Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum" / Sưu tầm từ Wikipedia

    AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh ...


  • Trí và Thức / Tường Chơn

    Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...


  • Ý Nghĩa Lễ Vu Lan / Trần Ngọc Tâm

    Ý Nghĩa Vu Lan Trần Ngọc Tâm Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, là Lễ Trung Ngươn Địa Quan xá tội, ...


  • Tu học trong nhà Đạo Kỳ Ba, cho dầu khác hội thánh, khác địa phương chúng ta đều được dạy ...


  • Tôn Giáo là cái riêng của con người / Thiện Chí lược dịch

    " Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo." Lionel Obadia Nhà ...


  • Questions et Réponses sur le CAODAÏSME / Organisme de Diffusion du Dai Dao

    Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai Dao Organisme de Diffusion du Dai Dao Questions et Réponses sur le CAODAÏSME Traduit du vietnamien par L’église Cao ...


  • Đơn Thiền / Huệ Ý

    "Ðắc nhứt tâm rồi thế mới yên, Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền; Tham thiền tâm sẽ hoà muôn vật, Hoà ấy ...


  • Linh Quang Tự / Trich quyển Lịch sử đạo Cao Đài I- CQPTG

    Linh Quang Tự hay Linh Quang Phật Đường là ngôi tổ đình phái Phổ Tế chi Minh Sư.


  • Danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm sáu từ Hán-Việt. Các sách thường giảng Đại Đạo Tam Kỳ ...


  • Chùa Thần Quang (chùa Keo) / Võ Văn Tường và Huỳnh Như Phương

    Chùa thường gọi là chùa Keo, tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa ban ...


  • Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...


  • Tác Giả: Mortimer J.Adler Dịch Giả: Hải Nhi Số Trang: 332 trang Nhà xuất bản: Lao Động - Xã Hội


11/12/2010
Đức Bác Nhã Thiền Sư

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/12/2010

Bản Lai Tự Tánh

Bát Nhã Tịnh Đường, Rằm tháng 5 Ất Mão ((24.06.1975)

THI

THIỀN SƯ BÁC NHÃ vội lâm đàn,
Hoan hỉ đón chào bạn vững an;
Tiếp thọ hồng ân vào tịnh tọa,
Kiên tâm tìm rõ máy hành tàng.

Bần Đạo chào mừng chư Thiên ân đạo hữu, chào mừng chư môn sanh nam nữ.

Chư hiền đệ hiền muội được rất nhiều hồng ân ban bố giữa thời khó khăn ly loạn. Sự may mắn này không phải riêng tư của Đấng Chí Linh, mà do chỗ chơn tu mộ đạo của chư hiền đệ hiền muội đó vậy. Mời chư đạo hữu Vĩnh Tịnh Sư an tọa, chư hiền đệ hiền muội đồng an tọa.

Bần Đạo nhắc lại trước tiên cho chư tịnh viên được nhớ lại những điều đã dạy khi xưa cũng như ngày hôm nay.

Người tu hành cũng như các thí sinh vào khoa trường ứng cử, từ lúc xây đắp tư tưởng vào một nền tảng vững chắc cho cuộc đời được vinh quang hạnh phúc, cho đến lúc chung kết để hoàn thành mục đích lý tưởng của thí sinh, tất nhiên phải đem hết tinh thần năng lực vào việc học hành sôi kinh nấu sử.

Người tu hành cũng thế. Muốn xây đắp được một nền tảng chơn lý để đạt đến chỗ chí linh chí diệu của con người trong đạo pháp, cũng cần phải đem hết tâm thần vào chỗ đại định để tìm ra những bí quyết hành tàng trong bộ máy tối linh hầu tìm lại chỗ Bản Lai Tự Tánh, chứng quả vô sanh bất diệt nơi cõi trường tồn.

Chư tịnh viên đã chấp nhận bước lên nấc thang thượng thừa, vượt qua trần tục và khép mình vào tịnh thất để dụng công tu dưỡng, ắt cũng phải nhắm vào mục đích tối thượng như Bần Đạo đã nêu trên.

Về phương cách khẩu quyết tâm truyền cũng đã tiếp thọ từ các bậc huynh trưởng lúc sanh tiền cũng như khi về cõi vô vi. Tuy đạo pháp vô lượng, chúng sanh căn trí vô lượng , nhưng điều căn bản để chứng quả là phải tìm thấy được Bản Lai Tự Tánh.

Muốn tìm được Bản Lai Tự Tánh, không gì hơn chư hiền đệ hiền muội phải kiểm điểm lại chính mình để hiểu biết những gì trong hành động hoặc tư tưởng, do đâu mà có, có đó là chơn tâm hay giả tâm. Nếu là chơn tâm thì hành động hoặc tư tưởng sẽ hướng về chỗ siêu đẳng, vượt qua khỏi chỗ vọng tâm mà đạt đạo. Bằng giả tâm thì hành động hoặc tư tưởng dầu có hay ho đến đâu rồi cũng là hư ảo cả; kết cuộc phải chịu hậu quả nghiệp lực triền miên.

Muốn tìm thấy chơn tâm hoặc giả tâm, muốn phân biệt được hai thứ ấy, phải làm thế nào ? chư tịnh viên phải nhớ ba điều kiện là : an định huệ. Tham thiền tịnh tọa không phải dưỡng sức cho qua ngày mãn khóa theo luật của người tu, mà tham thiền tịnh tọa cốt yếu đạt được mảy may nào trong cơ vi diệu của đạo pháp.

Chư tịnh viên nên nhớ, lớp đầu Dự Bi chớ khá quên tiếp đến Sơ Cơ. Cần chú ý, đừng tưởng học nhiều trên lý thuyết mà đạt được đạo. Đó chỉ là phương tiện ngoại công phu. Chỗ đạt đạo là phải tâm an, thân định, trí huệ, tự tánh sáng tỏ mới thấy chỗ công hiệu của nội tại huyền linh. Thế nên người tu hành cần phải tham thiền tịnh định, dứt hết niệm lự trong những ngày vào tịnh phòng để tìm thấy chỗ chơn tâm, tức là đến chốn Như Lai bản thể hoặc Ngọc Hư Cung rồi đó.

Chư tịnh viên nam nữ không phải chỉ mới một khóa tịnh này, mà đã qua nhiều đợt tịnh cũng tại chốn thiền đường. Bần Đạo mong sao đợt tu Hạ Chí này chư tịnh viên nam nữ thâu nhặt được phần nào kết quả để ứng phó với trở lực khó khăn trên đường tu công phổ độ.

THI

Gìn tâm trong sạch thể thung dung,
Tịnh tọa nhớ chừng mực chánh trung;
Cửa đóng then gài ngăn lũ giặc,
Cho an thế sự mới anh hùng.
-o-
Tâm có định rồi tâm chí linh,
Biết rành chơn giả ở muôn hình;
Không chơn, không giả, không còn niệm,
Mới gặp đặng Thầy chốn Ngọc Kinh.
-o-

Bát Nhã thuyền gay lướt bến mê,
Xả xong duyên nghiệp, bước quay về;
Tường quang chói rạng nơi kim đảnh,
Ngọc chiếu đơn thơ sẽ cận kề.
-o-
Ví bằng chẳng học phép vô vi,
Ngồi mỏi lưng rồi chẳng có chi;
Vẫn chịu luân hồi trong sáu nẻo,
So cùng phàm tục khác đâu gì ?

Đây Bần Đạo cũng nhắc nhỡ chư tịnh viên nhớ những lời dạy khi xưa để cố gắng trong thất nhựt. Tuy thời gian ngắn ngủi nhưng có được hay không cũng tùy ở chỗ kiên tâm bền chí mộ đạo của chư tịnh viên.

Than ôi ! đã sanh vào thời hạ nguơn mạt kiếp, lại chịu biết bao sự khó khăn của hoàn cảnh cuộc đời. Công tu rất đáng khen, nhưng kết quả chứng đạo còn xa vời vợi. Người xưa tu hành rất tâm đắc, thần khí bất ly , tâm tức bất viễn. Ba tháng, một năm, ba năm hoặc chín năm, hoặc liên tục suốt đời để vui trong cái vui của máy Tạo, sống trong sức sống của thiên nhiên. Còn thời nay, một năm vài ba khóa tịnh, một khóa không được bao nhiêu ngày, mỗi ngày trong khóa tịnh không mấy ai trọn vẹn theo sự chỉ dẫn tu trì, đã ít oi lại còn mất mát. Nếu thời kỳ ân xá này mà không nắm lấy cơ hội để giải thoát, Bần Đạo e cho muôn kiếp khó trùng lai.

Giờ tham thiền tịnh tọa trong lúc này rất nên quý báu. Chư tịnh viên nam nữ cũng như chư hiền đệ hiền muội hiện diện hôm nay lưu ý, phải cố gắng cho được an, được định để thần khí tương giao, tâm tức tương ứng, điều hòa luôn luôn trong khóa tịnh để phát huệ soi sáng diệt trừ hết vọng tâm. Chừng đó, chư hiền đệ hiền muội sẽ thấy vững an như bàn thạch. Dầu thế sự bao năm cũng không lay chuyển tinh thần đạo đức, dầu mảnh thân trần tục có lăn lộn trong khung trần cấu cũng chẳng hoen ố được điểm linh quang. Đó là chư hiền đệ hiền muội có một bảo pháp để hộ thân bất cứ lúc nào nơi cõi tạm.

THI

Thiền Đường hộ pháp có Thiền Sư,
Vững chí tìm ra chỗ nhứt như;
Vọng niệm chớ cho sanh một mảy,
Muôn duyên đừng để phải tiêu trừ.
-o-
Tiêu trừ phiền não đã vương mang,
Mới thấy nơi tâm, ấy niết bàn;
Chẳng uổng công phu trong thất nhựt,
Nên người, nên đạo, khá lo toan.

(gạt ba chữ "khá lo toan" thay vào "cuộc đời an" để thấy giá trị kết quả của người tu tịnh.)

Đến đây cũng vừa xong, Bần Đạo xin mừng chư hiền đệ hiền muội được hồng ân của Chí Tôn Thượng Đế để hoàn thành nhiệm vu hướng đạo Thiên ân.

Bần Đạo ban bố tất cả trong ngoài để chư hiền đệ hiền muội trọn vẹn tu trì. Chư hiền đệ hiền muội vững vàng tịnh định thi hành sứ mạng. Chào đạo hữu Vĩnh Tịnh Sư, chào chư hiền đệ hiền muội, tạm biệt hôm nay, thăng ./
Đức Bác Nhã Thiền Sư

Khai cơ để mở cửa Huyền, / Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

Bản Lai Tự Tánh / Đức Bác Nhã Thiền Sư

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây