Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...


  • Giới khẩu kinh / Thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu

    GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...


  • "Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...


  • Ý Thu / Cố Đại Tỉ Diệu Chơn Minh

    . . .Hòa tan Tâm mình trong lòng Vô Cực Từ Tôn Kim Mẫu. Ôi ! Bao vinh quang tuyệt ...


  • Tái ngộ / Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên

    Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 7 tháng 6 ...


  • Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày Rằm tháng ...


  • Do đâu có hòa bình an lạc cho thế giới? / Thánh giáo Đức Mẹ & Đức Đạo Tổ

    Đức Vô Cực Từ Tôn: "Kìa con ! Đời đang loạn lạc, người  người mong vọng hòa bình, tôn giáo đang ...


  • Chu Dịch với Nguyễn Bỉnh Khiêm / Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư

    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1586) là bậc "Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô, bảy bước thành thơ, ...


  • Cao Đài - nguyên lý về tính nhất thể / Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai

    Cao Đài – nguyên lý về tính nhất thể trong tôn giáo Cao Hoàng Phong, Võ Văn Tâm, Nguyễn Quang Thoại Là ...


  • Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

    Đại Đạo TKPĐ khai mở chưa được một thế kỷ, thế mà khi lần giở những trang sử đạo người ...


  • Mùa Xuân thắm màu hoa, em áo mới, Hoa tỏa hương, tà áo mới em bay. Bước tung tăng, em đi lễ ...


  • Tân Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...


16/11/2006
Thuần Chơn

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/01/2010

Tánh Mạng Song Tu

Về "Tánh mạng song tu", đơn kinh tuy có giải nhưng phần nhiều nói úp mở, dùng nhiều danh từ bí nhiệm ẩn giấu, không phô bày rõ ràng minh bạch, làm người tầm đạo khó hiểu nên nản chí. Vào thời kỳ Đại An Xá Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn Thượng Đế ban ơn cho phép phô bày đạo pháp để tận độ quần linh, nên chư Tổ, chư Phật Tiên giáng cơ giải thích đạo pháp rất dễ hiểu, dễ hành; nếu quyết tâm cầu tu giải thoát, chỉ cần hành giả có một đức tin dũng mãnh, một ý chí kiên cường bất thối chuyển, siêng tu siêng luyện và hành thâm chuyên nhứt chánh pháp Cao Đài Đại Đạo, đương nhiên đạt Đạo quả.

Những Thánh giáo dạy về "tánh mạng song tu" do các Đấng Tôn sư như Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi, Đức Đông Phương Lão Tổ, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, v.v… đã ban cho chúng ta, quả thật là một ân huệ vô cùng trọng đại mà chúng ta được hạnh hưởng.

Đức Lý Giáo Tông dạy:"Con người có Tánh Mạng. Tánh là Thiên Tánh, Mạng là Thiên Mạng, hai tú khí âm dương tạo thành là bản thể của Thiên Địa vạn vật". (30-1 Đinh Tỵ, 17-02-1977)

Đức Đông Phương Lão Tổdạy:

Tánh (tính) Mạng là gì?Sách Tính Mệnh khuê chỉ gọi tính là nguyên thủy chơn như, một điểm minh linh của Tiên Thiên; Mệnh là một khí chí tinh, chí thuần của Tiên Thiên.


Là âm dương, thần khí đã xuất phát từ thuở hồng mông. Thuở hồng mông gọi là Vô Cực chưa phân, trong trạng thái lặng lẽ trống không, có hàm chứa cái huyền nhiệm là cơ, tức là khí Tiên Thiên. Tịnh cực manh động. Khí manh động là khế cơ vần xây vô tận, sanh hóa vô cùng. Do chỗ không tên mà có tên là Đạo, là Thái Cực, là Tánh, là Thần.Lão gọi l Thần; Nho, Phật gọi là Tánh (Tính).



Bổn Tánh và Nguơn Thần là một tịnh cực rồi động, động mà sanh, một là Nguơn khí, khí lại manh động, sanh ra Nguơn tinh, Nguơn khí, Nguơn thần. Kỳ thật là cơ, là mạng, là Khí vậy.

THI:


"Khi sanh một khí bỗng chia ba,Một Khí Tiên Thiên chia ra ba là Tinh, Khí, Thần.

Vào cõi trần ai chịu võng la;

Lục dục thất tình trùm tánh mạng;

Nguyên nhân ý thức phải lần ra."


Nói tóm lại Tánh Mạng là hai tú khí âm dương, là Thần Khí; Tánh là Thần thuộc Dương, Mạng là Khí thuộc Am.

Thế nào là tu Tánh?

Tánh là Thiên Tánh vốn hồn nhiên thanh tịnh. Tu Tánh là không để cho tánh bị ô nhiễm trần cấu, không tham lam, tự ái, ích kỷ, độc tôn, không để nhiễm những thói hư tật xấu trần tục, đoạn trừ cho được thất tình lục dục, như lời dạy của Đức Đông Phương Lão Tổ dưới đây:

"Trừ hết những thói hư tật xấu,

Trừ cho xong hủ lậu phàm phu;

Thoát ra bốn vách trần tù,

Tham sân si dục mịt mù bốn bên.

Trừ cho được cái tên ảo vọng,

Trừ cho xong mầm mống lợi quyền;

Căn trần kết tập vô biên,

Thấy, làm, nghe, nói đảo điên rán trừ.

Trừ ích kỷ riêng tư tính toán,

Trừ mưu đồ độc đoán, độc tôn;

Cái mầm vị kỷ bảo tồn,

Có nhân có quả dập dồn nào sai.

Diệt bên trong bên ngoài mới dứt,

Lập chơn tâm tình thức qui hàng;

Chủ nhân chánh toạ nghiêm trang,

Nội tâm ngoại cảnh tinh toàn biết bao."

Nói tóm lại tu Tánh tức là luyện kỷ cho trở nên người thuần thành đạo đức, thuần chơn vô ngã để bước sang phần luyện Mạng, tức là tu kim đơn,

Thế nào là luyện Mạng?


Luyện Mạng là luyện âm dương, thần khí hỗn hiệp thành hình vóc kim thân xá lợi mà Đức Chí Tôn Cao Đài Thượng Đế gọi là nhị xác thân thiêng liêng để khi hồn lìa khỏi xác, nương theo đó mà trở về hội hiệp cùng Thầy. Thầy nói: "Nếu không có nhị xác thân này thì các con không thể về gần Thầy được."

Luyện Mạng thuộc tâm truyền khẩu thọ, bằng pháp môn công phu của tân pháp Cao Đài. Nguyên tắc luyện Mạng, tức là luyện đơn là luyện tam bửu, là luyện Tinh Khí Thần có sẵn trong thân con người. Theo Đức Đông Phương Lão Tổ, thì khi con người được sanh ra, trước tiên có một khí là khí Hư Vô giáng trần nhập vào xác phàm và phải chia ba là Tinh, Khí, Thần để bảo tồn tánh mạng của con người. Muốn được trở về cõi Hư Vô nguyên thỉ thì phải lo tu luyện thế nào cho Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt trở lại thành một mới hội nhập huyền đồng cùng với Hư Vô chi khí. Theo Đại Thừa Chơn giáo phải luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hườn hư, luyện hư huờn vô… mới đắc Đạo. Đó là khẩu quyết sư trao thầy dạy cho những hàng thượng thừa theo lịnh dạy Thiêng Liêng chớ không được khinh truyền.

Theo Đạo Học Chỉ Nam: Tinh hóa Khí thì mạng bửu được sung mãn. Tinh không hóa khí thì tinh lậu, khí tiết, thần hồn hôn mê, mạng căn suy hoại. Tinh đã tiết lậu thì tinh động, dục sanh, gây họa khổ cho con người, chẳng những kiếp sống hiện tiền, mà còn kéo mãi trong ba nẻo sáu đường, vô lượng kiếp trải qua biết bao giờ dừng nghỉ.

Nên phương pháp tu đơn để giữ mạng sống cho người không chi hơn là ngăn tình chế dục, đoạn niệm, để Tinh không lậu, Khí không hao, thì Thần được sáng, Tánh Mạng bền chặt, hưởng phước trường sanh.

Hành giả phải chí thành cầu đạo, phải gõ cửa Cao Đài, cửa Cao Đài sẽ mở cho những ai có căn cơ.

Tại sao phải song tu Tánh Mạng?


Đức Quan Thế Âm Bồ Tát giải thích cho chúng ta rõ:

"Tánh Mạng phải song tu. Nếu tu Tánh không tu Mạng cũng không được, nhược bằng tu Mạng thiếu tu Tánh cũng chẳng xong. Hãy cố gắng vươn lên để làm chủ bản tâm, tập rèn bản tánh, kềm chế lục dục, rào đón thất tình, học đòi theo gương các hàng Phật Tiên Thánh Thần. Có được những đức tánh của các bực đó, mới có thể trở thành Thần Thánh Tiên Phật.


"Tu Tánh là phải sửa cái tánh thường tình đang có: vui buồn hờn giận ghét thương xáo trộn. Hễ còn thương ắt còn ghét, còn vui ắt có buồn, còn mừng rồi có lúc giận dữ lo âu. Nên người tu tánh phải chấp nhận từ từ diệt bỏ, trơ trơ như đá, vững vàng như đồng, cái công dụng nhiệm mầu ở bên trong."

Ngoài ra đến việc uống ăn, ngủ nghỉ, người tu Tánh luyện Mạng cũng phải điều hòa mực thước, giữ gìn cho điềm đạm thanh khiết, không tạp nhiễm bởi những món ngon vật lạ có thể làm hại đến tạng phủ, năng nhiệt năng hàn, vô cố vô độ.Thầy có dạy: Cao lương mỹ vị hại thân phàm.

Đức Lý Đại Tiên Trưởng dạy:"Hàng Đại thừa thực hành sứ mạng thiêng liêng, thì luôn luôn phải tu Tánh luyện Mạng cho thuần thục chơn chất, phải giữ lòng thanh tịnh như như. Dầu đứng trước muôn ngàn ngoại cảnh đổi thay, cũng đừng để lòng xao động, luôn luôn diệt trừ phiền não chấp trước để không vui, không buồn, không nhơn, không ngã, không bạn, không thù, không tà, không chánh, không thị phi ân oán."


Tóm lại: "Niệm lự giai vong, vạn duyên đốn tuyệt".

Tại sao lại phải song tu Tánh Mạng đủ cả hai phương diện?


Đừng tưởng chỉ làm công quả bồi công lập đức là đủ điều kiện để về hưởng thú an nhàn vĩnh viễn nơi Tiên cảnh mà không lo bổ túc thêm phần luyện Mạng hay công phu hời hợt non kém, vì chính Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ có minh xác trong Đại Thừa Chơn Giáo : "Muốn thành Tiên Phật phải luyện Mạng, tu có nhiều công đức, thì còn luân hồi để hưởng giàu sang, vì không có kim thân khó trở về"Đức Lữ Tổ cũng nói: "Chỉ tu Tính mà không tu Mạng, đệ nhứt bệnh. Chỉ tu tính chẳng tu đơn. Vạn kiếp âm hồn khó nhập Thánh".


Đức Ngô Đại Tiên cảnh giác như sau: "Tiên Huynh cũng khuyên chư đệ đừng ai nghĩ rằng được Thầy chấp nhận vào hàng Đại thừa, được trao quyền đạo pháp, mà tâm hạnh, tâm đức hiện tiền còn đơn bạc, đến khi thoát xác là được đắc Tiên thân. Đó là việc làm hết sức lầm lẫn. Hoặc về cõi trên sẽ tu tiến, đây là việc rất khó khăn, vì trước kia Đức Chí Tôn cho tam thập lục động khảo thí nguyên nhân, phải có đủ pháp lực thần thông, công cao hạnh tốt mới được ngồi trên hàng Tiên Phật cho chúng nó tùng phục." (10-10 Nhâm Tuất, 16-11-1982)
Thuần Chơn
Diệt trừ niệm lự / Thuần Chơn

Tánh Mạng Song Tu / Thuần Chơn

Nhị Xác Thân / Thuần Chơn

Chơn nhơn / Thuần Chơn

Thiên Địa Chi Tâm / Thuần Chơn

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây