Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Chứng đạo hay đắc đạo được không đều do một chữ Tâm. Hành giả phải giữ tâm chuyên nhứt thanh ...


  • Lịch sử của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi ...


  • Mùa Xuân lại đến. Nếu người thế gian, theo cổ lệ, đón Xuân với những : " Thịt mỡ, dưa hành, ...


  • Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành ...


  • Tiểu sử Ngài Lê Văn Trung / Trich Sử Đạo I (CQPTGL)

    Giữa năm 1925, Ngài Lê Văn Trung được người bà con là ông Nguyễn Hữu Đắc (tu theo Minh Lý) ...


  • Tâm sự của mùa Xuân Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy ...


  • Tiếng Phạn / Sưu tầm

    Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...


  • BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...


  • Học Lão Tử Đạo Đức Kinh, ngoài giáo thuyết vô vi, chúng ta vẫn tìm thấy những bài học rất ...


  • Tết nhớ về tranh Hàng Trống / Đặng Ngọc Khoa - Thanh Nien Online

    Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba ...


  • THÔNG CÔNG / Đạt Tường

    Xin trích một đoạn Luật Hiệp Thiên Đài trong Ngọc Đế Chơn Truyền-1935: “Nói tóm tắt là, cơ bút để cầu ...


  • Thượng Đế khai Đạo là một hi hữu / Chư Tiền Khai Đại Đạo

    THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)


06/07/2010
vnexpress.net

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/07/2010

Người Tây Tạng tiến hóa nhanh

Người Tây Tạng tiến hóa nhanh nhất thế giới

Cuộc sống trên độ cao tới 4.900 m buộc người Tây Tạng phải tiến hóa rất nhanh để tồn tại.
Tại sao người Tây Tạng sống được trên mái nhà thế giới?


Một thiếu nữ Tây Tạng. Ảnh: peopledaily.com.cn.

Nồng độ khí oxy trong khí quyển trên cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc chỉ bằng 60% so với không khí ở mực nước biển. Vì thế, khi những người ở nơi khác tới Tây Tạng, họ sẽ mất sức rất nhanh và dễ bị đau đầu. Nếu phụ nữ ở vùng đất thấp bắt đầu mang thai khi tới Tây Tạng, họ sẽ sinh ra những đứa con nhẹ cân và có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, người Tây Tạng không gặp phải những vấn đề đó.

Livescience cho biết, nhà sinh học phân tử Rasmus Nielsen của Đại học California tại Mỹ và các chuyên gia thuộc Viện Di truyền Bắc Kinh lập bản đồ bộ gene của 50 người không có quan hệ họ hàng trong hai làng thuộc khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Hai làng nằm ở độ cao 4.300 m và 4.600 m. Họ cũng lập bản đồ gene của 40 người Hán tại Bắc Kinh.

Sau khi so sánh bản đồ gene của người Tây Tạng với người Hán ở Bắc Kinh, nhóm nghiên cứu nhận thấy khoảng 30 đột biến gene thường xuyên xuất hiện ở người Tây Tạng hơn người Hán. Gần một nửa trong số đó điều khiển hoạt động sử dụng khí oxy của cơ thể.

Một gene có thể tồn tại ở nhiều trạng thái. Mỗi trạng thái cụ thể của gene được gọi là một alen (allede).

Theo AFP, tốc độ thay đổi nhanh nhất xảy ra ở một gene có tên EPAS1. Những người Tây Tạng có hai alen lặn của EPAS1 có lượng hồng cầu trong máu thấp hơn rất nhiều so với người bình thường. Một alen lặn chỉ xuất hiện ở người Hán với tần số 9%, nhưng ở người Tây Tạng tần số đó tăng lên tới 87%.

"Đây là tốc độ thay đổi nhanh nhất về mặt di truyền mà giới khoa học từng thấy ở loài người. Rất nhiều người đã mất mạng vì họ không có những gene phù hợp với cuộc sống trên Tây Tạng", AFP dẫn lời Nielsen.

Nghiên cứu cũng cho thấy tổ tiên của người Tây Tạng tách khỏi người Hán khoảng 2.750 năm trước. Khi họ tới cao nguyên Tây Tạng, chỉ những người có những đặc điểm sinh học phù hợp với cuộc sống ít oxy mới sống sót.

Nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy con người đã sinh sống trên cao Nguyên Tây Tạng hơn 3.000 năm, Nielsen nhấn mạnh. Ông và các đồng nghiệp cho rằng có thể người Tây Tạng hòa nhập vào những người đã sống ở đây, hoặc thay thế họ.

Minh Long
(vnexpress.net)
vnexpress.net

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây