tháng 10 Kỷ Mùi, 04-12-1979.

- Kế đến, giữa ánh sáng muôn màu của văn minh vật chất, giữa thế lực khuynh đảo thế giới của đồng tiền, tiếp nối trong thời đại này chớ nên chóa mắt mà mất tự tin, chớ nên nông nổi muốn dùng hữu hạn để mua cuộc thiên hạ theo về.

Cao Triều Phát tiền bối nói: “Nhân tâm là mảnh đất vạn năng mà bất cứ vấn đề nào trên cuộc đời này đều là cây cỏ. Tôn giáo cũng là một cổ thụ như bao nhiêu cổ thụ khác. Nếu dưới không rễ ăn sâu, không phù sa mầu mỡ, trên không đơm hoa kết quả thì trăm năm nữa, ngàn năm nữa cũng không thành khu rừng trăm hoa muôn sắc được.” Đức Cao Triều Phát, Thánh thất Bình Hòa, Tuất thời, 26 tháng Chạp Đinh Mùi, 25-01-1968. Thế nên, tiếp nối không bối rối trước những phô trương không chánh nghĩa mà phải đứng trên căn bản nhân tâm, trì thủ tác năng nhân hòa để đạt kỳ cùng cứu cánh. Đức Giáo Tông Đại Đạo nói: “Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh, tạo thế an bình cho nhân loại.”

Sau cùng phải ứng dụng được ý nghĩa nhất quán của sứ mạng Đại Đạo từ thiên thượng đến thiên hạ, từ thiên hạ đến thiên thượng để thấy rõ chính vị của mình, bởi vì Đại Đạo bao gồm Địa đạo, Nhơn đạo và Thiên đạo.

...Không thể tách rời con người để đặt vào một phạm trù độc lập độc tôn nào. “Cơ Đạo phải song bước với đời mới tròn câu cứu thế.”

Một bậc Tiền Bối từng nhắn nhủ: “Tiên Huynh muốn các em hòa mình với đời để phổ truyền cho đời một lẽ sống hoàn hảo yên vui trên tinh thần đạo đức mà không bị đồng hóa bởi cuộc đời hỗn tạp. Ví như nguồn nước kia vẫn giữ thể tính của nó trong những lúc đi về nơi biển cả sông ngòi. Các em ôi, với phạm vi sứ mạng hiện hữu của mình, các em không phải phân vân lưỡng lự trên hai ngã đạo đời hay nhập thế xuất thế. Vì đời là đâu, Đạo là đâu mà hòng xuất với nhập.” Đức Cao Triều Phát, CQPTGL, Tuất thời, Rằm tháng 10 Tân Hợi, 01-12-1971.

Đó là tinh thần tiếp nối và phương thức tiếp nối mà giữa mùa Khai Minh Đại Đạo chúng ta cần khắc ghi để làm hành trang sứ mạng.

- Phải tiếp nối những nhịp cầu bắc qua bể khổ chứ không làm những người thừa tự.

- Tiếp nối là một chuỗi khai minh liên tục cái Đạo tự hữu của các thế hệ trước sau.

- Phải tiếp nối để hiệp nhất giữa Trời và người, để đặt con người dự vào sự hoàn tất đại chu kỳ vũ trụ.

Tiếp nối như thế mới thắm đượm dòng thiên ân ví bằng uống cạn từng chung bạch thủy mà chư Tiền Bối đón nhận từ Đức Chí Tôn và Đức Từ Mẫu trao lại cho chúng ta từ bao năm qua và mãi mãi về sau.

“Chung bạch thủy này ở từ lòng suối Mẹ,
Từ khắp cùng bốn biển với muôn sông,
Nuôi vạn linh và vạn vật chẳng nề công,
Về Nam địa tạo cho giống Tiên Rồng đầy nhựa sống.
Cạn chung bạch thủy để cho tâm trần ta lắng đọng,
Và tiêu tan theo gió lộng khắp ngàn khơi.
Còn lại đây dòng huyết quản của con người,
Con người ấy đã vào đời từ Chí Tôn Thượng Đế.
Là một tín đồ là một Thiên ân tế thế,
Là đã mang dòng nước Mẹ tận hư không.
Bước gian nguy trên thế lộ chẳng ngại ngùng,
Dầu sa mạc mênh mông ta cũng khơi dòng cho mát mẻ.
Cho lửa bỏng dầu sôi vơi bớt nhẹ,
Cho lòng người đừng chia rẽ ly tan,
Cho đạo tâm nhân thế thảy huy hoàng,
Cho đất nước ngập tràn ơn hạnh phúc.
Ba chung cạn rồi sau cùng ta xin chúc,
Chúc các em (chư Thiên ân) tri túc với tri nhàn,
Đem tình thương thực hiện Đạo Trời ban,
Hè thu đông mãn xuân sang mấy hồi…..”
Chư Tiền Khai Đại Đạo, CQPTGL, Hợi thời, Rằm tháng 10 Kỷ Mùi, 04-12-1979.


Rằm tháng 10 năm Canh Thân 1980
Thiện Chí


ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây