Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Khai cơ để mở cửa Huyền, / Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập ...


  • Tâm thức dân gian về Tứ bất tử / Sưu tầm từ danangpt.com.vn

    Theo cuốn Hội chân biên của Thanh Hoà Tử, in vào năm thứ 7 đời Thiệu Trị (1847), thì ở ...


  • Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập ...


  • Phục sinh / Thiện Chí

    "Phục Sinh" theo Tây phương có ý nghĩa tôn giáo dựa theo đức tin về sự sống lại của Christ, ...


  • "Người những tưởng Cao Đài tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương, Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường, Tam nguơn chuyển ...


  • Bài tâm tướng / Sưu tầm

    (Của TRẦN HI DI TIÊN SANH) do Ngài cố Minh Thiện trích dịch năm 1960 1. Trần Lão tổ đặt bài ...


  • Xuân nầy cá sẽ hoa rồng, Việt Nam muôn thuở Thăng Long: ý Trời.


  • Hãy giữ cái bất dịch / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...


  • Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô ...


  • PHỔ CÁO CHÚNG SANH / Đạt Tường

    Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...


  • Trước hết, tôi xin giải nghĩa tám chữ " Diêu Trì Kim Mẫu, Vô Cực Từ Tôn" cho môn sanh ...


  • CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát

    Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng ...


09/11/2011
Thiện Chí

NHỨT NGUYỆN ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI


“NHỨT NGUYỆN ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI”

Người tín hữu Cao Đài mỗi khi kết thúc một buổi cúng kính đều đọc bài Ngũ Nguyện, mở đầu là “Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai” được Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn diễn giải thành thơ như sau:
Nam mô:
Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai,
Vì đời nào ngại chông gai dữ lành.
Nhì nguyện phổ độ chúng sanh,
Quyết đem hoằng giáo đạo lành giáo dân.
Tam nguyện xá tội bản thân,
Khoan dung phá chấp cõi trần vô minh.
Tứ nguyện thiên hạ thái bình,
Tịnh tâm chế động muôn nghìn trái oan.
Ngũ nguyện thánh thất bằng an,
Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết minh.
Trấn an tâm đạo nhân sinh,
Vai trò un đúc đức tin đạo đồng.


Thiển nghĩ, lời nguyện lớn này không phải là sự phó thác cho Thiêng Liêng một công cuộc trọng đại ngoài sức người. Tâm nguyện ấy phải đi đôi với ý chí “phổ độ chúng sanh” thúc đẩy người tín hữu Cao Đài tự nhận vai trò tích cực trước Cơ Đạo.
- Đại Đạo nói đây là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Chính danh hiệu rất hàm súc, rất phổ quát này, cùng với Mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát” và Tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt” đã đặt lên vai người tín hữu Cao Đài một sứ mạng trọng đại nên phải luôn luôn tâm nguyện “hoằng khai Đại Đạo”.
Đó là chí hướng, là tâm nguyện, nhưng muốn thực hiện được tâm nguyện trên thực tế, người tín hữu Cao Đài không thể cầu nguyện suông, mà phải dựa vào nền Giáo lý Đại Đạo, nêu lên 3 điều kiện hay 3 tiêu chuẩn then chốt:

1. Mỗi người tín hữu Cao Đài phải thực sự tu chứng. Tu chứng chưa phải là đắc đạo thành Tiên, mà đã hay đang tiến hóa tâm linh đến một giai đoạn nhứt định nào đó. Người tu chứng không phải chỉ là người giác ngộ, nhập môn vào đạo, giữ qui giới, thờ phượng cúng kính bình thường. Tu chứng tức đã diệt phàm tâm, hiện thánh tâm, thực sự vong kỷ vị tha.
Bốn chữ “vong kỷ vị tha”, tuy ta thường nghe, thường nói, nhưng là một tiêu chuẩn quan trọng tiên quyết để đánh giá sự tu chứng. Có đạt được tiêu chuẩn này mới có khả năng:
- Cảm hóa được người khác, đem lại niềm tin dẫn đến sự giác ngộ ban đầu cho tha nhân.
- Tự nguyện góp phần vào công cuộc hoằng giáo độ nhân, lãnh lấy sứ mạng tự độ- độ tha tùy theo tiềm năng tiến hóa tâm linh.
Khi nhập môn vào Đạo là tự nguyện bước qua ngưỡng cửa Cao Đài. Sự tự nguyện đó có nhiều nguyên nhân thúc đẩy:
- Do cha mẹ, ông bà hay quyến thuộc là người đạo Cao Đài.
- Do đi tìm một chỗ dựa tâm linh.
- Do có đức tin nơi Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng.
Tất cả đều bình thường, và vẫn bình thường trong mọi sinh hoạt cúng kính, lễ lạc của người giữ đạo. Nhưng có phải tất cả mọi người đều ý thức, đều nhớ rằng mình đã trở thành một phần tử của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ? Mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một đại cuộc phi thường, kỳ diệu trên tất cả những gì phi thường kỳ diệu trên thế gian, từ thiên thượng đến thiên hạ, từ quá khứ đến vị lai.
Phần tử này không phải là một hạt cát trong bãi cát, một hạt lúa trong đám lúa, hay một con người bình thường sanh ra trong thời hiện đại. Nếu con người này đã tự đặt mình vào Tam kỳ Phổ Độ bằng giác ngộ thật sự thì sẽ trở thành một con tin của Thượng Đế Cao Đài, hay hơn nữa có thể trở thành “một thiêng liêng” tại thế.
Nên Đức Đông Phương Chưởng Quản đã xác nhận cái giá trị quí báu hy hữu của người đạo Cao Đài như sau:
Nhớ rằng mỗi một đơn vị nhơn sanh đều có Thượng Đế và phép nhiệm mầu nơi nội tại. Ráng công phu tu dưỡng để sớm thị hiện sự nhiệm mầu đó trước sự tự cứu và cứu tha nhân.”
Trở lại ý thức “người con tin của Thượng Đế”, có phải chỉ các bậc hướng đạo hay chức sắc thiên phong mới được xem là người con tin của Thượng Đế? - Nếu đã là người đạo Cao Đài đúng nghĩa, thì ai cũng trở thành con tin của Thượng Đế cả. Thật vậy, làm “con tin” này rất đơn giản:

“Người tín hữu Cao Đài phải hiểu,
Bổn phận mình lo liệu trước tiên,
Gia trung thê tử chỉ truyền,
Rồi ra khắp cả xóm giềng giáo dân.”


Như vậy thì người vào đạo tu thân không có nghĩa là trốn lánh việc đời, mà phải hòa mình trong việc đời để trước hoàn thiện hóa bản thân mình, rồi hoàn thiện hóa những người khác.
Nếu đã giác ngộ đúng mức, thì người đạo Cao Đài bình thường cũng trở nên người sứ mạng, như lời Đức Mẹ dạy: “Các con tiếp tục siêng tu siêng học giúp đỡ người đời, làm sáng điểm đạo tự hữu của họ. Đó là sứ mạng Thiên ân chấp trì quyền pháp của con đó vậy. "
Ngược lại: “Nay gặp thời kỳ ân xá mở rộng pháp môn, Thiêng liêng chống con thuyền đưa người vượt qua bỉ ngạn, nếu ai không giác ngộ thì khó sang đời thánh đức và khó vào cõi an lạc.”
Nói tóm lại, để làm người đạo Cao Đài đúng nghĩa, thật đơn giản mà cũng rất vinh diệu, hơn nữa mặc nhiên mang lấy sứ mạng rất đặc biệt trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này như Thánh ngôn của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo: “Người đạo Cao Đài là gương mẫu, là chiếc đò, là nhịp cầu đưa khách từ bến mê sang bến giác, là điện đài thu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý, là tính chất của Tạo Hóa kết hợp với sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhơn loài.”

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Vấn đề tu chứng cũng là điều then chốt cần phải xét đến. Vì sau này, ngày mà đất nước sẽ thái bình, chiến tranh ly loạn sẽ chấm dứt, những hàng thiện căn trên thế giới sẽ đổ xô đến Việt Nam tìm hiểu học đạo pháp uyên thâm, lúc ấy phải có điều kiện thứ ba về khoa mục (danh mục những người khoa cử -NV) và tu chứng để làm căn bản sau này. Vậy chư đạo hữu khá dành thì giờ cho nhiều, tu học kỹ hơn nữa để xứng đáng là người giáo sĩ.”

2. Góp phần xây dựng hệ thống Giáo lý phổ quát, đáp ứng được nỗi khao khát một ý thức hệ nhân bản phục hồi giá trị con người, đem lại ý thức về ý nghĩa cao quí của kiếp người, củng cố lòng tự tin để sống xứng đáng là chủ thể “tối linh” trong vạn vật.
- Giá trị phổ quát của Giáo lý Đại Đạo sẽ có hiệu quả:“không phải hiểu đơn thuần làm cho mọi người hiểu đạo là đủ, mà phải làm cho cơ đạo được thống nhất tinh thần, thông suốt mọi dân tộc, mọi lý thuyết và mọi hoàn cảnh.”
- Từ giá trị nhân bản, con người sẽ có niềm tin mặc nhiên mang lấy Thượng Đế tính: Người với Trời đồng nhất nơi bản thể sâu thẳm của tâm hồn.

a)-Thống nhất tinh thần cơ đạo

Thầy dạy:
Hỡi các con! Đời càng loạn, đạo càng phải trị, lấy tĩnh mà chế động. Đó là phương pháp của đạo cứu đời. Với cơ đạo hiện giờ, thử hỏi các con có việc làm nào để xứng đáng với chức vụ ấy chưa ?
Các con là những điểm linh quang của Thượng Đế phát sanh, đến ngày nay, bao nhiêu cuộc biến chuyển trước mắt các con, tức nhiên mỗi đứa đều phải có ý thức làm sống dậy trách nhiệm trước cơ đạo cũng như cơ đời.
"
Trách nhiệm ấy là làm thế nào “thúc đẩy cho sự thống nhứt giáo lý, tức là tinh thần vậy; để các con sẽ gặp nhau, quy nguyên ở vị trí duy nhứt, tri và hành theo chánh pháp của Đại Đạo."

Đó là khả năng đắc nhứt như lời Thầy dạy:
“Các con ơi! Sự đắc nhứt đối với người tu theo Đại Đạo của Thầy, là một then chốt quan trọng ở mục tiêu, vì mục tiêu là điểm rốt ráo. Nếu các con không nhìn nhận và nắm được lẽ Một ấy, cứ quanh quẩn bên ngoài, thì không bao giờ đến chỗ. Nếu không được Một, chẳng những các con cứ quanh quẩn bên ngoài vòng đạo lý, mà phải chịu trong sự vô minh nê chấp riêng rẽ ở quan niệm cá nhân hay đoàn thể tông phái của mình.”.

b)- Tâm vô phân biệt, biết đạo, biết đời, biết ta, biết người mới làm cho Cơ đạo thông suốt như Đức Giáo

Tông Vô Vi dạy:

Đại Đạo vận hành trong lẽ Một,
Một mà tất cả phải làm sao?
                     -o-
Làm sao từ huệ được viên dung,
Duy ngã độc tôn biết chỗ dùng,
Thiên thượng bao trùm ơn đức cả,
Nhơn gian nhuần gội nghĩa tình chung.
                      -o-
Chi ly vì bởi lòng phân biệt,
Hòa hợp nhờ chưng ý hảo phùng,
Biết đạo biết đời tua biết phận,
Đại thừa giục vó tới đường trung (trung đạo)


Chư Thiên ân đệ muội hãy làm thế nào cho giáo lý đạo có một căn bản lý luận vững chắc khoa học và khai triển sâu rộng mọi mặt. Giải đáp các vấn đề then chốt của triết lý siêu hình hiện đại khoa học, v.v....Các việc này có tầm mức vô cùng quan trọng, vì muốn độ người phải có trí thức siêu việt hơn đời, phải ưu thế hơn trên mặt trí năng tư tưởng. Nhưng đạo là lẽ sống, là hạnh phúc nên phải thể hiện cụ thể chân lý cao siêu ấy trong mỗi người qua nếp sinh hoạt hàng ngày, tác phong đạo hạnh thuyết phục mọi người xung quanh dễ cảm, dễ phục, vừa lành vừa hay, vừa ích lợi, vừa chân thật, đó là những yếu tố quan trọng tiến đến thành công trong lãnh vực tâm lý xã hội.
Chư Thiên ân đệ muội hãy là một Thích Ca, Khổng Tử, Jésus của thời đại mới mong thực hiện sứ mạng lịch sử cơ Đạo Kỳ Ba.


Một nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình lớn trên thế giới, sau hơn nửa đời người trải nghiệm những cống hiến trí tuệ mình cho xã hội, đã phát biểu: “Chúng ta không thể nào đi khác hơn con đường thế giới đã và đang đi, không thể nào chối bỏ các giá trị phổ quát của cả thế giới, nền tảng của sự phát triển nói chung.”. Cụ thể hơn, Ông nói: “Xã hội dựa trên hai trụ cột: tri thức và lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn mà không có tri thức thì vô dụng, còn tri thức mà không có lòng trắc ẩn sẽ là vô nhân đạo và độc ác.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, viết về hạnh phúc đời người, như sau: “Trong kinh nghiệm giới hạn của tôi, tôi thấy rằng sự an lạc tột cùng là khi chúng ta làm tăng trưởng tình thương và lòng từ bi.
“Lúc mà ta lo cho hạnh phúc của mọi người, là lúc mà chính ta đang hưởng hạnh phúc. Làm tăng trưởng lòng từ một cách tự động, là làm cho tinh thần được bình an. Điều nầy giúp ta dẹp sợ hãi và lo lắng, và giúp ta sẵn sàng đối phó với những trắc trở của cuộc đời. Đây là sự thành công tối hậu trong cuộc sống.”

Những phát biểu trên đây đều đề cập đến một nhân sinh quan rất nhân bản, có giá trị phổ quát đối với nguyện vọng sâu thẳm nhất của con người.

3. Người đạo Cao Đài phải có ý thức sứ mạng thật sáng tỏ. Theo đuổi mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát” dưới tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất”, không phải để hoài cổ hay ca tụng các tôn giáo xưa và mơ ước hão huyền về một thiên đàng tại thế, mà phải chứng minh được khả năng xây dựng thế giới hòa bình, an lạc của con người tiến bộ toàn diện cả hai mặt nhân sinh (social life) và tâm linh (spiritual life).
a)- Người đạo Cao Đài là người của sứ mạng lịch sử.

- Có thể nói, ngay khi Thiên Nhãn thị hiện tại Dương Đông Phú Quốc trên đất nước Việt Nam này, lập tức sứ mạng lịch sử Tam Kỳ Phổ Độ đã mở ra. Gọi là “lịch sử” bởi Thiên Nhãn đánh dấu một kỷ nguyên mới là kỷ nguyên sau cùng của chu trình tiến hóa của nhân loại. Tính lịch sử của Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc đối ứng với những vấn nạn toàn cầu đang đe dọa sự hủy diệt sinh mệnh và cả những giá trị nhân bản, giá trị tâm linh con người. Gọi là “sứ mạng” vì Thượng Đế đang trao quyền pháp cho những hàng con tin của Ngài thực hiện Cơ cứu độ.
Do đó, khi người tín hữu nhập môn trong thời kỳ này không chỉ có nghĩa đơn giản là trở thành một người có đạo, mà là một chủ thể hành đạo trong bầu ân điển phổ độ, nghĩa là trở nên một mắc lưới rung động cùng với mảng lưới vĩ đại Tam Kỳ Phổ Độ, mà đấng nắm tay lưới là Đức Cao Đài Ngọc Đế. Nên, Đức Đạo Tổ dạy rằng “Mỗi tín đồ là một thiên ân”. Ý thức được như vậy là “ý thức sứ mạng lịch sử”.
Vậy người tín hữu Cao Đài, hơn nữa là tín hữu Cao Đài Việt Nam, đang có cơ hội ngàn năm một thuở để mang lấy sứ mạng lịch sử.
b)- Có ý thức sứ mạng mới tích cực góp phần thực hiện mục tiêu Tận độ Kỳ ba:

Mục tiêu này rất lớn lao nhưng khả thi vào thời Tam Kỳ Phổ Độ do đặc ân đại ân xá của Đức Thượng Đế, do chánh phápThầy truyền, do tiến bộ của thế giới, “Nhân loại đã hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức”, do khát vọng giải thoát của nhân sanh.
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
Quyền pháp Đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.”

Như thế “tận độ” có nghĩa là cứu độ toàn diện cá thể con người và toàn thể nhân loại. Toàn diện tức gồm đủ hai mặt nhân sinh và tâm linh, toàn thể tức không bỏ sót một thành phần căn cơ nào.
Mục tiêu này được thực hiện bằng cách vận dụng quyền pháp của Đại Đạo hiệp nhứt vạn sanh tổng hợp tinh hoa cổ kim của nhân loại, đem lại thái hòa cho toàn thế giới.

“Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh Đại Đạo vận hành,
Quyền Thầy hiệp cả vạn sanh,
Đông Tây Kim Cổ lập thành tương lai.”


Thế là:

Thượng Đế + Đạo + Vạn sanh + Văn minh nhân loại = lập thành sức mạnh của sứ mạng Đại Đạo.
Ba trọng điểm nêu trên thuộc phần NHÂN, là những điều kiện thi hành sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ, nhờ đó tiếp nhận được nguồn năng lực phần THIÊN, lập thành thế THIÊN NHÂN HIỆP NHẤT đặc biệt của Cơ Cứu Độ Kỳ Ba.
“Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,
Dụng Nam Bang làm mức phóng khai,
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu, bốn bể hòa hài từ đây.”


Tóm lại, theo thiển ý, tu chứng, nền Giáo lý Nhân bản phổ quát, ý thức sứ mạng, là thế chân vạc cộng với Ân sủng Thiêng Liêng sẽ đem lại thực lực Hoằng Khai Đại Đạo, cứu độ vạn linh.
Sau cùng, có thể nói: để có chiếc chìa khóa “Hoằng khai Đại Đạo”, Cao Đài tôn giáo phải vượt lên tầm mức Cao Đài Đại Đạo và con người Cao Đài phải vươn tới con người Đại Đạo.


Thiện Chí
14, th.10.TM, 10-11-2011
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Đạt đạo nhờ tâm chẳng vọng tâm,
Muôn đường ngàn nẻo cũng do tâm.
Hỡi ai giữ được tâm chuyên nhứt,
Sẽ dứt phàm tâm lộ thánh tâm.

Đức Bảo Pháp Chơn Quân, CQPTGL, 13-5 Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây