Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
16/11/2006
Hồng Phúc

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/01/2010

VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG KỶ NGUYÊN TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Đức Thượng Đế mở đạo Cao Đài, không phải là để thêm vào lịch sử tôn giáo nhân loại một tôn giáo mới, mà chỉ nhằm phục hưng chơn truyền của các nền tôn giáo đã bị sai lạc do bởi con người nắm giữ canh cải theo thời gian. Trong tinh thần đó, sự minh định vị thế của nữ phái trong TKPĐ cũng chỉ là sự phục hưng những giá trị chân lý đã bị lãng quên do bởi phàm tâm, tham vọng và vô minh của con người trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh.

Sự bất bình đẳng nam nữ không chỉ là vấn nạn của các quốc gia lạc hậu, chậm tiến mà ngay cả các nước phát triển giàu mạnh, nhân phẩm của người phụ nữ cũng còn bị chà đạp, thậm chí nhiều nơi xem phụ nữ như những thứ hàng hóa để mua bán, trao đổi để thu lợi....

Sự bạc đãi, rẻ rúng mà người phụ nữ phải gánh chịu từ thế hệ này sang thế hệ khác, suy cho cùng cũng chỉ là hậu quả của lòng ích kỷ, tham lam của con người, dẫn dắt con người rời xa nhân bản, tạo nên nghiệp quả trong vòng luân hồi chuyển kiếp mãi mãi tiếp nối không có chỗ dừng trong thế giới nhị nguyên. Số phận của người phụ nữ cũng vẫn là số phận của con người nói chung nơi cõi thế gian: có kẻ khổ đau, nhưng cũng có người sung sướng; có kiếp nghèo hèn lam lũ thì cũng có đời quyền quý giàu sang; có người bị áp bức, thì cũng kẻ tàn ác gieo rắc khổ đau cho tha nhân mà chúng ta đã nhìn thấy qua toàn cảnh bức tranh phụ nữ mà đại thi hào Nguyễn Du đã phác họa trong tác phẩm nổi danh Kim Vân Kiều: có trôi nổi đoạn trường vùi dập như Thúy Kiều thì cũng có cuộc sống khuê môn êm ả của Thúy Vân; bên cạnh kiếp đời mệnh bạc cô đơn của Đạm Tiên thì cũng có ngôi vị giàu sang quyền quý nhỏ nhen, ghen hờn như Hoạn Thư, hay vô nhân độc ác như Tú Bà và cũng có người tu hành giải thoát, tìm thấy hạnh phúc nơi chốn thiền môn như sãi Giác Duyên.

Ngay cả trong lĩnh vực tâm linh- tôn giáo, đáng lý ra phải có một cái nhìn công bằng đối với địa vị của người phụ nữ, bởi vì thực ra không có một nền giáo lý nào dạy đối xử bất công với nữ giới. Tuy nhiên, hầu hết các tôn giáo đều thể hiện tinh thần " nam trọng nữ khinh"

Ngay cả Hồi giáo: được coi là tôn giáo đối xử với phụ nữ nghiệt ngã nhất. Khi hành lễ, đàn bà và trẻ em cầu nguyện riêng, không được cầu nguyện chung với đàn ông. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia Hồi giáo đều hạn chế quyền của phụ nữ. . Đàn ông có quyền đa thê đến bốn vợ , phải đối xử đồng đều, và cĩ bổn phận đi làm nuôi gia đình vợ con. Do bởi các nước Hồi Giáo ngày xưa thường cĩ chiến tranh nên đàn ông chết nhiều. Muốn qun bình về mặt x hội, nạn trai thiếu gi thừa, cĩ luật cho được lấy nhiều vợ. Từ đó thành tập qun, tập tục v tồn tại đến ngy nay.Trn lý thuyết, đàn ông nhiều vợ thì phải đối xử đồng đều, nhưng trên thực tế, vì đàn bà lệ thuộc vào đàn ông, cho nên đàn ông có toàn quyền, đôi khi đánh đập, hnh hạ vợ.

Trong giai đoạn sống tập thể lều trại trên sa mac, đàn ông không muốn người khc nhìn thấy vợ mình để cĩ thể sinh lịng ham muốn ... Cho nên, đàn bà khối Hồi Gio trong thế giới Arap khi đi ra ngoài là trùm kín từ đầu tới chn.Tuy nhin vi ngoại biệt, cc bậc vương giả thì khơng p dụng luật nầy. Cũng cĩ những nước theo đạo Hồi giờ đây cũng văn minh, cho phép người đàn bà chỉ choàng khăn tượng trưng.

Nhìn chung, việc đối xử với phụ nữ của Hồi giáo là do con người đặt ra, cũng như những cuộc khủng bố trên thế giới cũng từ con người chứ không phải giáo lý đạo Hồi dạy như thế. Bởi vì Lời cầu nguyện hng ngy của người theo đạo Hồi l: "Khấn cầu Thượng Đế Đại Từ Đại Bi. Xin tôn vinh Thượng Đế, chủ tể của tất cả sinh linh, từ bi vơ bin, chủ tể của ngy tận thế. Chng con thề một lịng thờ phụng người. Cầu xin Người ra tay cứu rỗi. Hy dẫn chng con về nẻo chánh, nơi an hưởng n huệ của Người. Đừng để chng con lầm đường lạc lối hay sa ng vo tay những kẻ sa đọa đ lm cho Người giận dữ...."

Thiên Chúa giáocũng là tôn giáo có sự kỳ thị đối với phụ nữ, do bởi sự diễn giải sai lạc Thánh Kinh. Thiên Chúa đã dựng nên một người độc nhất và là đàn ông: " Yavê Thiên Chúa đã nắn hình người với bụi lấy từ đất đai và người đã hà hơi sống vào mũi nó và người đã thành mạng sống"(Kn:2,7);còn đàn bà thì được dựng nên sau cả dã thú và chim trời, bằng cách làm cho đàn ông ngủ mê, rồi lấy một xương sườn tạo thành người đàn bà. Vì thế người đàn bà phải lệ thuộc đàn ông. Cũng như qua huyền thoại về Adam và Eva là tổ tông của loài người trong Kinh Cựu Ước, do bà Eva nghe lời con rắn, xúi chồng cùng ăn trái của "Cây sự biết tốt xấu" mà Thiên Chúa đã cấm, để làm nên tội "Tổ tông", vì vậy người ta cho rằng người đàn bà phải chịu trừng phạt "mang nặng đẻ đau" và không được ngang hàng với đàn ông!

Tuy nhiên, trong đạo Thiên Chúa, vẫn có chân dung người phụ nữ với vị thế cao cả thánh thiện nhất, Đức Maria. Ngài đã sinh ra Đức Chúa Jésus nhưng không mang ý nghĩa hậu thiên thường tình và được tôn vinh "Đồng trinh, Vô nhiễm nguyên tội". Phải chăng đây là truyền thuyết hàm chứa ý nghĩa của phạm trù: "Vô Cực sinh Thái Cực".

-Khổng giáo: là tôn giáo bị người đời cho là đã gây ảnh hưởng lớn trong thành kiến nam trọng nữ khinh vì những câu : "tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử", vốn là sáng tác của các hàng hậu Nho; và cũng có lẽ do bởi học trò của Đức Khổng Tử lên đến 3000 người, trong đó có 72 hiền nhân, nhưng không hề có bóng dáng của học trò nữ nào. Thời đại của Đức Khổng Tử là thời loạn lạc, lại thêm thành kiến khắt khe của xã hội đối với người phụ nữ, nên Ngài không có học trò nữ là điều tự nhiên. Không thể căn cứ vào đó mà cho rằng Khổng giáo không chấp nhận phụ nữ. Bởi vì tất cả các kinh sách của Khổng giáo không hề thể hiện quan niệm đối với vai trò và vị thế của người phụ nữ. Điều đó phải chăng có nghĩa là không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, nhất là qua Kinh Dịch, nguyên lý Âm Dương được khẳng định là nền tảng sanh hóa vạn hữu với nguyên lý khởi đầu là Vô cực sinh Thái Cực, tiêu biểu cho phần Thiên, giai đoạn Tiên Thiên, cũng hàm chứa ý nghĩa Âm –Dương của cõi hữu hình , thể hiện bởi nam nữ là phần Hậu Thiên.

-Lão giáo: cũng không nói đến nữ giới, nhưng Đức Lão Tử dùng danh từ Mẹ, hình tượng mang tính nữ để nói đến nguồn gốc muôn loài và Ngài đề cập đến tính chất âm nhu, tính mềm yếu (vốn của nư) mà Ngài cho là thắng tính cường mạnh (vốn của nam). Ch.X ĐĐK: "Thiên môn khai hạp, năng vi thư hồ" tạm dịch:

(Việc khép mở cửa Trời, có thể mềm yếu như nữ phái được chăng?) (Nữ tính)

"Nhu thắng cương, nhược thắng cường" (Ch.36)

"Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư" (Ch.28) "Biết như con trống, giữ như con mái

Đạo Lão không đề cập trực tiếp đến phụ nữ như Phật giáo và cũng không có những quan niệm rõ ràng về phụ nữ như Nho giáo nhưng qua những câu chuyện truyền tụng, có thể thấy được sự không phân biệt đối với phụ nữ qua những nhân vật nữ như Đức Hà Tiên Cô trong Bát Tiên; bà Tôn Bất Nhị trong Thất Chân Nhơn Quả.

Phật giáo: Người ta thường nói rằng ngày xưa người phụ nữ muốn đi tu theo Phật phải cải dạng nam trang như nàng Thị Kính vì đạo Phật không chấp nhận cho phụ nữ xuất gia. Vì Phật cho rằng người phụ nữ không thể tu thành Phật như trong Kinh Trung A Hàm II, đoạn nói về Ngũ chướng:

"Này Anan, có 5 việc nữ nhân không làm được. Nếu nói rằng nữ nhân được thành Như Lai, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, hoặc Chuyển Luân Vương, Thiên Đế Thích, Ma Vương hay Đại Phạm Thiên, thì điều này nhất định không thể có. Nhưng có 5 việc nam nhân làm được. Nếu nói rằng nam nhân được thành Như Lai, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, hoặc Chuyển Luân Vương, Thiên Đế Thích, Ma Vương hay Đại Phạm Thiên, thì điều này chắc chắn có thật." (27)Kinh Cù Đàm Di, Trung A Hàm II, Viện Nghiên cứu Phật học VN, 1992, p.751

Từ đó đã dẫn đến sự phân biệt đối xử với phụ nữ xuất gia , thể hiện qua Bát kinh pháp (Garudhamma) dành cho Tỳ kheo ni suốt đời không được vượt qua, trong đó có 3 điều rõ nhất:

-Dàu cho thọ đại giới 100 năm, một Tỳ kheo ni, đối với Tỳ kheo mới thọ đại giới trong một ngày ấy, cũng phải đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, xử sự đúng pháp. Pháp này sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cho đến trọn đời không được vượt qua.

-Không vì duyên cớ gì, một Tỳ kheo ni có thể mắng nhiếc, chỉ trích một Tỳ kheo…

-Có sự giáo giới phê bình giữa các Tỳ kheo về các Tỳ kheo ni, không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỳ kheo ni về các Tỳ kheo.

Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có những kinh dẫn lời Phật dạy ngược lại hoàn toàn các lời nói trên như trong Phẩm Gotami, Kinh Bộ Tăng Chi III có đoạn:

Anan hỏi Phật: "Không biết nữ nhân sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình… có thể chứng được quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai hay quả A La hán không?

" Này Ananda, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A La H án quả.(17)Phẩm Gotami, Kinh Bộ Tăng Chi III, HT Thích Minh Châu, VNCPHVN, 1988, p.114

Hoặc đoạn:

Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta hỏi Đức Thế Tôn ngoài các Tỳ kheo, có một vị Tỳ kheo ni đệ tử nào đã đoạn trừ các lậu hoặc chứng đạt thắng trí ngay trong hiện tại không, Đức Phật trả lời:

"Này Vaccha không phải chỉ một trăm, 200,300,400,500 mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ kheo ni, đệ tử của ta đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát (18)

Chúng ta biết rằng Kinh điển Phật giáo trải qua nhiều lần kết tập và được viết thành sách sau thời gian Đức Phật nhập Niết bàn, cho nên một nhà nghiên cứu Phật học, Bà C.A.F.Rhys Davids đã viết: " Một trong những điều khó khăn nhất khi diễn dịch kinh Pali chính vì kinh có nhiều chỗ xuất xứ khác nhau, có nhiều chỗ sửa chữa, viết lại, nhìn qua thấy rõ ràng là đã bị thay đổi do các vị Tỳ kheo đến sau. Ta phải nhận cho rõ những nơi thay đổi do người đời sau gây ra hầu có thể tìm cách điều chỉnh. Do đó, nhiều đoạn kinh thiên vị rõ ràng nam giới, thiên vị rõ ràng tăng đoàn ( so với cư sĩ), thiên vị rõ ràng người đàn ông so sánh với người đàn bà và các đoạn kinh này được cố trình bày như chính là lời Đức Phật"(23)

Truyền thống coi trọng phụ nữ của dân tộc Việt Namvà sứ mạng của dân tộc được chọn.

1-Thể hiện qua tín ngưỡng dân gian VN.

Người Việt có thể tự hào về truyền thống coi trọng phụ nữ của dân tộc mình, thể hiện từ rất lâu trong lịch sử, rõ nét nhất là qua giòng tín ngưỡng dân gian VN

Rải rác trên nước VN , từ Bắc chí Nam, có rất nhiều đền , miếu thờ các vị nữ thần (75 vị) được mô tả là các Bà Mẹ, Mẫu. Đứng về phương diện văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc VN là một truyền thống bắt nguồn từ nền văn hóa Nông nghiệp mang chất âm tính với sự gắn bó giữa người và thiên nhiên rất lâu dài, bền chặt, đưa đến sự tin tưởng thờ cúng các vị nữ thần qua hình tượng các Bà Mẹ, các Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu hàm chứa một triết lý riêng của dân tộc Việt, đó là triết lý âm sinh mà có người gọi là triết lý Mẹ sinh. Chính vì vậy mà có truyền thuyết nguồn gốc dân tộc với Quốc Mẫu Au Cơ sinh trăm trứng. Chính nhờ tín ngưỡng thờ Mẫu mà người Việt dù trải qua ngàn năm Bắc thuộc, chịu ảnh hưởng của chế độ phụ quyền, vẫn không tiêu diệt được vị thế của người phụ nữ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở VN phải chăng mang ý nghĩa bắt nguồn từ ý niệm "Cha Trời-Mẹ Đất", cũng thể hiện rõ nét nguyên lý Am- Dương của càn khôn vũ trụ, chỉ là sự tiếp nối cội nguồn dân tộc qua truyền thuyết Mẹ Au Cơ sinh ra giống nòi Hồng Lạc. Cũng chính là ý nghĩa của nguồn gốc con người, vạn vật trong phạm trù Vô Cực-Thái Cực-Hoàng Cực theo Giáo lý Đại Đạo TKPĐ .

Đây có phải cũng là một trong những yếu tố để Đức Thượng Đế chọn đất nước này làm nơi mở đạo, chọn dân tộc này để ban trao sứ mạng tận độ Kỳ Ba và đạo Cao Đài một lần nữa khẳng định là một tôn giáo dân tộc giữ gìn và phát huy trọn vẹn bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc với sự nâng cao tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian lên tầm cao Đại Đạo, bước khỏi thế giới hữu hình nhưng không mang tính thần quyền, đồng thời cũng khẳng định vị thế của người phụ nữ ngang hàng với nam giới trong việc tu hành tạo Phật tác Tiên.

2-Qua lịch sử cội nguồn dân tộc và quá trình giữ nước

Theo huyền sử, Quốc Tổ Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển, Quốc Mẫu Au Cơ dẫn 50 con lên núi, mỗi năm hẹn tái ngộ ở Cánh Đồng Tương một lần.Truyền thuyết này cho thấy tư tưởng bình đẳng nam nữ của VIỆT NAM đã có từ thời dựng nước.

Truyền thống âm tính của văn hóa dân tộc từ thời dựng nước, nêu cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội, là một nét văn hóa độc đáo của văn hóa dân tộc VN mà các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa trọng âm, đến kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ đã được Đức Cao Đài nhắc lại: "Phần các con truyền đạo phần phổ độ này cũng lắm nặng nề, bao nhiêu nam tức bấy nhiêu nữ. Nambiết thành Tiên Phật chớ nữ lại không sao? Thầy đã nói Bạch Ngọc Kinh có cả nam lẫn nữ, mà có phần nữ lấn quyền thế hơn nam nhiều."

Trong quá trình giữ nước của dân tộc Việt, mở đầu trang sử chống giặc phương Bắc qua suốt hơn 1000 năm bị Trung Quốc xâm chiếm là chiến công oanh liệt của 2 Bà Trưng: " Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta" mà lời thề xuất quân của hai Bà đã được ghi trong Thiên Nam Ngữ Lục: "Một xin rửa sạch nước thù, hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng..." đã thể hiện rõ nét vị thế cùng với trách nhiệm của người phụ nữ VIỆT NAM đối với tổ quốc, đối với tiền nhân và đối với gia đình. Đồng thời cũng là bằng chứng hùng hồn nói lên quan niệm về vai trò và vị thế của người phụ nữ mà dân tộc Việt Nam đã khẳng định từ thế kỷ thứ I sau Công nguyên. Bởi vì không là cá biệt, mà chỉ sau đó vài thế kỷ, người thiếu nữ anh thư Triệu Thị Trinh đã dõng dạc tuyên bố: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ngoài biển Đông, quét sạch quân Ngô ra ngoài bờ cõi chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta."


Như vậy, rõ ràng VIỆT NAM đã đi tiên phong trong việc mặc nhiên công nhận quyền phụ nữ. Và sự tiến bộ của phụ nữ chỉ là một hiện tượng tự nhiên trong thế giới loài người, bởi vì phụ nữ cũng là một con người với đầy đủ Thiên chức làm người, chứ không cần phải gầy dựng, cổ súy, vận động, tuyên truyền hay định chế hóa bằng những qui ước của xã hội như lời dạy của Đức Vân Hương Thánh Mẫu :

"…từ ngày nhân loại được tiếp nhận một nguồn sống mới cho xã hội mới thì giá trị về nữ phái được công nhận hoàn toàn. Nhưng xét lại, sự công nhận vào khoảng thời gian đó không phải là điều mới lạ. Thật sự tự nghìn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng đã có một nền tảng giá trị quan trọng đối với người mảnh mai bồ liễu".


Đây có thể nói là tuyên ngôn mạnh mẽ của người Việt nói chung, của phụ nữ Việt nói riêng. Và tuyên ngôn đó đã được lặp lại khi tôn giáo Cao Đài được Đức Thượng Đế khai mở ngay trên đất nước VN, như là một tiếng chuông thức tỉnh tâm hồn người dân Việt nhìn xuyên suốt quá khứ mấy ngàn năm lịch sử, để trân trọng hơn mảnh đất thiêng liêng này, để yêu thương hơn dân tộc này, để mỗi người chung sức góp phần tô bồi vào cái hiện hữu cho tổ quốc mỗi ngày được tốt đẹp thêm lên, và nhất để ý thức trách nhiệm cao quý của một dân tộc được chọn, trong đó có sự phục hồi giá trị truyền thống tôn trọng phụ nữ, để mở rộng gia tài tinh thần này vượt khỏi những biên giới của cõi nhị nguyên, vươn lên tầm cao Đại Đạo, hoàn thành sứ mạng vĩ đại đặc biệt Thiên Nhân Hiệp nhứt trong Kỳ Ba Đại An Xá.

Vị thế của người phụ nữ trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ độ


ĐĐTKPĐ được khai minh trên mảnh đất Việt đậm đà truyền thống bao dung nhân nghĩa làm sống lại tinh thần Tam giáo đồng nguyên với tôn chỉ "Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhất", sự phục hồi vị thế của người phụ nữ cũng chính là phục hưng giá trị chơn truyền của Tam giáo để xóa bỏ những thành kiến, quan niệm sai lầm đối với nữ giới mà con người đã gán ghép cho tôn giáo từ xưa đến nay.

Bởi vì tất cả các tôn giáo đều cùng một cội nguồn Thượng Đế, được khai mở trong những thời gian và không gian khác nhau, nhưng tựu trung cũng quy về chỗ " vạn giáo đồng nhất lý". Sự phân biệt nam nữ, sự kỳ thị đối với nữ phái chỉ là sản phẩm của con người nơi cõi thế gian , bởi vì nam và nữ cũng là sự thể hiện nguyên lý Âm-Dương bất biến của Trời Đất nơi chốn hữu hình như lời Thánh giáo:


"Nữ nam âu cũng một chơn linh,

Đều thọ sắc ban chốn Thượng đình;

Xuống thế lập công tu tự độ,

Và sau độ dẫn khắp nhân sinh."


Cao cả hơn nữa, chúng ta nghe dạy của Đức Vân Hương Thánh Mẫu:

"Người nữ phái là hiện thể đặt riêng của nguyên lý Vô Cực toàn năng tự khởi. Lý ấy là lý đầu tiên hóa sinh ra muôn nghìn thế thái có bản chất nhu thuận hòa đồng. Tuy bảo rằng là nhu thuận hòa đồng nhưng không phải để cho các em mãn đời chịu lâm cảnh lòn cúi làm một sinh vật thụ động bởi tha lực khiến sai mà bỏ quên nguồn cội. Bởi thế, bản chất này được luân lưu trong tâm khảm, trong linh hồn của các em mà xử sự từ chỗ hữu hạn đến chỗ vô cùng, từ chỗ cá nhân đến chỗ tập đoàn xã hội. Đó là các em đã bắt đầu công cuộc tá trợ lẽ sinh tồn trong gia đình đến xã hội nhơn sanh"

Bởi vì mang hình hài nhi nữ nhưng vẫn chứa đựng một điểm Linh quang với đầy đủ sự sáng sủa tốt đẹp như lời Đức Mẹ:

"Các con ôi! Các con đã trót sanh mang mảnh hình hài nữ giới, các con vì bị hiện thời về thể chất, nhưng phần linh quang các con cũng quan trọng không kém nam giới. Do đó, hôm nay mẹ đến đây chỉ bảo các con khai thác và phát triển mọi khả năng đức tài của nữ giới, để thi thố công quả cùng nam giới. Mẹ mong rằng những lời nỉ non tha thiết hôm nay sẽ đánh thức mối từ tâm của các con, hầu sốt sắng chung tay thực hành chương trình hành thiện sắp đến."

Nhất là trong kỷ nguyên tận độ Kỳ Ba với đường hướng đại đồng nhân loại , vị thế của người phụ nữ đã được khẳng định:

"Hỡi các em, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã vạch ra một đường hướng đại đồng trong cội nguồn nhân loại. Theo tiêu chuẩn lưỡng phái bình đẳng dân chủ tập trung vai tuồng nữ phái cũng ngang hàng nam phái".( Đức Vân Hương Thánh Mẫu)

Tuy nhiên, phải hiểu rằng sự bình đẳng nam nữ theo giáo lý Cao Đài không phải là sự cào bằng để người phụ nữ ngang hàng với nam giới trong mỗi mỗi hành vi mà phải thuận theo Thiên lý. Theo qui luật của Trời Đất, mặc dù Âm – Dương đều có giá trị ngang nhau trong việc phối kết hóa sanh vạn hữu, không bên nào trọng, không bên nào khinh, nhưng mỗi năng lực có tính chất và nhiệm vụ khác nhau thể hiện qua 2 quẻ Kiền –Khôn là hai quẻ đứng đầu trong 64 quẻ Kinh Dịch tiêu biểu cho sự hóa sanh và trưởng dưỡng muôn loài lấy Am –Dương làm nền tảng xây dựng nên đạo Thời Trung hay con đường Trung Đạo mà vạn vật phải tuân theo để duy trì cuộc vận hành của vũ trụ từ vô thỉ đến vô chung. Đại tượng truyện của quẻ Kiền viết rằng: "Thiên hành kiện . Quân tử dĩ tự cường bất tức" và quẻ Khôn : "Địa thế Khôn. Quân tử dĩ hậu đức tái vật". Hay trong Soán truyện 2 quẻ Kiền và Khôn: "Đại tai Kiền nguyên" và "Chí tai Khôn nguyên", có ý nghĩa Kiền lớn đến đâu, Khôn lớn theo đến đó.

Lịch sử đã minh chứng điều này: Lã Hậu đời Hán, mẹ của Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên đời Đường, Từ Hi Thái Hậu đời Thanh, những người phụ nữ đã thống lĩnh cai trị, thiếu đức nhu thuận của Khôn nên đã làm đất nước ngửa nghiêng, dân tình thống khổ. Trong khi Ỷ Lan Thái phi của VN, cai trị còn giỏi hơn vua Lý, nhưng bà không chuyên quyền, giữ được đức nhu thuận, biết rút lui khi nhiệm vụ đã tròn, nên triều Lý được vững vàng.

Do đó, người phụ nữ phải biết giữ đức nhu thuận của Khôn, hành tròn thiên chức của mình, nhưng không để tính chất mềm yếu lung lạc sa vào chỗ lỗi lầm, vô nhân, mà phải phấn đấu bằng sự dũng cảm, kiên quyết mạnh mẽ của Kiền.

Vấn đề phục hưng và bảo tồn vị thế của người phụ nữ trong Tam Kỳ Phổ Độ.

1-Trách nhiệm của người phụ nữ:

Có thể nói ngay, chính người phụ nữ chứ không ai khác hơn có thể giúp mình phục hưng giá trị nhân bản của mình. Bởi vì dù nam hay nữ, cũng đều là những Tiểu Linh Quang chiết xuất từ khối Đại Linh Quang, nhận lãnh sứ mạng cao cả, thay Trời tiếp tục công cuộc hóa sanh , trưởng dưỡng muôn loài nơi chốn hữu hình. Đó chính là sứ mạng vi nhân hằng hữu mà giáo lý Cao Đài đã xác định: "sứ mạng cao cả được đặt để cho loài thượng đẳng chúng sanh ở cõi đời là được thay Trời mà quản cai muôn vật trong luật tắc hóa sanh sanh hoá và có đủ quyền năng tự giải thoát để tiến hoá" .

Để làm được điều này, người phụ nữ phải học bài học làm người quân tử mà giáo lý Khổng giáo đã dạy từ mấy ngàn năm trước để làm bệ phóng bước vào cõi siêu xuất thế gian:

-Nhận thức được mục đích cao cả của đời mình-Có hoài bão cao đẹp-Cố tu Đạo, theo Đạo- Đi trên đường nhân nghĩa không ham danh lợi-Lo hoàn thiện mình – Tin ở sức mình- Sáng suốt, ham học, biết thức thời- Nói ít làm nhiều- Thương yêu mọi người- Lúc nào cũng ung dung, thư thái- Lúc nguy cơ vẫn bình tĩnh.

(lời Mạnh Tử: Dưỡng kỳ đại giả vi đại nhân- Mạnh Tử Cáo tử chương cú thượng, 15)

2- Nữ phái trong TKPĐ phải làm gì để khẳng định vị thế của mình trong Tam Kỳ Phổ Độ?

Đức Mẹ đã dặn dò:

"Đã trót sanh trần gian cõi tạm,

Mang hình hài trong đám nữ nhi;

Đời con phải có những gì,

Hiến dâng Đức Mẹ mỗi khi trở về."


Người nữ tín đồ Cao Đài đã được Đức Thượng Đế Chí Tôn ban trao bí pháp : pháp môn Tam Công, trong đó:

· Công qua có thể nói là thế mạnh của nữ giới. Lòng mộ đạo ham tu của nữ giới đã khiến cho người phụ nữ luôn là lá cờ đầu trong việc công quả, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ đối nội đến đối ngoại sẵn sàng hy sinh cho việc nghĩa, điều thiện, hết lòng với tha nhân. Do đó, vị thế của người phụ nữ trong kỷ nguyên TKPĐ được thể hiện qua việc:


-Trau giồi tài đức để lập công bồi đức thi thố công quả cùng nam giới

"Các con đã trót sanh mang mảnh hình hài nữ giới, các con vì bị hiện thời về thể chất, nhưng phần linh quang các con cũng quan trọng không kém nam giới. Do đó, hôm nay mẹ đến đây chỉ bảo các con khai thác và phát triển mọi khả năng đức tài của nữ giới, để thi thố công quả cùng nam giới. Mẹ mong rằng những lời nỉ non tha thiết hôm nay sẽ đánh thức mối từ tâm của các con, hầu sốt sắng chung tay thực hành chương trình hành thiện sắp đến."

Đức Mẹ (28-8 Đinh Mùi- TT Bình Hòa)


· Công trình: Đối với nữ phái, nếu như công quả là thế mạnh, thì công trình lại

là điều khó khăn đòi hỏi người phụ nữ phải khắc phục trau giồi, bởi vì do tính chất mềm yếu, từ trong tâm thức đã có mặc cảm hình thành nên tính nhỏ nhen, ích kỷ hay đố kỵ, đồng thời cũng kém nhạy bén hơn nam giới, dễ bị lung lạc bởi ngoại cảnh cho nên việc Luyện kỷ đòi hỏi người phụ nữ phải hết sức thành tâm, cố gắng như lời dạy của Đức Từ Tôn:


" Trước hết phải thành thật với lòng mình, tự đóng khung mình trong kỷ luật đạo, gột rửa hết những tánh ích kỷ xấu xa, ý nghĩ đen tối, tánh nết ganh hiền ghét ngỏ, tập lần đức bác ái, vị tha, tinh thần phục thiện, thực hiện được đường lối công bình, bác ái, từ bi. Ba điểm đó là sơ khởi người mới giữ đạo phải tập làm cho được".

(Đức Vô Cực Từ Tôn- 29-8 At Tỵ 1965)

Mặt khác, người phụ nữ còn phải nhẫn nhục khiêm tốn, nương nhờ sự tán trợ của nam giới:


-Để tạo sự bình đẳng với nam giới trong tinh thần hợp tác:

Đức Vân Hương Thánh Mẫu dặn dò:

(…) "Muốn thể hiện đúng công dụng của nó, không những các em chỉ tạo lấy một điều hòa hiệp với đồng phái nữ lưu mà thôi, vì nếu chỉ có thuần nhứt một lẽ Am cưc cho dẫu được đoàn kết chặt chẽ đi nữa cũng không đạt tới cứu cánh chung cho thế sự. Ay là chị muốn nói đến sự tác hợp vai trò cùng những trang nam tử.

Thật sự sứ mạng mà người nữ phái đang mang lắm lúc phải nhờ bên nam phái tán trợ đỡ nâng như hình với bóng, bằng không thế thì sẽ rời rã một chiều đi đến phương diện cực đoan đơn độc mà thôi.


-Cũng như sẵn sàng hy sinh hỗ trợ, làm cái bóng của tha nhân, mà không đòi hỏi danh vị, quyền lợi:

Đức Mẹ dạy:

"Các con đừng tưởng việc hành đạo là của nam phái như đã quan niệm sai lầm từ trước đến nay. Các con nữ phái là những bộ phận hỗ trợ đắc lực trên phương diện hành đạo cho nam phái. Việc hỗ tương giữa nữ phái từ Thánh thất, thánh tịnh, am tự, chùa chiền rất cần thiết. Các con hãy thể hiện thế nào cho xứng đáng là một nguyên nhân tá trần thế Thiên hành hóa".

(Rằm tháng 6 Tân Hợi)

-Phải chánh tín:

(…) Tu phải hiểu đức tin chánh tín,

Mỗi việc hành xác định minh quang;

Chớ nghe tiếng uyểntiếng đàn,

Yếu lòng non dạ tin càng mà nguy."

(Đức Quan Thế Am)

-Phải có tinh thần học hỏi:để mở mang kiến thức , để thông đạt trí tuệ hầu tiến hóa tâm linh

· Công phu: Đây là vấn đề không phải dễ đối với người phụ nữ, bởi vì đa đoan

thế sự, nghiệp quả đeo mang, rất nhiều chướng ngại luôn đến với nữ phái từ nội tâm đến ngoại cảnh, đòi hỏi người phụ nữ :

-Phải nhứt tâm vững dạ tu trì bền bĩ

(Ngọc Minh Đài- rằm tháng 3 Bính Ngọ 1966)

"…Mẹ khuyên các con phái nữ nên nhớ rằng: Bởi các con trọng tội, mang lấy nghiệp quần thoa, nặng nề sinh dục,khiếu linh mờ ám, phải chịu nhiều cay cực gian lao. Nay các con thức tỉnh tu hành tầm đạo, thì Mẹ khuyên mỗi đứa đều rán kiên tâm hành đạo, vững dạ tu trì. Cần nhứt phải tự trọng, ái tha và tìm chơn lý, đừng vui đâu chúc đó.

. (…) Vì lời xưa có nói: tánh đạo biệt vô nam nữ tướng, thì ngoài cái vỏ quần thoa của con, thì linh hồn đồng đẳng, chỉ tại các con không chủ định, không sáng suốt và hay ỷ lại, biếng nhác, sụt sè, nên con phải chịu thua sút bên nam giới mà thôi. Lời mẹ dạy, các con ghi nhớ, hầu hành sự cho đúng theo trách vụ trong cơn sàng sảy,kẻo rồi con hối hận tu không kết quả, Từ Mẫu chẳng thương con."


Chính Công phu sẽ giúp cho người phụ nữ thực hiện được điều Chúa đã nói với các môn đệ : "Tất cả những người phụ nữ tự làm cho mình thành đàn ông sẽ được bước vào nước Thiên đàng"(Phúc Am Thomas). Đây rõ ràng là cách nói ẩn dụ về quá trình tu luyện để con người Hậu Thiên trở về với Tiên Thiên, để Ly Khảm trở về Kiền Khôn, giúp con người đạt ngôi Hòang Cực, chứng đắc quả vô sanh tức đạt Đạo.

Cuối cùng, đặc biệt, đối với phụ nữ VN là dân tộc được chọn ban trao sứ mạng lịch sử Kỳ Ba, vị thế của nữ phái còn khó khăn và cao cả hơn để không phụ lòng kỳ vọng của của Đức Me:

Mẹ muốn chọn cây lành giống tốt,

Nhờ tay con đùm bọc vun trồng;

Từ bi, bác ái, đại đồng

Tương lai thế hệ Tiên Rồng đảm đương."

(15-8 Canh Tuất 1970)

Kết luận:

Phụ nữ là con người, mà con người thì đã có sẵn vị thế cao trọng đuợc Đấng Tạo Hóa ban cho là thay Trời cai quản muôn vật nơi chốn hữu hình. Không ai lấy được vị thế đó của con người. Chỉ có con người tự chối bỏ vị thế thiêng liêng của mình.

Phụ nữ là con người, mà con người thì đã có sẵn vị thế cao trọng đuợc Đấng Tạo Hóa ban cho là thay Trời cai quản muôn vật nơi chốn hữu hình. Không ai lấy được vị thế đó của con người. Chỉ có con người tự chối bỏ vị thế thiêng liêng của mình.

Sự bất bình đẳng đối với nữ giới cũng chỉ là một trong muôn ngàn bất công trong xã hội loài người do chính con người tạo ra từ sự ích kỷ, đánh mất nhân bản, rời xa thiên lý dẫn đến hậu quả là sự bất ổn, tai ương, mất mát trên hành tinh này.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, với đường lối qui nguyên vạn giáo phục hồi giá trị chân lý của các tôn giáo, phục hồi nhân bản, cũng chính là phục hồi vị thế của phụ nữ không chỉ trong đời sống nhân sinh mà còn nhằm hướng đến đời sống tâm linh, thăng hoa trên bước đường tiến hoá. Đó cũng là sứ mạng mà nữ phái cũng phải gánh vác như lời dạy của Đức Vân Hương:

"Sứ mạng Tam Kỳ quá nặng mang,

Nữ lưu em hãy tiến lên đàng;

Ngày qua đóng chặt thân phàm tục,

Nay phải hiên ngang với đạo vàng"


Trong ý nghĩa đó, việc khai mở ĐĐTKPĐ, không chỉ để phục hưng giá trị nhân bản của người phụ nữ, mà còn để tạo cơ hội cho những kiếp quần thoa lập công bồi đức, rèn giũa tâm linh, thoát vòng tục lụy, quay lại bến khởi nguyên.

"Nam phương mở trường thi Đại Đạo,

Thánh ân đề hảo hảo nam bang;

Việt dân tỉnh giấc mộng tràng,

Nữ hùng sánh bước trên đường quang vinh.

………………………………………………………

Mẫu từ trước ban ân độ thế,

Mở khoa trường cốt để đỡ nâng;

Thánh lâm trổ mặt hồng quần,

Đường trần cứu kiếp Thiên ân gội nhuần."

Đức Quan Am Bồ Tát

Muốn được như vậy , nữ phái phải đại hùng đại lực, dứt bỏ thói thường tình nhi nữ như lời khuyên nhủ của Đức Giác Minh Thánh Đức:

"Đoạn tình ái đem quăng bể khổ

Dứt hồng duyên tính bỏ non thề;

Này bờ tục, nọ bến mê,

Từ đây không trở lộn về với ngươi"

Cố gắng trau giồi hạnh đức, học hỏi nâng cao trí tuệ để:

"Câu tư dục biến ra bác ái

Nghiệp oan khiên đổi lại hồng ân;

Khi kinh Thánh, lúc kệ Thần

Đoạn trường diệt dứt nợ nần nữ lưu."

Để không chỉ hợp tác cùng nam giới mà còn được đồng hành với chư Phật, Tiên, Thánh, Thần trên đường sứ mạng thực hiện hoài bão của người môn đệ Cao Đài:

"Khăn tu lau ráo ngàn mi ướt,

Ao đạo phủ choàng vạn cốt khô"

Hầu tái tạo cõi dinh hoàn, lập đời Thượng nguơn Thánh đức.

Mùa Thu Bính Tuất 2006
Hồng Phúc

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây