Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)
-
Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày Rằm tháng ...
-
Đúng giờ Tý, cả thảy đều đủ mặt, tôi thấy chú Tư tôi đã sắp đặt dọn bàn dài, rải ...
-
Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...
-
Nhân dịp sắp đến ngày giỗ của Ngài Minh Thiện, Nguyên Tổng Lý Minh Lý Thánh Hội (Minh Lý ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)
-
Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, ...
-
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo – Tòa Thánh Bến Tre Lược ghi một số sự kiện lịch sử
-
Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...
-
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) ...
-
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
-
Thứ Bảy, 27/01/2007, 15:32 (GMT+7) Bình dị cho đến sau khi chết TTCT - Nếu có một chốn vĩnh hằng của những con ...
Thánh giáo
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/11/2022
Cẩm nang tu học
CẢM NANG TU HỌC (Q.I)
1.Tâm là nguồn gốc muôn vật, hễ nói đến Đạo là nói đến Tâm. Trên đời này có vô số kinh điển triết thuyết nói về tâm mà chưa cùng tột chỗ rộng lớn minh linh của tâm. Thế nên những ai phát nguyện tham cứu tu học Đại Thừa để làm sáng Thiên Đạo cũng nên dung hội các giáo lý cao thâm để tìm hiểu yếu lý tối thượng đạo pháp. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ rất cần có một số hướng đạo thông đạt đến chỗ yếu lý cao siêu của Tam Giáo để xây đắp nền tảng cho giáo pháp của Đạo bằng tinh hoa kết hợp đúng với tinh thần dân tộc, mới tạo được sự an bình cho đất nước và nhơn loại.
(HM) Muốn thế, cần phải hình thành một tổ chức nghiên cứu đạo học. Muốn có được tổ chức này, cần phải có Chơn tâm tròn trịa, không góc cạnh nhơn ngã mới thành công được. Đạo đến một ngày hoằng dương cứu độ, tất phải cần những bực tu chứng làm nòng cốt và làm tai mắt để đáp ứng cùng những (TT) hàng cao nhơn tìm hiểu giáo lý và chỉ điểm cho những ai tâm nguyện tu hành.
(Đức Đông Lâm Tiên Trưởng, BNTĐ, Bộ phận thông công HTĐ CQPTGL, 21.5.Ất Mão {30.6.75})
2. Đại Đạo của nhân loại, của Chí Tôn, mà những sứ mạng là sứ mạng chung cho nhân loại, cho Chí Tôn. Tất nhiên Bần Đạo không phải riêng của Cơ Quan, và chư đệ muội cũng không phải riêng cho Bần Đạo. Thế nên, Bần Đạo và chư đệ muội phải thông cảm để trên dìu dưới thuận, nương theo quyền năng vô tận mà tự độ và độ tha.
Bần Đạo nói trở lại Cơ Quan: Đức Chí Tôn chọn lòng người, không chọn vật chất, mà nếu lòng người hỏng đi, thì Cơ Quan sẽ dời đổi theo đúng thời kỳ hoằng dương đạo pháp, vì khi nhân loại đi đến đại đồng, tất nhiên đại đồng không trụ tướng, mà trụ tướng ấy là Cơ Quan.
3. Đây về việc Cơ Quan. Trước kia, Đức Chí Tôn dạy lập Ban Phổ Thông Giáo Lý để mở màn cho một Cơ Quan chấn hưng đạo pháp, tá trợ các Hội Thánh, Thánh thất kịp thời trùng hưng, để bành trướng mối đạo ra khắp mọi nơi giữa thời kỳ đại đồng công dụng. Có lẽ chư hiền đệ hiểu chữ công dụng như thế nào rồi phải chăng? Và chư đệ muội còn nhớ hai câu trong bài nguyện ở vé thứ tư, câu 13 và 14 rồi chớ? Có hiền đệ hiền muội nào nhớ, nhắc lại cho Bần Đạo nghe? Đọc lại câu ấy...
“Dầu trong mọi cảnh khó khăn,
Nguyện lòng đem hết sở năng thực hành.”
Đây là đến lúc phải đi sâu vào lời nguyện ấy đó chư hiền đệ. Bần Đạo cũng nhắc lại câu nguyện ở vé thứ sáu, 22 là: “Đem đạo mầu công dụng mọi nơi.”
Đây là đến giai đoạn và thời kỳ của Cơ Quan phải thực hành lời nguyện ấy.
Chư hiền đệ ôi! Đại Đạo của nhân loại, của Chí Tôn, mà những sứ mạng là sứ mạng chung cho nhân loại, cho Chí Tôn. Tất nhiên Bần Đạo không phải riêng của Cơ Quan, và chư đệ muội cũng không phải riêng cho Bần Đạo. Thế nên, Bần Đạo và chư đệ muội phải thông cảm để trên dìu dưới thuận, nương theo quyền năng vô tận mà tự độ và độ tha.
(Đức Giáo Tông Đại Đạo, Thiên Lý Đàn, 31.8.67)
4. Cơ Quan và Tập Đoàn Giáo Sĩ là một, nhưng Tập Đoàn Giáo Sĩ là bước phát triển mới của Cơ Quan.
Tập Đoàn Giáo Sĩ đã được ban trao quyền pháp nên sẽ tồn tại và phát triển cho dù có ai ngăn cản và chia rẽ hay chăng nữa.
(…) Này chư hiền đệ muội, niên trình sắp tới Đức Chí Tôn sẽ ban ơn con đường rộng lớn những ai đi thì sẽ tới, những ai không đi thì không đến chỉ thế thôi.”
( Đức Quảng Đức Chơn Tiên, CQPTGLĐĐ, 5.4.2015)
5. Cổ nhân nói: “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện”, có nghĩa là mỗi con người đến thế gian này, ngoài xác thân phàm trần do tinh cha huyết mẹ ban cho, còn có tánh bổn thiện ẩn tàng bên trong để điều phối mọi tác năng hoạt động của con người, giúp cho con người được sống và tiến hóa. Đó gọi là điểm Đạo tự hữu, thiện lương, thuần hậu, sáng chói, vì từ một thực thể Đạo phân cắt ra, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt, vốn đồng tánh đồng chất với Đức Cha Trời Thượng Đế. Vì sanh ra từ gốc Đạo nên mỗi tác năng hoạt động từ tư tưởng, lời nói, hành động của con người đều là hành đạo, sống đạo vì rập khuôn theo lẽ Đạo. Đó là lẽ tự nhiên. Người xưa còn gìn giữ được lẽ sống Đạo tự nhiên này, nhưng con người ngày nay thì hiếm thấy. Con người ngày nay luôn chống đối, luôn đi ngược tại tiếng gọi tự nhiên của Đạo, luôn làm trái lại con người "Nhơn chi sơ tính bản thiện của mình", nên con người luôn cảm thấy không hài lòng với chính mình và mãi đi tìm trong dòng luân hồi sinh tử.
6. “ Chư đệ muội có biết không, đời mạt pháp, người sống đạo là sống rất thung dung, rất căn bản, biết hài hòa cùng nhịp điệu thiên nhiên, biết tùy thời biến hóa trước những sự đổi thay của từng giai đoạn. Ô trược hay thanh cao, loạn hay trị đều là những cuộc thách thức người sống đạo. Tâm đạo có dõng mãnh, tánh đạo có chói ngời mới không bị vọng động đảo điên, để dễ dàng trỗi bước trên đường sứ mạng thiêng liêng.Hành đạo là một tác năng tự nhiên thiên phú cho con người sanh cõi trần gian để tiến hóa. Sách nói: “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện”. Mỗi động tác thuở ấy đều sống theo lẽ Đạo. Nếu cứ giữ cái gốc lành ấy mà đơm hoa kết quả thì vấn đề con người không có gì phải nhọc tâm bàn đến.
Người hành đạo là người biết giữ lấy gốc. Có xa rời đi chăng nữa cũng biết quay trở về. Muôn sai nghìn khác là cảnh giới bên ngoài hữu hình màu sắc. Nếu con người không chóa mắt, không đeo đuổi chụp bắt thì oan khiên nghiệp chướng làm sao cám dỗ vương vấn buộc ràng được.
7. Đức Cao Triều Phát dạy: “Hiện tình thế sự ngày nay, biết bao con đường tiến bộ trên mọi lãnh vực tranh bá đồ vương mà các em là những con cờ trên ván cờ mê mẩn. Vì thế, Tiên Huynh e cho một ngày nào đây, nếu các em không đặt mình đúng chỗ, ắt cũng phải chịu chung trong định luật vong tồn. Cũng một ngày nào đây đám sâu rầy lan tràn cắn phá tất cả mầm non, rồi dân tộc lại phải một phen trầm luân theo thế hệ.” ( Minh Lý Thánh Hội, 23-4 Kỷ Dậu (07-6-1969), Sđd, tr.113.)
8.Không ai có thể ngăn trở người Giáo sĩ làm các nhiệm vụ này :
" Người hướng đạo là một giáo sĩ khéo đem Đạo pháp tỉnh thức lòng phàm, trừ bịnh tinh thần mê loạn, mà người hướng đạo cũng là một y sĩ mà không tinh y lý, không biết rõ bịnh tình, không thấy gốc bịnh thì làm sao chửa được lành, đòi hỏi người y sĩ con mắt phải tinh để nhìn sắc diện hình thù mà đoán, cũng phải lòng an tịnh mới lắng nghe được mạch động mà phân biệt biểu lý hư thiệt để liệu phương chữa trị cho đời, cho cá nhân, cho từng giai cấp. Ấy là nhiệm vụ. Điều cần là nên chia nhau thành nhiều phần, kẻ lo trong, người lo ngoài, bắt tay bên đời, bắt tay bên Đạo, làm mối tương quan để khai thông lối bế. Kẻ nào thuần túy thì lo tu tỉnh cho nội bộ hướng dẫn hàng ngủ đạo tâm, người nào thông thạo luật Đạo lẽ đời, khéo giao thiệp thì lo phần ấy. Còn người chuyên môn bảo trì thì tùy tài nguyên lợi tức kinh doanh, hướng dẫn đạo đồ để có một sinh kế lâu dài mà khai trương chánh pháp, còn dành lại một số hướng đạo nam nữ vô danh để lo bên trong, rủi có mất mát phần này, phần kia cũng có người đương vi sứ mạng.
ĐỨC ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ MLTH, Tuất, 4.12.Ất Mão (4.01.76) tr.3
9. Thất-Nương Diêu-Trì-Cung
Tiếc thay, em có dặn trước ngày em đến, đặng hội-hiệp đông đủ cùng nhiều chị, nhưng phò-loan trễ-nải, nên em không phương gặp đặng, nhất là về việc Diêu-Trì-Cung bị mượn danh nơi khác mà dối gạt nhơn-sanh. Cái hại ấy vốn chẳng vừa về phần tín-ngưỡng. Chớ chi thất tại tà-quyền, thì có mấy em trừ-khử, nhưng tại nơi đồng-tử thì mấy em không phương giải nạn cho mấy người mê-tín.
Thưa cùng mấy chị, em xin nhắc-nhở điều nầy: Ngày hội Ngọc-Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua, em đã đặng nghe thấy những lời của Ðịa-Tạng-Vương Bồ-Tát than thở rằng: Ngài là Phật, nên khó gần-gũi các hồn Nữ-phái mà khuyến-giáo cơ giải-thoát mê-đồ. Bởi cớ nơi Âm-Quang, nữ hồn còn bị luyện tội nhiều hơn nam-phái bội phần. Em lại nghe người ước rằng: Chớ chi có một Ðấng Nữ-Tiên dám đảm-đương đến phổ-tế mới mong tận-độ chư vong của Phong-Ðô thoát-kiếp. Em mới để dạ lo-lường cả lòng lẫn-ái đến đó; em đã chán thấy nhiều tội tình chẳng trọng hệ, song có hồn chịu sầu-thảm lạ thường. Em đã liệu nhiều phương-thế cho từ đây mấy chơn-hồn có bề dễ tránh khỏi cửa Âm-Quang hãm tội.
Em nên nói rõ Âm-Quang là gì trước đã, rồi thì mấy chị mới hiểu đặng.
Âm-Quang là nơi Thần-Linh-Học gọi là nơi Trường-đình của chư hồn giải thể hay nhập thể. Ðại-Từ-Phụ đã định nơi ấy cho Phật gọi là "Tịnh-Tâm-Xá" nghĩa là nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm, xét mình coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước-tội. Vậy thì nơi ấy là nơi xét mình. Chớ chi cả nhơn-sanh biết xét mình trước khi thoát xác, thì tự nhiên tránh khỏi Âm-Quang. Nói cho cùng nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội-tình, mà phút chót biết ăn-năn tự-hối cầu-khẩn Chí-Tôn độ-rỗi, thì cũng lánh xa khỏi cửa Âm-Quang, lại còn hưởng đặng nhiều ân-huệ của Chí-Tôn, là các chơn-hồn đặng tự-hối hay là đặng giáo-hóa mà hiểu trọn chơn-truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn-hồn cầu rỗi.
Ôi! Tuy vân, hồng-ân của Ðại-Từ-Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn-hồn sa-đọa hằng-hà, mỗi ngày xem chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và lòng trông cậy nơi Thầy; đó là mấy đạo-hữu tín-đồ bị thất thệ. Em trông thấy bắt đau lòng, phái Nữ lại là phần đông hơn hết.
Thăng
10. Thất-Nương Diêu-Trì-Cung
Tiếc thay, em có dặn trước ngày em đến, đặng hội-hiệp đông đủ cùng nhiều chị, nhưng phò-loan trễ-nải, nên em không phương gặp đặng, nhất là về việc Diêu-Trì-Cung bị mượn danh nơi khác mà dối gạt nhơn-sanh. Cái hại ấy vốn chẳng vừa về phần tín-ngưỡng. Chớ chi thất tại tà-quyền, thì có mấy em trừ-khử, nhưng tại nơi đồng-tử thì mấy em không phương giải nạn cho mấy người mê-tín.
Thưa cùng mấy chị, em xin nhắc-nhở điều nầy: Ngày hội Ngọc-Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua, em đã đặng nghe thấy những lời của Ðịa-Tạng-Vương Bồ-Tát than thở rằng: Ngài là Phật, nên khó gần-gũi các hồn Nữ-phái mà khuyến-giáo cơ giải-thoát mê-đồ. Bởi cớ nơi Âm-Quang, nữ hồn còn bị luyện tội nhiều hơn nam-phái bội phần. Em lại nghe người ước rằng: Chớ chi có một Ðấng Nữ-Tiên dám đảm-đương đến phổ-tế mới mong tận-độ chư vong của Phong-Ðô thoát-kiếp. Em mới để dạ lo-lường cả lòng lẫn-ái đến đó; em đã chán thấy nhiều tội tình chẳng trọng hệ, song có hồn chịu sầu-thảm lạ thường. Em đã liệu nhiều phương-thế cho từ đây mấy chơn-hồn có bề dễ tránh khỏi cửa Âm-Quang hãm tội.
Em nên nói rõ Âm-Quang là gì trước đã, rồi thì mấy chị mới hiểu đặng.
Âm-Quang là nơi Thần-Linh-Học gọi là nơi Trường-đình của chư hồn giải thể hay nhập thể. Ðại-Từ-Phụ đã định nơi ấy cho Phật gọi là "Tịnh-Tâm-Xá" nghĩa là nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm, xét mình coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước-tội. Vậy thì nơi ấy là nơi xét mình. Chớ chi cả nhơn-sanh biết xét mình trước khi thoát xác, thì tự nhiên tránh khỏi Âm-Quang. Nói cho cùng nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội-tình, mà phút chót biết ăn-năn tự-hối cầu-khẩn Chí-Tôn độ-rỗi, thì cũng lánh xa khỏi cửa Âm-Quang, lại còn hưởng đặng nhiều ân-huệ của Chí-Tôn, là các chơn-hồn đặng tự-hối hay là đặng giáo-hóa mà hiểu trọn chơn-truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn-hồn cầu rỗi.
Ôi! Tuy vân, hồng-ân của Ðại-Từ-Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn-hồn sa-đọa hằng-hà, mỗi ngày xem chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và lòng trông cậy nơi Thầy; đó là mấy đạo-hữu tín-đồ bị thất thệ. Em trông thấy bắt đau lòng, phái Nữ lại là phần đông hơn hết.
11. Bát-Nương Diêu-Trì-Cung
(Giải-thích về Âm-quang)
Âm-quang là khí-chất hỗn-độn sơ-khai, khi Chí-Tôn chưa tạo-hóa; lằn âm-khí ấy là Diêu-Trì-Cung chứa để tinh-vi vạn-vật, tỷ như cái âm-quang của phụ-nữ có trứng cho loài người. Khi Chí-Tôn đem dương-quang ấm-áp mà làm cho hóa sanh, thì cái khoảnh âm-quang phải thối-trầm làm tinh-đẩu là cơ-quan sanh-hóa vạn-linh. Song lằn âm-quang ấy có giới hạn, nghĩa là nơi nào ánh linh-quang của Chí-Tôn chưa chiếu giám đến, thì phải còn tối-tăm mịt-mờ, chẳng sanh, chẳng hóa. Vậy thì nơi khiếm ánh Thiêng-liêng là âm-quang, nghĩa là âm-cảnh hay là địa-ngục, Diêm-đình của Chư-Thánh lúc xưa đặt hiệu. Vậy thì chính lời nhiều Tôn-giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn-quả buộc ràng, luân-hồi chuyển thế, nên gọi là âm-quang, đặng sửa chữ phong-đô địa-phủ mê-tín gieo-truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các chơn-hồn giải thân định trí (một nơi trung-gian giữa thiên-đường và địa-ngục hay là mờ-mờ mịt-mịt). Ấy là một cái quan-ải, các chơn-hồn khi qui-thiên, phải đi ngang qua đó. Sự khó-khăn bước khỏi qua đó là đệ-nhứt sợ của các chơn-hồn. Nhưng tâm tu còn lại chút nào nơi xác thịt con người, cũng nhờ cái sợ ấy mà lo tu niệm. Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa, đôi trăm năm, tùy chơn-thần thanh trược, Chí-Tôn buộc trường-trai cũng vì cái quan-ải ấy.
Em nói thiệt rằng, mấy anh hiểu thấu, thì kinh-khủng chẳng cùng, nếu để cho chơn-thần ô-trược thì khó mong trở lại cõi thiêng-liêng và về cùng Thầy đặng.
Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng. Thất-Nương ở đó đặng dạy-dỗ, nâng-đỡ các chơn-hồn, dầu sa-đọa luân-hồi cũng có người giúp-đỡ. Nghe lại coi có phải vậy chăng?
Thăng
12. Đức Lý Thiết Quả, một vị Tiên trong Bát Tiên cũng có dạy về diệu dụng của tọa thiền:
“Một giờ thanh tịnh bằng một kiếp làm phước làm nhơn. Thật vậy! Các Hiền cố gắng tin Lão chứng lời Phật: “Cất một trăm ngôi chùa Phật, chẳng bằng cứu một người sống, cứu người sống khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày ngồi tu tâm”(Kinh Ma ý).Đời các Hiền một kiếp làm được mười cái chùa không? Chừng nào làm được trăm ngôi chùa? Mà trăm ngôi chùa cũng chẳng bằng cứu một người sống? Các Hiền một đời cứu được bao nhiêu người sống? Chừng nào cứu sống người trong mười phương thiên hạ? Chắc
vô lượng vô biên kiếp, hoặc có thể A tăng tỳ kiếp chưa làm xong. Đem bao nhiêu kiếp đó lập công cứu đời bằng nhân bằng nghĩa, đổi lấy một thời công phu có khó không?Dầu làm phước làm nhơn đến bao nhiêu kiếp, hay mài xác vét tủy cứu giúp chúng sanh cũng không quan hệ bằng một thời công phu. Vì công quả để trả đền nghiệp xưa đã tạo, hưởng lấy phước báu về sau,chớ chưa hòa đồng với Trời Đất một tự tánh, một tinh thần, thì dầu công quả đến đâu cũng không khỏi tách rời.Chớ ngồi công phu là thần khí được nối liền cùng Tạo Hóa, hỗn hiệp với quần Tiên, tự tánh thanh tịnh, duy nhất trong cơ màu nhiệm, thì nguồn sống được bắt mầm chổi dậy, nghiệp thức lần lần nhượng chỗ cho bản thể hồi sinh.
Vậy tu là lựa chọn tốt nhất.”
(TTTHGP-I.Bài.66.P.426 bản in năm Tân Mùi 1991)
13. Chư hiền đệ, hiền muội! Cửa đạo rộng mở đón rước duyên lành. Đường đạo thênh thang, người hành giả ung dung về cõi thượng. Cao Đài là chỗ cao nhứt của mỗi chúng sanh. Đức Cao Đài Thượng Đế hằng ngự nơi đó.Có chúng sanh tức là có Cao Đài, không có Cao Đài thì không có chúng sanh, mà không có chúng sanh thì không có Phật Tiên, Thần Thánh chi cả. Vô vi, hữu hình là một, khi phân tán, lúc quy hợp. Biết được chỗ khởi nguyên là biết được chỗ quy nguyên. Không quy nguyên được thì đã hủy diệt. Chơn ngôn này không chỉ Bần Đạo mới nói đây mà đã có nói từ khi Đạo hiện bày thật tướng tại thế gian. Người hành giả muốn vững bước trên đường đạo phải thấu triệt điều này để khỏi hoài công vì lầm lạc.
THI
Phải có thân này mới có tâm,
Tâm thân, thể dụng máy huyền thâm,
Thâm thâm vì có công dò tột,
Tột lý đường ngươi quyết chẳng lầm.
Những giáo điều không đặt để, bắt buộc hành giả vào khuôn phép mất quyền tư hữu tự do mà chính đó là muốn bảo trọng quyền tự do tư hữu của hành giả. Có biết bao nhiêu chủ nhân lang thang phong trần hay giam mình trong bóng tối vì đánh mất quyền tự chủ trong ngôi nhà chính mình tạo lập. Có biết bao nhiêu ngôi nhà sắp tan vỡ bởi chủ nhân lệ thuộc tha nhân. Đạo pháp giác ngộ đưa hành giả trở về với nhân bản.
THI
Có nhà, có chủ mới nên nhà,
Quân tướng điều hành Đạo chẳng xa,
Trong cảnh vô thường thường bất biến,
Mới hay Tiên Phật vốn là ta.
Phương chi trong thời kỳ này, cực biến cực loạn, ngụy nhiều chơn ít, người hành giả phải nắm lấy chơn thường sửa đoan ngụy tạo. Đó là hành giả đã biết mình, biết người, tức là biết đạo vậy, và đạo pháp sẽ đưa hành giả đến chỗ đốn tuyệt vạn duyên không còn chơn ngụy nữa.
Người xưa học đạo chỉ một câu mà giác ngộ. Hôm nay Bần Đạo lại nói nhiều, nhưng dầu bao nhiêu chăng nữa, từ ngàn xưa, xưa tít hay bốn mươi chín năm qua cũng chỉ tóm vào một câu mà thôi: Ai tìm được, học được sẽ thành Đạo.
(Đức Đông Phương Chưởng Quản, CQPTGLĐĐ, 29.10.74)
14. Hợi thời, 22-10 Mậu Ngọ (22-11-1978) tr. 3
ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, CQPTGL.
… Hiện tình thế sự ngày nay đang diễn tiến gay go. Rồi đây những việc không ngờ đến nó sẽ đến. Chư đệ phải ráng tu, ráng học, tu dưỡng nội tâm được an định sáng suốt. Học để nhận rõ lẽ thành trụ hoại diệt của cuộc đời.
Tu học mà Bần Đạo muốn nói đây không phải nơi kinh điển đơn thơ hay tụng kinh cúng nước, mà tu học là công phu luyện kỷ mà Bần Đạo đã từng dạy bảo chư hiền đệ để một ngày nào đây, nếu chư đệ có chia tay thì cũng đã nên người thánh thiện giữ tròn sứ mạng Thiên ân.
……………………………………….
Muốn tu chứng trước phải tu thân, muốn hườn đơn phải luyện kỷ, cái quan trọng bậc nhất của sự tiến hóa trên đại thừa thiên đạo là tu thân luyện kỷ. Nếu luyện kỷ chưa thuần thục mà muốn học huyền môn luyện diệu pháp, an lư cử đảnh thì chẳng khác nào một đứa trẻ đi chưa vững mà muốn chạy, phương chi tu học nhiều năm mà chứng đạo thành đạo trong giây phút. Học đạo bằng danh sắc ngôn ngữ, đó chỉ là mới xem bản đồ, phải đi cho tới đích nơi chỗ khởi nguyên mới thông suốt được chơn cơ tạo hóa.
15. Hoàn cảnh dầu khó khăn, tâm đạo đừng thối chuyển. Khi hòn đá lăn hết chỗ dốc, nó sẽ dừng lại. Càng bạo hành càng mau kết thúc. Đó là luật chí công vô tư. Người tu hành phải thật chơn tu, nhắm vào mục đích giải thoát, đừng luyến tiếc sự vật hữu hình mà thoái hóa luân hồi.
Đã gọi là vô thường thì còn có gì là trường cửu. Giữ phương tiện cộng đồng thì chẳng hoài công, ôm chầm tự hữu thì uổng sanh một kiếp. Lão nói ít phải tìm hiểu cho thật nhiều để tự hoàn hảo bản thân và độ dẫn tha nhân.
Muốn độ đời cần vong kỷ, bố thí, trợ nghèo giúp khó là phương pháp bảo toàn tự thân. Nên ghi nhớ.
(Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, CQPTGLĐĐ, 28.12.79)
16. Bần Đạo nói trở lại Cơ Quan: Đức Chí Tôn chọn lòng người, không chọn vật chất, mà nếu lòng người hỏng đi, thì Cơ Quan sẽ dời đổi theo đúng thời kỳ hoằng dương đạo pháp, vì khi nhân loại đi đến đại đồng, tất nhiên đại đồng không trụ tướng, mà trụ tướng ấy là Cơ Quan. (Đức Lý.Thiên Lý Đàn
Tuất thời, 26 - 7 Đinh Mùi (31-8-1967)
“Đại là toàn cả nhân loại. Đồng là cả thảy đều đặng hưởng thú hạnh phúc thiên nhiên.
Thầy chỉ rõ nữa thì Đại Đồng rất có danh từ, chưa hề có trụ tướng bao giờ; hễ có trụ tướng thì còn có phái chi, nhưng hiện nay, dân trí nầy, nếu không dùng trụ tướng thì chẳng có chỗ duy nhất, nếu không duy nhất thì còn phái chi, nên Thầy định phân Đại Đồng ra làm bốn thời kỳ: Kỳ thứ nhứt là ĐẠI ĐỒNG LÝ THUYẾT, thứ hai là ĐẠI ĐỒNG CÔNG DỤNG, thú ba là ĐẠI ĐỒNG CHỦ NGHĨA, thứ tư là ĐẠI ĐỒNG THÀNH LẬP.
(Thầy, VNT, 20.4.39)
17. Đức Đông Lâm Tiên Trưởng dạy:
“Người giác ngộ sau khi trải qua cơn ác mộng thì thức tỉnh dừng chân và sẽ tự ý thức dứt khoát mọi buông lung theo các nẻo đường danh lợi, lộc quyền, tham vọng, độc tôn, chấp ngã, bản ngã, v.v... để tìm về ngọn suối tình thương tắm gội mát mẻ, để thắp lại ánh sáng đạo mầu cho tâm hồn ấm áp, khinh thanh.
Còn những ai mê muội chưa ý thức, đeo đẳng theo bọt bóng đầu gành thì sớm muộn gì cũng bị sóng ba đào dìm vào biển sâu, vực thẳm.
Cuộc đời giải quyết cuộc đời là như thế. Dù muốn dù không muốn, cũng phải giải quyết từng thời kỳ theo thánh ý Thiên cơ.”Cơ Quan PTGL CĐG VN, ngày 15-10 Đinh Tỵ (Thứ sáu 25-11-1977).
18. Nơi con người, quyền pháp là năng lượng duy trì sự sống, sự tồn tại của nội thể và điều hướng những mối tương quan hài hòa bên ngoài sao cho lúc nào chủ thể cũng an nhiên tự tại, sáng tạo, hội nhập vào tổng thể hiện hữu hiện sinh. Người hội nhập để thực thi quyền pháp phải luôn luôn thắp sáng cái đạo tự thân, tự tin, tự chủ không thiên lệch hoang mang trước mọi hiện tượng cám dỗ hay khích động bên ngoài. Nên bậc Chơn Nhơn đã từng cảnh báo: “Người biết lẽ Trời mầu nhiệm không nên đua chấp một hình sắc nào bên ngoài mà nên về với thực tại. Thực tại ở lòng mình có đủ mầu nhiệm. Có đủ mầu nhiệm mới có thể nói nên lời nói không uổng, việc làm không mất, mới đương được việc người, làm được việc Trời.”
19. Suy ngẫm
TRIẾT LÝ QUẢ TRỨNG VÀ CƠ SINH HÓA BẢO TỒN VẠN VẬT
Khảo sát cơ sinh hóa của van vật, lấy quả trứng làm ví dụ, quả trứng là một thực thể đang chuyển hóa để tái tạo một sinh vật mới qua quá trình sinh lý theo một nguyên lý nhất quán trong muôn loài kể cả trong thực tại vũ trụ. Đó là nguyên lý Âm Dương tương tác.
Cuộc tương tác theo nghĩa sinh học là cuộc biến dưỡng (metabolism). Biến dưỡng là quá trình chuyển hóa để hình thành một cái gì, cái mới, là con của thực thể ban đầu sinh ra nó, gọi là Mẹ. Đương nhiên con giống mẹ. Để được cái bản sao “con” này, câu hỏi là cần có đủ các điều kiện hay yếu tố nào:
- Một nguyên lý hóa sinh nhất quán phổ quát của giống nòi (gene).
- Thành phần nguyên liệu chứa đủ năng lượng.
- Điều kiện môi trường thích ứng.
Xét cho cùng, các yếu tố nêu trên dù bức thiết, đều thuộc về vật chất hữu hạn; vậy cái động năng phi vật chất nào làm chủ sử điều hòa cuộc biến dưỡng? Cái động năng ấy là tiềm năng sinh hóa truyền từ thực thể Mẹ, tác động vào các yếu tố “con”. Đến phiên các yếu tố con chịu luật cảm ứng giữa nhau, diễn ra tiến trình biến dưỡng. Biến dưỡng thành công sẽ hình thành thực thể con hoàn hảo, với điều kiện các chuyển hóa bên trong và bên ngoài đều phù hợp.
Nếu áp dụng những thử thách nêu trên cho cá thể con người, con người cũng phải vượt qua để hội đủ các điều kiện: Bên trong quân bình thuần khiết; bên ngoài thỏa ứng dưỡng sinh.
Thế nên, “Biến” mà “Dưỡng”, Âm Dương tương tác nhưng vẫn tương hòa tương hiệp. Cho nên, Thánh giáo có viết về quá trình Biến Dưỡng như sau: “Giữa nó, vẫn có hai sự đối nghịch để trở nên mâu thuẫn, mâu thuẫn dữ dội. Phải đảo lộn từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Trong ngoài không còn phân hóa mà cả một sự hỗn độn.”
Hỗn độn là trạng thái kết thúc mâu thuẫn, chan hòa để bắt đầu tượng hình hiện hữu. Người ta không còn thấy tròng trắng, tròng đỏ mà chỉ thấy xuất hiện dấu hiệu của sự bắt đầu khai minh.
Quả trứng chào đời. Bây giờ hơi nóng của gà mẹ ấp trứng chính là nguồn sinh lực thúc đẩy giai đoạn kết tụ thực hữu mới. “Nếu mẹ không lưu tình thì quả trứng kia dù có ra khỏi lòng mẹ thì cũng không thành hình để trở nên dòng giống ấy.”
trên: “Cái động năng phi vật chất nào làm chủ sử cho cuộc biến dưỡng?”
- Đó là cái nguyên lý hóa sinh bất biến, vĩnh cửu, phổ quát tác động vào toàn vũ trụ vạn vật, tức là Đạo:
“Đạo là như vậy đó con ôi!
Vui với lòng son, với lẽ Trời,
Từng nhịp hơi đưa từng nhịp sống,
Dung hòa vũ trụ chẳng riêng nơi.”
Vậy qua sự kiện truyền giống bằng quả trứng để hình thành gà con, tưởng chừng rất bình thường và đơn giản như cung cấp thức ăn bằng quả trứng hay gầy đàn gia súc. Nhưng với góc nhìn quy luật sinh hóa, quả trứng là một tập hợp các nguyên tắc bảo tồn, tiến hóa phổ quát của vạn vật. Đó chính là Đạo. Nên thánh giáo viết:
“Đạo là lý rộng sâu vô lượng,
Ở nơi Trời trưởng dưỡng quần linh,
Ở nơi vạn vật hóa sinh,
Nơi người là máy tối linh vận hành.”
Vậy, từ quả trứng đến con gà, mỗi giai trình đều là biến hiện của tự thể để kết thúc thành chủ thể trên đường tiến hóa. Tự thể hàm súc một quyền năng tự tại thúc đẩy biến dưỡng cho đến khi sở vật trở thành chủ thể tự do tự chủ mà Đạo học gọi là “quyền pháp”:
Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Sở vật thực tại được tạo thành và biến sanh đều do quyền pháp. Điểm quyền pháp ở đây là cái ngòi của quả trứng. Những cái ngoại thức nội tại có đủ, nếu cái ngòi thật tốt thì quả trứng gà sẽ biến thành con gà sau một thời gian nào đó. Trái lại, nếu không có điểm quyền pháp của Thượng Đế ban, dầu có đủ điều kiện quả trứng vẫn hư hoại. [ . . .]
- Mẹ là ai? Câu trả lời cũng là câu trả lời cho câu hỏi ở trên: “Cái động năng phi vật chất nào làm chủ sử cho cuộc biến dưỡng?”
- Đó là cái nguyên lý hóa sinh bất biến, vĩnh cửu, phổ quát tác động vào toàn vũ trụ vạn vật, tức là Đạo.
20. Những sự kiện ngăn ngại đường tiến của con đã gặp phải, không phải Thầy chẳng biết trước mà để cho con vướng vấp. Sở dĩ Thầy không cho con hay trước là bởi Thầy muốn cho con thêm dày dặn ý chí tâm trường trên những nẻo đường đời đạo đó con. Nay Thầy mừng cho con đã qua rồi giai đoạn, hãy gắng lên nghe con. (Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGLĐĐ, 10.4.71)
21. Tâm là nguồn gốc muôn vật, hễ nói đến Đạo là nói đến Tâm. Trên đời này có vô số kinh điển triết thuyết nói về tâm mà chưa cùng tột chỗ rộng lớn minh linh của tâm. Thế nên những ai phát nguyện tham cứu tu học Đại Thừa để làm sáng Thiên Đạo cũng nên dung hội các giáo lý cao thâm để tìm hiểu yếu lý tối thượng đạo pháp. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ rất cần có một số hướng đạo thông đạt đến chỗ yếu lý cao siêu của Tam Giáo để xây đắp nền tảng cho giáo pháp của Đạo bằng tinh hoa kết hợp đúng với tinh thần dân tộc, mới tạo được sự an bình cho đất nước và nhơn loại.
Muốn thế, cần phải hình thành một tổ chức nghiên cứu đạo học. Muốn có được tổ chức này, cần phải có Chơn tâm tròn trịa, không góc cạnh nhơn ngã mới thành công được. Đạo đến một ngày hoằng dương cứu độ, tất phải cần những bực tu chứng làm nòng cốt và làm tai mắt để đáp ứng cùng những (TT) hàng cao nhơn tìm hiểu giáo lý và chỉ điểm cho những ai tâm nguyện tu hành.
(Đức Đông Lâm Tiên Trưởng, BNTĐ, Bộ phận thông công HTĐ CQPTGL, 21.5.Ất Mão {30.6.75})
22. . .Giuda đã đến mức một mất một còn với Jesus. Các quan dù biết sự thật, nhưng vẫn phải kết tôi Jesus do áp lực của số đông. Ngay như Pierre yêu Chúa rất mực mà ngồi giữa đám đông cũng cam lòng chối Chủa 3 lần , sau cơn thất thần, gà gáy sáng, tỉnh dây khóc òa ăn năn.Nhờ đó sau này ,Pierre trở thành nền tảng xây đền thờ Giáo hôi. Còn Giuda bán Chúa xong, Chúa chêt trên Thánh giá để Giuda không ép đuoc Chúa làm vua của quyền lực vô thần. Chúa hiến xác thit vô thường để tôn vinh giá trị hằng thường là linh hồn hòa nhập vào Đại hồn của Chúa Cha. Đó chính là sự cứu chuộc hi hữu của một người vì muôn người. Còn Giuda cũng hy sinh sự sống cá nhân mình, mà không cứu độ được linh hồn mình vì Giuda chọn quyền lực mà không chọn Tình Thương . . .
23. Thầy thương xót cho con cái của Thầy. Đứa khôn ngoan biết tùy thời tựa thế lại thường hay ỷ mình để phải vấp ngã trước những cạm bẫy của tà thần dục vọng bủa giăng. Còn đứa khờ khạo biết tín ngưỡng ở Thiêng Liêng lại hay yếu mềm để bị kéo lôi vào đường sai nẻo đọa.
Cơ đạo cũng như cơ đời, hầu hết đều chịu trong luật đào thải buổi hạ nguơn mạt kiếp.
(Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGLĐĐ, 2.2.73)
@@@