Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
23/10/2016
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/10/2016

ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO


ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO

Tham luận tại buổi hội thảo về " Tác động của đạo Cao Đài trong đời sống văn hóa xã hội tại Việt Nam" ngày 17/10/2016

Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach)

Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.

Cứu cánh tiến hóa phải đạt đến tâm linh viên mãn. Và trong vũ trụ chỉ có một tâm linh viên mãn tuyệt đối là Thượng Đế.
Tuy nhiên, Thượng Đế mở cơ Phổ độ Tam kỳ không phải chỉ là một cuộc gieo rắc đức tin về sự hiện hữu của Thượng Đế, mà chủ yếu là để loài người biết được ý nghĩa sự hiện hữu của mình. Thượng Đế là tuyệt đích của cuộc tiến hóa giữa Càn khôn, nhưng Ngài không phủ định giá trị con người là chủ thể đang tiến hóa tại thế gian.

I. Định nghĩa :

Có thể mạn phép mượn thánh ngôn Đức Vân Hương Thánh Mẫu để định nghĩa đức tin Cao Đài như sau:

"Đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, vào các Đấng Thiêng Liêng qua linh cơ để giác ngộ khải mê, giúp tín hữu Cao Đài thức tỉnh tiến bước hành đạo phản bổn hoàn nguyên"1

Tác giả thư Hebrew trong Tân Ước viết, "Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác tín) của những điều mình chẳng xem thấy". (Hebrew 11.1). 2
Đức tin trong Cơ Đốc giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Cơ Đốc, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo.3

Đức tin theo Phật giáo đặt trọng tâm  vào Đức Thế tôn Thích Ca - bậc đại giác, vị thầy của cả loài người và chư thiên - dựa vào chân lý của giáo pháp của Ngài và Tăng hội. Đức tin của Phật giáo là động lực thúc đẩy phật tử tu tập hướng về mục đích giác ngộ và Niết Bàn. ( l ược d ịch theo Wikipedia encyckopedia English)

II. Đức tin Cao Đài trong Sử đạo

1.  Thiên nhãn hiện ra với Đức Ngô Minh Chiêu có ý nghĩa đặc biệt là  Thượng Đế trực tiếp đem đức tin đến cho con người.
Người tín hữu Cao Đài thờ Thiên nhãn với ý nghĩa đó là Tâm, là Thần của Thượng Đế mà khi cúng kính, tín hữu chiêm ngưỡng Thiên nhãn để được hiệp Thần vói Ngài hầu được tinh tấn trên đường hành đạo.

2. Nhóm Phò loan vâng lịnh Đức A Ă Â làm lễ "Vọng thiên cầu đạo" có ý nghĩa đặc biệt là  con người thể hiện đức tin trọn vẹn nơi Thượng Đế4.
Theo lịnh Đức AĂÂ, tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang ra giữa trời làm lễ "Vọng thiên cầu đạo" vào đêm mồng 1-11-At Sửu (16-12-1925). Tam vị cầm 9 cây nhang vái rằng: "Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang vọng bái Cao Đài Thượng Đế ban ơn dủ phúc lành cho ba tôi cải tà quy chánh."

3. Chư Tiền Khai "khai tịch đạo với nhà đương cuộc lúc bấy giờ"5 một cách hiên ngang, có ý nghĩa đặc biệt là môn đệ Đức Cao Đài trọn tin nơi thiên cơ sẽ lập nền tân tôn giáo của Tam kỳ phổ độ.
Lời lẽ tờ Khai Tịch tỏ ra có một đức tin vững vàng về sự ra đời của nền Tân tôn giáo theo thiên cơ, có đoạn sau: (trích một đoạn bản dịch bản gốc tiếng Pháp)

“Sài gòn, ngày 7 tháng 10 năm 1926
Thưa ông Thống Đốc,
Những người ký tên dưới đây hân hạnh trình báo cho ông biết những điều sau :……………………………………………………
Những người ký tên dưới đây theo đuổi mục đích đưa loài người trở lại thời xa xưa hoà bình và hoà hợp. Nhờ đó, con người sẽ hướng tới một thời đại mới hạnh phúc khôn cùng.
Nhân danh đa số những người Việt Nam đã tán đồng hoàn toàn sự những nghiên cứu này, có kèm danh sách đính kèm, những người có tên dưới đây hân hạnh tuyên bố cho ông hay rằng chúng tôi sẽ phổ truyền cho toàn thể loài người giáo lý thiêng liêng này.
Tin tưởng trước rằng nền Tân tôn giáo này sẽ mang tới cho mọi chúng ta hoà bình và hoà hiệp, những người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chánh thức tiếp nhận tuyên ngôn (lập đạo) của chúng tôi.
Thưa ông Thống Đốc, xin ông ghi nhận những cảm tình trân trọng và chân thành của chúng tôi”
4. Đại lễ Khai Đạo vào Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) có ý nghĩa đặc biệt Thiên nhân hiệp nhất "khai minh Đại Đạo trước quốc dân bá tánh" 6 thể hiện đức tin ra thực tướng Đại Đao Tam Kỳ Phổ Độ.
5. Đó là đức tin Cao Đài trên những sự kiện lịch sử hữu hình; nhưng về mặt vô vi, tiến trình lập đạo được vận chuyển theo nguyên lý "Thái cực biến Lưỡng nghi thành Pháp", cũng là một chứng lý cho đức tin, như thánh giáo Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy:

"Ngô Văn Chiêu là một anh cả trong Thập Nhị Tông Đồ đầu tiên. Ngô Văn Chiêu đã kiến nhận và tiếp lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn. Nói về lý số Thiên Nhãn là con số 1, tượng trưng cho Ngôi Thái Cực.
Kế đến lập thành lưỡng nghi nơi Vĩnh Nguyên Tự. Đó là Nhựt Nguyệt Âm Dương.[Thiên phong nhị vị Đầu sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt –NV.]
Từ Thái Cực biến Lưỡng Nghi trở thành cái Pháp sanh hóa muôn loài vạn vật mà cái Pháp ấy Hộ Pháp đã tượng trưng".7

III. Đức tin của người tín hữu Cao Đài trong sinh hoạt tôn giáo hiện nay

Xin đơn cử một vài sinh hoạt điển hình mà những sự kiện tâm linh trong đó thể hiện đức tin của người tín hữu Cao Đài.

_ Hội Yến Bàn Đào Diêu Trì Cung: Theo Sử Đạo, Đêm mồng 8 tháng 8 (25-9-1925), Đức AĂÂ giáng đàn, dạy ba vị Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang chuẩn bị thiết một lễ chay để cầu thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương giáng lâm. Đức Phạm Hộ Pháp cho biết : “Đức Chí Tôn ra lệnh, biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi Đấng vô hình. Đãi mười người (vị) Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương”
Theo truyền thống lịch sử trên, hằng năm các Hội Thánh, Thánh thất đều tổ chức Lễ Vía đức Diêu Trì và Hội Yến Bàn Đào vào Trung Thu, ngày rằm tháng 8. Thời Hạ Ngươn này, Đức Mẹ ban đặc ân cho mở Hội Yến Bàn Đào tại trần gian là một hình thức đem đến huyền nhiệm tâm linh cho con cái ý thức sứ mạng Kỳ Ba. Nên Đức Vân Hương Thánh Mẫu vâng thánh ý Đức Mẹ dạy như sau: 
“Này các em ! năm nào cũng thế, ngoài những ngày lễ tết thường lệ vào những dịp khác, có lẽ Lễ Trung Thu và đặc biệt hơn nữa, trong Đại Đạo các em có Lễ Bàn Đào hiến dâng phẩm vật cho Đức Mẹ Vô Vi. Đó là một đặc điểm được xem rất quan trọng trên phương diện ý nghĩa tinh thần của nó. Vì cuộc lễ này thật sự nó là một dịp nhắc nhỡ cho các em gìn giữ đầy đủ những bảo vật Thiêng Liêng mà các em đã thọ nhận từ Diêu Cung nơi vô lượng kiếp.”( Chơn Lý Đàn, Tuất thời, 26 tháng 7 Tân Hợi (15.9.1971) 

_ Lễ Vía Đức Chí Tôn: Toàn đạo Cao Đài tức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hằng năm chọn ngày mùng 9 tháng Giêng tổ chức trọng thể Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn, tục lệ gọi là Vía Trời.
Đức Chí Tôn tức Đức Ngoc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Ngài là Giáo chủ khai sáng Đại Đạo TKPĐ trong lịch sử thành lập tôn giáo Cao Đài tại đất nước Việt Nam, nên toàn thể tín hữu Cao Đài một khi đã nhập môn đương nhiên có đức tin tuyệt đối nơi Đấng Chúa Tể Càn Khôn, đồng thời là Cha là Thầy của nhân loại. Từ thuở khai Đạo, Ngài đã minh thị:

NOEL 1925,
“Ngọc Hoàng Thượng Đế, viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương,
“ Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên;
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi, muôn tên giữ trọn biên” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1, TT.Tây Ninh)

_ Đức tin về sự cầu siêu rỗi cho người tín hữu quy liễu

Triết lý của đạo Cao Đài cho rằng con người sống ở thế gian có thân xác và linh hồn, nên khi chết, không phải là hết, mà chỉ là cái thể xác hoại diệt, nhưng linh hồn thì vẫn tồn tại mãi mãi. Hay nói cách khác, chết chỉ là thay đổi trạng thái sống: Sống bằng thân xác hữu hình ở thế gian và sống bằng linh hồn, không hình thể ở cõi giới vô vi.

Sự sống của thể xác thì hữu hạn, nhưng sự sống của linh hồn mới thực sống vĩnh viễn, bất diệt. Vì thế, tôn chỉ của đạo Cao Đài là khi con người sống nơi thế gian, phải mượn thân xác hữu hình lo tu hành: Làm phải làm lành, lập công bồi đức để chuẩn bị một con đường trong cõi giới vô vi, cho linh hồn có một cuộc sống an nhàn, cực lạc.

Ngoài ra, để thực hiện đại ân xá kỳ ba, đạo Cao Đài còn có ban cho bí pháp Độ thăng và cầu rỗi cho linh hồn được nhẹ nhàng thanh cao mà vào từng cõi giới mới. Muốn vậy, người tín đồ khi sống ở thế gian phải giữ giới luật Đạo, lập công bồi đức, và phải được vị chức sắc thọ truyền bửu pháp làm phép độ thăng cho và những người thân phải thành tâm cầu siêu cho linh hồn người chết.(Liên Thanh, https://sites.google.com/site/thienchaucom/--kinh-cung-tuan-cuu)
Bài Kinh Khai Cửu đem lại đức tin siêu rỗi cho người quá vãng nếu biết thức tĩnh dứt bỏ tất cả dục vọng hay phiền não trần ai:

Đã quá chín từng Trời đến vị,

Thần đặng an, Tinh, Khí cũng an.

Tầng Trời gắng bước lên thang,

Trông mây nhìn lại cảnh nhàn buổi xưa.

Cõi thảm khổ đã vừa qua khỏi,

Quên trần ai mong mỏi Động Đào.

Ngó chi khổ hải sóng xao,

Đoạn tình yểm dục đặng vào cõi Thiên.

Giọt lụy của Cửu huyền dầu đổ,

Chớ đau lòng thuận nợ trầm luân.

Nắm cây huệ kiếm gươm thần,

Dứt tan sự thế nợ trần từ đây. •

III.  Người tín hữu Cao Đài phải giữ đạo,  hành đạo với đức tin như thế nào?

1.  Một đức tin trong sáng : vào Đạo để bắt đầu đời sống tâm linh tích cực trong cuộc sống nhân sinh chân chánh, chứ không phải để trốn đời hay tìm kiếm thế lực vô hình cho những nấc thang danh lợi. Ơn Trên dạy:
"Chư hiền đệ hiền muội đã ý thức được thiên đàng địa ngục là đâu. Có phải ở tận trên vòm trời sâu thẳm  hay ở dưới  đáy biển lòng đất sâu dày đó chăng ? Tất cả thiên đàng hay địa ngục  điều có  tự trong  con người chư đệ muội. Nếu chư hiền đệ hiền muội biết hướng thượng,  biết  gìn  thiên lương chơn tánh,  biết trau dồi báu ngọc  mâu ni, chư hiền đệ hiền muội  sẽ có một cảnh  thiên đàng trong nội tâm ngày ngày an lạc. Ngược lại,  chư hiền đệ mãi tiến  bước trên con đường dục vọng  buông bắt những ảo ảnh phù  hoa,  làm sao  tránh được cảnh buồn vui cười khóc,  được mất nhục vinh ? [ . . .]
Người tu hành  không  tìm  đạo lý ở ngoài thân mà  phải  tìm ở nội tâm ."8

2.  Một niềm tin  sâu sắc về thời kỳ đại ân xá: Nhập môn Cao Đài là là cơ hội hi hữu ngàn năm một thuở được bước vào môi trường đại ân xá kỳ ba, nên Ơn Trên thường dạy rằng: hữu duyên mới ngộ Đại Đạo TKPĐ. Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn từng dạy :

"Hỡi này chư hiền đệ muội ôi! Tam Kỳ khai Đại Đạo, Tam Giáo Thánh Nhơn mở rộng cửa từ bi để gom ba nhành về một cội. Trên Thượng Đế thi ân bố đức, dưới phật tiên kêu gọi chúng sanh đưa nguyên căn về bổn vị, rước hóa nhơn tránh cảnh luân hồi. [ . . .]
Đã từ lâu, cơ quy nguyên rải gieo khắp chốn, tiếng thống nhứt lắm lần vội giục, ngày vạn linh đại hội cũng gần, vậy Lão thử hỏi chư hiền, nếu không đủ đầy công đức thì làm sao được siêu phàm thoát tục; lấy chi để đảm bảo chơn linh sau khi lìa xác. Phương chi, kỳ Hạ nguơn mạt kiếp là kỳ đại ân xá để cho chư hiền lưỡng phái dưỡng tánh tu tâm, tô công bồi đức được dễ dàng, hầu bước lên nấc thang hành đạo".[9]

3.  Một đức tin để tu tiến: Cao Đài đã vạch ra con đường tiến hóa tâm linh rất rõ ràng và thuận lợi hơn bao giờ hết trong thế Thiên nhơn hiệp nhất của cơ tận độ quy nguyên.

Đức Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Am Bồ Tát có dạy:
"Chư hiền đệ hiền muội là những thành phần giác ngộ tâm đạo, học hỏi để tu công lập đức, cốt ý là hoàn thiện hóa bản thân trong kiếp đời hiện tại và được giải thoát phần chơn như khi về bên kia thế giới.
[ . . .]
Đời con người lấy lẽ sống làm căn bản, nếu chỉ là sống cho bản thân giả tạm ở cõi vô thường nầy thì không cần phải đề cập đến, mà phải quan niệm luôn cả lẽ sống về tâm linh.

Con người muốn toại hưởng cõi thanh bình phải nhắm vào thực hành các điểm sau đây :

1/- Nội công tu tiến,
2/- Ngoại công đức hạnh,
3/- Quá khứ tâm nên dứt bỏ,
4/- Hiện tại tâm không có,
5/- Vị lai tâm đừng vọng tưởng.

 Đó là hạng tu tiến một quãng đường khá dài mới có thể thực hành được trọn vẹn." (Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) 

Chư Tiền Khai Đại Đạo cũng từng ân cần khuyên nhủ chúng ta:

“Khép mình vào  khuôn viên mẫu mực,
Giữ qui điều  giới luật  tam công ;
Cúi đầu thọ lệnh Thiên phong,
Thay Thầy hoằng đạo còn mong chi là.” [10]

4.  Một đức tin để thi hành sứ mạng kỳ ba: " Đối với những người mệnh danh là  hướng đạo, là nòng cốt  cho cơ đạo  cứu thế, những kẻ hiến dâng cho ánh sáng lý tưởng Đại Đạo thì nền tảng tâm linh phải được xác định trước tiên và hơn ai hết. Vì vậy, kế sách về tâm linh cho những kẻ hiến dâng phải được  đề cập trước nhất. Bần Đạo cũng nhắc  lại trên phạm trù tâm linh, giá trị đức tin  là giá trị của ý chí hiến dâng cho một lý tưởng sáng chói để cứu thế.  Có một đức tin dõng mảnh  là đã có một ý chí  hào hùng tin quyết về kết thúc cao quý của sự cứu độ toàn dân sinh bằng một lý tưởng thật sự thanh cao của Đại Đạo.  Phải tin quyết thì mới nhất  tâm để chí thành hành sự.  Đã có nhất tâm chí  thành hành sự thì  kết quả không xa."[11]

IV. KẾT LUẬN

Tóm lại đức tin Cao Đài với hàm xúc những ý nghĩa trên đây, phải gọi là Đức tin Đại Đạo. Bởi vì Thượng Đế và các Đấng Thiêng liêng đã đem đến cho nhân sanh thời TKPĐ này một đức tin khai phóng và nhân bản.
 _Khai phóng vì với đức tin ấy, con người cảm thấy mình là một chủ thể tự do trong Bản thể vũ trụ, trong đó có mối tương quan tương ứng mật thiết với chủ thể tối cao là Thượng Đế. Từ mối liên hệ đó, đức tin Đại Đạo khẳng định con người có khả năng tiến hóa đến mức siêu việt.
 _Nhân bản vì đức tin ấy không khuyến khích tín hữu lệ thuộc thần quyền; không chờ đợi được cứu độ mà phải biết tự độ. Hơn nữa, đức tin Đại Đạo đem đến ý thức sứ mạng vi nhân, nhìn cuộc đời là một trường học hỏi, rèn luyện để tiến hóa . Đối với chúng sanh là tình anh em một Cha, đối với xã hội có nghĩa vụ phụng sự.
Đặc biệt, hàng thiên ân thọ nhận Sứ mạng đại thừa, với đức tin Đại Đạo, phải đạt đến "giá trị của ý chí hiến dâng cho một lý tưởng sáng chói để cứu thế. "
Đức Chí Tôn khai minh Đại Đạo cách đây hơn 90 năm, mà hằng năm, ngày Rằm tháng 10, toàn đạo hân hoan cử hành đại lễ kỷ niệm, là thắp lên ngọn đuốc vĩnh cửu, soi tỏ Thiên cơ đang thúc đẩy nhân sanh tiến lên Con đường phản bổn hoàn nguyên là đường tiến hóa vinh diệu trong đức háo sanh của Thượng Đế, mà đặc ân trong thời Hạ nguơn nầy là Cơ đại ân xá kỳ ba.■
______________

1. Đức Vân Hương Thánh Mẫu,CQPTGLĐĐ, Tuất thời 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979) ↩
2. Theo Wikipedia Encyclopedia, tiếng Việt ↩
3. Sđd ↩
4. (Đọc thêm Lịch sử Dạo Cao Đài, quyển I –Khai Đạo, CQPTGLĐĐ,nxb. Tôn giáo, 2004) ↩
5. ĐPCQ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 20 tháng 2 Quí Sửu (24.03.1973) ↩
6. ĐPCQ, sđd ↩
7. ĐPCQ, sđd ↩
8. Đức Quan Âm Bồ Tát,Chơn Lý Đàn, Tuất thời, mùng 01 tháng 4 nhuần Giáp Dần (22.5.1974)
9. Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, Huờn Cung Đàn, Tuất thời mùng 9 tháng 2 Tân Sửu (25-3-1961)
10. Chư Tiền Khai Đại Đạo, CQPTGLĐĐ, Tuất thời 14 tháng 2 Giáp Dần (7.3.74)
11. Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, Tuất thời 14 tháng 2 Ất Mão (26.3.1975)
__________
(*) Cơ Quan PTGLĐĐ
Thiện Chí



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây