Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Lịch sử trái đất / Wikipedia Tiếng Việt 03-7-2007

    Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...


  • Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của ...


  • Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ...


  • Kể từ khi Đức Thượng Đế ban hồng ân khai mở Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ, chọn nước Việt Nam ...


  • Dân tộc Khmer / danangpt.com.vn

    Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. ...


  • Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

    Vào đầu năm, trong niềm hân hoan khí Xuân khai thái, ai cũng muốn bắt đầu một giai đoạn mới ...


  • Tết nhớ về tranh Hàng Trống / Đặng Ngọc Khoa - Thanh Nien Online

    Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba ...


  • Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ...


  • Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch ...


  • Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý

    CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...


  • "Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...


  • "Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực ...


19/05/2006
Sưu tầm từ Wikipedia

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/11/2006

AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum"

Hình: Biểu tượng chữ AUM của đạo Hindu


AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh nhất và cũng là lọai có uy nhất trong truyền thống Ấn Độ. Được xem như một biểu trưng mãnh liệt nhất của thánh thần cả ở thế giới bên ngoài và trong thế giới nội tâm, nó tích tụ ở trong mình nguồn hứng sáng tạo: quả là như thế, đạo Vệ Đà truyền tụng rằng toàn bộ vũ trụ đã triển khai từ một năng lượng được đưa vào vận hành, khi mà Tạo Hóa phát ra định thức ngôn từ đầu tiên, kêu gọi vạn vật bừng tỉnh: AUM BHUR BHUVAH SVAH (AUM! ĐẤT! KHÍ QUYỂN! TRỜI!)

Là âm thanh khởi thủy, là ngôn từ của hoàn vũ, từ này được phát thành tiếng thì truyền đi một sức mạnh rất lớn, có hiệu lực đặc biệt đối với những diễn biến tinh thần. Trong tư duy Hindu, âm thanh đồng thời là Thần Linh tối thượng, là nguồn cội của mọi vật và mọi sinh linh, điều này làm cho các mantra có giá trị thần diệu. Lời thể hiện sự sinh tồn bằng âm thanh cũng là chính sự sinh tồn ấy và là cái Bản Thể, mà từ đấy tất cả đều phát xuất và cũng ở đấy tất cả đều tiêu biến. Phát ra âm thanh của Thần Linh tức là thần thánh hóa chính mình. AUM, theo Vivekânanda và truyền thống triết học Vedanta, là hiện diện đích thực của thánh thần.

Ý nghĩa tổng quát của từ AUM được gia tăng rất nhiều do nó được cấu thành bởi ba âm thanh; ba âm này chứa nhịp ba hết sức quan trọng trong tư duy, trong tổ chức thế giới và trong quan niệm về nguồn gốc vũ trụ của người An Độ. Đây, một vài thí dụ: Thần linh tối thượng hiện hình như một bộ ba: Brahma, Vishnu và Shiva, ba bản chất của vũ trụ: vật chất, năng lượng và tinh khí; ba thế giới: đất, không trung, trời; [...]; cũng như mỗi người có thân thể, lý trí và linh hồn, ứng hợp với nhân sinh quan Ki Tô giáo thời Trung cổ (spiritis, anima, corpus). Ứng với luận thuyết siêu hình ấy, các học giả Hindu giáo đã tìm kiếm những luận giải sinh lý học móc nối nhau tạo thành cả một thần học âm thanh. Theo Vivekânanda, ngay phương cách phát âm từ tiếng AUM đã rọi sáng ý nghĩa biểu trưng của nó. (theo Tự Diển Biểu Tượng Văn Hóa Thế Giới, Jean Chevalier Alain Gheerbrant- Bản dịch Việt Ngữ, 1977- Nxb. Đà Nẳng)

* * *


Om Mani Padme Hum (An Ma ni Bát mê Hồng) (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) (Hình 1:"Om Mani Padme Hum", viết bằng Tạng ngữ, trên một hòn đá ngoài Cung Potala ở Tây Tạng) OM MANI PADME HUM, là một câu Chân ngôn Phạn ngữ, được xem là Chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là Chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn " tức là Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ. Có thể dịch câu này là "OM, ngọc quý trong hoa sen, HUM. " - Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng, hoặc Án ma ni bát mê hồng. Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là, "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì OM MA-NI PAD-ME HUM chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ứng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).

Tham khảo thêm định nghĩa bằng Anh ngữ : H.H. The 14th Dalai Lama's definition "It is very good to recite the mantra Om mani padme hum, but while you are doing it, you should be thinking on its meaning, for the meaning of the six syllables is great and vast... The first, Om [...] symbolizes the practitioner's impure body, speech, and mind; it also symbolizes the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha [...]". "The path is indicated by the next four syllables. Mani, meaning jewel, symbolizes the factors of method-the altruistic intention to become enlightened, compassion, and love. [...]" "The two syllables, padme, meaning lotus, symbolize wisdom [...]." "Purity must be achieved by an indivisible unity of method and wisdom, symbolized by the final syllable hum, which indicates indivisibility [...]". "Thus the six syllables, Om Mani Padme Hum, mean that in dependence on the practice of a path which is an indivisible union of method and wisdom, you can transform your impure body, speech, and mind into the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha [...]". -- H.H. The 14th Dalai Lama, Tenzin Gyatzo, Om Mani Padme hum
Sưu tầm từ Wikipedia
AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum" / Sưu tầm từ Wikipedia

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây