Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • DẩN NHậP Hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là : " Trần gian vạn khổ còn kia, Lòng người Bồ ...


  • QUYỀN PHÁP ĐẠO / Thiện Tín

    . . ."Trong sở vật thực tại con người, điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, ...


  • Kỳ vĩ động Tiên Sơn (Quảng Bình) / Tuoi Tre Online - Lam Giang

    Thứ Năm, 07/02/2008, 08:02 TTO - Khách du lịch đến Quảng Bình nếu chỉ biết đến "đệ nhất động" Phong Nha thì ...


  • Le Tao / Nguyen Ngoc Chau

    L’histoire dit que l\'empereur Fo-Hi regarda le Ciel, puis baissa les yeux vers la Terre, en observa les particularités, considéra ...


  • Thống nhất - Quy nguyên / Đạt Tường sưu tầm

    THÁNH GIÁO KỶ NIỆM NGÀY KHAI TỊCH ĐẠO Nam Thành Thánh Thất Tý Thời đêm 23 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958)


  • Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

    Minh Lý Đạo Khai (Bài phát biểu cảm tưởng trong buổi lễ Minh Lý Đạo Khai tại Tam Tông Miếu) Ngày 26 ...


  • Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

    Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...


  • TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

    Dìu dắt cùng nhau buổi thế tàn, Đừng quên sứ mạng đến phàm gian, Tình thương vô cực trên dành sẵn, Dưới ...


  • Xuân thiên nhiên vẫn đến theo chu kỳ tứ quý. Thiên nhiên thuộc về nguyên lý tự nhiên [1] . ...


  • CHƠN VỌNG ĐỒNG NGUYÊN / Đức Quan Âm Bồ Tát

    THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...


  • ĐỨC CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ Trong phần trình bày của mình, đạo đệ lần lượt thưa qua cùng quý đạo trưởng, ...


  • Ảnh: Humanity :Artist's notes: "Even when there is no one else to see, God watches us. One aspect of Buddhist ...


09/09/2020
Hồng Hoa

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/09/2020

THẦN QUYỀN và TÔN GIÁO CAO ĐÀI

THẦN QUYỀN và TÔN GIÁO CAO ĐÀI


"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm nghĩ lại các con nơi Trung Quang Thất nầy, một số đông con biết giữ Đạo thờ Thầy. Thầy khen cho, còn một số ít con còn mờ mịt chưa rõ chơn truyền của Đại Đạo. Sự tín ngưỡng các con quen tập theo lề lối cũ, rồi cứ truyền ngôn cho nhau, hoặc là kinh điển, Thầy bật cười... Vì là những sự quá cũ kỹ từ trên mấy thế kỷ. Như Thầy là Ngọc Đế hoặc là Ông Trời, bao trùm khắp thế gian này, như Thích Ca ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa, như Jésus ở Âu Tây, Thầy hỏi những bậc ấy lấy đâu làm căn cứ? …

Có phải các con chỉ lấy nơi kinh điển và lý tưởng đó thôi? Thầy nói trên thế gian này trí phàm các con không thể hiểu được những sự Thầy đã nói, dù nói có cũng được, nói không cũng chẳng ai biết đối cứ vào đâu. Thầy định dạy các con một việc cho rõ ràng, chẳng nên tin càng rồi lấy tư tưởng mà luận cho nhau, có Phật, có Trời, có Thần, có Thánh mà kích bác nhau thành ra một sự vô ích. Thầy nói như nay Thầy truyền Đạo dùng cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm. Song theo ý chúng sanh có kẻ cho là thần quyền cũng phải.”Cười..

 .( Tự điển Cao Đài tr.1372 ĐỨC CHÍ TÔN Thánh Truyền Trung Hưng Q.1 39. Chơn Truyền Của Đại Đạo )

                                                                                * * *

 THAM LUẬN ( Thiện Chí )

  Qua đoạn thánh ngôn trên, nhất là hai câu sau cùng " Thầy truyền Đạo dùng cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm. Song theo ý chúng sanh có kẻ cho là thần quyền cũng phải. Cười...

" Chúng tôi có mấy suy nghĩ sau: _ Đạo Cao Đài có phải là một tôn giáo "thần quyền" không ? Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết cần tìm hiểu hai chữ "Thần quyền" qua các góc nhìn khác nhau: Nghĩa đơn thuần có gốc từ tiếng Anh "Theocracy" ("the rule of God" ) để chỉ tín ngưỡng thờ một hay các thần. Nghĩa thứ hai : " tôn giáo thần quyền" có nghĩa tôn giáo độc tôn hay độc thần như Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Nghĩa thứ ba là " quốc gia thần quyền" là nước được cai trị chủ yếu bởi lãnh tụ có giáo phẩm cao nhất và áp dụng luật lệ của tôn giáo đó. Ví dụ :nhà nước Cộng Hòa Hồi giáo Iran và "nước" Vatican do Giáo Hoàng cai trị..

 

 _ Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không phải là một tôn giáo đơn thuần nghĩa hẹp vì có đức tin Thương Đế Như một Đại Bản Thể của toàn nhân loại chứ không riêng cho dân tộc nào. Thương Đế Cao Đài không phải là đấng cầm quyền cai trị một dân tộc trheo nghĩa một chế độ thần quyền. Câu thánh ngôn trên đây: " Thầy truyền đạo dùng cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm" Cho thấy "cơ bút" là phương tiện thông công vô hình bằng THẦN giữa TRỜI và NGƯỜI hầu thắp sáng điểm Thần đồng bản thể nơi con ngưởi chứ không áp đặt quyền cai trị một chiều.

 

 Thế nên, Giáo lý Đai Đạo áp dụng nguyên lý Thiên Nhân Hiệp Nhất, nếu gọi là "Thần quyền" thì không có nghĩa "thần quyền" là quyền cai trị bằng thể chế tôn giáo độc tôn.. Do đó thánh ngôn nói "cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm" Nên lưu ý những chữ "theo ý chúng sanh" là ý phàm ám chỉ thần quyền thế tục , không có sự mầu nhiệm. Hãy suy ngẫm chữ "CƯỜI " sau cùng phải chăng có nghĩa vừa xác nhận vừa phủ nhận. Do vậy, Giáo lý Đại Đạo dùng từ ngữ "QUYỀN PHÁP" thay cho từ "thần quyền" phù hợp thời Tam Kỳ Phổ Độ.

 

Hồng Hoa

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây