Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui đem đàn cơ ...
-
Có thể nói "Sứ mạng Nho tông chuyển thế" trong giáo lý Cao Đài là một ý niệm không đơn ...
-
Trong dân gian không biết tự bao giờ đã hình thành câu ca dao : “Tháng tám giỗ cha, tháng ...
-
Tại Việt Nam, bản kinh này xuất hiện trong một đàn cơ ở Thiên Thơ Đài (Phước Hải, tỉnh Bà ...
-
Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo ...
-
Yếu tố quyết định của hạnh là tâm. Sau khi nhập môn, chúng ta phải có ngôn ngữ, cử chỉ khác ...
-
Nhân sinh thành Phật dễ đâu Tu hành có khổ rồi sau mới thành. Hai câu thơ trong thi truyện về cuộc ...
-
“Tánh là bản thể, là căn bản của con người, viên minh thường trụ, hồn nhiên thiên lý, vốn có ...
-
Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Ki-Tô giáo) Lạy rất Thánh đồng trinh Maria. Mẹ đã vui lòng nhận ...
-
Chùa Dâu /
Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất ...
-
Giáo lý Cao Đài dựa trên căn bản nào ? Giáo lý Cao Đài xây dựng dựa trên hai nguyên ...
-
“Mình đã vào Đạo, đã hy sinh rượu ngon thịt béo để trai lạt, đã hy sinh giờ giấc thụ ...
Sưu tầm
Kitô Giáo
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Vào thuở ban đầu của Kitô giáo, một người theo đạo có thể vẽ một cung trên đất khi gặp một người khác, nếu người này chia sẻ cùng niềm tin, anh ta sẽ vẽ tiếp một cung nữa để hoàn chỉnh hình con cá (Ichthys trong tiếng Hy Lạp), biểu tượng của Kitô giáo. ( xem hình bên )
Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, tổ phụ của dân Do Thái, (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên lời giảng, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêxu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Tín hữu Cơ Đốc tin rằng Chúa Giêxu là Con Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo (monotheistic), hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hi Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Cơ Đốc giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hoá cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Cơ Đốc giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo La mã, Chính thống giáo Đông phương và Kháng cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).
Chữ Kitô xuất phát từ chữ Christos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ Messiah trong tiếng Hebrew. Cơ Đốc nhân (Christian) có nghĩa là "người thuộc về Chúa Cơ Đốc."
Trong tiếng Việt, bên cạnh chữ "Kitô" (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp như trên, và thường được sử dụng bởi những người Công giáo, còn có chữ "Cơ Đốc" (như Cơ Đốc giáo) có nguồn gốc từ chữ Nho (基督) và thường được những người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong khi người Công giáo dùng chữ "Kitô" để chỉ Giêsu, người Tin Lành thường dùng chữ "Christ". Ngoài ra, Thiên Chúa giáo cũng thường được sử dụng bởi những người ngoài Kitô giáo để chỉ Công giáo.
Mục lục
1 Lịch sử
1.1 Khởi nguyên
1.2 Hội thánh sơ khai
1.3 Các giáo hội quốc gia
2 Cơ Đốc giáo ngày nay
3 Giáo lý
4 Cơ Đốc giáo tại Việt Nam
Lịch sử
Khởi nguyên
Cơ Đốc giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Chúa Giêxu được gọi là Cơ Đốc nhân tại thành Antioch (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những cuộc bách hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Cơ Đốc giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolô và các vị sứ đồ khác.
Theo Kinh thánh Tân Ước, Chúa Giêxu xưng mình là Đấng Messiah mà dân Do Thái vẫn hằng mong đợi, nhưng Ngài bị khước từ bởi dân chúng và giới cầm quyền và bị xem như là kẻ bội đạo (Giăng 8.23-24, 14.11 và Mat. 26.63-64). Ngài cũng bị buộc tội phạm thượng và bị kết án tử hình bởi chính quyền La Mã vào năm 30. Tuy nhiên Ngài được Pontius Pilate, tổng đốc người La Mã, gọi là "Vua của dân Do Thái".
Theo các sách Phúc âm, người La Mã buộc tội Chúa Giêxu vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái, nhưng một số học giả cho rằng đó là cách Đế quốc La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Người Cơ Đốc tin rằng Cựu Ước đã tiên báo cái chết và sự sỉ nhục mà Chúa Giêxu phải chịu như đã chép trong Tân Ước. Sách Êsai ngụ ý rằng Ngài bị vả, nhổ, đấm vào mặt (Êsai 50.6, 52.14-15; Mat. 26.67-68; Mark 14.65), Ngài bị đánh bằng roi (Êsai. 53.5; Giăng 19.1; Mat. 27.26) cũng như Ngài bị sỉ nhục.
Các sứ đồ của Chúa Giêxu là nhân chứng về cuộc đời, lời giảng và sự sống lại của Ngài. Ngoài ra còn có nhiều môn đồ (đến 70 người) trong đó có Giacơ em Chúa, Mark, Luke, Mary Magdelene..., những người này theo Chúa Giêxu trong các chuyến du hành của Ngài và họ chứng kiến khi Ngài giảng dạy và làm nhiều phép mầu. Sau khi Chúa Giêxu bị đóng đinh, các sứ đồ và các môn đồ khác công bố rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết và họ khởi sự rao giảng thông điệp mới. Các sứ đồ này đã viết các sách Phúc âm và các Thư tín. Trong số 27 sách của Tân Ước, nhiều quyển được viết bởi Phaolô. Ồng là tác giả của Mười hai Thư tín và một số truyền thuyết cho rằng ông là tác giả của sách Hêbrơ. Phúc âm Luke và sách Công vụ các Sứ đồ được viết bởi Luke, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phaolô. Phaolô là môn đồ của Gamaliel (Công.22.3), một nhân vật có thanh thế trong toà công luận (Công 5.34-40). Phao lô được xem như là nhà truyền giáo quan trọng nhất rao giảng thông điệp Cơ Đốc cho thế giới bên ngoài.
Hội thánh sơ khai
Cơ Đốc giáo lan truyền nhanh trong suốt ba thế kỷ an bình của Đế quốc La Mã:
thông qua Ai Cập đến Bắc Phi, Sudan.
thông qua vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ba Tư, Nội Á và Ấn Độ.
thông qua Hy Lạp và La Mã đến Âu Châu.
Vào thời kỳ này bên trong Hội thánh chia ra hai cộng đồng: Do Thái và Hy Lạp. Trong khi cộng đồng Do Thái, phần đông là các tín hữu gốc Do Thái, muốn duy trì một số tập tục và nghi thức của Do Thái giáo (Judaism) như phép cắt bì và một số kiêng cữ khác thì cộng đồng Hy Lạp, những người chịu ảnh hưởng từ thế giới nói tiếng Hy Lạp, tin rằng thông điệp của Cơ Đốc giáo nên được truyền bá theo các phương pháp thích hợp hơn với thế giới bên ngoài.
Một trong những nhà trứ tác quan trọng đầu tiên của Cơ Đốc giáo, Tertullian, viết cho một quan tổng đốc Đế quốc La Mã về sự phát triển của Cơ Đốc giáo tại Carthage rằng mới hôm qua họ chỉ là một nhóm nhỏ, "nay có mặt khắp mọi nơi – các đô thị, hải đảo, trong thành lũy, thị trấn, chợ, ngay cả trong trại lính, tại các bộ tộc, lâu đài, nghị viện; chúng tôi chẳng để lại gì cho quí vị ngoại trừ các nơi thờ phụng các thần linh của quí vị mà thôi." (Bài biện giáo viết tại Carthage, năm 197).
Trong vòng vài thế kỷ đầu tiên, các nhà thần học và triết học khoa bảng như Origen và Augustine đã phát triển nền thần học và triết học Cơ Đốc.
Suốt thời kỳ này, trong khi đang phát triển mạnh mẽ, Hội thánh cũng phải trải qua các cơn bách hại, dù không thường xuyên nhưng dữ dội, dưới thời trị vì của các hoàng đế La Mã như Nero, Valerian, Diocletian và Galerius. Cuộc đời của những ngưòi tử đạo, thà chết chứ không chối bỏ đức tin, trở nên biểu trưng cho đức hạnh cao quí nhất. Danh sách kinh điển Tân Ước được đồng thuận, các bản dịch Kinh thánh đầu tiên bắt đầu xuất hiện, cùng lúc với hệ thống giáo quyền: Các giám mục thành Alexandria, Antioch và La Mã đều xưng nhận danh hiệu Giáo phụ.
Hoàng đế La Mã Galerius, trước khi chết, ban chiếu chỉ Galerius ngưng mọi hoạt động bách hại. Hoàng đế Constantine I qui đạo năm 312 và, với chiếu chỉ Milan (313), biến Cơ Đốc giáo thành quốc giáo. Dù vậy, các cuộc bách hại được tái lập dưới triều Julian Kẻ bội giáo (361-363), người muốn phục hồi cựu giáo trên lãnh thổ đế quốc; Cơ Đốc giáo sau này được công nhận quốc giáo lần nữa dưới triều hoàng đế Theodotius vào năm 382. Những biến cố tương tự cũng xảy ra tại các xứ láng giềng Georgia và Armenia. Nhưng tại Ba Tư luôn tranh chấp với La Mã, tín hữu Cơ Đốc phải chịu nhiều áp bức từ Sassanids, người muốn phục hồi đạo Zoroaster.
Tại Đế quốc Ba Tư, vào năm 410 giám mục Seleucia được công bố là công giáo, thay thế Thượng phụ thành Antioch như là thẩm quyền cao nhất của Giáo hội Assyria đông phương. Trong thời kỳ ly giáo Nestorian, giáo hội này cắt đứt quan hệ với phương Tây. Trong suốt một thiên niên kỷ đã trở thành giáo hội có nhiều ảnh hưởng tại Châu Á với các giáo phận được thành lập tại những nơi xa xăm như Ân Độ, đảo Java và Trung Hoa.
Các giáo hội quốc gia
Sự khẳng định thần tính của Chúa Giêxu luôn là vấn đề trọng tâm đối với tín hữu Cơ Đốc thời sơ khai. Nhiều nhà trước tác, bao gồm Justin Martyr và Tertullian chứng thực niềm tin Chúa Giêxu là Thiên Chúa trong khi một số các nhóm Cơ Đốc khác từ chối chia sẻ niềm xác tín này. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi Arius thuyết phục được khá đông các giám mục và tín hữu tin rằng Chúa Giêxu chỉ là một tạo vật, dù là tạo vật đầu tiên và cao trọng nhất. Cuộc tranh luận được giải quyết tại Công đồng Nicaea, được triệu tập bởi hoàng đế Constantine I, nơi học thuyết của Athanasius, một học giả theo thuyết Ba ngôi, được công nhận là giáo lý chính thức của Hội thánh (xem tín điều Nicaea, tín điều Athanasius). Dù Constantine I ra lệnh đốt sách của Arius và trục xuất ông, học thuyết của ông vẫn tiếp tục phát triển trong đế quốc suốt vài thập niên và trong vòng các bộ tộc người Đức trong gần hai thế kỷ sau đó.
Các công đồng vẫn tiếp tục được triệu tập để giải quyết các vấn đề thần học. Trong khi các công đồng bàn luận nhằm hợp nhất Cơ đốc giáo thì các hoàng đế ủng hộ các công đồng nhằm bảo vệ sự ổn định chính trị. Một số thuật ngữ thần học được sử dụng tại các công đồng đã bị hiểu nhầm bởi các giáo hội chính thống mà ngôn ngữ chính là tiếng Syria, Armeni hay Coptic, nảy sinh nhiều dị biệt và dẫn đến các cuộc ly giáo giúp hình thành các giáo hội quốc gia được gọi chung là các giáo hội phương Đông.
Vào thiên niên kỷ thứ hai, Cơ Đốc giáo phát triển đến hầu hết thế giới phương Tây, Trung Đông, các vùng Châu Phi và bắt đầu tiếp cận vùng Viễn Đông. Dù vẫn nảy sinh một số bất đồng về thần học và đều được giải quyết tại các công đồng, Cơ Đốc giáo đã duy trì được sự đồng thuận về các giáo lý nền tảng trong suốt thời kỳ này. Tuy nhiên, trong thiên niên kỷ sau, các bất đồng về thần học và sống đạo ngày càng trở nên trầm trọng. Cuộc Đại ly giáo năm 1054 chia cắt Hội thánh thành giáo hội phương Tây và giáo hội phương Đông. Trong khi giáo hội phương Tây dần dần được củng cố với quyền lực tập trung vào La Mã thì giáo hội phương Đông với danh xưng "Chính thống" cam kết bảo tồn các truyền thống và đề kháng với mọi thay đổi. Cho đến nay giáo hội phương Đông vẫn duy trì lập trường không đặt giáo hội dưới quyền cai trị của một giám mục duy nhất. Giáo hội phương Đông công nhận Thượng phụ thành Constantinople là "người đứng đầu nhưng bình đẳng" với các giám mục khác đang cai quản các giáo hội tự trị trong gia đình Chính thống giáo.
Tại Châu Âu, chịu ảnh hưởng từ cuộc cải cách Kháng Cách (Protestant Reformation) vào thế kỷ 16 nhiều giáo hội đã từ chối thần phục La Mã vì họ cho rằng có sự lạm dụng trong cơ cấu quyền lực được tập trung vào ngai giáo hoàng cũng như bên trong cấu trúc quyền lực này đã nảy sinh nhiều sai lạc về thần học và sống đạo. Các vấn đề mấu chốt trong cuộc tranh luận đã được tóm tắt trong năm mệnh đề sola nổi tiếng:
Sola Scriptura: Duy Thánh kinh - thẩm quyền của giáo hội chỉ dựa trên Kinh thánh được giải thích cách đúng đắn và chuẩn xác chứ không được tách rời khỏi Kinh thánh
Sola Fide: Duy đức tin – con người được cứu rỗi chỉ bởi tin Chúa Cơ đốc chứ không phải bởi công đức hay là nhờ giáo hội và các thánh lễ
Sola Gratia: Duy ân điển – Sự cứu rỗi được ban cho từ Thiên Chúa, bởi ân sủng của Ngài, con người không thể làm gì để được cứu
Solus Christus: Duy Chúa Cơ đốc - Chúa Giêxu là đấng trung bảo duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người chứ không phải là giáo hội hay các chức sắc
Soli Deo Gloria: Vinh hiển chỉ dành cho Thiên Chúa - mọi vinh hiển vì sự cứu rỗi nhân loại chỉ dành cho một mình Thiên Chúa chứ không phải giáo hội hay các chức sắc
Từ cuộc cải cách khởi phát một cuộc tranh chấp dữ dội nhằm thu phục người dân Âu châu. Các cuộc tranh luận giứa người Công giáo và người Kháng cách dẫn đến những cơn bách hại cũng như các cuộc chiến, kể cả các cuộc nội chiến.
Đức tin Công giáo và Kháng cách đặt chân đến Bắc Mỹ (và sau này Úc châu) bởi các di dân đến từ Châu Âu.
Không theo mô hình trung ương tập quyền như người Công giáo cũng không tổ chức bộ máy giáo hội trên qui mô quốc gia, các tín hứu Kháng cách tập trung trong hàng trăm, và sau này hàng ngàn giáo phái (denomination) độc lập với nhau. Đức tin Công giáo và Kháng Cách cũng đến Nam Mỹ và Châu Phi cùng lúc với người Âu châu đi chiếm thuộc địa, đặc biệt là từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Vào thế kỷ 18 Chính thống giáo du nhập vào vùng Alaska thuộc Bắc Mỹ qua các di dân đến từ Nga, về sau, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, số lượng di dân người Nga còn đông hơn nhiều.
Bắt đầu từ thế kỷ 19, nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng Cơ Đốc giáo, đặc biệt tại Tây Âu, ngày càng trở nên thế tục.
Dòng lịch sử Cơ đốc giáo.
Cơ Đốc giáo ngày nay
Cơ Đốc giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất với 2,1 tỉ người xưng nhận niềm tin Cơ Đốc; theo sau là Hồi giáo với 1,3 tỉ; số người vô thần là 1,1 tỉ; Ấn Độ giáo là 900 triệu; tôn giáo cổ truyền Trung Hoa là 394 triệu và số người theo Phật giáo là 376 triệu.
Cơ Đốc giáo chia ra nhiều nhánh, bao gồm 1,1 tỉ người Công giáo, 510 triệu người Kháng cách cùng với 84 triệu tín hữu Anh giáo, 216 triệu người Chính thống giáo, con số các tín hữu độc lập (không gia nhập giáo phái nào) là 158 triệu và những giáo hội "ngoại vi" (Chứng nhân Jehova, Cơ đốc phục lâm, Mormon ...) có khoảng 31,7 triệu tín hữu. Các giáo phái này tự nhận mình thuộc Cơ Đốc giáo nhưng họ không được công nhận bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo vì cớ các học thuyết không chính thống của họ.
Tuy Cơ Đốc giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới và đang duy trì bộ máy truyền giáo khổng lồ, lại không đạt được mức tăng trưởng như các tôn giáo khác cũng như không theo kịp tốc độ gia tăng dân số thế giới. Trong khi dân số toàn cầu tăng 1,25% mỗi năm thì mức tăng trưởng của Cơ Đốc giáo chỉ khoảng 1,12%.
Không phải mọi người xưng nhận mình là tín hữu Cơ Đốc chấp nhận tất cả, hoặc ngay cả hầu hết, các quan điểm thần học của giáo hội của họ. Giống như người Do Thái giáo, người Cơ Đốc phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phong trào Khai sáng (Enlightenment) vào cuối thê kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất đối với họ là nguyên tắc phân ly giáo hội và nhà nước, chấm dứt tập tục của một Cơ Đốc giáo được nhà nước bảo hộ đã hiện hữu lâu đời tại nhiều nước ở Âu châu. Ngày nay một người, như là một công dân tự do, có quyền bất đồng với giáo hội của mình về các vấn đề khác nhau và có quyền rời bỏ giáo hội tuỳ thích. Trong thực tế, nhiều người đã bỏ giáo hội và phát triển các hệ thống đạo giáo khác như Thần giáo (Deism), Duy nhất thần giáo (Unitarianism), nhiều người khác chọn lựa trở nên vô thần (atheist) hay bất khả tri (agnostic) hoặc là nhân bản (humanist).
Một số người ở lại Hội thánh lập ra phong trào Tự do (Liberalism) bên trong nền thần học Kháng Cách. Tân phái (Modernism) vào cuối thế kỷ 19 khuyến khích các hình thức tư duy và trình bày mới không theo truyền thống của giáo hội.
Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, trào lưu thần học tự do góp phần phát triền tinh thần thế tục trong toàn xã hội. Nhiều người Cơ Đốc ngưng thực hành các bổn phận tôn giáo, mỗi năm chỉ đến nhà thờ vài lần vào những dịp lễ hội, hoặc hoàn toàn không bước chân vào nhà thờ. Nhiều người trong số họ vẫn nhắc đến lòng sùng đạo của ông bà, nhưng họ lớn lên trong những gia đình, nơi mà các giá trị Cơ Đốc không còn được xem trọng. Bên trong họ là một tình cảm pha trộn đối với niềm tin Cơ Đốc. Một mặt họ tiếp tục buộc mình vào các giá trị cổ truyền vì lý do bản sắc, mặt khác ảnh hưởng của tinh thần thế tục phương Tây, áp lực từ cuộc sống hằng ngày và từ những người xung quanh bứt giật họ ra khỏi ảnh hường còn sót lại của Cơ Đốc giáo truyền thống. Hôn nhân giữa người Cơ Đốc và người không Cơ Đốc, từng là điều cấm kỵ, nay đã trở nên phổ biến. Tại một số quốc gia có truyền thống Công giáo, nhiều người trở nên tín đồ của thuyết bất khả tri.
Vào đầu thế kỷ 20, trào lưu tự do phát triển mạnh tại Âu châu và Bắc Mỹ, đến thập niên 1960, kiểm soát nhiều giáo phái lớn tại Hoa Kỳ và Canada. Dù vậy, ngày nay trào lưu này đã thoái trào. Vào đầu thê kỷ 21, tuy thế giới thế tục, đặc biệt là các phương tiện truyền thông vẫn xem các nhà thần học tự do như là đại biểu và phát ngôn nhân cho Cơ Đốc giáo, các nhà thờ theo khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần. Một phần là do những nỗ lực truyền bá Phúc âm, phần khác là vì nhiều người trong số họ đang trở lại với các giá trị Cơ Đốc truyền thống.
Một vấn nạn của Cơ Đốc giáo là họ đánh mất khả năng chuyển giao các giá trị Cơ Đốc cho thế hệ kế tiếp. Trong khi các giáo phái lớn tại Hoa Kỳ, ngoại trừ Baptist Nam phương (Southern Baptist), đang thoái trào thì các định chế tôn giáo theo khuynh hướng Tin Lành (Evangelical) đang phát triển mạnh, đặc biệt là vào hạ bán thế kỷ 20. Tạp chí Thế kỷ Cơ đốc (Christian Century) có khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần để bị thay thế bởi đối thủ đang lớn mạnh có khuynh hướng Tin Lành, tạp chí Cơ đốc giáo ngày nay (Christianity Today).
Tại phương Đông phong trào Khai sáng không tạo lập được nhiều ảnh hưởng. Phải đối diện với nhiều áp lực từ các xã hội thế tục, giáo hội phải bám trụ vào các xác tín truyền thống để tồn tại, dù vậy, số lượng tín hữu cứ bị bào mòn dần.
Ngày nay, tại Đông Âu và Nga, đang diễn ra tiến trình hồi sinh. Sau nhiều thập kỷ hưng thịnh của thuyết vô thần, nhiều người bắt đầu quan tâm đến Cơ Đốc giáo cũng như các tôn giáo khác. Nhiều nhà thờ và tu viện Chính thống giáo được trùng tu và được lấp đầy bởi các tín hữu và tu sĩ. Các giáo phái Kháng Cách cũng tìm đến để truyền bá Phúc âm và thành lập giáo hội. Giáo hội Công giáo tiết lộ họ đã từng có các giáo phận bí mật và nay đang tiến hành các bước nhằm công khai hỗ trợ các nhà thờ tại đây.
Tại Nam Mỹ và Châu Phi, các giáo phái Tin Lành (Evangelical) và Ngũ Tuần (Pentecostal) đang tăng trưởng mạnh và bắt đầu gởi các nhà truyền giáo đến Châu Âu và Bắc Mỹ. Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại một số nước châu Á.
Hạ bán thế kỷ 20 chứng kiến thần học tân phái phát triển thành chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism) cùng lúc, dù đi khác hướng, với sự phát triển của hiện tượng Đại giáo đoàn (Megachurch) - tập chú vào tính linh động của các phương pháp trình bày thông điệp Cơ Đốc cho người đương thời. Giáo trình Alpha (Alpha Course) là một điển hình cho trào lưu mới này của Cơ Đốc giáo.
Một phong trào có ảnh hưởng lớn và đang phát triển mạnh, đặc biệt ở phương Tây và Hoa Kỳ là Phong trào Tin lành (Evangelicalism). Họ có mặt và hoạt động tích cực trong hầu hết các giáo phái Kháng Cách, trong một sô trường hợp họ là thành phần đa số. Những người Tin Lành thường chủ trương "xuyên giáo phái", họ thích tạo lập các mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức với những người Tin Lành trong các giáo phái khác hơn là quan hệ với những người không Tin Lành trong vòng giáo phái của họ. Tín hữu Tin Lành nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có kinh nghiệm qui đạo của mỗi cá nhân và tin Chúa Giêxu là Cứu Chúa và Thiên Chúa. Họ tin vào sự tái lâm của Chúa Cơ đốc, tính chân xác của Thánh kinh và tin vào phép mầu.
Giáo lý
Người Cơ Đốc xem Cơ Đốc giáo là sự kế thừa và hoàn chỉnh của Do Thái giáo. Cơ Đốc giáo mang theo mình nhiều điều từ thần học và giáo nghi của Do Thái giáo như thuyết độc thần (monotheism), niềm tin vào Đấng Messiah (hay Chúa Cơ Đốc từ chữ Hy lạp Christos, nghĩa là "Đấng được xức dầu") cùng với một vài hình thức thờ phụng như cầu nguyện, xướng đọc Kinh thánh, chức vị tư tế (dù hầu hết người Kháng cách tin rằng chức vị tư tế được ban cho tất cả tín hữu), và ý tưởng cho rằng sự thờ phụng trên đất là "hình bóng" cho sự thờ phụng trên thiên đàng.
Những xác tín căn cốt của Cơ Đốc giáo tập chú vào sự hoá thành nhục thể, sự đền tội cho nhân loại, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêxu để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết. Ngày càng có nhiều người Cơ Đốc tin rằng sự tuyển chọn mà Thiên Chúa dành cho dân Do Thái được ứng nghiệm trọn vẹn qua Chúa Giêxu: Người Do Thái nào không chấp nhận Chúa Giêxu không còn là người được chọn vì họ đã khước từ Ngài như là Đấng Messiah và Con Thiên Chúa. Quan điểm này đang được làm giảm nhẹ hay ngay cả loại trừ tại một số giáo hội nơi người Do Thái được thừa nhận là có một địa vị đặc biệt vì cớ giao ước của Thiên Chúa dành cho dân tộc này.
Trọng tâm của Cơ Đốc giáo đặt vào yếu tố Thiên Chúa sai Con Ngài (Ngài chính là Thiên Chúa) đến thế gian để cứu nhân loại, tạo ra sự khác biệt lớn lao giữa Cơ Đốc giáo và các tôn giáo khác, vì các tôn giáo ấy thường nhấn mạnh đến vai trò của con người tự nỗ lực cho sự cứu độ của bản thân mình.
Nền thần học được xác lập vững chắc từ ban đầu và được chấp nhận rộng rãi giữa ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo - Công giáo, Chính thống giáo và Kháng cách - khẳng định những xác tín căn bản của Cơ Đốc giáo bao gồm:
Thiên Chúa là Ba Ngôi, Thực Thể vĩnh cữu duy nhất hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con (Ngôi Lời trở thành xác thịt là Chúa Giêxu Cơ đốc) và Chúa Thánh Linh.
Chúa Giêxu vừa là Thiên Chúa vừa là người, cả hai bản thể đều trọn vẹn trong Ngài.
Mary, mẹ của Chúa Giêxu, người mang thai và sinh Con Thiên Chúa, Đấng vô hạn và vĩnh cữu đã được hình thành trong thân thể của bà bởi Chúa Thánh Linh. Ngài nhận lãnh từ Mary trí tuệ và ý chí con người và mọi điều khác như một đứa trẻ bình thường nhận lãnh từ mẹ mình.
Chúa Giêxu là Đấng Messiah người Do Thái vẫn hằng mong đợi, là Đấng kế thừa ngai David. Ngài ngự bên hữu Chúa Cha để trị vì với tất cả quyền bính vĩnh cữu. Ngài là niềm hi vọng, là Đấng biện hộ và là Đấng phán xét toàn thể nhân loại. Hội thánh có thẩm quyền và bổn phận rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới.
Chúa Giêxu không bao giờ phạm tội. Qua cái chết và sự sống lại của Ngài, tín hữu được tha thứ tội lỗi và được hoà giải với Thiên Chúa. Tín hữu chịu lễ báp têm (rửa tội) như là biểu tượng cho sự đồng chết và đồng sống lại với Chúa Cơ Đốc để nhận lãnh sự sống mới. Qua đức tin, họ nhận lãnh lời hứa sẽ sống lại từ kẻ chết để được sống đời đời. Trong danh của Chúa Cơ đốc, Chúa Thánh Linh ngự vào lòng tín hữu, ban cho họ hi vọng, dẫn họ vào sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa và ý chỉ của Ngài cũng như giúp họ tăng trưởng trong đời sống thánh khiết.
Chúa Giêxu sẽ trở lại để phán xét toàn thể nhân loại, để tiếp rước những người tin Ngài vào cuộc sống vĩnh cửu kề cận bên Thiên Chúa.
Nhiều tín hữu Cơ đốc ở phương Tây xem Kinh thánh là "lời của Thiên Chúa". Những người khác, đặc biệt là ở phương Đông, tin rằng chỉ Chúa Giêxu là "Ngôi Lời của Thiên Chúa", xem Thánh Kinh là quyển sách có thẩm quyền, được soi dẫn bởi Chúa Thánh Linh nhưng được viết bởi con người. Vì dị biệt này mà nhiều người Cơ Đốc bất đồng với nhau về mức độ chân xác của Kinh thánh cũng như về phương cách giải thích.
Đức tin Cơ Đốc được đúc kết trong các tín điều, quan trọng nhất là Tín điều Các Sứ đồ và Tín điều Nicaea. Các bản tín điều này được hình thành trong vòng vài thế kỷ sau công nguyên nhằm phản bác các học thuyết dị giáo. Dù vẫn còn tranh luận về vài điểm khác nhau của các bản tín điều, chúng được dùng rộng rãi để bày tỏ các xác tín căn bản của nhiều tín hữu Cơ Đốc.
Cơ Đốc giáo tại Việt Nam
Từ những thập niên đầu thế kỷ 16 đức tin Công giáo đã được truyền bá bí mật tại Việt Nam. Các tu sĩ dòng Franciscan đến Việt Nam vào năm 1578 và đến năm 1615 các tu sĩ dòng Tên (Jesuit) được cử đến để giảng đạo tại cả Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Năm 1911, các giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Phúc Âm liên hiệp (Christian and Missionary Alliance - C&MA) đặt chân đến Đà Nẵng để bắt đầu truyền bá Phúc âm theo đức tin Kháng cách (Protestantism).
Ước tính hiện nay có khoảng 6 triệu tín hữu thuộc giáo hội Công giáo (xếp thứ 32 trong số các quốc gia có số tín hữu Công giáo đông nhât thế giới) và khoảng gần 1 triệu tín hữu Kháng Cách thuộc các giáo phái khác nhau (thứ 59 trên danh sách các nước có đông tín hữu Kháng Cách nhất).